Cho đến năm 35 tuổi, tôi mới biết 4 thói quen chi tiêu này của mẹ: Bảo sao ông bà mua được cả nhà và xe mà chẳng phải chật vật - https://cafef.vn
26-10-2024 - 19:00 PM | Lifestyle
Là những người công nhân trong xưởng may, song bố mẹ tôi khéo léo chi tiêu để có thể trang trải cuộc sống mà chẳng thua kém ai.
- 25-10-2024
- 23-10-2024
- 22-10-2024
Hoa Khương (Nam Ninh, Trung Quốc, 35 tuổi) sinh ra và lớn lên trong gia đình có 2 chị em. Bố mẹ cô đều là công nhân trong nhà máy dệt. Trước đây, gia đình ông bà cô sống dựa vào nghề nông nên cũng chẳng có tài sản gì quý giá để cho con cái. Chính vì thế, kể từ xây dựng gia đình, bố mẹ đều phải tự cố gắng.
Chỉ dựa vào khoản lương hàng tháng, mẹ cô đã khéo vun vén và quản lý chi tiêu để nuôi dưỡng 2 chị ăn học chẳng thua kém ai. Bố mẹ tự mua đất, xây nhà cũng chẳng cần phải vay mượn quá nhiều người. Sau này, khi các con lên đại học và có thể tự đi làm, bố mẹ cũng sắm được ô tô để đi lại cho đỡ nắng mưa.
Trong một lần, chia sẻ về cuộc sống chật vật ở thành phố với bao khoản chi tiêu phải lo, cô đã được nghe cách mẹ quản lý chi tiêu để có thể giải toả áp lực tài chính. Dưới đây là 4 kinh nghiệm cô học được từ mẹ:
Hạn chế tiêu dùng bốc đồng
Dù là mua đồ ăn, quần áo hay nhu yếu phẩm hàng ngày, mẹ thường lên danh sách trước khi đến chợ hay siêu thị. Bà cho biết trước khi hình thành được thói quen này, hầu như mỗi lần đi mua sắm đều chi tiêu “quá tay”. Thậm chí, có lần, bà đã mua những nguyên liệu, nhu yếu phẩm hàng ngày lặp đi lặp lại. Cuối cùng, nó không được sử dụng và buộc phải bỏ đi.
Do đó, trước khi đi ra ngoài mua bất kỳ thứ gì, mẹ của Khương Hoa luôn xem trong tủ lạnh còng đồ dùng đó không. Đồng thời để ngăn ngừa lãng phí và tiết kiệm, mẹ cô thường lên thực đơn hàng tuần dựa trên nguyên liệu sẵn có từ trước. Thêm nữa, bà thường mua các nguyên liệu với số lượng lớn nên có được giá thành rẻ hơn.
Không chỉ đồ ăn, từng bộ quần áo trong tủ đồ của bà đều được lựa chọn kỹ lưỡng. Bà không bao giờ mù quáng chạy theo mốt và mua những thứ không thực tế.
Mẹ hiểu rõ nhiều ham muốn trong cuộc sống chỉ là những rung động nhất thời. Điều thực sự mang đến hạnh phúc lâu dài thường là các thành tựu, sự tích luỹ nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ và việc kiên nhẫn chờ đợi. Vì thế, mẹ giữ được bình tĩnh trước cám dỗ và không hy sinh lợi ích lâu dài cho những niềm vui nhất thời. Như mẹ sẽ chọn tiết kiệm tiền mua quần áo để dành cho những chi phí quan trọng hơn trong tương lai, hoặc làm quỹ giáo dục cho con. Nhờ đó, mẹ tích lũy được nhiều của cải hơn.
Quản lý chi tiêu theo túi
Mẹ cho biết ngay sau khi khi lĩnh lương sẽ phân loại và kế hoạch cho từng khoản tiền, sau đó chia chúng vào từng túi nhỏ. Sau khi trừ đi tiền phải dành tiết kiệm và trả nợ, mẹ sẽ chia số tiền còn lại thành các khoản sau: Chi phí cố cố định (tiền cấp dưỡng cho bố mẹ), chi phí cố định biến đổi (tiền điện, nước, truyền hình) và chi phí biến đổi (tiền ăn, tiền gạo, chi phí hàng ngày, chi phí nuôi con) nhằm kiểm soát ngân sách tốt hơn.
Theo kinh nghiệm của bà, chúng ta đừng bao giờ coi thường sức mạnh của những đồng tiền lẻ. Chúng như một quả cầu tuyết, càng lăn sẽ càng to ra. Sau một năm tiết kiệm những đồng tiền lẻ, bạn có được một món tiền vài triệu đồng là điều dễ dàng.
Để ý thói quen tiết kiệm nhỏ hàng ngày
Mẹ tiết kiệm nước và điện, không lãng phí quá mức mà là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trước mắt. Sau khi pin được sạc đầy, bà thường nhanh chóng rút nó khỏi ổ sạc. Đừng đánh giá thấp phần tiền này, khoản tiền tiết kiệm lâu dài sẽ thành một nguồn thu nhập đáng kể.
Tận dụng mọi thứ một cách tối đa
Mẹ luôn sử dụng mọi vật dụng trong nhà một cách tốt nhất có thể. Ví dụ, bà thường biến quần áo cũ, rách thành những chiếc khăn để lau bụi bẩn. Bà biến chai rỗng thành chậu hoa. Bàn chải đánh răng không sử dụng sẽ trở thành chiếc chổi cọ góc bếp.
Đối với mẹ, không có vật dụng nào phải bỏ đi. Tất cả mọi thứ đều như kho báu đang chờ chúng ta khám phá. Điều này không chỉ giúp bà tiết kiệm tiền mà còn khiến cuộc sống thú vị hơn.
Đời sống pháp luật
Nhận xét
Đăng nhận xét