Nga công nhận giấy tờ từ miền Đông Ukraine: chiến lược mới khó đoán?
Người Đưa Tin
25/02/2017
Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh công nhận giấy tờ từ miền Đông Ukraine bất ngờ nhận được phản ứng kịch liệt của Mỹ và các nước phương Tây.
Chiến lược mềm mỏng "nửa vời"?
Mới đây, RBTH đưa tin Tổng thống Vladimir Putin đã chính thức ra sắc lệnh công nhận giấy tờ dân sự cấp tại khu vực Donbass (nơi đang diễn ra xung đột giữa các chính quyền tự xưng ở miền Đông Ukraine) có hiệu lực tại Nga. Động thái này không đồng nghĩa với việc công nhận một nhà nước, tuy nhiên các chuyên gia chính trị cho rằng Moscow đang tìm cách gửi thông điệp tới và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mới đây, RBTH đưa tin Tổng thống Vladimir Putin đã chính thức ra sắc lệnh công nhận giấy tờ dân sự cấp tại khu vực Donbass (nơi đang diễn ra xung đột giữa các chính quyền tự xưng ở miền Đông Ukraine) có hiệu lực tại Nga. Động thái này không đồng nghĩa với việc công nhận một nhà nước, tuy nhiên các chuyên gia chính trị cho rằng Moscow đang tìm cách gửi thông điệp tới và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Dựa theo sắc lệnh ông Putin đã ký kết, các cơ quan lập pháp và giới chức Nga sẽ tạm thời công nhận các loại giấy tờ tuỳ thân như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký các phương tiện cá nhân, văn bằng... được cấp tại hai chính quyền tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc người dân thuộc khu vực xung đột Donbass có thể du lịch, học tập và làm việc tại Nga.
Các giấy tờ cá nhân, hộ chiếu, văn bằng mang tính tư pháp của cư dân miền Đông Ukraine sẽ được chấp nhận tại Nga. Ảnh: RBTH
|
Ngay lập tức, động thái "mềm mỏng" của phía Moscow đã nhận được phản ứng kịch liệt từ phía Ukraine. Trong hội nghị an ninh Munich vừa qua, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko mô tả hành động mới này của Nga là bằng chứng "sống" vi phạm luật pháp quốc tế.
Không những vậy, phía các nước phương Tây cũng xôn xao về việc công nhận giấy tờ nhân sự này. Phía đại sứ quán Mỹ ở Kiev mô tả động thái này thực sự "đáng báo động".
Không những vậy, Bộ Ngoại giao Pháp và Đức cũng lên án nghị định này của ông Putin. Đại diện các nước này cho rằng nghị định của Moscow hoàn toàn trái ngược với hiệp định Minsk, vốn trước đó được đề ra giải pháp để DNR và LNR dần tái hoà nhập lại Ukraine. Hiệp định này nhằm mục đích đạt được thoả thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine và cung cấp các cải cách về hiến pháp và tự chủ của hai chính quyền tự xưng DNR, LNR.
Nga sẽ chấp nhận giấy tờ của cư dân từ hai chính quyền tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine (màu đỏ trên bản đồ).
|
Trước diễn biến trên, các phương tiện truyền thông Nga trích lời phát ngôn viên điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khẳng định rằng nghị định này là kết quả sau nhiều lần cân nhắc của các chính trị gia, mang ý nghĩa nhân đạo và hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế. Quyết định này nhằm tạo cơ hội cho cư dân miền Đông Ukraine tiếp cận với các dịch vụ xã hội công cộng của Nga.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bày tỏ quan điểm với RT rằng, ông hoàn toàn không thể hiểu được phản ứng của các nước phương Tây khi luôn đổ lỗi cho Moscow gây ra những cuộc xung đột kéo dài tại miền Đông Ukraine. Nga vẫn giữ nguyên lập trường coi Donbass là một phần của Ukraine, nhưng chính quyền Kiev vẫn không nắm bắt những thay đổi chính trị hợp lý để giải quyết xung đột đó.
Tín hiệu đáp trả Mỹ?
Giáo sư về quan hệ quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học Toronto, ông Aurel Braun nhận định rằng quyết định trên của Tổng thống Putin dường như đã gián tiếp công nhận các nước Cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến việc giữ vững thoả thuận ngừng bắn trong khu vực mà còn khiến dư luận thêm khó đoán về ý định lâu dài của Nga.
Giáo sư Leonid Polyakov chuyên nghiên cứu khoa học chính trị tại trường Đại học Nghiên cứu kinh tế quốc dân (Nga) cho rằng nghị định mới này chính là lời nhắn của Moskva đến chính quyền Tổng thống Trump: "Đây là những ý tưởng riêng về những gì nước Nga nên làm, chúng tôi sẽ xây dựng những chính sách của riêng mình".
Trong quá khứ, Mỹ từng nhiều lần trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga với các hoạt động được cho là từng bước hội nhập với bán đảo Crimea. Trong Hội nghị an ninh Munich mới diễn ra, giới quan sát cho rằng nghị định mới của Điện Kremlin như là lời đáp trả trước tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Chỉ vài giờ trước khi ông Putin ký sắc lệnh, Phó Tổng thống Pence đã hối thúc Mỹ buộc Nga phải chịu trách nhiệm về những xung đột ở Donbass.
Nhận xét
Đăng nhận xét