Người Buôn Gió - Trọng sắp thịt Quang -6

31/12/2016

Kết quả hình ảnh cho nguyễn xuân phúc và trần đại quang

Liên minh Quang và Phúc liệu sẽ đi đến đâu.?

Khó mà trả lời câu hỏi này với một người như Nguyễn Xuân Phúc.

Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến giờ chưa tạo được dấu ấn cho chính phủ của mình. Phúc đưa ra khái niệm chính phủ kiến tạo và liêm chính. Một khẩu hiệu khá hiền hoà và nghe dễ xuôi lòng người. Nhưng tại sao là là kiến tạo chứ không phải là đổi mới hay là cải cách.

Chính điều này nói lên bản chất con người Nguyễn Xuân Phúc, đó là một con người  không có bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và vị trí mình đang ngồi. Thế nhưng với tư lợi riêng Phúc Hói lại là một con người quyết đoán và biết chớp thời cơ. Chỉ từ một phó bi thư thành uỷ, Phúc dã nhìn ra con đường để nhanh chóng vượt lên qua hàng trăm phó bí thư tỉnh uỷ khác bằng cách đi theo đường văn phòng chính phủ.

 Nhờ sự dẫn mối của Thân Đức Nam, Phúc được làm phó văn phòng chính phủ. Một chức vị cũng không có gì quan trọng, không bị ai chú ý. Từ đây Phúc cung cúc tận tuỵ phục vụ Nguyễn Tấn Dũng. Rồi nhờ yếu tố miền Trung và phô bày bên ngoài vẻ hiền lành, thật thà, dễ bảo mà Phúc vào Bộ Chính Trị không mấy khó khăn.

 Phải nói con đường của Phúc rất êm ái mặc dù không hề có dấu ấn, công trạng gì đặc biệt. Nếu nói mọi thứ đổ nát là của Nguyễn Tấn Dũng gây ra, chắc chắn chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng như Phúc không thể nào thoát tội.

 Khi thấy Trọng và Sang vât đánh Nguyễn Tấn Dũng trong thế hai đánh một, Phúc Hói nhanh chân đầu quân về cho Trọng Sang. Lúc này Tư Sang chắc mẩm mình sẽ làm Tổng Bí Thư, bèn nói với Phúc Hói.

- Phó thủ tướng có đến cả đống, anh thấy bác Cả có phần để ý chú đấy.

Phúc Hói bắt được sóng, lân la đến Trọng. Biết được Sang đã chuyền bóng đến, Cả Trọng vỗ về khen ngợi Phúc rồi hứa sẽ giới thiệu Phúc làm thủ tướng nếu Nguyễn Tấn Dũng về hưu.

 Từ đó Phúc đi đâu cũng khoe mình là phó thủ tướng thứ nhất, phó thủ tướng thường trực. Mặc dù thời đó không có chức danh này, các phó thủ tướng đều như nhau.  Khi nhận được tín hiệu của Sang và Trọng sau trung ương 4 khoá 11 chuẩn bị tổng tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Phúc Hói nhận mệnh lệnh từ Tư Sang, đến đúng phiên họp Bộ Chính Trị bất ngờ lên tiếng đòi kiểm điểm trách nhiệm các vụ Vinashin, Vinalines...khiến Nguyễn Tấn Dũng bật ngửa người trong cuộc họp. Ba Dũng không ngờ kẻ mà phục vụ mình khép nép còn hơn đầy tớ thời phong kiến lại có ngày phản thùng bất ngờ như vậy.

 Đây  là chiêu thức thâm độc của Trọng,  cũng là đòn quen thuộc đấu đá trong chóp bu cộng sản. Vì chỉ có lời tố cáo, đề nghị của cấp dưới trực tiếp hay cùng bộ phận mới giá trị hơn những lời tố cáo, yêu cầu bên ngoài. Nhưng khi bộ chính trị khoá 11 đưa vấn đề kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng ra trung ương 6 không được chấp nhận. Cả Trọng gạt nước mắt nuôi hận thù, còn Tư Sang quyết bày keo nữa đưa Dũng ra quốc hội để bãi miễn. Ra đến quốc hội Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài có một không hai, chưa nguyên thủ cộng sản nào dám làm, đó là Dũng nhận lỗi với quốc hội với nhân dân. Chuyện bất ngờ nhận lỗi không hề được tính trong kế sách của Sang, Trọng. Nên chim mồi đại biểu Dương Trung Quốc bỡ ngỡ không biết triển khai tấn công tiếp ra sao, khi phần đông đại biểu hài lòng với lời xin lỗi từ miệng của một nguyên thủ quốc gia.

