Tin Việt Nam – 30/01/2018

Tin Việt Nam – 30/01/2018

Ký giả Dan Southerland:

“Thảm sát trong biến cố Mậu Thân là tội ác chiến tranh”

Hòa Ái, phóng viên RFA Cách nay tròn đúng 50 năm, vào thời điểm Tết Nguyên Đán Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoa ký thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ đồng hồ để cho dân chúng đón tết cổ truyền. Thế nhưng Quân đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra vào lúc giao thừa và hàng ngàn người dân bị thiệt mạng, trong đó cuộc thảm sát ở Huế vẫn là vết thương chưa lành. Cựu Tổng Biên tập Đài RFA, Ký giả Dan Southerland và Ký giả Bob Kaylor, cả hai vị đều là cựu phóng viên của hãng thông tấn UPI, chia sẻ nhân dịp đánh dấu 50 năm biến cố lịch thảm sát Mậu Thân. Vi phạm thỏa thuận ngừng bắn Hòa Ái: Xin chào hai Ký giả Dan Southerland và Bob Kaylor. Tôi được biết hai vị đã có mặt ở Việt Nam trong thời điểm biến cố Tết Mậu Thân xảy ra hồi năm 1968. Bây giờ đã 50 năm trôi qua, khi nhắc đến biến cố này, điều gì khiến cho hai vị nhớ nhất? Ký giả Bob Kaylor: Tôi đã ở Nha Trang trong lúc xảy ra cuộc tấn công, một đêm trước khi bắt đầu ở Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng tấn công 5 đồn cảnh sát khác nhau trong thành phố và vanh đai của Nha Trang. Đây là một vụ lớn. Nhưng ngay lúc đó tôi không lường được vụ tấn công này lớn đến mức độ nào, bởi vì nó diễn ra ở Nha Trang và vào đêm sau đó, diễn ra ở Sài Gòn và nhiều nơi khác ở Việt Nam. Cho nên mọi thứ thật sự bị quá sức vì quá nhiều người tấn công vào nhiều nơi. Đối với giới báo chí, chúng tôi cho là có thể dẫn đến một trận đánh lớn cần phải quan tâm. Hòa Ái: Thưa Ký giả Dan Southerland, qua chia sẻ của ông với khán thính giả RFA nhân dịp 40 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, tôi nhớ ông đã ở Sài Gòn khi biến cố Tết Mậu Thân xảy ra. Những hình ảnh nào của biến cố này đọng lại trong hồi ức của ông? Có những câu chuyện được kể lại quân đội Cộng sản vào trong thành phố, đi đến từng nhà ghi tên từng người và bắt họ đi, rồi họ bị mất tích luôn vào thời điểm đó. Không ai biết việc gì đã xảy ra với những người này. Sau cuộc tấn công nhiều tuần lễ, những hố chôn tập thể được khám phá và các cuộc thảm sát ghê rợn mới được phơi bày -Ký giả Bob Kaylor Ký giả Dan Southerland: Tôi thức dậy vào sáng ngày 30 tháng Giêng, tôi nghe như là tiếng pháo nổ, người ta đốt để đón Tết. Khi tôi nhận ra tôi tiếng súng liên thanh nổ, thì tôi thật cẩn thận trên đường đến văn phòng để đưa tin về cuộc tấn công. Tôi vừa kết hôn nên tôi chọn công tác ở Sài Gòn vì tôi cho rằng đây là một nơi an toàn. Nhưng ngay lúc đó, tôi nhanh chóng nhận ra Sài Gòn không còn an toàn nữa. Hòa Ái: Tôi được biết Ký giả Dan Southerland lúc đó còn rất trẻ, vừa tốt nghiệp đại học ngành báo chí được vài năm. Những gì ông chứng kiến trong biến cố Tết Mậu Thân tác động đến nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống của ông như thế nào? Ký giả Dan Southerland: Tôi nhận thấy đây chính là công việc mà tôi muốn làm, cuộc tấn công này là một dịp để tôi thực hiện nghề nghiệp làm báo của mình. Và, tôi cũng nhận ra tôi không thể chỉ ngồi đợi ở Sài Gòn để chờ xem chuyện gì xảy ra, nên tôi tình nguyện đi ra khỏi thành phố Sài Gòn và tôi đã chứng những tổn thất của cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Tôi đã học được nhiều bài học từ biến cố này. Hòa Ái: Thưa Ký giả Bob Kaylor, ông có còn nhớ phản ứng của chính giới và dân chúng Hoa Kỳ ra sao khi UPI và các cơ quan báo chí nước ngoài khác, đặt tại Việt Nam loan tin về biến cố tết Mậu Thân, đặc biệt về các cuộc thảm sát tại Huế, thưa ông? Thảm sát Mậu Thân Ký giả Bob Kaylor: Tôi là người đang có mặt tại hiện trường và là một trong những người tích cực đưa nhiều tin tức về cuộc tấn công, nên tôi không có chú ý đến thế giới và nước Mỹ phản ứng như thế nào. Nhưng tôi tập trung đưa tin về những trận đánh và tôi còn nhớ những bản tin liên quan đến các cuộc hành quyết mà mãi mấy tuần sau mới biết được. Có những câu chuyện được kể lại quân đội Cộng sản vào trong thành phố, đi đến từng nhà ghi tên từng người và bắt họ đi, rồi họ bị mất tích luôn vào thời điểm đó. Không ai biết việc gì đã xảy ra với những người này. Sau cuộc tấn công nhiều tuần lễ, những hố chôn tập thể được khám phá và các cuộc thảm sát ghê rợn mới được phơi bày. Hòa Ái: 50 năm biến cố Mậu Thân đã trôi qua, báo chí Việt Nam đưa tin về một sự kiện các cựu chiến binh giao lưu với học sinh ở một trường trung học cơ sở, tại phường Đa Kao, Sài Gòn hồi hạ tuần tháng 12 năm 2017. Tại cuộc gặp gỡ đó, một cựu chiến binh đã nói với học sinh rằng “giết kẻ địch trong chiến tranh không phải là tội ác”, nhưng người cựu chiến binh này cũng nhấn mạnh việc giết người vô tội như Pol Pot đã làm ở Campuchia là tội ác chiến tranh. Thưa ký giả Dan Southerland, những người dân thường ở Huế bị giết hại trong biến cố Mậu Thân lên đến con số hàng ngàn người, mà lịch sử ghi chép do quân đội Bắc Việt gây ra, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, ông có cho rằng các cuộc thảm sát này là tội ác chiến tranh hay không? Ký giả Dan Southerland: Vâng. Tôi nghĩ có thể xem đây là tội ác chiến tranh. Các cuộc thảm sát đó