Ai đã giết Kim Jong Nam ?

26/02/2017


KIM YONG NAM IMAGE
Theo giới truyền thông quốc tế mô tả, hai nữ nghi phạm chỉ cần vỏn vẹn đúng 5 giây để sát hại ông Kim Jong-nam, tại sân bay KLIA2 ở Malaysia vào hôm 13.2.
Như vậy, điều này có thể chứng minh rằng các nữ sát thủ ra tay rất chuyên nghiệp, nếu không muốn nói rằng có thể họ đã được huấn luyện một cách thuần thục. Chi tiết vụ sát hại ông Kim Jong Nam đã được giới truyền thông mô tả khá kỹ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không nêu lại diễn tiến vụ án, mà chỉ đặt vấn đề, ai đã giết và vì sao ông Kim Jong Nam lại bị giết ?
Nhiều dư luận cho rằng, chính quyền Bắc Hàn là kẻ chủ mưu đứng đằng sau vụ sát hại này. Thế nhưng, một chuyên gia về Bắc Hàn là Michael Madden lại lập luận ngược lại. Chuyên gia này đặt vấn đề, Kim Jong-un có ra lệnh giết anh?
Và phân tích, đã có nhiều tuyên bố và phân tích rằng Kim Jong-un “khủng bố” ban lãnh đạo Bắc Hàn, hay sự lãnh đạo của ông ta cũng như sức khỏe tâm thần là “không ổn định”. Vì thế chẳng hay ho gì cho hình ảnh hay lợi ích chính trị của Jong-un khi anh trai bị ám sát.
un lại giúp ban lãnh đạo Nam Hàn có cảm giác hài lòng này. Jong-nam không phải là đe dọa, hay đối thủ lớn. Ông ta cũng chẳng quan tâm vị trí lãnh đạo. Sống ở nước ngoài lâu năm, Jong-nam không có nền tảng quyền lực trong Bắc Hàn, chẳng biết làm sao kiểm soát được chính thể. Jong-nam cũng thân thiết với giới quyền thế Trung Quốc, nói chung được Trung Quốc bảo vệ. Trong vài tháng qua, Bình Nhưỡng cố gắng cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Trừ phi Jong-nam không còn ích lợi gì cho chính phủ Trung Quốc, Jong-un chẳng có lợi ích địa chính trị để giết anh. Những nhà quan sát Bình Nhưỡng nên để giới chức Malaysia được điều tra đàng hoàng. Chưa gì đã có những tin khác nhau về cái chết của Jong-nam. Bất chấp những điều này, có thể ông ta chỉ bị đau tim. Nếu như chuyên gia Michael Madden lập luận như vậy, phải quay ngược lại thời gian, để tìm hiểu về “lá bài” Kim Jong Nam trong tay Trung Quốc
Trung Quốc có kế hoạch thay thế ông Kim Jong-un?
Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo Bắc Hàn cho đến nay, chưa bao giờ Tập Cận Bình và Kim Jong-un gặp nhau. Hơn thế nữa, Kim Jong-un cũng đã rất nhiều lần “đắc tội” với Tập Cận Bình, thậm chí có thời điểm Un còn coi Trung Quốc là “kẻ thù”. 
Kim Jong-un cũng nổi tiếng là có tính khí thất thường, và không khuất phục Trung Quốc, điển hình là qua nhiều vụ Bắc Hàn tự thử tên lửa hạt nhân mà không cần tham khảo ý kiến của Trung Quốc, nên cũng không ít lần Trung Quốc bị bẽ mặt. Từ những yếu tố đó, nếu nói rằng, Trung Quốc muốn thay Kim Jong-un thì cũng chẳng có gì là ngạc nhiên. Tuy nhiên, xét về đặc thù quyền lực chính trị dưới chế độ cộng sản tại Bắc Hàn là cha truyền con nối. Vậy, nếu “soán ngôi” Kim Jong-un, ai có đủ tư cách để ngồi vào “ngai vàng” ở Bắc Hàn. Nhìn tới nhìn lui, có thể nói rằng Kim Jong Nam là người thích hợp nhất.
Vào năm 2013, dưới tiêu đề “Có phải Trung Quốc đang muốn thay đổi chế độ ở Bắc Hàn?”, đài Deutsche Welle (Đức) dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ Bắc Kinh “hiện có kế hoạch dự phòng cho thời điểm ông Kim Jong-un mất quyền kiểm soát đất nước”.
Trung Quốc “đang âm thầm khuyến khích thay đổi chế độ và chuẩn bị cho người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim tiếp quản vai trò lãnh đạo”, tờ Chosun Ilbo trích tường thuật Deutsche Welle hôm 16.5.2013. Tuy nhiên, có một vấn đề là ông Kim Jong-nam tương đối ít được biết đến trong nước. “Thậm chí các cư dân Bình Nhưỡng cũng biết rất ít” về ông ấy, theo tường thuật.
