Máy bay của quân đội Mỹ tìm kiếm các thuyền nhân ở Đông Nam Á
26.05.2015
BANGKOK— Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bangkok cho hay quân đội Mỹ đã bắt đầu tiến hành các chuyến bay trinh sát trên biển ở ngoài khơi phía tây Malaysia, hỗ trợ cho các nỗ lực tìm kiếm hàng ngàn người di trú được cho là bị kẹt ngoài biển trên những tàu thuyền bằng gỗ ọp ẹp.
Trong một thông cáo gửi bằng email cho đài VOA, phát ngôn viên Đại sứ quán, bà Melissa Sweeney nói, “Thông qua việc hội ý với các chính phủ trong vùng, ngày 24 tháng 5 Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay trinh sát trên biển ngoài khơi phía tây Malaysia.
Các chuyến bay này theo đúng lời đề nghị của chúng tôi nhằm hỗ trợ cho các chính phủ trong vùng cải thiện sự hiểu biết về tình hình trong vùng biển Andaman và Vịnh Bengal.”
Thông cáo nói thêm: “Các giới chức Hoa Kỳ đang tiếp tục tham khảo ý kiến các chính phủ trong vùng có liên quan đến nhu cầu của họ và những phương cách tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ họ cung cấp sự giúp đỡ nhân đạo cho những người di trú yếu đuối trong khu vực.”
Những người phát ngôn của Đại sứ quán cho hay họ không có thêm chi tiết về con số hay thể loại máy bay được sử dụng.
Một phát ngôn viên của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ đã chuyển mọi thắc mắc về các chuyến bay trinh sát vừa kể cho Ngũ Giác Đài, là cơ quan hôm thứ năm tuần trước đã cho hay một hoạt động như thế đang được cứu xét.
Sau khi Thái Lan phát động một cuộc trấn át trong tháng này nhắm vào những trạm trung chuyển của người di trú dọc theo đường biên giới giáp với Malaysia, một số tay đưa lâu người đã bỏ rơi tàu thuyền của bọn chúng ở ngoài khơi, để mặc những người trên những chiếc tàu gỗ ọp ẹo tự lo liệu với số thực phẩm và nước uống ít ỏi.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã từ khước nhận những chiếc tàu chở quá tải đi tìm nơi tỵ nạn. Trước sự chỉ trích quốc tế, Indonesia và Malaysia tuần trước thông báo sẽ tạm thời cho phép các thuyền nhân lên bờ để họ có thể được xét đơn xin hồi hương hay tái định cư ở một nơi nào khác.
Hành khách trên các tàu thuyền là người sắc tộc Rohingya từ Myanmar và người Bangladesh.
Nhiều ngàn người di trú đã được cứu ngoài khơi Indonesia và Malaysia hoặc đã bơi vào bờ trong tháng này. Các tổ chức nhân quyền tin rằng còn hàng ngàn người nữa có thể còn đang lênh đênh trên biển.
Thứ sáu này, các giới chức của Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hoa Kỳ cùng các nước khác sẽ họp tại Bangkok để thảo luận về vụ khủng hoảng nhân đạo đang tiếp diễn. Dẫn đầu Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ là bà Anne Richard, Thứ trưởng đặc trách Văn phòng Dân số, Người tỵ nạn và Di trú.
Giới hữu trách Malaysia hôm thứ ba đã khai quận hài cốt tại 139 ngôi mộ ở miền bắc nước này.
Các giới chức Malaysia cho hay 28 trại đã được phát hiện từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 5 tại những vùng núi non rừng rậm khó đi lại, với nơi lớn nhất có thể chứa tới 300 người.
Cách đây 2 tuần, giới hữu trách tại Thái Lan phát hiện những trại tương tự của bọn đưa lậu người và những nấm mồ tập thể.
Giới hữu trách Malaysia và Thái Lan đã phải đối mặt với những lời cáo buộc của các tổ chức nhân quyền cho rằng họ đã ngoảnh mặt làm lơ trước vấn đề này và có bằng chứng đồng lõa của các giới chức tham nhũng.
Phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với đài VOA: “Rõ ràng, khu vực này đã là một sào huyệt dành cho những trại đòi tiền chuộc để thả người này. Và tôi không hề tin là sự kiện đó có thể xảy ra mà không có sự đồng tình của giới hữu trách, ở mức độ nào đó.”
Là một nước chủ yếu theo đạo Phật, Myanmar không thừa nhận người Rohingya theo đạo Hồi là công dân. Người Rohingya đã bị đối xử tàn tệ ở Myanmar; 140.000 người đã thất tán từ giữa năm
2012 vì những cuộc bạo động ở bang Rakhine.
Trong một thông cáo gửi bằng email cho đài VOA, phát ngôn viên Đại sứ quán, bà Melissa Sweeney nói, “Thông qua việc hội ý với các chính phủ trong vùng, ngày 24 tháng 5 Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay trinh sát trên biển ngoài khơi phía tây Malaysia.
Các chuyến bay này theo đúng lời đề nghị của chúng tôi nhằm hỗ trợ cho các chính phủ trong vùng cải thiện sự hiểu biết về tình hình trong vùng biển Andaman và Vịnh Bengal.”
Thông cáo nói thêm: “Các giới chức Hoa Kỳ đang tiếp tục tham khảo ý kiến các chính phủ trong vùng có liên quan đến nhu cầu của họ và những phương cách tốt nhất mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ họ cung cấp sự giúp đỡ nhân đạo cho những người di trú yếu đuối trong khu vực.”
Những người phát ngôn của Đại sứ quán cho hay họ không có thêm chi tiết về con số hay thể loại máy bay được sử dụng.
Một phát ngôn viên của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ đã chuyển mọi thắc mắc về các chuyến bay trinh sát vừa kể cho Ngũ Giác Đài, là cơ quan hôm thứ năm tuần trước đã cho hay một hoạt động như thế đang được cứu xét.
Sau khi Thái Lan phát động một cuộc trấn át trong tháng này nhắm vào những trạm trung chuyển của người di trú dọc theo đường biên giới giáp với Malaysia, một số tay đưa lâu người đã bỏ rơi tàu thuyền của bọn chúng ở ngoài khơi, để mặc những người trên những chiếc tàu gỗ ọp ẹo tự lo liệu với số thực phẩm và nước uống ít ỏi.
Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã từ khước nhận những chiếc tàu chở quá tải đi tìm nơi tỵ nạn. Trước sự chỉ trích quốc tế, Indonesia và Malaysia tuần trước thông báo sẽ tạm thời cho phép các thuyền nhân lên bờ để họ có thể được xét đơn xin hồi hương hay tái định cư ở một nơi nào khác.
Hành khách trên các tàu thuyền là người sắc tộc Rohingya từ Myanmar và người Bangladesh.
Nhiều ngàn người di trú đã được cứu ngoài khơi Indonesia và Malaysia hoặc đã bơi vào bờ trong tháng này. Các tổ chức nhân quyền tin rằng còn hàng ngàn người nữa có thể còn đang lênh đênh trên biển.
Thứ sáu này, các giới chức của Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Hoa Kỳ cùng các nước khác sẽ họp tại Bangkok để thảo luận về vụ khủng hoảng nhân đạo đang tiếp diễn. Dẫn đầu Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ là bà Anne Richard, Thứ trưởng đặc trách Văn phòng Dân số, Người tỵ nạn và Di trú.
Giới hữu trách Malaysia hôm thứ ba đã khai quận hài cốt tại 139 ngôi mộ ở miền bắc nước này.
Các giới chức Malaysia cho hay 28 trại đã được phát hiện từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 5 tại những vùng núi non rừng rậm khó đi lại, với nơi lớn nhất có thể chứa tới 300 người.
Cách đây 2 tuần, giới hữu trách tại Thái Lan phát hiện những trại tương tự của bọn đưa lậu người và những nấm mồ tập thể.
Giới hữu trách Malaysia và Thái Lan đã phải đối mặt với những lời cáo buộc của các tổ chức nhân quyền cho rằng họ đã ngoảnh mặt làm lơ trước vấn đề này và có bằng chứng đồng lõa của các giới chức tham nhũng.
Phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói với đài VOA: “Rõ ràng, khu vực này đã là một sào huyệt dành cho những trại đòi tiền chuộc để thả người này. Và tôi không hề tin là sự kiện đó có thể xảy ra mà không có sự đồng tình của giới hữu trách, ở mức độ nào đó.”
Là một nước chủ yếu theo đạo Phật, Myanmar không thừa nhận người Rohingya theo đạo Hồi là công dân. Người Rohingya đã bị đối xử tàn tệ ở Myanmar; 140.000 người đã thất tán từ giữa năm
2012 vì những cuộc bạo động ở bang Rakhine.
Thuyền đánh cá của ngư dân ở tỉnh Aceh chở đầy di dân được giải cứu từ ngoài khơi cập cảng Simpang Tiga, Indonesia, ngày 20/5/2015
Quân đội Thái Lan thả lương thực xuống tàu cho di dân trôi dạt ngoài khơi bờ biển miền nam đảo phía nam Koh
Nhận xét
Đăng nhận xét