Thấy cơ Tư Sang, Cả Trọng đánh Ba Dũng có vẻ kết quả. Phúc đi đâu cũng thì thầm mình sẽ làm thủ tướng tương lại, đồng thời Phúc cũng luôn miệng khen ngợi Cả Trọng là con người hiền lành, liêm khiết. Ngoài ra Phúc năn nỉ từng địa phương, từng bộ ngành bỏ phiếu cho mình. Phúc hứa hẹn, thề thốt khắp mọi nơi nếu trúng cử thủ tướng sẽ làm cái này, cái kia. Từ người già đến người trẻ ai Phúc cũng xun xoe, cầu cạnh xin được phiếu.

 Kỳ họp trung ương 11 cuối cùng trước thềm đại hội khoá 12, đích thân Nguyễn Phú Trọng đứng ra giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Ba Dũng lúc này đã bỏ cuộc, không ý kiến gì Vì thế Phúc dễ dàng đạt được chức thủ tướng như y hằng mơ.

 Phúc làm thủ tướng, thay đổi đầu tiên là đồng ý cơ chế có phó thủ tướng thường trực cho Trương Hoà Bình, đệ ruột của Trương Tấn Sang để trả ơn khi xưa. Gần một năm làm thủ tướng, nhà kỹ trị và kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc mới thấu hiểu không dễ như mình tưởng. Con người bất tài đi lên bằng sự nịnh bợ ươn hèn như Phúc không có uy để điều khiển được cỗ máy chính phủ, mọi thứ Phúc đều xin ý kiến chỉ đạo của Trọng từ cái nhỏ nhất trở đi. Phúc là thủ tướng kém thế lực nhất trong mấy đời thủ tướng trước đó, gần như một dạng bù nhìn của Cả Trọng. Thậm chí Phúc còn kém bản lĩnh đến mức không nhận ai làm đệ tử ruột hoặc không ai muốn làm đệ tử ruột cho Phúc. Bởi sự tráo trở phản trên, lừa dưới mà Nguyễn Xuân Phúc đã tung hết ra để đạt được cái ghế thủ tướng,  những việc làm nhơ bẩn ấy đã chuốc cho Phúc thành một kẻ bị khinh bỉ trong mắt mọi người. Một thủ tướng mà lại để hình ảnh quỵ luỵ, van xin, cầu cạnh của mình công khai cho khắp thiên hạ biết, làm sao mà có được khả năng và uy tín điều hành đất nước. Thế nhưng đấy là bi kịch của đất nước, không phải của Phúc. Với Nguyễn Xuân Phúc thành thủ tướng là thành công, là đạt ước mơ, những thứ còn lại chả có nghĩa lý gì với Phúc.

Sau khi làm thủ tướng, Phúc đi sang Trung Cộng được đón tiếp như một ông hoàng chính thức của nước Việt. Sự ngạo mạn và đắc thắc của kẻ tiểu nhân như Phúc càng dâng cao đến lố bịch.

 Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng mất uy tín trong đảng vì kinh tế đất nước bết bát , bế tắc và các cuộc thanh trừng đảng viên cấp cao không đi đến đâu, gây trò cười trong dư luận. Trọng đang cố lên gân bám vào quân đội, công an đe doạ dùng vũ lực để trấn áp mọi phe phái mà Trọng khoác cho cái áo diễn biến và tự chuyển hoá. Khả năng Trọng không đứng vững được hết năm sau là điều có thể xảy ra. Ngoài Trần Đại Quang vốn thâm trầm , kín kẽ chưa bộc lộ gì, ngoài chuyến công du vừa qua. Giàn lãnh đạo tứ trụ mới khiến người ta thất vọng vì không thấy lối thoát. Dẫn đến một chuyện là ngày sinh nhật Nguyễn Tấn Dũng cách đây hơn một tháng, có hàng trăm lẵng hoa chúc mừng. Câu chuyện Nguyễn Tấn Dũng trở lại chính trường là điều không thể. Tuy nhiên hàng trăm lẵng hoa trong đó có nhiều lẵng hoa của các quan chức đương nhiệm, cho thấy họ muốn bày tỏ sự mất niềm tin vào tứ trụ hiện nay. Đặc biệt là sự chán nản của họ với Nguyễn Xuân Phúc qua cách xử lý Formosa . Ở vụ Formosa đến nay Phúc chỉ đạo loay hoay không xong việc đền bù thoả đáng cho người dân như thời hạn đã hứa. Khiến một số nhà đầu tư quốc tế phải rời khỏi Việt Nam với lý do môi trường không an toàn.

Trước tình cảnh ấy, Phúc Hói đành tính kế nương dựa sau này, không có đàn em, không có quan anh đỡ đầu, không có uy sai khiến người khác....Phúc Hói một mặt bỡ đợ làm tay sai cho Trọng, mặt khác lân la đi lấy lòng chỗ nọ, chỗ kia để kiếm chỗ dựa về sau.

Những động thái vừa qua của Nguyễn Xuân Phúc qua lại với miền Trung, chỉ là những chiêu trò dự phòng cho sự nghiệp của y. Kiểu đưa một chân dự phòng nếu Trọng yếu, Phúc sẽ phản lại.

Phần lớn khả năng Phúc vẫn trung thành với Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi sang thiên triều ra mắt Trung Cộng, dưới dự đề cử của Trọng. Phúc đang hân hoan nghĩ mình đã được Trung Cộng chấm điểm. Sự hân hoan của Phúc hoàn toàn có cơ sở, thứ nhất Phúc được Trọng giới thiệu với thiên triều. Thứ hai Phúc là kẻ ươn hèn, nịnh bợ nếu có gì đảm bảo cho Phúc hắn sẽ nhất nhất làm theo bất chấp tình nghĩa, đạo lý lớn bé gì. Những tố chất trong Phúc như vậy sẽ hơn hẳn những nhân vật khác trong mắt Trung Cộng.

 Liên minh với một kẻ như Nguyễn Xuân Phúc không đáng tin, nhất là Phúc có sự hỗ trợ đằng sau của Nguyễn Phú Trọng và thế lực như Trung Cộng tiếp sức.

 Lịch sử cộng sản Việt Nam, ngay cả thủ tướng bù nhìn Phạm Văn Đồng dưới thời độc tài Lê Duẩn, cũng chưa ai có thái độ xu nịnh, lươn lẹo bộc lộ trắng trợn như Nguyễn Xuân Phúc. Với một thủ tướng thế này và một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, chuyện lún sâu lệ thuộc vào Trung Cộng ngày càng sâu hơn là điều đương nhiên.

Kết quả hình ảnh cho nguyễn xuân phúc và trần đại quang

Liên minh Quang và Phúc liệu sẽ đi đến đâu.?

Khó mà trả lời câu hỏi này với một người như Nguyễn Xuân Phúc.

Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến giờ chưa tạo được dấu ấn cho chính phủ của mình. Phúc đưa ra khái niệm chính phủ kiến tạo và liêm chính. Một khẩu hiệu khá hiền hoà và nghe dễ xuôi lòng người. Nhưng tại sao là là kiến tạo chứ không phải là đổi mới hay là cải cách.

Chính điều này nói lên bản chất con người Nguyễn Xuân Phúc, đó là một con người  không có bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và vị trí mình đang ngồi. Thế nhưng với tư lợi riêng Phúc Hói lại là một con người quyết đoán và biết chớp thời cơ. Chỉ từ một phó bi thư thành uỷ, Phúc dã nhìn ra con đường để nhanh chóng vượt lên qua hàng trăm phó bí thư tỉnh uỷ khác bằng cách đi theo đường văn phòng chính phủ.