thực sự là khủng khiếp. Chúng ta không thể biết được con số thật sự bao nhiêu người đã biệt giết. Các ngôi mồ tập thể chứa khoảng từ 2800 đến 3000 nạn nhân. Như Ký giả Bob Kaylor đã kể thì không ai có thể biết con số cụ thể bao nhiêu người bị mất tích, nên số liệu người bị sát hại có thể cao hơn. Rất nhiều người bị mất tích. Hòa Ái: Cũng vào cuối tháng 12 năm 2017, truyền thông Việt Nam đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân 50 năm tổng tiến công Mậu Thân 1968, khẳng định cuộc tổng tiến công có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, dẫn đến đàm phán tại Hội nghị Paris để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Thưa Ký giả Bob Kaylor, là nhân chứng lịch sử và là một nhà báo, ông ghi nhận một cách tổng quát cuộc tổng tiến công Mậu Thân của quân đội Bắc Việt như thế nào? Ký giả Bob Kaylor: Chúng tôi đã không biết được tầm ảnh hưởng của cuộc tấn công Mậu Thân cho đến một thời gian sau khi nó xảy ra. Thật sự các cuộc tấn công xảy ra ở Việt Nam đều do quân đội Cộng sản thực hiện và chiến thắng thuộc về họ. Nhưng trong các trận đánh, lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ cho thấy quân đội Cộng sản bị tổn thất nặng nề. Theo cách nói của quân đội thì đó không phải chiến thắng vang dội. Nhiều năm sau nữa, tôi được gặp một ông Đại tá của Mỹ, người có liên hệ trong cuộc đàm phán đình chiến và ông đã kể lại cho tôi nghe những gì ông bàn thảo với đối tác, là một Đại tá của quân đội Bắc Việt. Trong ngày hai ông đại tá gặp nhau, Ông Đại tá Mỹ đã nói rằng “Các anh không bao giờ thắng chúng tôi trên trận chiến được”. Ông Đại tá của quân đội Bắc Việt nhìn vào mắt của ông Đại tá Mỹ và nói “Điều đó không liên quan gì cả”. Ông Đại tá Mỹ nói với tôi là sau đó ông nhận ra lời của ông Đại tá Bắc Việt nói đúng vì quân số của quân đội Bắc Việt bị tổn thất, nhưng trong thời gian dài họ thắng về mặt tâm lý và đã dẫn đến thế giới thay đổi quan điểm về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hòa Ái: Chúng tôi cũng được dịp trao đổi với một số gia đình có thân nhân là nạn nhân bị giết hại trong biến cố Mậu Thân. Nỗi sợ hãi và ám ảnh vẫn còn nguyên vẹn dù đã 50 năm trôi qua. Hai vị nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam nên làm gì đối với những gia đình này để nỗi đau mất mát phần nào được xoa dịu? Ký giả Dan Southerland: Tôi nghĩ đó là ý tưởng hay. Nhưng tôi không nghĩ Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện điều đó. Họ không phải là những người tốt đang điều hành quốc gia. Tôi nghi ngại họ sẽ không làm như vậy. Bởi vì, nếu họ làm thì sẽ rất tuyệt vời. Đã quá trễ để làm việc này đối với những người có liên quan trong biến cố Mậu Thân, cách đây 50 năm. Tôi nghĩ có thể xem đây là tội ác chiến tranh. Các cuộc thảm sát đó thực sự là khủng khiếp. Chúng ta không thể biết được con số thật sự bao nhiêu người đã biệt giết. Các ngôi mồ tập thể chứa khoảng từ 2800 đến 3000 nạn nhân. Như Ký giả Bob Kaylor đã kể thì không ai có thể biết con số cụ thể bao nhiêu người bị mất tích, nên số liệu người bị sát hại có thể cao hơn. Rất nhiều người bị mất tích -Ký giả Dan Southerland Tôi muốn thêm vào nhận định của Ký giả Bob Kaylor về biến cố Mậu Thân. Tôi nghĩ một trong những thất bại lớn nhất của biến cố này là quân đội Bắc Việt chú trọng vào việc kích động hoặc làm cho lớn chuyện lên. Họ nghĩ rằng sẽ được dân chúng hỗ trợ khi vào đến các thành phố, trị trấn, làng ấp, nhưng họ đã thất bại vì thực tế không phải như vậy. Đây là một khía cạnh quan trọng. Điều thứ hai quan trọng nữa là họ muốn hủy diệt lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được về nhà đón Tết trong thời gian ngưng bắn, nhưng quân đội Bắc Việt đã vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn đó. Tôi đã đến Bến Tre, một nơi bị tàn phá nặng nề sau cuộc tấn công Mậu Thân. Tôi thẩn thờ trước cái chết của hàng ngàn thường dân, đã bị giết trong thời gian ngưng bắn. Quân số của quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thời gian nghỉ Tết Mậu Thân có lẽ chỉ còn 1/6, và họ đã chiến đấu để chống trả lực lượng tấn công của đối phương. Tướng Westmoreland, Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam báo cáo đã thắng trận Mậu Thân. Tuy nhiên, Tổng thống Johnson lúc bấy giờ bị sốc khi xem được hình ảnh Việt Cộng tấn công vào tòa Đại sứ Mỹ. Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin cuộc chiến ở Việt Nam bị sa lầy và phong trào kêu gọi rút quân. Tổng thống Johnson đã ra lệnh ngưng bỏ bom ở miền Bắc và kêu gọi Bắc Việt ngồi vào bàn Hội nghị Paris. Ký giả Bob Kaylor: Như Ký giả Dan Southerland đã trình bày, thì người dân Mỹ đã quá mệt mỏi với các thông tin về người thân chiến đấu và bị mất mạng ở Việt Nam. Họ không thấy được lối thoát cho cuộc chiến này. Họ không muốn các chính trị gia tiếp tục hỗ trợ cho cuộc chiến tranh Việt Nam nữa và những lời kêu gọi của họ cuối cùng đã dẫn đến quyết định chấm dứt chiến tranh. Hòa Ái: Xin được cảm ơn Ký giả Dan Southerland và Ký giả Bob Kaylor dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với RFA nhân dịp 50 năm biến cố Mậu Thân. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tet-offensive-was-war-crimes-01302018084932.html

