Cuộc bầu cử Mỹ có thể thay đổi thế giới như thế nào?

 Một hình ảnh được xử lý cho thấy Kamala Harris và Donald Trump đứng trước một quả địa cầu nứt

  • Tác giả,Lyse Doucet
  • Vai trò,Phóng viên Quốc tế

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rảo bước ở Kyiv vào tháng 2/2023 trong một chuyến công du bất ngờ nhằm bày tỏ tình đoàn kết với Volodymyr Zelensky, người đồng cấp của ông ở Ukraine, còi báo động đã hú vang.

"Tôi cảm thấy điều gì đó... mạnh mẽ hơn bất cứ điều gì trước đây," sau đó ông nhớ lại.

"Nước Mỹ là một ngọn hải đăng của thế giới."

Thế giới giờ đây đang đợi để xem ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý ngọn hải đăng tự phong này sau khi người Mỹ lựa chọn tổng thống của mình vào tuần tới.


"Kết quả của cuộc bầu cử Mỹ có ý nghĩa vô cùng sâu rộng, dựa trên tầm ảnh hưởng vô song mà Mỹ đang nắm giữ, không chỉ qua sức mạnh quân sự và kinh tế, mà qua tiềm năng lãnh đạo với uy quyền đạo đức trên trường quốc tế," Martin Griffiths, một trung gian hòa giải xung đột kỳ cựu, người, cho tới gần đây, là Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, nói.

Ông nhìn nhận các dấu hiệu tích cực nếu bà Harris thắng cử.

"Một tổng thống Harris đại diện cho niềm hi vọng đó," ông nói với tôi.

Ngược lại với "một sự trở lại ghế tổng thống của Trump được đánh dấu bởi chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa đơn phương, không mang lại gì ngoài làm sâu sắc hơn sự bất ổn và thất vọng toàn cầu".

Mỹ cũng là một nhà tài trợ đơn lẻ lớn nhất cho Liên Hợp Quốc. Năm 2022, nước này đã cung cấp kỷ lục 18,1 tỷ USD.

Nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã cắt viện trợ cho một vài tổ chức của Liên Hợp Quốc và rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới. Các nhà tài trợ khác đã phải vật lộn để điền vào khoảng trống - đó là điều Trump muốn xảy ra.

Nhưng ông Griffths nhấn mạnh một sự thất vọng sâu sắc trong cộng đồng làm công tác cứu trợ nhân đạo và hơn thế nữa, và chỉ trích sự "chần chừ" của chính quyền Biden đối với tình hình ngày càng tồi tệ ở Trung Đông.

Các lãnh đạo cơ quan viện trợ đã nhiều lần cáo buộc vụ giết người do Hamas thực hiện hôm 7/10 đối với các thường dân vô tội Israel. Nhưng họ cũng nhiều lần kêu gọi Mỹ có thêm hành động để chấm dứt nỗi thống khổ của người dân ở Gaza và Lebanon.

A billboard at a traffic intersection in Tehran shows the Iranian president and a Revolutionary Guards leader opposite Biden and Netanyahu. Three people walk in front of the billboard
Chụp lại hình ảnh,Một biển quảng cáo ở Tehran cho thấy tổng thống Iran và một lãnh đạo Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ở phía đối diện với ông Biden và Netanyahu

Biden và các quan chức hàng đầu trong chính quyền của ông đã kêu gọi đổ thêm viện trợ vào Gaza, và có lúc đã tạo nên sự khác biệt.

Nhưng giới chỉ trích nói rằng các viện trợ này, và áp lực, không bao giờ là đủ.

Một cảnh báo mới đây rằng các viện trợ quân sự mang tính sống còn có thể bị cắt giảm đã đẩy lui quyết định này cho tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

"Các lãnh đạo thực sự sẽ giải quyết khủng hoảng nhân đạo với một sự cương quyết không lay chuyển về mặt đạo đức, đưa việc bảo vệ mạng sống con người trở thành nền tảng của ngoại giao và hành động của Mỹ trên trường quốc tế," ông Griffiths nói.

Nhưng ông vẫn tin rằng nước Mỹ là một cường quốc không thể thiếu.

"Ở vào một thời điểm bất ổn và xung đột toàn cầu, thế giới mong mỏi Mỹ đứng lên để gánh lấy thách thức bằng sự lãnh đạo có trách nhiệm và có nguyên tắc... Chúng ta đòi hỏi nhiêu hơn thế. Chúng ta xứng đáng hơn thế. Và chúng ta dám hi vọng nhiều hơn thế."

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?