 Nhờ sự dẫn mối của Thân Đức Nam, Phúc được làm phó văn phòng chính phủ. Một chức vị cũng không có gì quan trọng, không bị ai chú ý. Từ đây Phúc cung cúc tận tuỵ phục vụ Nguyễn Tấn Dũng. Rồi nhờ yếu tố miền Trung và phô bày bên ngoài vẻ hiền lành, thật thà, dễ bảo mà Phúc vào Bộ Chính Trị không mấy khó khăn.

 Phải nói con đường của Phúc rất êm ái mặc dù không hề có dấu ấn, công trạng gì đặc biệt. Nếu nói mọi thứ đổ nát là của Nguyễn Tấn Dũng gây ra, chắc chắn chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng như Phúc không thể nào thoát tội.

 Khi thấy Trọng và Sang vât đánh Nguyễn Tấn Dũng trong thế hai đánh một, Phúc Hói nhanh chân đầu quân về cho Trọng Sang. Lúc này Tư Sang chắc mẩm mình sẽ làm Tổng Bí Thư, bèn nói với Phúc Hói.

- Phó thủ tướng có đến cả đống, anh thấy bác Cả có phần để ý chú đấy.

Phúc Hói bắt được sóng, lân la đến Trọng. Biết được Sang đã chuyền bóng đến, Cả Trọng vỗ về khen ngợi Phúc rồi hứa sẽ giới thiệu Phúc làm thủ tướng nếu Nguyễn Tấn Dũng về hưu.

 Từ đó Phúc đi đâu cũng khoe mình là phó thủ tướng thứ nhất, phó thủ tướng thường trực. Mặc dù thời đó không có chức danh này, các phó thủ tướng đều như nhau.  Khi nhận được tín hiệu của Sang và Trọng sau trung ương 4 khoá 11 chuẩn bị tổng tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Phúc Hói nhận mệnh lệnh từ Tư Sang, đến đúng phiên họp Bộ Chính Trị bất ngờ lên tiếng đòi kiểm điểm trách nhiệm các vụ Vinashin, Vinalines...khiến Nguyễn Tấn Dũng bật ngửa người trong cuộc họp. Ba Dũng không ngờ kẻ mà phục vụ mình khép nép còn hơn đầy tớ thời phong kiến lại có ngày phản thùng bất ngờ như vậy.

 Đây  là chiêu thức thâm độc của Trọng,  cũng là đòn quen thuộc đấu đá trong chóp bu cộng sản. Vì chỉ có lời tố cáo, đề nghị của cấp dưới trực tiếp hay cùng bộ phận mới giá trị hơn những lời tố cáo, yêu cầu bên ngoài. Nhưng khi bộ chính trị khoá 11 đưa vấn đề kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng ra trung ương 6 không được chấp nhận. Cả Trọng gạt nước mắt nuôi hận thù, còn Tư Sang quyết bày keo nữa đưa Dũng ra quốc hội để bãi miễn. Ra đến quốc hội Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài có một không hai, chưa nguyên thủ cộng sản nào dám làm, đó là Dũng nhận lỗi với quốc hội với nhân dân. Chuyện bất ngờ nhận lỗi không hề được tính trong kế sách của Sang, Trọng. Nên chim mồi đại biểu Dương Trung Quốc bỡ ngỡ không biết triển khai tấn công tiếp ra sao, khi phần đông đại biểu hài lòng với lời xin lỗi từ miệng của một nguyên thủ quốc gia.

Thấy cơ Tư Sang, Cả Trọng đánh Ba Dũng có vẻ kết quả. Phúc đi đâu cũng thì thầm mình sẽ làm thủ tướng tương lại, đồng thời Phúc cũng luôn miệng khen ngợi Cả Trọng là con người hiền lành, liêm khiết. Ngoài ra Phúc năn nỉ từng địa phương, từng bộ ngành bỏ phiếu cho mình. Phúc hứa hẹn, thề thốt khắp mọi nơi nếu trúng cử thủ tướng sẽ làm cái này, cái kia. Từ người già đến người trẻ ai Phúc cũng xun xoe, cầu cạnh xin được phiếu.