Deutsche Welle nói việc Bắc Hàn đột ngột xuống thang đe dọa và khiêu khích gợi ý “Bình Nhưỡng đã nhận ra họ đang đẩy đồng minh duy nhất trong khu vực đến bờ vực cắt đứt tình hữu nghị”. Một dấu hiệu cho thấy Bắc Hàn đang cố gắng nhượng bộ Trung Quốc là thông báo của Bình Nhưỡng vào đầu tuần trước về việc bổ nhiệm ông Jang Jong-nam, một tư lệnh ít được biết đến, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, thay thế người tiền nhiệm “diều hâu” Kim Kyok-sik.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang dần gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng, với việc các tổ chức tài chính Trung Quốc cắt đứt liên hệ với các ngân hàng của Bình Nhưỡng, theo đài phát thanh Đức. Qua dẫn chứng trên cho thấy, hiện tượng Trung Quốc muốn thay thế dàn lãnh đạo ở Bắc Hàn là có, nhưng họ phải cân nhắc.
Nghi vấn về cái chết của Kim Jong Nam?
Theo tin tình báo Nam Hàn, cách đây 5 năm, Kim Jong-nam, đã từng xin Kim Jong-un tha mạng sống. Lúc đó, Kim Jong-nam viết một bức thư gửi Kim Jong-un, người đang nắm quyền sau khi cha hai ông qua đời vào tháng 12/2011, và đề nghị em trai mình rút lại lệnh ám sát. Theo hãng tin Reuters, thông tin này có được từ các luật sư có nguồn tin từ cơ quan tình báo Hàn Quốc.
Kim Jong-nam viết trong bức thư gửi Kim Jong-un: “Chúng tôi không còn chỗ để đi, không còn chỗ để ẩn nấp. Chúng tôi biết rõ rằng cách duy nhất để trốn chạy là tự sát”. Các luật sư Nam Hàn cho biết cơ quan tình báo nói với họ rằng, sau khi nắm quyền, lãnh đạo Kim Jong-un đã ban hành lệnh ám sát anh trai. Và một âm mưu ám sát đã thất bại vào năm 2012.
Luật sư Kim Byung-kee, trích dẫn thông tin tình báo: “Lãnh đạo Kim Jong-un nói: ‘Tôi ghét anh ta. Vì vậy hãy loại bỏ anh ta’”, theo Reuters. Một số nhà phân tích cho rằng Kim Jong-un tin rằng anh trai có thể bị lợi dụng để lật đổ chế độ của mình. Sau đó, Kim Jong-nam không ở lâu một chỗ, thường di chuyển giữa các thành phố khác nhau ở Đông Nam Á và Trung Quốc.
Trong lần trả lời phỏng vấn, Kim Jong-nam nói: “Chính quyền Kim Jong-un sẽ không tồn tại lâu. Nếu không cải cách, Bắc Hàn sẽ sụp đổ, và khi đó chính quyền sẽ sụp đổ”. Sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, có nhiều quan chức Bắc Hàn đã bị giết hại, trong đó có người chú Jang Song Thaek, được coi là nhân vật quyền lực thứ 2 ở nước này.
Một vấn đề khác, ai cũng biết rất rõ, Kim Jong Nam được chính quyền Trung Quốc bảo vệ. Thế nhưng, khi Kim Jong Nam bị sát hại không có bảo vệ nào ở bên cạnh ông. Vấn đề đặt ra ở đây, nếu được chính quyền Trung Quốc bảo vệ, liệu ông Kim Jong Nam có bị giết dễ dàng như thế?
Ông Kim Jong-nam dù bị cho là thất sủng tại Bắc Hàn, nhưng được chính quyền Trung Quốc nhìn nhận là nhân vật có giá trị. Một quan chức nước này thậm chí còn được lệnh giúp đỡ và cấp chỗ ở cho ông Kim Jong-nam, theo Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày 17.2 dẫn nguồn tin tiết lộ. Tuy nhiên sau khi ông Kim Jong-il qua đời vào năm 2011 và ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013 thì ông Kim Jong-nam không còn được ưu ái dù vẫn được bảo vệ, theo Nikkei Asian Review. Bên cạnh đó, quan chức Trung Quốc thường giúp đỡ ông cũng được cho là bị mất quyền lực. Nikkei Asian Review cho hay Trung Quốc dù vẫn bảo vệ ông Kim Jong-nam, nhưng dường như không có vệ sĩ nào bảo vệ ông tại thời điểm ông bị sát hại ở sân bay quốc tế KLIA 2 (Malaysia) hôm 13.2.
Thay lời kết
Từ những sự kiện nêu trên, có thể thấy rằng Kim Jong Nam trong thời điểm hiện tại không còn giá trị đối với Trung Quốc, và việc Kim Jong Nam bị giết có thể Trung Quốc không nhúng tay, nhưng họ biết, và để mặc nhiên cho nó xảy ra. Nếu sâu chuỗi lại các sự kiện, nghi vấn cho rằng Bắc Hàn là “thủ phạm” cũng không phải hoàn toàn vô lý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?