Luân Đôn bắt chẹt Bruxelles để giành thế thượng phong
Thủ tướng Anh David Cameron và chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker - REUTERS /Suzanne Plunkett
Theo RFI
Tú Anh
ngày 26-05-2015 14:58
Thủ tướng Anh Quốc David Cameron bắt đầu một tuần lễ « tấn công » Liên Hiệp Châu Âu. Mục tiêu không chỉ phục vụ chính trị nội bộ mà còn là một chiến lược mặc cả buộc Bruxelles cải cách trước khi Anh tổ chức trưng cầu dân ý …ở lại với Châu Âu vào năm 2016 hoặc 2017.
Thủ tướng Anh đã leo lên lưng cọp. 28 tháng sau ngày cam kết tổ chức trưng cầu dân ý về khả năng Anh Quốc tiếp tục làm thành viên của Liên Hiệp Châu Âu hay đi ra, Thủ tướng Anh phát khởi chiến dịch vận động gây áp lực với các đối tác mà đứng đầu là Pháp và Đức.
Đón tiếp chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker chiều thứ Hai 25/05/2015 để thảo luận về « cải cách châu Âu » và « thương lượng lại » quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles là hai chủ đề chính. Theo tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ Anh, Thủ tướng David Cameron lưu ý chủ tịch Jean-Claude Juncker là « nhân dân Anh không hài lòng với tình trạng hiện nay và mong muốn Liên Hiệp Châu Âu phải thay đổi để đáp ứng với nguyện vọng của người Anh ».
Thứ tư 27/05, sau thông điệp của Nữ hoàng, Thủ tướng Anh sẽ lên đường công du một vòng 27 nước châu Âu cùng lúc với dự luật trưng cầu dân ý sẽ được đưa lên quốc hội ngay trong tuần này.
Thật ra, theo giới phân tích, mối âu lo của Thủ tướng cánh hữu của Anh Quốc không phải là đi ra khỏi châu Âu. Nếu cộng điểm của cử tri Công Đảng, của cử tri ở Bắc Ai Len và Scotland có tiếng thân châu Âu lại với nhau thì dù đảng bảo thủ có chia rẽ, dù phe dân túy lên điểm, thì kết quả trưng cầu dân ý sẽ thuận lợi cho xu hướng ở lại với châu Âu. Đây cũng là ý muốn của giới tài chính Anh Quốc lo sợ bị thiệt hại nặng nề nếu Anh bị cô lập.
Tuy nhiên, sau khi đạt chiến thắng tuyệt đối qua cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng Tư, Thủ tướng Anh muốn dùng trưng cầu dân ý trong tương lai để gây áp lực với Bruxelles. Là một người có tinh thần thực dụng, David Cameron tập trung đòi hỏi Châu Âu phải trả lại cho Luân Đôn một số thẩm quyền, nhân danh quyền lực cao nhất của Quốc hội. Thứ hai là giảm bớt tài trợ xã hội cho công dân một số nước Đông Âu, tức giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Anh Quốc.
Cho đến hôm nay, David Cameron vẫn không nói rõ muốn châu Âu phải « cải cách như thế nào thì phù hợp với nguyện vọng của người Anh ». Vào năm 2014 thì ông có tuyên bố là quốc hội mỗi nước có quyền bỏ phiếu ngăn chận một số chỉ thị của Bruxelles, phải giảm bớt những nguyên tắc hành chánh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cảnh sát cũng như tư pháp quốc gia không bị Châu Âu can dự vào.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu ngày 30/04/2015 vừa tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Thủ tướng Anh về những đề nghị « giới hạn » một số « điều lệ » của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, ông khẳng định không một thành viên nào chấp nhận Anh Quốc « áp đặt lịch trình ».
Như vậy thì vì sao Thủ tướng Anh phải lao tâm lao lực để tổ chức trưng cầu dân ý và phải đi gây áp lực khắp châu Âu ?
Một nguồn tin ẩn danh ở Bruxelles giải thích : David Cameron đã lỡ hứa đủ thứ với cử tri trong cuộc vận động bầu cử Quốc hội. Bây giờ, nếu khéo thương lượng thì Thủ tướng Anh sẽ được chủ tịch Jean-Claude Juncker giúp « hạ cánh an toàn » nhưng không thể thỏa mãn mọi đòi hỏi của ông ta.
Điều chắc chắn là Bruxelles và Đức không chấp nhận « đàm phán lại quyền tự do đi lại ». Thủ tướng Angela Merkel đã nói trước « tự do đi lại là quyền bất khả nhượng ».
Sự kiện David Cameron vẫn không nói rõ những yêu sách cải cách châu Âu là một chiến thuật mặc cả buộc Bruxelles phải cho Anh Quốc « quy chế đặt biệt ». Mục tiêu sau cùng của Luân Đôn vẫn là : chuyện gì có lợi thì Anh Quốc hưởng, còn nếu bất lợi, nhất là trong lãnh vực tài chính, thì Anh Quốc từ chối đóng góp, nhân danh nguyện vọng cử tri.
Nếu châu Âu đồng ý thì trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào năm 2016 là năm thuận lợi nhất vì cùng lúc với bầu cử nghị viện tại xứ Wales và Scotland. Cử tri hai địa phương này rất « thân » châu Âu, càng dễ được động viên đi bầu và do vậy sẽ làm tăng cơ may đè bẹp xu hướng muốn « go out ».
Đón tiếp chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker chiều thứ Hai 25/05/2015 để thảo luận về « cải cách châu Âu » và « thương lượng lại » quan hệ giữa Luân Đôn và Bruxelles là hai chủ đề chính. Theo tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ Anh, Thủ tướng David Cameron lưu ý chủ tịch Jean-Claude Juncker là « nhân dân Anh không hài lòng với tình trạng hiện nay và mong muốn Liên Hiệp Châu Âu phải thay đổi để đáp ứng với nguyện vọng của người Anh ».
Thứ tư 27/05, sau thông điệp của Nữ hoàng, Thủ tướng Anh sẽ lên đường công du một vòng 27 nước châu Âu cùng lúc với dự luật trưng cầu dân ý sẽ được đưa lên quốc hội ngay trong tuần này.
Thật ra, theo giới phân tích, mối âu lo của Thủ tướng cánh hữu của Anh Quốc không phải là đi ra khỏi châu Âu. Nếu cộng điểm của cử tri Công Đảng, của cử tri ở Bắc Ai Len và Scotland có tiếng thân châu Âu lại với nhau thì dù đảng bảo thủ có chia rẽ, dù phe dân túy lên điểm, thì kết quả trưng cầu dân ý sẽ thuận lợi cho xu hướng ở lại với châu Âu. Đây cũng là ý muốn của giới tài chính Anh Quốc lo sợ bị thiệt hại nặng nề nếu Anh bị cô lập.
Tuy nhiên, sau khi đạt chiến thắng tuyệt đối qua cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng Tư, Thủ tướng Anh muốn dùng trưng cầu dân ý trong tương lai để gây áp lực với Bruxelles. Là một người có tinh thần thực dụng, David Cameron tập trung đòi hỏi Châu Âu phải trả lại cho Luân Đôn một số thẩm quyền, nhân danh quyền lực cao nhất của Quốc hội. Thứ hai là giảm bớt tài trợ xã hội cho công dân một số nước Đông Âu, tức giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Anh Quốc.
Cho đến hôm nay, David Cameron vẫn không nói rõ muốn châu Âu phải « cải cách như thế nào thì phù hợp với nguyện vọng của người Anh ». Vào năm 2014 thì ông có tuyên bố là quốc hội mỗi nước có quyền bỏ phiếu ngăn chận một số chỉ thị của Bruxelles, phải giảm bớt những nguyên tắc hành chánh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cảnh sát cũng như tư pháp quốc gia không bị Châu Âu can dự vào.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu ngày 30/04/2015 vừa tuyên bố sẵn sàng thảo luận với Thủ tướng Anh về những đề nghị « giới hạn » một số « điều lệ » của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, ông khẳng định không một thành viên nào chấp nhận Anh Quốc « áp đặt lịch trình ».
Như vậy thì vì sao Thủ tướng Anh phải lao tâm lao lực để tổ chức trưng cầu dân ý và phải đi gây áp lực khắp châu Âu ?
Một nguồn tin ẩn danh ở Bruxelles giải thích : David Cameron đã lỡ hứa đủ thứ với cử tri trong cuộc vận động bầu cử Quốc hội. Bây giờ, nếu khéo thương lượng thì Thủ tướng Anh sẽ được chủ tịch Jean-Claude Juncker giúp « hạ cánh an toàn » nhưng không thể thỏa mãn mọi đòi hỏi của ông ta.
Điều chắc chắn là Bruxelles và Đức không chấp nhận « đàm phán lại quyền tự do đi lại ». Thủ tướng Angela Merkel đã nói trước « tự do đi lại là quyền bất khả nhượng ».
Sự kiện David Cameron vẫn không nói rõ những yêu sách cải cách châu Âu là một chiến thuật mặc cả buộc Bruxelles phải cho Anh Quốc « quy chế đặt biệt ». Mục tiêu sau cùng của Luân Đôn vẫn là : chuyện gì có lợi thì Anh Quốc hưởng, còn nếu bất lợi, nhất là trong lãnh vực tài chính, thì Anh Quốc từ chối đóng góp, nhân danh nguyện vọng cử tri.
Nếu châu Âu đồng ý thì trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào năm 2016 là năm thuận lợi nhất vì cùng lúc với bầu cử nghị viện tại xứ Wales và Scotland. Cử tri hai địa phương này rất « thân » châu Âu, càng dễ được động viên đi bầu và do vậy sẽ làm tăng cơ may đè bẹp xu hướng muốn « go out ».
Nhận xét
Đăng nhận xét