 Kỳ họp trung ương 11 cuối cùng trước thềm đại hội khoá 12, đích thân Nguyễn Phú Trọng đứng ra giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Ba Dũng lúc này đã bỏ cuộc, không ý kiến gì Vì thế Phúc dễ dàng đạt được chức thủ tướng như y hằng mơ.

 Phúc làm thủ tướng, thay đổi đầu tiên là đồng ý cơ chế có phó thủ tướng thường trực cho Trương Hoà Bình, đệ ruột của Trương Tấn Sang để trả ơn khi xưa. Gần một năm làm thủ tướng, nhà kỹ trị và kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc mới thấu hiểu không dễ như mình tưởng. Con người bất tài đi lên bằng sự nịnh bợ ươn hèn như Phúc không có uy để điều khiển được cỗ máy chính phủ, mọi thứ Phúc đều xin ý kiến chỉ đạo của Trọng từ cái nhỏ nhất trở đi. Phúc là thủ tướng kém thế lực nhất trong mấy đời thủ tướng trước đó, gần như một dạng bù nhìn của Cả Trọng. Thậm chí Phúc còn kém bản lĩnh đến mức không nhận ai làm đệ tử ruột hoặc không ai muốn làm đệ tử ruột cho Phúc. Bởi sự tráo trở phản trên, lừa dưới mà Nguyễn Xuân Phúc đã tung hết ra để đạt được cái ghế thủ tướng,  những việc làm nhơ bẩn ấy đã chuốc cho Phúc thành một kẻ bị khinh bỉ trong mắt mọi người. Một thủ tướng mà lại để hình ảnh quỵ luỵ, van xin, cầu cạnh của mình công khai cho khắp thiên hạ biết, làm sao mà có được khả năng và uy tín điều hành đất nước. Thế nhưng đấy là bi kịch của đất nước, không phải của Phúc. Với Nguyễn Xuân Phúc thành thủ tướng là thành công, là đạt ước mơ, những thứ còn lại chả có nghĩa lý gì với Phúc.

Sau khi làm thủ tướng, Phúc đi sang Trung Cộng được đón tiếp như một ông hoàng chính thức của nước Việt. Sự ngạo mạn và đắc thắc của kẻ tiểu nhân như Phúc càng dâng cao đến lố bịch.

 Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng mất uy tín trong đảng vì kinh tế đất nước bết bát , bế tắc và các cuộc thanh trừng đảng viên cấp cao không đi đến đâu, gây trò cười trong dư luận. Trọng đang cố lên gân bám vào quân đội, công an đe doạ dùng vũ lực để trấn áp mọi phe phái mà Trọng khoác cho cái áo diễn biến và tự chuyển hoá. Khả năng Trọng không đứng vững được hết năm sau là điều có thể xảy ra. Ngoài Trần Đại Quang vốn thâm trầm , kín kẽ chưa bộc lộ gì, ngoài chuyến công du vừa qua. Giàn lãnh đạo tứ trụ mới khiến người ta thất vọng vì không thấy lối thoát. Dẫn đến một chuyện là ngày sinh nhật Nguyễn Tấn Dũng cách đây hơn một tháng, có hàng trăm lẵng hoa chúc mừng. Câu chuyện Nguyễn Tấn Dũng trở lại chính trường là điều không thể. Tuy nhiên hàng trăm lẵng hoa trong đó có nhiều lẵng hoa của các quan chức đương nhiệm, cho thấy họ muốn bày tỏ sự mất niềm tin vào tứ trụ hiện nay. Đặc biệt là sự chán nản của họ với Nguyễn Xuân Phúc qua cách xử lý Formosa . Ở vụ Formosa đến nay Phúc chỉ đạo loay hoay không xong việc đền bù thoả đáng cho người dân như thời hạn đã hứa. Khiến một số nhà đầu tư quốc tế phải rời khỏi Việt Nam với lý do môi trường không an toàn.

Trước tình cảnh ấy, Phúc Hói đành tính kế nương dựa sau này, không có đàn em, không có quan anh đỡ đầu, không có uy sai khiến người khác....Phúc Hói một mặt bỡ đợ làm tay sai cho Trọng, mặt khác lân la đi lấy lòng chỗ nọ, chỗ kia để kiếm chỗ dựa về sau.