Việt Nam gọi thêm tổ chức ở Mỹ là khủng bố

Bộ Công An Việt Nam vào ngày 30 tháng Một ra thông báo, xác định tổ chức có tên ‘Chính phủ quốc gia Việt Nam Lâm thời’ tại Hoa Kỳ là tổ chức khủng bố. Theo Bộ Công an Việt Nam thì tổ chức này đã ném bom xăng đốt cháy 320 chiếc xe tại kho giữ xe của công an Thành phố Biên Hòa vào ngày 8/4/2017, ném bom xăng tại sân bay Tân Sơn Nhất, và âm mưu đặt bom một số nơi khác. Vào tháng 12 năm 2017, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án 15 người bị bắt do cáo buộc có liên quan đến tổ chức nói trên và những hoạt động khủng bố, từ 5 năm đến 16 năm tù giam. Theo Bộ Công An Việt Nam, tổ chức Chính phủ Quốc gia Lâm thời Việt Nam do 7 người Việt ở hải ngoại đứng đầu là ông Đào Minh Quân (thủ tướng), ông Quách Thế Hùng, bà Kelly Triệu, bà Lisa Phạm, bà Lâm Ái Huệ, ông Lý Hồng Thái và ông Nguyễn Đức Thắng. Vào ngày 25 tháng 12/2017, bà Lisa Phạm nói với Đài RFA rằng bà không phải là thành viên của tổ chức nói trên. Tại phiên tòa xử 15 người bị cáo buộc khủng bố của tổ chức này cũng vào tháng 12, một số bị cáo không công nhận hành động khủng bố. Trong khi đó người bị án tù nặng nhất 16 năm, là Đặng Hoàn Thiện thì nói rằng mình sẽ tiếp tục đấu tranh nhưng sẽ chọn phương cách khác. Trước đó, vào ngày 29/1, Bộ Công an Việt Nam cũng ra thông báo về tổ chức Việt Tân vốn đã bị Việt Nam xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố ở Mỹ. Thông báo viết rằng: “Hiện nay, “Việt tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-oversea-terrorist-called-police-01302018081311.html

