Thạch Đạt Lang - Donald Trump và cuộc chiến với Truyền Thông, Báo Chí
25/02/2017
Trump và nội các của ông ta có chứng minh được tin này là giả hay tin nhảm do báo chí lề trái tung ra để chỉ trích sắc lệnh cấm di dân Hồi Giáo của Trump hay không? Nếu không thì hãy tiếp tục gõ cửa FBI, nhờ họ giúp Nhà Trắng bịt miệng báo chí, ém nhẹm tin này. Còn FBI từ chối như họ đã từ chối hai hôm trước, xin hiến kế cho Trump là: Hãy bổ nhiệm một người làm Trưởng ban Tuyên giáo, tương tự như ông Võ Văn Thưởng ở Việt Nam, cấm báo chí không được đưa những thông tin bất lợi cho chính quyền Trump.
Thạch Đạt Lang
(Ba sàm)
Cuộc chiến tranh giữa Tổng Thông Donald Trump và nội các của chính quyền với giới báo chí, truyền thông, bắt đầu gia tăng cường độ sau khi Nhà Trắng thông báo cấm phóng viên, ký giả của một số tờ báo vào tham dự họp báo với thư ký báo chí Nhà Trắng – Sean Spicer – vào chiều thứ sáu 24.02.2017.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập quốc hơn 240 năm, một lệnh quái đi ngược lại truyền thống tự do báo chí được Nhà Trắng ban hành, có lẽ để dằn mặt, ngăn chận những sự chỉ trích, phê bình của giới báo chí, truyền thông trong tương lai về những việc làm, những chính sách của Trump và Nhà Trắng.
Hành động này của Trump nói lên sự độc tài đã bắt đầu lộ diện rõ ràng trên nước Mỹ. Tổng biên tập báo New York Times, ông Dan Baquet tuyên bố “Chúng tôi cực lực phản đối hành động của Nhà Trắng về việc loại báo New York Times và một số tờ báo khác trong buổi họp báo. Một chính phủ minh bạch rõ ràng phải cho phép truyền thông hoạt động tự do, bởi đó chính là lợi ích quốc gia vô cùng quan trọng”.
Trong một văn bản vừa phổ biến, CNN nhận định rằng, Trump và Nhà Trắng đã hành động để trả thù giới báo chỉ vì những tin tức họ đã loan. Như một phần trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Sean Spicer đã thiết lập một sổ đen ghi tên hơn 10 hãng tin cần lưu ý. Tuy nhiên, sau khi Trump đắc cử Tổng thống, Spicer nói rằng sẽ không đuổi những phóng viên các tờ báo đã từng phê bình, chỉ trích Trump ra khỏi phòng họp. Trong một cuộc trao đổi với báo chí hồi tháng 12.2016, Spicer cũng tuyên bố rằng, không thể cấm các cơ quan truyền thông vào Nhà Trắng vì như vậy là phá hoại nền tảng dân chủ và biến nó thành độc tài.
Tuy nhiên, tình hình đã đổi khác. Càng ngày báo chí, truyền thông càng phơi bày những việc làm, những sắc lệnh không rõ ràng, vi hiến của Donald Trump, cùng các cộng sự của ông ta trong nội các. Đỉnh điểm của sự xung đột giữa Trump với báo chí xảy ra việc gần đây, là sự từ chức của tướng Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia. Điều đó khiến cho Trump tức giận, điên cuồng tấn công, mạt sát giới báo chí trong những cuộc họp báo là không trung thực.
CNN và New York Times là hai tờ báo đầu tiên trong tháng 2 đã liên tục loan tin về những liên lạc giữa ủy ban vận động tranh cử của Trump với người Nga trước ngày bầu cử. Tất nhiên Trump luôn chối bỏ những điều này, đồng thời cũng để bụng căm thù, và hậu quả diễn ra như chúng ta đã thấy.
Trong bài nói chuyện tại Hội Nghị Hành Động Chính Trị Bảo Thủ hôm thứ sáu 24.02.2017 vừa qua, Trump mạt sát giới báo chí là “Kẻ thù của nhân dân” (The enemy of the people). Sau đó vào lúc 10 giờ tối, Trump đã viết trên Twitter, tấn công báo CNN và New York Times, rằng, CNN và The Times là “sự nguy hiểm nghiêm trọng cho đất nước”
Không chỉ tấn công giới báo chí, truyền thông, Trump còn tấn công, chỉ trích gay gắt giới tình báo, cảnh sát liên bang FBI bằng những tin nhắn trên Twitter như “cơ quan FBI đã không thể ngăn chận những rò rỉ thông tin của chính quyền trong thời gian dài. FBI cũng không thể tìm thấy những lỗ hổng đó ngay trong nội bộ của mình. Những tin tức mật bị tiết rộ cho truyền thông sẽ có những ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề đến an ninh quốc gia. Phải tìm ra ngay những lỗ hổng đó, ngay bây giờ”.
Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau đó, thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer đã nói với một số phóng viên được chọn lựa kỹ càng trong một phòng riêng của Spicer rằng: “Nhà Trắng sẽ tìm mọi cách ngăn chận những nguồn tin được đánh giá là không chính xác rò rỉ ra ngoài”.
Theo lời tường thuật của một phóng viên được phép tham dự buổi họp báo với Spicer, Spicer tuyên bố “Chúng tôi sẽ phản công mãnh liệt, chúng tôi sẽ không thản nhiên ngồi nhìn và cho phép – như các ông thấy – những tin tức không chính xác, những dữ kiện không có thật, những chuyện hoang tưởng được phổ biến ra bên ngoài.
Phóng viên của các báo New York Times, BuzzFeed News, CNN, Los Angeles Times, Politico, the BBC và Huffington Post bị đuổi ra ngoài, không được tham dự buổi họp báo. Nhiều tờ báo khác được phép vào tham dự buổi họp nhưng đã tẩy chay để phản đối như Tạp chí Time (Time Magazine), hãng thông tấn AP (Associated Press)…
Hành động của Trump và Spicer với giới truyền thông trong ngày 24.02.2017 bắt đầu có chiều hướng theo khuôn mẫu chế độ CSVN, chế độ luôn tự hào là có nền báo chí tự do, không có kiểm duyệt nhưng hễ tờ báo nào loan tin bất lợi, phơi bầy sự thật ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo, đến chế độ, đảng CSVN thì tổng biên tập cùng phóng viên viết bài sẽ, nhẹ thì bị cảnh cáo, tước mất thẻ phóng viên, mất việc, tờ báo bị phạt vạ, nặng thì “nhập kho” vài năm, vì tội tiết lộ thông tin nhạy cảm thuộc về bí mật quốc gia.
Rõ ràng là Trump và thư ký báo chí Sean Spicer đang học tập, thi hành đúng đường lối, chiến thuật của cộng sản VN.
Có thể nói, việc Sean Spicer theo lệnh Trump cấm một số các tờ báo “thiên tả” từng phê phán, chỉ trích Trump và nội các không được tham dự cuộc họp báo của Nhà Trắng chiều thứ sáu 24.02.2017 chỉ là bước đầu thăm dò phản ứng dư luận. Nếu báo chí, truyền thông, người dân Mỹ không phản ứng hoặc phản ứng yếu ớt, không đủ ảnh hưởng, tác động, để làm cho Trump và nội các chùn bước, trong tương lai, Nhà Trắng sẽ có thêm những bước đi khác, tước bỏ dần sức mạnh của quyền lực thứ tư và đến một thời điểm nào đó, nước Mỹ sẽ không cón Tự Do Ngôn Luận và Tam Quyền Phân Lập nữa.
Cũng sẽ có một số người Việt – còn ở trong nước hay đã chạy thoát chế độ CS, những người ước ao Việt Nam có được một nền báo chí độc lập, tự do – ủng hộ quyết định này của ông Donald Trump và nội các. Họ sẽ hô hào “Tự do báo chí phải có giới hạn”, “ Không được loan tin thất thiệt, tin giả, tin nhảm…” Nhưng thế nào là tin giả, tin nhảm? Muốn báo chí loan thông tin thật hay thông tin định hướng? (Facts or alternative facts?)
Báo chí Mỹ vừa đưa tin, một người Mỹ trắng tên Adam Purinton, bắn chết một kỹ sư điện toán tại một quán Bar & Grill ở Kansas, ông Srinivas Kuchibhotla, người Ấn Độ, 32 tuổi, làm việc cho hãng Garmin, làm bị thương 2 người khác, một Ấn Độ tên Alok Madasani, bạn đồng nghiệp và đồng hương của nạn nhân bị tử vong, người thứ hai bị thương là môt thanh niên da trắng 24 tuổi tên Ian Grillot đã quan sát sự việc từ đầu đến cuối, ra tay nghĩa hiệp, tìm cách ngăn cản Adam Purington nhưng bị bắn luôn. Khi bắn 2 người Ấn Độ này, sát thủ đã hô lớn “Hãy cút xéo khỏi đất nước của tao”.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập quốc hơn 240 năm, một lệnh quái đi ngược lại truyền thống tự do báo chí được Nhà Trắng ban hành, có lẽ để dằn mặt, ngăn chận những sự chỉ trích, phê bình của giới báo chí, truyền thông trong tương lai về những việc làm, những chính sách của Trump và Nhà Trắng.