Những động thái vừa qua của Nguyễn Xuân Phúc qua lại với miền Trung, chỉ là những chiêu trò dự phòng cho sự nghiệp của y. Kiểu đưa một chân dự phòng nếu Trọng yếu, Phúc sẽ phản lại.

Phần lớn khả năng Phúc vẫn trung thành với Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi sang thiên triều ra mắt Trung Cộng, dưới dự đề cử của Trọng. Phúc đang hân hoan nghĩ mình đã được Trung Cộng chấm điểm. Sự hân hoan của Phúc hoàn toàn có cơ sở, thứ nhất Phúc được Trọng giới thiệu với thiên triều. Thứ hai Phúc là kẻ ươn hèn, nịnh bợ nếu có gì đảm bảo cho Phúc hắn sẽ nhất nhất làm theo bất chấp tình nghĩa, đạo lý lớn bé gì. Những tố chất trong Phúc như vậy sẽ hơn hẳn những nhân vật khác trong mắt Trung Cộng.

 Liên minh với một kẻ như Nguyễn Xuân Phúc không đáng tin, nhất là Phúc có sự hỗ trợ đằng sau của Nguyễn Phú Trọng và thế lực như Trung Cộng tiếp sức.

 Lịch sử cộng sản Việt Nam, ngay cả thủ tướng bù nhìn Phạm Văn Đồng dưới thời độc tài Lê Duẩn, cũng chưa ai có thái độ xu nịnh, lươn lẹo bộc lộ trắng trợn như Nguyễn Xuân Phúc. Với một thủ tướng thế này và một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, chuyện lún sâu lệ thuộc vào Trung Cộng ngày càng sâu hơn là điều đương nhiên.

Chắc hẳn khó hy vọng con người đê tiện như Nguyễn Xuân Phúc dám dứt bỏ sự quỵ luỵ vào Nguyễn Phú Trọng, để tìm cho mình một bản lĩnh xứng đáng ở vai trò thủ tướng.


Người Buôn Gió

(FB Người Buôn Gió)

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Thứ Hai, ngày 26 tháng 12 năm 2016

Trọng chuẩn bị thịt Quang 5.

Việc Tô Lâm thực hiện hoặc làm ngơ để C46 bắt Trương Quốc Dũng, không để Trần Đại Quang can thiệp kịp là một đón nặng giáng vào Trần Đại Quang.

 Trần Đại Quang thấy không thể ngồi yên để làm mồi cho Trọng thịt lấy điểm. Trước sự gia tăng đòn đánh của Trọng, Quang thông qua cánh miền Trung làm cầu nối để bắt tay với Phúc, đôn gấp Nguyễn Văn Sơn cựu giám đốc công an Đà Nẵng lên làm thứ trưởng Bộ Công An và phong hàm trung tướng. Chuyện thăng chức nhanh chóng này với Nguyễn Văn Sơn,  là dấu hiệu cho thấy trong lãnh đạo cao cấp của Bộ Công An sẽ có thay đổi lớn trong thời gian tới đây. Có thể sự thay đổi này ở tầm bộ trưởng hoặc thứ trưởng.

 Sự can thiệp của Quang đã khiến những kẻ bị bắt như Vũ Đức Thuận, Trương Quốc Dũng yên lòng. Những kẻ này ở trong trại giam không hề nhận tội hoặc khai báo gì, ngoài việc kêu oan và thách đố cơ quan điều tra tìm được chứng cứ phạm tội.

 Nhờ thế mà Đinh La Thăng bỗng nhiên thoát nạn, sau vụ bắt bớ này. Đinh La Thăng có vẻ hết sợ hãi và trở lại tự nhiên như mọi khi người ta vẫn thấy. Nhờ sự bắt tay giữa Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang trên cơ sở lợi ích nhóm miền Trung. Đinh La Thăng đã tranh thủ phản pháo lại phó thủ tướng Trương Hoà Bình ngay giữa cuộc họp quan trọng.

- Anh biết gì về kinh tế mà nói.