HRW kêu gọi VN phóng thích ba nhà hoạt động

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 30/1 kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, một ngày trước khi họ bị đưa ra xét xử tại Hà Nội. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra lời kêu gọi này giữa lúc có nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản gia tăng quyền lực. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức này nói dù bị đàn áp mạnh, tinh thần của các nhà hoạt động nhìn chung vẫn kiên cường: “Các nhà hoạt động Việt Nam rất cương quyết và can đảm. Họ tiếp tục tranh đấu, và quyết tâm theo con đường của mình, cố gắng vượt qua mọi thách thức, cùng cất tiếng nói yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền con người và cải cảch đất nước.” ​Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong một tuyên bố hôm 30/1: “Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Việc bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.” Ông Thuận và ông Điển bị bắt từ tháng Ba năm 2017, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử ba nhà hoạt động vào ngày 31/1/ 2018. Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội trong mấy năm gần đây, như cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền. Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mời tới dự cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên của YSEALI trong chuyến thăm Việt Nam. Trần Hoàng Phúc mang theo các tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường tại các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra hồi tháng 4/2016. Trong khi đang xếp hàng để vào phòng họp, nhân viên an ninh đến đưa anh về một đồn công an để thẩm vấn. Ngày 29/6 năm 2017, công an bắt Trần Hoàng Phúc ở Hà Nội vì hành vi lưu trữ và đăng tải các tài liệu họ cho là “tuyên truyền chống Nhà nước” và cáo buộc anh theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Ông Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với tên gọi Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 khi ông và nhà hoạt động Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chấn hưng nước Việt, nhằm vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng. Ông Nguyễn Văn Điển, còn gọi là Điển Ái Quốc, 34 tuổi, đã cộng tác với Vũ Quang Thuận để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở Malaysia. Ông Điển bị bắt năm 2010 ở Kuala Lumpur và bị trục xuất về Việt Nam năm 2011. Công an bắt Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vào ngày 2/3/2017 tại Hà Nội vì đã “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet” và cáo buộc họ tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Blogger Trương Hùng Thái ở Thành phố Hồ Chí Minh viết trên Facebook đặt nghi vấn tại sao chính quyền có thể xử ba nhà tranh đấu tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong khi Thuận và Điển chỉ đưa lên mạng xã hội 17 lần phát sóng, trong đó Phúc tiếp sức 3 lần. “Tôi nhận thấy họ vô tội” và họ “sẽ ngẫng cao đầu trước tòa,” blogger Hùng Thái nhận định. Ông Adams nói: “Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền. Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?” https://www.voatiengviet.com/a/hrw-keu-goi-vietnam-phong-thich-ba-nha-hoat-dong/4231170.html

Việt Nam vi phạm quyền tự do đi lại tại cửa khẩu quốc gia?

