Ai không cho thông qua Luật Biểu tình?
Theo RFA
Ai hay thế lực nào đã làm cho Luật Biểu tình bị trì hoãn quá nhiều lần?
Quyền tự do biểu tình là một trong những quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt nam từ 1946 cho đến nay, ở đó đều quy định công dân Việt Nam có quyền tự do biểu tình.
70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa thành luật
Tuy nhiên, tính đến nay đã gần 70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa được thể chế thành luật, với nguyên nhân đã bị trì hoàn nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau. Cuối cùng vẫn không được trình Quốc hội để xem xét và thông qua.
Đánh giá về ý nghĩa và sự cần thiết phải có của Luật Biểu tình, LS. Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Quyền tự do biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp 1946, tính đến nay đã gần 70 năm, nhưng vẫn chưa được thể chế thành luật. Và trong Hiến pháp năm 2013, cũng quy định quyền tự do biểu tình theo quy định của luật do QH ban hành. Tuy vậy, đến bây giờ cũng chưa có một văn bản luật trên đất nước này quy định quyền tự do biểu tình cả. Theo tôi đánh giá thì luật về biểu tình là vấn đề bức thiết, đó là điều cần phải có và có càng sớm càng tốt. Nó không thể kéo dài hơn 70 năm được nữa.”
Trên thực tế đã cho thấy, cho dù Luật Biểu tình chưa được Quốc hội thông qua, song các cuộc biểu tình tự phát của công nhân ở các khu công nghiệp hay người dân ở các thành phố, thị xã ở VN vẫn xảy ra thường xuyên. Cho dù các cuộc biểu tình này bị coi là bất hợp pháp, bị giải tán dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí là bị đàn áp.
Cách đây đúng một năm, ngày 30 /5/ 2014, dự án luật biểu tình đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự kiến được thông qua cuối năm 2015. Tuy vậy mới nhất, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã thông báo với Quốc hội rằng: Chính phủ đã đề nghị lùi thời gian trình dự án Luật biểu tình sang kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2016).
Bình luận về vấn đề này, TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng, trong một thời gian dài, phía chính quyền VN đã tìm mọi cách để cố ý trì hoãn và kéo dài các luật về quyền tự do của công dân. Ông nói với chúng tôi:
“Thực ra luật Biểu tình đã đưa ra cách đây 4 năm, nhưng vẫn có một số thế lực ngầm cản nó và cho rằng, chỉ thông qua luật Biểu tình vào năm 2020. Cho nên tôi không nghĩ rằng Luật Biểu tình sẽ ra đời sớm ở VN, đặc biệt khi Dự thảo luật vẫn nằm trong tay của Bộ Công An. Có lẽ sớm nhất phải là cuối năm 2016, dưới sức ép của quốc tế và áp lực của công luận, dư luận trong nước thì may ra lúc đó Luật Biểu tình mới có thể được vận hành và triển khai.”
Cùng ngày báo Dân Trí cho biết, một số ĐBQH đã hối thúc Luật Biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của VN. Thậm chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN, Đặng Ngọc Tùng đã kêu gọi nhanh chóng thông qua Luật Biểu tình để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia.
“Tôi cho rằng nước lên thì thuyền lên, vào năm 2011 họ chưa quan tâm lắm đến chuyện này, nhưng cho đến nay thì người ta thấy không thể dừng được nữa. Và vấn đề TQ đã trở thành một hiểm họa khôn lường và đặc biệt là từ đầu năm 2015 đã xảy ra 02 chuyện lớn. Một là chiến dịch hạ sát cây xanh ở Hà nội và sau đó là cuộc đình công của 90 ngàn công nhân Poyuen đã khiến nổ ra các cuộc biểu tình lớn rộng của người dân. Nên QH đã không thể dừng được nữa và hơn nữa tôi cho rằng một yếu tố nữa là do áp lực quốc tế muốn VN luôn luôn phải thực thi dân chủ và nhân quyền.”
Thế lực nào đã trì hoãn Luật Biểu tình
Bằng một thái độ hết sức thận trọng, LS. Trần Quốc Thuận giải thích các nguyên nhân có thể xảy ra trong việc chậm trễ thông qua các bộ luật của Quốc hội. Ông nói với chúng tôi:
“Theo văn bản quy trình xây dựng pháp luật, thì tất cả các luật trình ra QH thì phải có cơ quan trình và có một văn bản phân công là cơ quan nào trình. Việc trình cũng có một thực tế là có thể do chưa chuẩn bị tốt, chuẩn bị chưa chu đáo hay còn có nhiều ý kiến khác nhau… đó là vấn đề kỹ thuật nên chưa trình được. Do vậy phải tiếp tục đấu tranh với nhau để thống nhất, chứ không phải là QH quyết làm là xong, mà các cơ quan bảo họ làm chưa xong thì chịu.”
Với một thái độ lạc quan, LS. Trần Quốc Thuận phân tích các khả năng có thể, để Quốc hội có cơ sở thông qua Luật Biểu tình vào năm 2016. Ông cho biết:
Khi được hỏi: Ai hay thế lực nào đã và đang cố tình trì hoãn Luật Biểu tình?
Hiến pháp VN quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp, đồng thời là cơ quan quyền lực cao nhất, tuy vậy trong trường hợp Luật Biểu tình cho thấy nhiều lúc Quốc hội cũng bất lực. TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Trước đây chúng ta vẫn nghĩ là từ lực lượng bảo thủ trong Đảng, nhưng mà từ cuối năm 2014, khi xuất hiện hiện tượng đấu đá quyết liệt trong Đảng thì lực cản thuộc về bên Đảng, song có lúc lực cản thuộc về bên Chính phủ. Luật Biểu tình vừa qua bị cản, chính là do Chính phủ chứ không phải Quốc hội. Nhưng trong thời gian tới tôi cho rằng lực cản có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và mọi phía, một khi các chính khách họ thấy rằng tạo ra lực cản hay lực đẩy thì có lợi cho họ.”
Việc Quốc hội thông qua Luật Biểu tình không chỉ là để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp VN khẳng định trong suốt thời gian 70 năm qua. Đồng thời nó cũng phù hợp với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ quy định và VN đã tham gia với tư cách thành viên năm 1982. Điều đó không chỉ giúp VN nhanh chóng hòa nhập vào thế giới tiến bộ, mà còn góp phần cho việc dân chủ hóa đất nước ngày càng tốt đẹp.
Quyền tự do biểu tình là một trong những quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt nam từ 1946 cho đến nay, ở đó đều quy định công dân Việt Nam có quyền tự do biểu tình.
70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa thành luật
Tuy nhiên, tính đến nay đã gần 70 năm Luật Biểu tình vẫn chưa được thể chế thành luật, với nguyên nhân đã bị trì hoàn nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau. Cuối cùng vẫn không được trình Quốc hội để xem xét và thông qua.
Đánh giá về ý nghĩa và sự cần thiết phải có của Luật Biểu tình, LS. Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:
“Quyền tự do biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp 1946, tính đến nay đã gần 70 năm, nhưng vẫn chưa được thể chế thành luật. Và trong Hiến pháp năm 2013, cũng quy định quyền tự do biểu tình theo quy định của luật do QH ban hành. Tuy vậy, đến bây giờ cũng chưa có một văn bản luật trên đất nước này quy định quyền tự do biểu tình cả. Theo tôi đánh giá thì luật về biểu tình là vấn đề bức thiết, đó là điều cần phải có và có càng sớm càng tốt. Nó không thể kéo dài hơn 70 năm được nữa.”
Trên thực tế đã cho thấy, cho dù Luật Biểu tình chưa được Quốc hội thông qua, song các cuộc biểu tình tự phát của công nhân ở các khu công nghiệp hay người dân ở các thành phố, thị xã ở VN vẫn xảy ra thường xuyên. Cho dù các cuộc biểu tình này bị coi là bất hợp pháp, bị giải tán dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí là bị đàn áp.
Quyền tự do biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp 1946, tính đến nay đã gần 70 năm, nhưng vẫn chưa được thể chế thành luậtTheo VnExpress, nói về giá trị tích cực của Luật Biểu tình, ĐBQH Dương Trung Quốc khi trao đổi với báo chí đã khẳng định: "Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hội".
LS. Trần Quốc Thuận
Cách đây đúng một năm, ngày 30 /5/ 2014, dự án luật biểu tình đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự kiến được thông qua cuối năm 2015. Tuy vậy mới nhất, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã thông báo với Quốc hội rằng: Chính phủ đã đề nghị lùi thời gian trình dự án Luật biểu tình sang kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2016).
Bình luận về vấn đề này, TS. Phạm Chí Dũng thấy rằng, trong một thời gian dài, phía chính quyền VN đã tìm mọi cách để cố ý trì hoãn và kéo dài các luật về quyền tự do của công dân. Ông nói với chúng tôi:
“Thực ra luật Biểu tình đã đưa ra cách đây 4 năm, nhưng vẫn có một số thế lực ngầm cản nó và cho rằng, chỉ thông qua luật Biểu tình vào năm 2020. Cho nên tôi không nghĩ rằng Luật Biểu tình sẽ ra đời sớm ở VN, đặc biệt khi Dự thảo luật vẫn nằm trong tay của Bộ Công An. Có lẽ sớm nhất phải là cuối năm 2016, dưới sức ép của quốc tế và áp lực của công luận, dư luận trong nước thì may ra lúc đó Luật Biểu tình mới có thể được vận hành và triển khai.”
Cùng ngày báo Dân Trí cho biết, một số ĐBQH đã hối thúc Luật Biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của VN. Thậm chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN, Đặng Ngọc Tùng đã kêu gọi nhanh chóng thông qua Luật Biểu tình để người dân có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trong bối cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Quyền biểu tình không chỉ là nhu cầu thực tiễn của xã hội mà gần như là chuẩn mực của thế giới về quyền tự do. Nếu có Luật biểu tình, tôi nghĩ sẽ có tác dụng tích cực cho xã hộiNói về lý do vì sao, đột nhiên các ĐBQH lại nhận thấy rằng cần phải thông qua Luật biểu tình một cách nhanh chóng. TS. Phạm Chí Dũng nhận định:
ĐBQH Dương Trung Quốc
“Tôi cho rằng nước lên thì thuyền lên, vào năm 2011 họ chưa quan tâm lắm đến chuyện này, nhưng cho đến nay thì người ta thấy không thể dừng được nữa. Và vấn đề TQ đã trở thành một hiểm họa khôn lường và đặc biệt là từ đầu năm 2015 đã xảy ra 02 chuyện lớn. Một là chiến dịch hạ sát cây xanh ở Hà nội và sau đó là cuộc đình công của 90 ngàn công nhân Poyuen đã khiến nổ ra các cuộc biểu tình lớn rộng của người dân. Nên QH đã không thể dừng được nữa và hơn nữa tôi cho rằng một yếu tố nữa là do áp lực quốc tế muốn VN luôn luôn phải thực thi dân chủ và nhân quyền.”
Thế lực nào đã trì hoãn Luật Biểu tình
Bằng một thái độ hết sức thận trọng, LS. Trần Quốc Thuận giải thích các nguyên nhân có thể xảy ra trong việc chậm trễ thông qua các bộ luật của Quốc hội. Ông nói với chúng tôi:
“Theo văn bản quy trình xây dựng pháp luật, thì tất cả các luật trình ra QH thì phải có cơ quan trình và có một văn bản phân công là cơ quan nào trình. Việc trình cũng có một thực tế là có thể do chưa chuẩn bị tốt, chuẩn bị chưa chu đáo hay còn có nhiều ý kiến khác nhau… đó là vấn đề kỹ thuật nên chưa trình được. Do vậy phải tiếp tục đấu tranh với nhau để thống nhất, chứ không phải là QH quyết làm là xong, mà các cơ quan bảo họ làm chưa xong thì chịu.”