Trương Hoà Bình thấy Phúc không nói gì,  nhận ra  ngay Phúc đã có ý bênh cho Thăng , bèn nính thinh về báo cáo lại cho Trương Tấn Sang tính mưu kế khác.

 Sau cuộc họp này, mũi dùi trên truyền thông tấn công Đinh La Thăng đột nhiên dừng hẳn. Nhất là nhà báo Trương Huy San.

Ai cũng biết rằng Trương Tấn Sang là đàn anh của Trương Hoà Bình và là thầy đỡ đầu của Trương Huy San. Mọi thông tin của Trương Huy San viết về Đinh La Thăng đều do Trương Hoà Bình trong vài trò phó thủ tướng quản lý mặt pháp luật, tư pháp và các vụ gian lận kinh tế cung cấp cho Trương Huy San tư liệu viết.

 Trương Huy San nổi lên trong làng báo vào thời kỳ Trương Tấn Sang làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Sau vụ dính dáng đến vụ án Năm Cam, cặp thầy trò  hai S này tạm thời chia đôi ngả trước sự lớn mạnh của cặp bài uy lực nhất thời đó là Nguyễn Văn Hưởng và Nguyễn Tấn Dũng.

 Đây là những năm tháng mà cặp thầy trò 2S này nín lặng mài nanh vuốt nuôi hận phục thù. Đến khi Nguyễn Văn Hưởng từ giã cuộc chơi khiến thanh thế của Dũng suy yếu. Huy Đức bắt đầu nã pháo vào Nguyễn Tấn Dũng, không từ cả chuyện lôi con cái nhà Nguyễn Tấn Dũng ra làm mồi. Đỉnh điểm vào cuộc chiến gay cấn ở đại hội 12, Huy Đức lánh ra Bắc để tung những bài viết tố cáo Nguyễn Tấn Dũng và bè phái lũng đoạn đất nước, mị dân qua những lời phát biểu chống Tàu. Thực tế Nguyễn Tấn Dũng có phải mị dân chống Tàu hay không đến nay chưa rõ. Tuy nhiên trong thời kỳ Dũng nắm quyền,  lại là thời kỳ  các cuộc biểu tình chống Trung Cộng được diễn ra và lớn mạnh thành một phong trào. Cho đến nay Dũng về được một năm, không có cuộc biểu tình chống Trung Cộng nào điễn ra được cả.

 Đại hội 12 kết thúc, Nguyễn Tấn Dũng về hưu. Âm mưu của Trương Tấn Sang trong kịch bản mới là, làm sao gấp rút đưa được đệ tử Trương Hoà Bình vào vị trí béo bở nào đó. Đó là các thủ tướng, chủ tịch nước. Trương Hoà Bình là đệ ruột của Sang khi Sang làm bí thư thành uỷ HCM, Bình làm

 Nhưng các chức này lại trông chờ vào lời hứa về giữa nhiệm kỳ của Trọng, nếu thủ tướng hay chủ tịch nước đương nhiệm thay thế Nguyễn Phú Trọng. Lúc đó sẽ để lại khoảng trống một trong hai chức này dành cho Trương Hoà Bình. Thế nhưng kịch bản này khó thành khi Nguyễn Phú Trọng giở trò ăn vạ bày ra hết chiến dịch chống tham nhũng rồi chống diễn biến để được ở lại chỉ đạo.

 Trương Tấn Sang chỉ còn cách nhằm đến chức bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh cho đàn em Trương Hoà Bình vốn nhiều mẫu mỡ. Người lính xung kích Trương Huy San nhận nhiệm vụ mới, giảm cường độ tấn công gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Tập trung vào con mồi Đinh La Thăng với tài liệu do Trương Hoà Bình cũng cấp, để hòng đánh bật Đinh La Thăng khỏi Thành phố Hồ Chí Minh.

 Đến đây cặp 2S đã trở thành cặp Ba Trương, gọi tắt là 3T.

 Nhờ cuộc chiến Trọng với Quang, dẫn đến liên minh Quang và Phúc, Đinh La Thăng có cơ hội tạm thời thoát được mũi tấn công áp sát của Trọng và Sang. Nhưng liệu Thăng sau này có chống đỡ được những đòn nham hiểm, đâm lén sau lưng mà Trương Tấn Sang là một cao thủ lão luyện hay không.?   Trong khi trước mặt Nguyễn Phú Trọng luôn giơ đao rình chém.

