Cuộc vận động của Nhật ở UNESCO vấp phải chống đối của TQ, Hàn Quốc
Nhà máy tơ lụa Tomioka được thành lập năm 1872 tại tỉnh Gunma, tây bắc Tokyo. (UNESCO). Nam Triều Tiên và Trung Quốc phản đối cuộc vận động của Nhật Bản vì họ cho rằng Tokyo cố tình bóp méo lịch sử qua việc làm ngơ trước sự kiện là hàng vạn người Triều Tiên bị ép buộc lao động tại các địa điểm này.
26.05.2015
Nam Triều Tiên hôm nay đòi Nhật Bản thừa nhận người lao động Triều Tiên đã bị cưỡng bách làm việc tại một số địa điểm mà Tokyo muốn được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden tại trung tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA ở Seoul, vụ tranh cãi này là diễn tiến mới nhất trong vụ tranh chấp khu vực lâu năm về những hành vi tàn ác của Nhật trong thời thế chiến thứ hai.
23 địa điểm được UNESCO xem xét để ghi vào danh sách Di sản Thế giới bao gồm những mỏ than, nhà máy thép và các xưởng đóng tàu – những nơi tiêu biểu của việc Nhật Bản trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên bước vào thời đại công nghiệp hiện đại từ năm 1850 đến năm 1910.
Nam Triều Tiên và Trung Quốc phản đối cuộc vận động của Nhật Bản vì họ cho rằng Tokyo cố tình bóp méo lịch sử qua việc làm ngơ trước sự kiện là hàng vạn người Triều Tiên bị ép buộc lao động tại các địa điểm này sau năm 1910, khi quân đội Nhật Bản chinh phục và áp đặt chế độ thực dân tại nhiều nước Châu Á.
Các cuộc thảo luận hồi gần đây giữa Seoul và Tokyo về vấn đề này vẫn chưa giải quyết được vụ tranh cãi.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga nói rằng những địa điểm đề cử lên UNESCO nên được xem xét một cách riêng biệt với vụ tranh chấp khu vực về những hành vi tàn ác trong cuộc chiếm đóng quân sự của Nhật tại Châu Á trong nửa đầu của thế kỷ 20.
Ông Suga nói rằng họ không nên chính trị hoá vấn đề này.
Trong số 23 địa điểm Nhật Bản đề nghị, các giới chức Nam Triều Tiên và Trung Quốc đã bày tỏ sự chống đối đối với 7 địa điểm, nơi khoảng 60.000 nhân công Triều Tiên và Trung Quốc bị ép phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện nguy hiểm. Một trong các địa điểm này là đảo Hashima ở ngoài khơi Nagasaki, nơi có một mỏ than dưới biển.
Ngày nay đảo này hầu như là đảo hoang và được dùng làm nơi quay cảnh của một sào huyệt của kẻ gian trong một cuốn phim điệp viên 007 mới đây.
Nam Triều Tiên và Trung Quốc cho rằng cách trình bày khéo léo của Nhật Bản về Di sản Thế giới, trong đó không đề cập gì tới những vụ ngược đãi trong quá khứ, là một phần của một mô thức.
Họ nêu ra việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chịu đưa ra lời tạ lỗi dứt khoát về những hành vi tàn ác của Nhật, trong đó có việc ép buộc hàng trăm ngàn phụ nữ làm nô lệ tính dục.
Ông Robert Kelly, giáo sư môn quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Pusan ở Nam Triều Tiên, nói rằng những người chỉ trích Nhật Bản có lý lẽ của họ.
"Người Đại Hàn có thể nói là hay lo lối inh ỏi về chuyện này và họ bôi bác Nhật Bản một cách quá đáng nhưng tôi có thể hiểu được ại sao họ lại như vậy. Người Nhật có một xu hướng hết sức xấu xa là không chịu thừa nhận những sự việc này."
Thủ tướng Abe từng tuyên bố ông sẽ tôn trọng những phát biểu của các nhà lãnh đạo trước đây của Nhật Bản liên quan tới việc xin lỗi về những hành vi sai trái của Nhật trong thời chiến. Nhưng ông đã gây ra tranh cãi khi đến thăm một đền thờ tử sĩ, trong đó có thờ phượng cả những can phạm tội ác chiến tranh thời Thế chiến thứ hai.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye từ chối gặp gỡ thủ tướng Abe cho tới khi nào nhà lãnh đạo Nhật đưa ra “một lời tạ lỗi chân thành” về tội ác thời chiến. Nhưng hai nền dân chủ Châu Á vẫn tiếp tục hợp tác trong các vấn đề về an ninh khu vực và thương mại.
Ủy ban Di sản Thế giới, theo dự liệu, sẽ quyết định về đơn của Nhật Bản trong cuộc họp tại Đức vào cuối tháng 6.
23 địa điểm được UNESCO xem xét để ghi vào danh sách Di sản Thế giới bao gồm những mỏ than, nhà máy thép và các xưởng đóng tàu – những nơi tiêu biểu của việc Nhật Bản trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên bước vào thời đại công nghiệp hiện đại từ năm 1850 đến năm 1910.
Nam Triều Tiên và Trung Quốc phản đối cuộc vận động của Nhật Bản vì họ cho rằng Tokyo cố tình bóp méo lịch sử qua việc làm ngơ trước sự kiện là hàng vạn người Triều Tiên bị ép buộc lao động tại các địa điểm này sau năm 1910, khi quân đội Nhật Bản chinh phục và áp đặt chế độ thực dân tại nhiều nước Châu Á.
Các cuộc thảo luận hồi gần đây giữa Seoul và Tokyo về vấn đề này vẫn chưa giải quyết được vụ tranh cãi.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga nói rằng những địa điểm đề cử lên UNESCO nên được xem xét một cách riêng biệt với vụ tranh chấp khu vực về những hành vi tàn ác trong cuộc chiếm đóng quân sự của Nhật tại Châu Á trong nửa đầu của thế kỷ 20.
Ông Suga nói rằng họ không nên chính trị hoá vấn đề này.
Trong số 23 địa điểm Nhật Bản đề nghị, các giới chức Nam Triều Tiên và Trung Quốc đã bày tỏ sự chống đối đối với 7 địa điểm, nơi khoảng 60.000 nhân công Triều Tiên và Trung Quốc bị ép phải làm việc nhiều giờ trong điều kiện nguy hiểm. Một trong các địa điểm này là đảo Hashima ở ngoài khơi Nagasaki, nơi có một mỏ than dưới biển.
Ngày nay đảo này hầu như là đảo hoang và được dùng làm nơi quay cảnh của một sào huyệt của kẻ gian trong một cuốn phim điệp viên 007 mới đây.
Nam Triều Tiên và Trung Quốc cho rằng cách trình bày khéo léo của Nhật Bản về Di sản Thế giới, trong đó không đề cập gì tới những vụ ngược đãi trong quá khứ, là một phần của một mô thức.
Họ nêu ra việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không chịu đưa ra lời tạ lỗi dứt khoát về những hành vi tàn ác của Nhật, trong đó có việc ép buộc hàng trăm ngàn phụ nữ làm nô lệ tính dục.
Ông Robert Kelly, giáo sư môn quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Pusan ở Nam Triều Tiên, nói rằng những người chỉ trích Nhật Bản có lý lẽ của họ.
"Người Đại Hàn có thể nói là hay lo lối inh ỏi về chuyện này và họ bôi bác Nhật Bản một cách quá đáng nhưng tôi có thể hiểu được ại sao họ lại như vậy. Người Nhật có một xu hướng hết sức xấu xa là không chịu thừa nhận những sự việc này."
Thủ tướng Abe từng tuyên bố ông sẽ tôn trọng những phát biểu của các nhà lãnh đạo trước đây của Nhật Bản liên quan tới việc xin lỗi về những hành vi sai trái của Nhật trong thời chiến. Nhưng ông đã gây ra tranh cãi khi đến thăm một đền thờ tử sĩ, trong đó có thờ phượng cả những can phạm tội ác chiến tranh thời Thế chiến thứ hai.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye từ chối gặp gỡ thủ tướng Abe cho tới khi nào nhà lãnh đạo Nhật đưa ra “một lời tạ lỗi chân thành” về tội ác thời chiến. Nhưng hai nền dân chủ Châu Á vẫn tiếp tục hợp tác trong các vấn đề về an ninh khu vực và thương mại.
Ủy ban Di sản Thế giới, theo dự liệu, sẽ quyết định về đơn của Nhật Bản trong cuộc họp tại Đức vào cuối tháng 6.
Nhận xét
Đăng nhận xét