Với một thái độ lạc quan, LS. Trần Quốc Thuận phân tích các khả năng có thể, để Quốc hội có cơ sở thông qua Luật Biểu tình vào năm 2016. Ông cho biết:
Luật Biểu tình vừa qua bị cản, chính là do Chính phủ chứ không phải Quốc hội. Nhưng trong thời gian tới tôi cho rằng lực cản có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và mọi phía, một khi các chính khách họ thấy rằng tạo ra lực cản hay lực đẩy thì có lợi cho họ“Nếu chương trình làm luật sẽ thông qua QH vào tháng 3 (2016) thì khả năng cuối cùng nếu họ làm tốt thì sẽ thông qua, hoặc là họ sẽ chuyển sang QH khóa sau. Tức là QH sẽ bầu vào tháng 4 (2016), thì phiên họp đầu tiên của QH khóa sau sẽ họp vào tháng 6, cái phiên họp đầu tiên thì sẽ là rất khó nếu có một luật nào trình ra. Nhưng nếu họ chuẩn bị tốt thì QH sẽ thông qua vào tháng 6 hay vào cuối năm 2016. ”
TS. Phạm Chí Dũng
Khi được hỏi: Ai hay thế lực nào đã và đang cố tình trì hoãn Luật Biểu tình?
Hiến pháp VN quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp, đồng thời là cơ quan quyền lực cao nhất, tuy vậy trong trường hợp Luật Biểu tình cho thấy nhiều lúc Quốc hội cũng bất lực. TS. Phạm Chí Dũng khẳng định:
“Trước đây chúng ta vẫn nghĩ là từ lực lượng bảo thủ trong Đảng, nhưng mà từ cuối năm 2014, khi xuất hiện hiện tượng đấu đá quyết liệt trong Đảng thì lực cản thuộc về bên Đảng, song có lúc lực cản thuộc về bên Chính phủ. Luật Biểu tình vừa qua bị cản, chính là do Chính phủ chứ không phải Quốc hội. Nhưng trong thời gian tới tôi cho rằng lực cản có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi và mọi phía, một khi các chính khách họ thấy rằng tạo ra lực cản hay lực đẩy thì có lợi cho họ.”
Việc Quốc hội thông qua Luật Biểu tình không chỉ là để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp VN khẳng định trong suốt thời gian 70 năm qua. Đồng thời nó cũng phù hợp với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị của LHQ quy định và VN đã tham gia với tư cách thành viên năm 1982. Điều đó không chỉ giúp VN nhanh chóng hòa nhập vào thế giới tiến bộ, mà còn góp phần cho việc dân chủ hóa đất nước ngày càng tốt đẹp.
tại sao còn do dự luật biểu tình đơn giản là bởi vì nhờ có luật biểu tình nên những ông dân chủ mới có cái cớ để chửi bới thóa mạ, thậm chí xô sát với lực lượng chức năng phải không, thúc đây luật biểu tình là thúc đẩy một quá trình bất bạo đông, bạo loạn ở Việt Nam hễ có cái gì không thích là biều tình gây ách tắc giao thông
Trả lờiXóasẽ chẳng có chuyện luật biểu tình đâu, nhưng mà tôi vẫn mong luật biểu tình để từ lúc đấy những nhà dân chủ là sẽ không có chuyện phè phưỡn vớ vẩn ở thủ đô mà bôi bẩn những hồ ven thủ đô được, những nhà dân chủ sẽ phải đi và quy củ hơn, hễ cứ khẩu hiệu vỡ vẩn sẽ bị trấn áp ngay lập tức
Trả lờiXóa