 Thế nước tạm thời đang chia làm ba thế lực. Thế lực của Nguyễn Phú Trọng với quân uỷ trung ương. Thế lực liên minh tạm thời Quang Phúc cùng cánh miền Trung. Thế lực của Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình. Ngoài ra có các tỉnh , bộ tạm quan sát thời cuộc chưa biết ngả theo bên nào.

 Không phải chỉ đối phó với Nguyễn Phú Trọng, bí thư thành uỷ Đinh La Thăng còn phải đối phó với đòn đánh sau lưng của nhóm ba Trương. Không còn lối thoát nào khi lưỡng đầu thọ địch từ ngoài Bắc đến trong Nam,  có lẽ Đinh La Thăng phải hạ mình xin nhập liên minh Quang , Phúc và nhóm miền Trung. Như thế khả năng bảo vệ được mình sẽ lớn hơn nhiều.

 Đại đa số nhân dân và cán bộ đảng viên đã quá chán với bộ mặt già nua và đầy thủ đoạn của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang trong nhiều năm qua.

 Một lứa lãnh đạo mới cần cù như Nguyễn Xuân Phúc, bạo dạn như Nguyễn Xuân Anh, năng nổ như Đinh La Thăng nằm  dưới sự chỉ đạo điềm tĩnh của Trần Đại Quang . Phương án ấy có lẽ sẽ mang lại một sức sống mới, có thể không có gì cam chắc sẽ tốt. Nhưng ít ra nó cũng đem lại sự mới mẻ, để những nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt làn sóng tháo chạy khỏi Việt Nam đang diễn ra.

 Nhưng chẳng có gì là dễ dàng, bởi còn vô số những kẻ chầu rìa đầy quyền lực như Phạm Minh Chính, Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Đinh Thế Huynh sẵn sàng ngáng chân mọi cuộc thay đổi , nếu như bọn họ không được chia phần.

 Và  Nguyễn Phú Trọng, một bậc thầy của sự chia rẽ và nghệ thuật ném xương cho chó cắn nhau quá hiểu điều này. Ông ta liên tục rỉ tai hứa hẹn cho những kẻ dưới quyền được chức này, chức kia khi thay người nọ. Nguyễn Phú Trọng đã khôn khéo đẩy Trần Đại Quang phải vào thế đối phó với một đám lâu nhâu, qua đó phân tán sức mạnh của Trần Đại Quang.

Dù Trọng thắng hay Quang thắng đi chăng nữa,  nhóm 3 Trương vẫn có phần.

 Nếu Trương Hoà Bình về thay thế Đinh La Thăng làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Chắc hẳn chỉ có lời khen ngợi ngút trời với Trương Hoà Bình từ nhà báo Trương Huy San, hoặc những góp ý dưới phê phán nhẹ thực chất là làm tôn vinh tân bí thư Trương Hoà Bình.

Đẩy Trương Hoà Bình lên,  là lý do vì sao kẻ nham hiểm như Trương Tấn Sang tuy về hưu nhưng không chịu làm người tử tế, vẫn rình rập quanh sân khấu chính trị để đánh hôi kiếm chác.  Trong bài viết nhân ngày quốc khánh 2-9  vừa qua, Sang hưởng ứng Trọng hô hào chống lệch hướng , quyết tâm giữ chế độ XHCN.

 Cuộc chiến loạn xà ngầu này chưa biết đến khi nào kết thúc, chừng nào nó còn diễn ra thì sự tăm tối vẫn còn đeo đuổi đất nước này. Ngoài khơi Trung Cộng nhân đà gia tăng những hành động củng cố quân sự trên các quần đảo chiếm được của Việt Nam. Môi trường Việt Nam bị huỷ hoạ từng ngày, quan hệ quốc tế thảm hại chưa từng có và những nhà đầu tư lần lượt rời bỏ Việt Nam.

 Trong khi vật gia

Người Buôn Gió

(FB Người Buôn Gió)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù