Từ vụ án của Trương Duy Nhất nghĩ về sự hèn nhát của những kẻ nắm trong tay quyền lực
Theo Dân Luận
Bởi Khách
29/05/2015
Dương Hoài Linh
Tác giả gửi tới Dân Luận
29/05/2015
Dương Hoài Linh
Tác giả gửi tới Dân Luận
Lịch sử loài người xưa nay đã chứng kiến rất nhiều cuộc thay đổi quyền lực nhưng chỉ có duy nhất một thứ quyền lực không hề thay đổi, đó chính là "quyền lực nhân dân". Và cũng chỉ có một nước duy nhất, tính từ ngày lập quốc biết vận dụng thứ quyền lực này xuyên suốt ba trăm năm phát triển của mình, đó là nước Mỹ. Các nước khác dù có nơi là cái nôi phát sinh ra triết học dân chủ như Anh, Pháp cũng không thoát khỏi thời kỳ mà quyền lực nằm trong tay cá nhân, thời kỳ quân chủ chuyên chế. Đặc điểm của những kẻ nắm quyền lực cá nhân và toàn trị đó là sự HÈN NHÁT. Chính sự hèn nhát vì sợ bị mất quyền lực khiến họ trở nên bạo ngược, vô liêm sĩ, vô lương tâm với vận mệnh con người.
Lịch sử Trung Quốc đời Kiệt Trụ nổi tiếng với hình thức xử các trung thần bằng cách bỏ vào vạc dầu đang sôi, trói tay trên trụ đồng rồi đốt lửa bên dưới cho thịt mỡ người bị hành hình tan chảy ra, bỏ vào chuồng cho thú dữ ăn thịt... Thời hiện đại nổi tiếng với vụ án Thiên An Môn, dùng xe tăng nghiền nát dân mình. Chung quy đó là những biện pháp trấn áp để giữ quyền lực. Nhưng so với thời Nghiêu Thuấn lấy đức phục người, chứng tỏ sức mạnh của sự vận dụng quyền lực một cách khôn ngoan thì các biện pháp trấn áp lại chứng minh sự ngược lại. Đó là biểu hiện của sự sợ hãi, biểu hiện của kẻ yếu.
Ở thế của những người nằm dưới tay quyền lực, chịu sự cai trị của quyền lực vẫn còn những kẻ nói như Gorbachev "Các ngươi chỉ là những con cừu nhẫn nhục gặm cỏ trên cánh đồng mà người ta dành cho mình". Những con cừu đó chỉ vì cái máng cỏ trước mắt mà ngoan ngoãn để mặc cho người ta cắt lông, hành hạ, đánh đập... nhưng đừng tưởng rằng chúng sẽ yên phận như vậy suốt đời. Chúng chỉ giả vờ câm mồm thôi. Đừng nghĩ rằng dồn chúng vào đường cùng chúng không phản kháng lại. Sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ cho thấy những con cừu đã thức tỉnh như thế nào?
Khi số đông chưa thể hiện được sức mạnh của mình thì vẫn còn đó những cá nhân bằng ý chí, nghị lực, trí tuệ... làm nhiệm vụ đối đầu với cường quyền, đánh thức phần còn lại. Họ không bao giờ muốn mình là một anh hùng. Đơn giản họ chỉ không muốn bản thân là một con lợn, con cừu, vì họ có lý trí, có nhận thức. Sức mạnh của họ không nằm ở bên ngoài mà tiềm ẩn bên trong. Cậu bé 18 tuổi như Joshua Wong với thân thể gầy gò nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh ý chí tuyệt vời. Một nhà báo tự do như Trương Duy Nhất, một luật sư như Lê Quốc Quân, như Trần Huỳnh Duy Thức, một công dân như Nguyễn Viết Dũng, Bùi Bích Hằng.. đều ẩn chứa một nội lực phi thường. Nội lực đó là nguồn sức mạnh vô tận khiến họ có năng lượng để đương đầu với một bộ máy khổng lồ, có trong tay luật pháp, nhà tù, truyền thông, vũ khí... Bộ máy này có thể bắt giam họ, vu cáo họ nhưng rất khó để đánh gục được ý chí của họ. Vì họ là con người chứ không phải con vật.
Trong vụ án của Trương Duy Nhất, dư luận không lạ gì trò hèn hạ, bỉ ổi của một thế lực ngầm dưới danh nghĩa "đồng chí X" đã lợi dụng quyền lực để đưa anh vào tù. Thế lực này đã dám dùng những trò "ăn thịt đồng loại" vốn là một đặc điểm chỉ có loài sói mới làm, qua hai cái chết của Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh... thì một kẻ như Trương Duy Nhất thân cô, thế cô không là gì với chúng. Vận dụng luật 258, mở phiên toà với án bỏ túi tước đoạt tự do 2 năm đối với một con người là điều quá dễ. Nhưng cái khó là làm cho con người đó"tâm phục khẩu phục"trước quyền lực của mình. Điều này thì phải nói"đồng chí X" đã làm rất tệ, rất hèn.
Không khuất phục được ý chí của một kẻ cứng đầu, biết luật pháp như Trương Duy Nhất, đến thời hạn phải trả tự do... thế lực của đồng chí X đã lén lút đem thả nhà báo ở một nơi hoang vắng, lại còn sử dụng lực lượng côn đồ đe doạ, hành hung. Bất chấp luật pháp, bất chấp những điều căn bản của quyền con người... bọn chúng đã bộc lộ tất cả bản chất gian manh, thiếu văn hoá của tầng lớp thất phu có trong tay quyền lực. Chúng nghĩ rằng những điều này có thể che mắt dư luận hoặc chạy tội dễ dàng là chúng đã lầm. Không cần đợi lâu lắc, Trương Duy Nhất đã công bố cho cả thế giới biết những gì xảy ra với mình sau khi ra tù. Hai năm tù cũng không làm anh thay đổi lập trường. Nhưng nếu anh nghĩ rằng những kẻ tước đoạt tự do của anh, ám hại anh chỉ có một thế lực được định danh là X, là Y nào đó... thì anh cũng lầm nốt. Nó là một thể chế toàn trị có tên gọi hẳn hoi "Đảng Cộng Sản Việt Nam". Do đó nếu anh chỉ tiếp tục chống tham nhũng, xoá bỏ bất công bằng cách nhắm vào một cá nhân cụ thể, một nhóm lợi ích cụ thể nào đó thì cũng chỉ là một việc làm hoài công vô ích, chừng nào vẫn còn Đảng CSVN ngồi đó ngự trị trên đỉnh cao quyền lực.
Với những công cụ truyền thông hiện đại như Internet, ngày nay những con cừu đã biết phân biệt được quyền lực thực sự trường tồn và quyền lực tương đối. Nhà Trắng nước Mỹ là một trong những đỉnh cao nhất của quyền lực thế giới. Nhưng các chủ nhân của nó từ bao đời nay không nghĩ mình có quyền lực. Obama vẫn dành thời gian thả bộ ra ngoài chào hỏi người dân, ban phát bánh kẹo cho trẻ em, nhấc bổng các anh bán bánh Pizza, Bush vẫn vật tay với các vận động viên, Clinton vẫn chồm qua lan can để bắt một cánh tay chìa ra của sinh viên Việt Nam... Nhà Trắng vẫn từ tốn đáp lại bài diễn văn hằn học, dao to búa lớn nhưng đậm mùi nhai lại của Ba X bằng thái độ đón tiếp một nhà báo bất đồng chính kiến của chính quyền Việt nam Nguyễn Văn Hải một cách trân trọng. Đó là cách trả lời thông minh nhất của một người biết rất rõ quyền lực trong tay mình thuộc về ai. Xin mượn lời của Bà Aung San Suu Kyi, một chính trị gia Myanma để kết thúc bài viết này:
"Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực"
Bạch Hồng Quyền, thành viên Con Đường Việt Nam, và tấm biểu ngữ
"Tôi không thích!"
Chủ đề: Chính trị - xã hội
Chủ đề: Chính trị - xã hội
Nhận xét
Đăng nhận xét