Hòa Ái, phóng viên RFA Trong những năm qua, ngày càng có nhiều người lên tiếng gặp trở ngại khi ra vào cửa khẩu của Việt Nam, như không được xuất cảnh hay nhập cảnh dù họ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Không cho nhập cảnh Náo nức sau chuyến bay dài vượt Thái Bình Dương để gặp lại bố mẹ, người thân, bạn bè trong thời tiết mùa thu Hà Nội nồng nàn mùi hoa sữa, ông Dominic Phạm, một người Mỹ gốc Việt không thể hình dung bị 3 nhân viên an ninh đứng chờ với hình ảnh để nhận diện ông trước khi ông đến quầy làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu hàng không Nội Bài. Ông Dominic Phạm kể lại trong lần về Việt Nam hồi tháng 10 năm 2017, ông đã bị nhân viên an ninh của sân bay đưa vào một phòng riêng và làm việc với công an trong khoảng hơn một giờ đồng hồ. Ông Dominic Phạm bị tra vấn với nhiều câu hỏi liên quan đến sinh hoạt cộng đồng của ông ở Mỹ, như việc ông tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở miền Nam Cali hay chia sẻ ý kiến trên Facebook về tình hình chính trị-kinh tế-xã hội Việt Nam, cũng như ông đã gặp ai và làm gì trong những chuyến vào Việt Nam trước đó. Trả lời các câu hỏi của công an, ông Dominic Phạm khẳng định những sinh hoạt của ông ở Mỹ là hợp pháp theo luật định của Hoa Kỳ, còn các chuyến đi Việt Nam trước đó của ông như thế nào thì công an biết rất rõ rồi nên ông không cần thiết phải khai báo nữa. Tôi quyết định là không làm việc với họ nữa. Tại vì không còn gì để nói. Những điều họ đòi hỏi rất vô lý và tôi không thể đáp ứng được. Tôi lo lắng là họ sẽ gây khó dễ. Với những hoạt động trước đây của mình thì họ xem rất nguy hiểm và họ liệt vào ‘vấn đề an ninh quốc gia’. Thật ra thì chẳng có gì vi phạm pháp luật hết… Họ tịch thu hộ chiếu của tôi, không cho tôi đoàn tụ với gia đình, xâm phạm quyền tự do đi lại của tôi -Facebooker Hoàng Sỹ Vũ Mặc dù đã được cấp thị thực vào Việt Nam trong chuyến đi này, tuy nhiên công an nói với ông Dominic Phạm rằng họ không cho ông nhập cảnh. Ông Dominic Phạm lặp lại lời của viên công an: “Bây giờ chúng tôi nói thẳng với anh rõ ràng như vầy: hôm nay chúng tôi không cho anh nhập cảnh vì anh sẽ làm mất an ninh quốc gia của Nhà nước. Khi nào anh về lại Mỹ, anh đừng viết bài vỡ nói về Nhà nước này, anh đừng xuống đường nữa vì chúng tôi thấy tất cả các cuộc xuống đường ở Bolsa anh đều tham dự, thì chúng tôi sẽ cứu xét cho anh để anh được nhập cảnh lần sau.” Sau đó, ông Dominic Phạm được nhân viên an ninh của sân bay đưa lên máy bay để trở về Mỹ. Đài RFA ghi nhận trường hợp của ông Dominic Phạm không phải là duy nhất, mà trong vài năm trở lại đây, ngày càng đông những người Việt sinh sống ở khắp nơi trên thế giới cho biết họ không được nhập cảnh dù đã có đủ giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của Nhà nước Việt Nam. Hầu như nguyên nhân không được vào Việt Nam của họ đều giống nhau là lên tiếng trên mạng xã hội về các vấn đề liên quan Việt Nam. Có những trường hợp công an tại các cửa khẩu của Việt Nam yêu cầu những người gốc Việt bị cấm nhập cảnh không được công khai thông tin này và từ bỏ những việc làm như đã yêu cầu ông Dominic Phạm thì phía Việt Nam sẽ cứu xét cho nhập cảnh trong tương lai. Không được xuất cảnh Trong khi đó, không ít những công dân Việt Nam gặp trở ngại khi họ làm thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài. Đa số những người gặp phải trường hợp này là những nhà bất đồng chính kiến, các facebooker và blogger cổ võ cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Trường hợp mới nhất mà chúng tôi được biết là Facebooker Vũ Sỹ Hoàng, vào hạ tuần tháng 12 năm 2017, bị tịch thu hộ chiếu và không được xuất cảnh khi anh làm thủ tục lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất. Anh Vũ Sỹ Hoàng sau đó đã gửi đơn tường trình đến Cục quản lý xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh, về vụ việc anh bị tạm hoãn xuất cảnh và tạm giữ hộ chiếu. Trong đơn tường trình, Facebooker Vũ Sỹ Hoàng yêu cầu cơ quan chức năng cho biết nguyên nhân vì sao anh bị cấm xuất cảnh và trong thời hạn bao lâu, cũng như phải trả lại hộ chiếu cho anh vì việc thu giữ đó là không thỏa đáng. Cục quản lý xuất nhập cảnh nhắn tin qua điện thoại báo với Facebooker Vũ Sỹ Hoàng đến làm việc vào sáng ngày 19 tháng Giêng. Tại buổi làm việc, anh Vũ Sỹ Hoàng bị yêu cầu phải khai báo những sinh hoạt của anh trong các tổ chức xã hội dân sự độc lập; bao gồm Hội Nhà báo Độc lập, Mạng lưới Blogger Việt Nam và tổ chức NO-U Sài Gòn. Bên cạnh đó, anh Vũ Sỹ Hoàng còn được yêu cầu phải cung cấp giấy tờ trong quá trình xin visa định cư ở Mỹ xem có hợp lệ hay không và phải cam kết với Chính quyền Việt Nam không được tham gia các hội nhóm chống đối Nhà nước Việt Nam khi ra nước ngoài định cư. Buổi làm việc đến chiều cùng ngày, nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết và còn kéo dài không biết đến bao lâu. Blogger Vũ Sỹ Hoàng cho RFA biết: “Tôi quyết định là không làm việc với họ nữa. Tại vì không còn gì để nói. Những điều họ đòi hỏi rất vô lý và tôi không thể đáp ứng được. Tôi lo lắng là họ sẽ gây khó dễ. Với những hoạt động trước đây của mình thì họ xem rất nguy hiểm và họ liệt vào ‘vấn đề an ninh quốc gia’. Thật ra thì chẳng có gì vi phạm pháp luật hết. Cho nên, họ thích thì họ chặn quyền tự do đi lại của tôi một cách vô lý. Họ tịch thu hộ chiếu của tôi, không cho tôi đoàn tụ với gia đình, xâm phạm quyền tự do đi lại của tôi.” Không những vậy, Facebooker Vũ Sỹ Hoàng vào ngày 25 tháng Giêng còn cho biết cơ quan an ninh bắt đầu sách nhiễu thân nhân trong gia đình của anh, qua việc mời người dì lên phường làm việc. Nhà hoạt động dân chủ Uyên Vũ, một người từng rơi vào trường hợp giống như Facebooker Vũ Sỹ Hoàng, chia sẻ ông và gia đình bị Chính quyền Việt Nam gây khó dễ suốt hai năm kể từ khi Chính phủ Hoa Kỳ cấp giấy di dân, thì mới được xuất cảnh sang Mỹ. Ông Uyên Vũ cho biết tình trạng những người hoạt động dân chủ nhân quyền, các blogger và facebooker tại Việt Nam thường xuyên bị gây khó dễ và bị sách nhiễu trong việc đi lại không những ra vào Việt Nam mà cả trong cuộc sống thường nhật của họ. Tuy nhiên, ông Uyên Vũ nhấn mạnh những nhà bất đồng chính kiến nào đi định cư nước ngoài thì sớm muộn cũng được Chính quyền Việt Nam cho đi, với lập luận: Tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam không muốn giữ nhiều người bất đồng chính kiến ở trong nước làm gì. Tại vì càng có đông những người bất đồng chính kiến thì họ càng phải đối phó, càng phải bỏ nhiều công sức ra để canh giữ, chận đứng những cái họ gọi là ‘âm mưu’ hoặc gọi là ‘diễn biến hòa bình’ -Blogger Uyên Vũ “Tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam không muốn giữ nhiều người bất đồng chính kiến ở trong nước làm gì. Tại vì càng có đông những người bất đồng chính kiến thì họ càng phải đối phó, càng phải bỏ nhiều công sức ra để canh giữ, chận đứng những cái họ gọi là ‘âm mưu’ hoặc gọi là ‘diễn biến hòa bình’. Chính vì vậy, tôi nghĩ là trường hợp của Blogger Vũ Sỹ Hoàng rồi họ cũng sẽ trả lại hộ chiếu để anh ta có thể đi định cư nước ngoài. Vấn đề là anh Hoàng sẽ phải vất vả nhiều vì các thủ tục hành chính, vì những sự đòi hỏi hoặc làm phiền sách nhiễu của họ.” Trước tình trạng Chính quyền Việt Nam gây áp lực bằng nhiều hình thức đối với những nhà hoạt động ở trong nước, các tổ chức nhân quyền thế giới cáo buộc Hà Nội đang bước lùi trong vấn đề nhân quyền. Mới đây, tổ chức Freedom House, trụ sở tại Hoa Kỳ, vào trung tuần tháng Giêng công bố phúc trình thường niên cho thấy Việt Nam không có tự do trong nhiều khía cạnh, kể cả hạn chế quyền tự do đi lại của công dân. Việt Nam được xếp hạng 6/7, trong đó hạng 7 là những quốc gia mất tự do nhất. Về phía những người gốc Việt không được Chính quyền Việt Nam cho nhập cảnh, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận đa số nói rằng Hà Nội tự gây bất lợi cho chính họ trong lãnh vực du lịch lẫn uy tín trên trường quốc tế. Nhiều người trong số này còn quả quyết họ sẽ không bao giờ thực hiện theo những yêu cầu vô lý của nhà cầm quyền Việt Nam để nhận được cái gọi là “cứu xét cho nhập cảnh”, bởi vì quyền tự do tư trưởng, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do đi lại đã được quy định trong Công ước quốc tế. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-violate-movement-freedom-rights-at-border-custom-01292018110815.html