Hành động này của Trump nói lên sự độc tài đã bắt đầu lộ diện rõ ràng trên nước Mỹ. Tổng biên tập báo New York Times, ông Dan Baquet tuyên bố “Chúng tôi cực lực phản đối hành động của Nhà Trắng về việc loại báo New York Times và một số tờ báo khác trong buổi họp báo. Một chính phủ minh bạch rõ ràng phải cho phép truyền thông hoạt động tự do, bởi đó chính là lợi ích quốc gia vô cùng quan trọng”.
Trong một văn bản vừa phổ biến, CNN nhận định rằng, Trump và Nhà Trắng đã hành động để trả thù giới báo chỉ vì những tin tức họ đã loan. Như một phần trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Sean Spicer đã thiết lập một sổ đen ghi tên hơn 10 hãng tin cần lưu ý. Tuy nhiên, sau khi Trump đắc cử Tổng thống, Spicer nói rằng sẽ không đuổi những phóng viên các tờ báo đã từng phê bình, chỉ trích Trump ra khỏi phòng họp. Trong một cuộc trao đổi với báo chí hồi tháng 12.2016, Spicer cũng tuyên bố rằng, không thể cấm các cơ quan truyền thông vào Nhà Trắng vì như vậy là phá hoại nền tảng dân chủ và biến nó thành độc tài.
Tuy nhiên, tình hình đã đổi khác. Càng ngày báo chí, truyền thông càng phơi bày những việc làm, những sắc lệnh không rõ ràng, vi hiến của Donald Trump, cùng các cộng sự của ông ta trong nội các. Đỉnh điểm của sự xung đột giữa Trump với báo chí xảy ra việc gần đây, là sự từ chức của tướng Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia. Điều đó khiến cho Trump tức giận, điên cuồng tấn công, mạt sát giới báo chí trong những cuộc họp báo là không trung thực.
CNN và New York Times là hai tờ báo đầu tiên trong tháng 2 đã liên tục loan tin về những liên lạc giữa ủy ban vận động tranh cử của Trump với người Nga trước ngày bầu cử. Tất nhiên Trump luôn chối bỏ những điều này, đồng thời cũng để bụng căm thù, và hậu quả diễn ra như chúng ta đã thấy.
Trong bài nói chuyện tại Hội Nghị Hành Động Chính Trị Bảo Thủ hôm thứ sáu 24.02.2017 vừa qua, Trump mạt sát giới báo chí là “Kẻ thù của nhân dân” (The enemy of the people). Sau đó vào lúc 10 giờ tối, Trump đã viết trên Twitter, tấn công báo CNN và New York Times, rằng, CNN và The Times là “sự nguy hiểm nghiêm trọng cho đất nước”
Không chỉ tấn công giới báo chí, truyền thông, Trump còn tấn công, chỉ trích gay gắt giới tình báo, cảnh sát liên bang FBI bằng những tin nhắn trên Twitter như “cơ quan FBI đã không thể ngăn chận những rò rỉ thông tin của chính quyền trong thời gian dài. FBI cũng không thể tìm thấy những lỗ hổng đó ngay trong nội bộ của mình. Những tin tức mật bị tiết rộ cho truyền thông sẽ có những ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề đến an ninh quốc gia. Phải tìm ra ngay những lỗ hổng đó, ngay bây giờ”.
Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau đó, thư ký báo chí của Nhà Trắng Sean Spicer đã nói với một số phóng viên được chọn lựa kỹ càng trong một phòng riêng của Spicer rằng: “Nhà Trắng sẽ tìm mọi cách ngăn chận những nguồn tin được đánh giá là không chính xác rò rỉ ra ngoài”.
Theo lời tường thuật của một phóng viên được phép tham dự buổi họp báo với Spicer, Spicer tuyên bố “Chúng tôi sẽ phản công mãnh liệt, chúng tôi sẽ không thản nhiên ngồi nhìn và cho phép – như các ông thấy – những tin tức không chính xác, những dữ kiện không có thật, những chuyện hoang tưởng được phổ biến ra bên ngoài.
Phóng viên của các báo New York Times, BuzzFeed News, CNN, Los Angeles Times, Politico, the BBC và Huffington Post bị đuổi ra ngoài, không được tham dự buổi họp báo. Nhiều tờ báo khác được phép vào tham dự buổi họp nhưng đã tẩy chay để phản đối như Tạp chí Time (Time Magazine), hãng thông tấn AP (Associated Press)…
Hành động của Trump và Spicer với giới truyền thông trong ngày 24.02.2017 bắt đầu có chiều hướng theo khuôn mẫu chế độ CSVN, chế độ luôn tự hào là có nền báo chí tự do, không có kiểm duyệt nhưng hễ tờ báo nào loan tin bất lợi, phơi bầy sự thật ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo, đến chế độ, đảng CSVN thì tổng biên tập cùng phóng viên viết bài sẽ, nhẹ thì bị cảnh cáo, tước mất thẻ phóng viên, mất việc, tờ báo bị phạt vạ, nặng thì “nhập kho” vài năm, vì tội tiết lộ thông tin nhạy cảm thuộc về bí mật quốc gia.
Rõ ràng là Trump và thư ký báo chí Sean Spicer đang học tập, thi hành đúng đường lối, chiến thuật của cộng sản VN.
Có thể nói, việc Sean Spicer theo lệnh Trump cấm một số các tờ báo “thiên tả” từng phê phán, chỉ trích Trump và nội các không được tham dự cuộc họp báo của Nhà Trắng chiều thứ sáu 24.02.2017 chỉ là bước đầu thăm dò phản ứng dư luận. Nếu báo chí, truyền thông, người dân Mỹ không phản ứng hoặc phản ứng yếu ớt, không đủ ảnh hưởng, tác động, để làm cho Trump và nội các chùn bước, trong tương lai, Nhà Trắng sẽ có thêm những bước đi khác, tước bỏ dần sức mạnh của quyền lực thứ tư và đến một thời điểm nào đó, nước Mỹ sẽ không cón Tự Do Ngôn Luận và Tam Quyền Phân Lập nữa.
Cũng sẽ có một số người Việt – còn ở trong nước hay đã chạy thoát chế độ CS, những người ước ao Việt Nam có được một nền báo chí độc lập, tự do – ủng hộ quyết định này của ông Donald Trump và nội các. Họ sẽ hô hào “Tự do báo chí phải có giới hạn”, “ Không được loan tin thất thiệt, tin giả, tin nhảm…” Nhưng thế nào là tin giả, tin nhảm? Muốn báo chí loan thông tin thật hay thông tin định hướng? (Facts or alternative facts?)
Báo chí Mỹ vừa đưa tin, một người Mỹ trắng tên Adam Purinton, bắn chết một kỹ sư điện toán tại một quán Bar & Grill ở Kansas, ông Srinivas Kuchibhotla, người Ấn Độ, 32 tuổi, làm việc cho hãng Garmin, làm bị thương 2 người khác, một Ấn Độ tên Alok Madasani, bạn đồng nghiệp và đồng hương của nạn nhân bị tử vong, người thứ hai bị thương là môt thanh niên da trắng 24 tuổi tên Ian Grillot đã quan sát sự việc từ đầu đến cuối, ra tay nghĩa hiệp, tìm cách ngăn cản Adam Purington nhưng bị bắn luôn. Khi bắn 2 người Ấn Độ này, sát thủ đã hô lớn “Hãy cút xéo khỏi đất nước của tao”.
Trump và nội các của ông ta có chứng minh được tin này là giả hay tin nhảm do báo chí lề trái tung ra để chỉ trích sắc lệnh cấm di dân Hồi Giáo của Trump hay không? Nếu không thì hãy tiếp tục gõ cửa FBI, nhờ họ giúp Nhà Trắng bịt miệng báo chí, ém nhẹm tin này. Còn FBI từ chối như họ đã từ chối hai hôm trước, xin hiến kế cho Trump là: Hãy bổ nhiệm một người làm Trưởng ban Tuyên giáo, tương tự như ông Võ Văn Thưởng ở Việt Nam, cấm báo chí không được đưa những thông tin bất lợi cho chính quyền Trump.
Thạch Đạt Lang
(Ba sàm)
Nhận xét
Đăng nhận xét