Không, Việt Nam không hề thua. Việt Nam vô địch! Mất dạy vô địch!

Tèo Ngu Khìn
28-1-2018
Chỉ có những kẻ điên hoặc không có được nhận thức đầy đủ về thực tại nước nhà mới ảo vọng ước muốn chỉ qua 1 đêm chàng tí hon thoắt cái vươn vai thành gã khổng lồ. Thánh Gióng, dưới góc độ nào đó, chỉ là một hình thức giãi bày hoang đường của kẻ tự ti, yếu đuối.
Chỉ có những kẻ mụ mị lý trí mới không thấy rằng, kết quả 1 – 2 trận chung kết bóng đá U23 Việt Nam & U23 Uzbekistan như thế là đúng và đẹp. Thử nghĩ đi. Bước vào giải, U23 Việt Nam được giới chuyên môn đánh giá thế nào? Có phải yếu nhất không? Việt Nam yếu hơn Uzbekistan, điều đó là rõ ràng; chúng ta thua họ là bình thường và hợp lý. Có gì phải cay cú điên cuồng? Thử suy ngẫm đi. 
Nếu Việt Nam trận này lại “sống sót” sau 120 phút và lại thắng qua loạt sút luân lưu may rủi thì bóng đá có còn chứa đựng đầy đủ vẻ đẹp của nó nữa không? Vượt qua Iraq và Qatar qua những quả luân lưu 11 mét là quá đã rồi; không nên thắng cả ba trận liên tiếp bằng đá luân lưu vì quá tam ba bận, U23 Việt Nam lúc đó sẽ không phải là đội bóng đá nữa mà sẽ là đội…đá luân lưu! Như thế thì hài hước quá.
Thua thì nói là thua, có gì xấu hổ? Điều vĩ đại mà đội U23 Việt Nam đã làm được qua giải này là: chúng ta đã thắng chính mình, khơi gợi ngọn lửa tinh thần và làm điểm tựa cho những thế hệ cầu thủ tiếp theo lấy đó làm động lực vươn lên. Nam Cao đã nói gì nhỉ? “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”. Còn triết gia Plato từ xa xưa chẳng đã dạy nhân loại ư? “Chiến thắng bản thân là chiến thắng tốt đẹp và cao quý nhất; bị đánh bại bởi bản tính của mình là thất bại tồi tệ và nhục nhã nhất”.
Chỉ có lũ nham hiểm mới lợi dụng tâm lý & tình cảm đám đông mà chơi trò lồng ghép chính trị vào trong thể thao, nhằm mục đích lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng về mình nhưng lại khéo phủ lên dã tâm những ngôn từ mỹ miều: tự hào dân tộc, ‘thế nước mạnh, vận nước lên’. Vận nước & thế nước thế nào đâu phải do các cầu thủ bóng đá U23? Tuyên giáo và quan chức lãnh đạo nỡ lòng nào đè gánh nặng “vận nước & thế nước” quá lớn lao kia lên vai các cầu thủ trong khi sự thật là “vận nước & thế nước” thế nào thì phần lớn lại do trách nhiệm và từ hành động của bọn họ?
Nhìn tấm ảnh cổ động viên Việt Nam trưng những câu chữ tục tĩu thóa mạ U23 Uzbeksitan, đọc những bình luận của cổ động viên Việt Nam chửi bới, hăm họa trên Facebook của chàng cầu thủ số 11 của đội U23 Uzbeksitan – người ghi bàn thắng quyết định ở phút thứ 119 đưa đến chiến thắng chung cuộc cho đội U23 Uzbeksitan – tôi tự hỏi những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại như ‘văn minh’, ‘lịch thiệp’, ‘khiêm tốn’…có nghĩa gì với họ?
Cổ động viên Việt Nam trưng những câu chữ tục tĩu thóa mạ cầu thủ số 11 của đội U23 Uzbeksitan. Ảnh: Facebook
Họ luôn giương ảnh Hồ Chí Minh khi cổ động bóng đá, ra rả câu ca “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” nhưng họ họ học được gì từ những căn dặn của chính ông Hồ? “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”…”Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”. “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”.
Tôi cầu mong những thanh niên kia chỉ là thiểu số lẻ loi chứ nếu đa phần thanh niên Việt Nam giờ mà như thế thì “vận nước”, “thế nước” cũng như tương lai đất nước đã được thấy trước.
https://baotiengdan.com/2018/01/28/khong-viet-nam-khong-he-thua-viet-nam-vo-dich-mat-day-vo-dich/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?