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM ‘báo động’

Ô nhiễm không khí đang ngày trang trầm trọng ở hai thành phố lớn của Việt Nam, theo các báo cáo mới. Hà Nội: Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm Ô nhiễm môi trường ‘đe dọa ổn định ở VN’Reuters đăng bài hôm 30/1 cho hay cả năm 2017, thủ đô Hà Nội chỉ có đúng 38 ngày có không khí sạch. Theo đó, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã ngang ngửa thủ đô khói bụi Bắc Kinh của Trung Quốc, theo thông tin ban đầu của một báo cáo từ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID). “Chỉ có hơn một tháng là có không khí sạch,” cố vấn kỹ thuật tại GreenID, Lars Blume, cho Reuters biết. “Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhiều người – họ vẫn phải ra ngoài và đi làm – và trong nhiều trường hợp rất khó để biết liệu không khí sạch hay bẩn,” ông Blume nói với Reuters. Nguyên nhân chính: xe cộ, công trường, xí nghiệp Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội xảy ra do ba yếu tố, bao gồm việc các công trường xây dựng ngày càng mọc lên, các lượng xe ô tô và xe máy gia tăng, và việc thiêu đốt phế phẩm nông nghiệp ngoài trời. Nhưng nghiên cứu cho thấy các ngành công nghiệp nặng như nhà máy thép, xi măng và các nhà máy nhiệt điện than gần trung tâm thủ đô cũng là các nhân tố lớn góp phần vào lượng khí thải. Uống trà ‘bổ phổi’ chống ô nhiễm không khí? Các thành phố lớn nhất chống ô nhiễm không khí thế nào? Theo tổ chức phi lợi nhuận này thì tình hình đang theo chiều hướng xấu hơn vì Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than. Tình hình ở TPHCM Trong khi đó ở TP HCM, vào đầu tháng Một, mức ô nhiễm môi trường đã lên đến mức báo động. Tại một tọa đàm hôm 3/1, ông Bằng được truyền thông Việt Nam dẫn lời rằng tại TPHCM, ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động với sức khỏe người dân. Ông Bằng nhận định tại Việt Nam, ô nhiễm không khí khiến khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mỗi năm, theo trích dẫn trên báo Công an Nhân dân. Cũng ở tọa đàm này, TS Lê Việt Phú, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế, ĐH Fulbright, nhìn lại năm 2013 và cho rằng thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí tại Việt Nam vào năm 2013 có thể lên đến trên 10 tỉ đôla. Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại về kinh tế thông qua việc mất thu nhập và giá trị mạng sống, ước tính tương đương khoảng 250.000 đôla/người. Với số lượng người tử vong vì ô nhiễm không khí, thiệt hại về kinh tế có thể chiếm 0,9-1,4% GDP, theo TS Phú. Biện pháp? Từ giữa 2016, chính phủ Việt Nam đã tiến hành một kế hoạch hành động quốc gia để kiểm soát và giám sát lượng khí thải và cải thiện chất lượng không khí. Hà Nội dự tính sẽ lắp đặt 70 trạm giám sát không khí. Nhưng GreenID mong muốn chính phủ phải lắp đặt hệ thống này trên toàn quốc và công bố số liệu về không khí công khai. Đồng thời phải cải thiện việc kế hoạch hóa đô thị, đầu tư vào năng lượng tái tạo, phương tiện giao thông công cộng, báo cáo của GreenID viết. Còn TS Lê Việt Phú đề nghị Việt Nam phải áp dụng một tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng không khí, từ mức 25 microgram hiện tại xuống 15-20 microgram. PGS.TS Hồ Quốc Bằng thì đề xuất nếu khu vực quận, huyện nào đó có chỉ số ô nhiễm không khí trên mức cho phép thì các cơ quan quản lý nên dừng việc quy hoạch phát triển các nhà máy, khu công nghiệp, hạn chế phương tiện giao thông đi lại… Đồng thời, ông nói thêm rằng các nhà máy cần có mới giới hạn xả thải, tức trong một tháng hay một quý, họ chỉ được thải một lượng khí thải nhất định. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42869116

Cục Hàng không VN phạt Vietjet 44 triệu

Cục Hàng không Việt Nam quyết định phạt công ty Vietjet 44 triệu đồng vì sự kiện ‘bikini’ gây tranh cãi khi chở tuyển bóng đá U23 Việt Nam. Thông cáo của cơ quan này hôm 30/1 cho hay họ xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu với Vietjet. Ngoài ra là 4 triệu xử phạt cá nhân Tiếp viên trưởng chuyến bay vì “không báo cáo kịp thời cho cơ trưởng chuyến bay”. Cục Hàng không nói việc tổ chức sự kiện trên chuyến bay “không làm mất an toàn chuyến bay nhưng có thể gây uy hiếp an toàn”. Hôm 29/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam “nhắc nhở, yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm” trong cuộc gặp đại diện Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet về vụ gây tranh cãi liên quan chuyến bay chở U23. Mạng xã hội hôm 28/1 có rất nhiều phê phán hình ảnh các người mẫu diện bikini trên chuyến bay Vietjet Air chở đội tuyển U23 Việt Nam từ Thường Châu, Trung Quốc về sân bay Nội Bài. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cho hay việc Vietjet tổ chức sự kiện này trên máy bay vướng vào hoạt động diễn thời trang mà chưa xin phép, và cũng liên quan lĩnh vực hàng không. Vì vậy, Bộ này chuyển vụ việc sang cho Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam để xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Bình luận vụ việc, một giảng viên nói vụ Vietjet cho người mẫu mặc bikini là “chiến dịch truyền thông thất bại” trong lúc một chuyên gia nói hãng bay “theo tư duy lỗi thời”. Hãng ‘hàng không bikini’ VietJet lên sàn Uzbekistan đã ‘ngại’ U23 VN thế nào? U23 VN luyện tập trước trận gặp Qatar Trước đó, thông cáo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet ghi: “Đây là sự trình diễn ngẫu hứng của các diễn viên, tiết mục này không nằm trong chương trình của công ty mà tự phát từ ban tổ chức hậu cần chuyến đi.” ‘Truyền thông của hãng thất bại’ Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt hôm 29/1, bà Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên đại học ở Hà Nội, nói: “Theo quan điểm của tôi, vụ Vietjet cho người mẫu mặc bikini chỉ là chiến dịch truyền thông thất bại của họ.” “Hãng này sẽ phải hứng chịu sự không ủng hộ của khách hàng và gánh chịu thiệt hại kinh tế.” “Nhưng tôi nghĩ điều khiến người ta phẫn nộ nhiều hơn là do lời xin lỗi không thành khẩn của bà tổng giám đốc Vietjet đổ lỗi cho người mẫu diễn bikini tự phát.” “Cái chính khiến công chúng bực bội là vì hãng bay để các cô gái lên quảng cáo trên chuyến bay đón U23 trong bối cảnh không phù hợp về văn hóa và đạo lý.” “Còn việc Cục Hàng không cũng như Bộ Văn hóa-Thông tin vào cuộc nói rằng họ sẽ làm rõ vụ này thì tôi cho rằng đây là động thái làm trầm trọng hóa vấn đề.” ‘Tư duy lỗi thời’ Cùng thời điểm, Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận, nói với BBC: “Cá nhân tôi cho rằng vụ diễn bikini trên máy bay đón U23 là một việc phản cảm, thậm chí thô tục, khiến người ta liên tưởng tới những không gian quán bar rẻ tiền. Nếu bản thân tôi ở trên chuyến bay đó, tôi sẽ thấy khó chịu và có cảm giác bị quấy rối.” “Dường như Vietjet vẫn đi theo tư duy đã lỗi thời và không còn văn minh rằng để vui vẻ thì phải liên quan tới cơ thể phụ nữ hở hang, gợi dục.” “Tôi hoàn toàn đồng cảm với sự phẫn nộ của nhiều người.” “Tuy nhiên, tôi phản đối việc một số người quay ra mạt sát những cô gái mặc bikini trên máy bay, hay mạt sát, lăng nhục lãnh đạo Vietjet. Đó cũng là những hành vi thiếu văn minh không kém. Chúng ta có thể phản đối gay gắt một hành vi nào đó mà không cần phải hạ nhục chủ nhân của hành vi đó.” “Tuy coi việc làm của Vietjet là rẻ tiền và không tôn trọng hành khách trên chuyến bay, tôi cũng cho rằng chính quyền không nên can thiệp qua các động thái như phạt hành chính, yêu cầu giải trình…” “Các công dân, tổ chức hoàn toàn có quyền kiện Vietjet ra tòa nếu họ cho rằng hành động của hãng hàng không này làm tổn hại tới họ. Và hãng bay này cần được có quyền bảo vệ mình trước pháp luật. Nhưng chính quyền cần hành xử theo pháp luật, không nên chạy theo cảm xúc của mạng xã hội hay của bất cứ nhóm người nào khác.” “Tôi cũng thấy lời xin lỗi/giải thích của lãnh đạo Vietjet về vụ việc không thuyết phục và nó phản ánh văn hóa doanh nghiệp kém cỏi và không xứng tầm với một doanh nghiệp lớn như vậy.” Tỷ phú đô la và các doanh nhân từng du học Liên Xô Việt Nam có hai tỷ phú đôla Đề cập về các hoạt động chào mừng U23 ở Hà Nội trong hôm 29/1, bà Hoàng Ánh nói thêm: “Tôi cũng không tán thành các hoạt động đón mừng U23 mà có vẻ như không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của các cầu thủ đang mệt mỏi vì ngủ muộn sau trận đấu vì phải trả lời phỏng vấn báo chí, bị quấy rối trên máy bay rồi phải tham dự các hoạt động chào mừng đến nửa đêm mà không được ăn uống đàng hoàng.” “Không chỉ doanh nghiệp, nhà tài trợ ăn theo mà các chính trị gia cũng xông vào theo.” “Lẽ ra thủ tướng muốn gặp đội U23 thì gặp sau cũng được, cho các cầu thủ nghỉ ngơi trước đã.” Trong khi đó, ông Đặng Hoàng Giang có ý kiến: “Thể thao chưa bao giờ độc lập với chính trị, điều này được thể hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông và Tây Âu, và là lý do ngày nay Trung Quốc, Mỹ, Nga hay Bắc Hàn đầu tư vào thể thao như một vũ khí của chính trị, ngoại giao, quyền lực mềm.” “Người yêu thể thao và hoạt động trong lĩnh vực thể thao cần lưu ý để mình không hoàn toàn trở thành con bài của chính trị. Thứ hai, ở bất cứ quốc gia nào, sẽ có rất ít trường hợp người dân xuống đường vì những vấn đề xã hội đông đảo như khi ăn mừng bóng đá; chúng ta không nên có kỳ vọng này.” “Người dân yêu mến đội tuyển U23 vì họ nhìn thấy ở các cầu thủ tình yêu công việc, sự khiêm tốn, trách nhiệm, tình đoàn kết đi kèm với say mê, kiên cường và tài năng.” “Ở Việt Nam, hơi khó để tìm thấy các phẩm chất này, ở mức độ tập trung như vậy, trong các lĩnh vực khác.” “Tôi hy vọng qua tấm gương của đội tuyển U23, những phẩm chất này sẽ được lan truyền, nẩy nở, sẽ gây cảm hứng; thay vì cá nhân các cầu thủ bị thui chột bởi chính trị, bởi toan tính thị trường và các âm mưu trục lợi của các doanh nghiệp và truyền thông.” Tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Vietjet giải thích do muốn tạo sự bất ngờ cho các cầu thủ nên Công ty đã không thông báo chương trình cho mọi người có mặt trên chuyến bay. Và do thời gian tổ chức chuyến bay gấp, Công ty chưa báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Thể dục thể thao), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về nội dung chương trình. Bản tin của Bộ Văn hóa nói Vietjet thông báo đã “kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc cũng như kỷ luật các nhân sự liên quan”. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42784719

Hoa Kỳ và Việt Nam

đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng

Đại sứ Tina S.Kaidanow, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất, phụ trách các vấn đề chính trị – quân sự, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm 30/1 đã bắt đầu cuộc Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 9 tại Hà Nội. Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết Đại sứ Kaidanow và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc đã đồng chủ trì cuộc đối thoại thoại thường niên giữa hai nước để thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng của Việt Nam. Truyền thông Việt Nam cho biết các chủ đề dự kiến được thảo luận tại sự kiện này gồm hợp tác an ninh, thương mại quốc phòng, an ninh hàng hải, gìn giữ hoà bình và các vấn đề khác. Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Các nội dung thảo luận sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác song phương và thể hiện rõ cam kết của Washington trong việc bảo đảm hoà bình, ổn định và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” Báo Việt Nam trích lời Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục phát triển ổn định, sâu rộng và hiệu quả trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Trước đó, chiều ngày 29/1, bà Kaidanow có cuộc gặp với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Các cuộc thảo luận tại Việt Nam sẽ càng đẩy mạnh quan hệ song phương đang phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam và Mỹ, phản ánh sự cam kết chung của hai nước nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và an ninh.” Chuyến công du Việt Nam của đại sứ Kaidanow kéo dài đến ngày 4/2, với các điểm đến dự kiến lần lượt là Hà Nội, Quảng Trị, Huế. Bà Kaidanow cũng sẽ đến thăm các dự án khảo sát, rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, gặp gỡ đại diện Cảnh sát biển Việt Nam. Nhật báo The Straits Times của Singapore hôm 27/01 cho hay bà Kaidanow cũng dự trù lên thăm tàu tuần duyên mà Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam hồi năm ngoái, nay là tàu bảo vệ bờ biển lớn nhất của Việt Nam. Trao đổi với tờ Straits Times qua điện thoại, Đại Sứ Kaidanow cho biết Trung Quốc cũng là đề tài mà tất cả các bên đều quan tâm trong chuyến công du của bà. Truyền thông Việt Nam nói hai bên nhất trí sẽ tiến hành Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng lần thứ 10 tại thủ đô Washington, DC. Sau chuyến thăm Việt Nam, Đại Sứ Kaidanow sẽ cùng phái đoàn Hoa Kỳ sang Singapore dự cuộc triển lãm Singapore Air Show. https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-va-viet-nam-doi-thoi-chinh-tri-an-ninh-quoc-phong/4230969.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù