Cam Bốt: Chế độ cha truyền con nối đang hình thành ?
Hun Manet (giữa), con trai của Thủ tướng Hun Sen sau buổi họp báo của Hội đồng Bộ trưởng tại Phnom Penh ngày 22/04/2011.
REUTERS
Con trai Thủ tướng Cam Bốt sẽ là người kế nghiệp cha ? Một tháng trước bầu cử Quốc hội, người con cả của ông Hun Sen là Hun Manet, đang từ thiếu tướng được thăng cấp lên trung tướng trong quân đội Hoàng gia. Đây là sự thăng tiến nhanh chóng nhất chưa từng thấy ở Cam Bốt và là tín hiệu báo trước ông Hun Sen đang xây dựng một triều đại theo mô hình của Bắc Triều Tiên.
Kết quả bầu cử Quốc hội ngày 28/07/2013 mở ra viễn cảnh Thủ tướng Hun Sen tiếp tục cầm quyền thêm ít nhất là 5 năm. Nhưng lãnh đạo Cam Bốt gần đây đã tuyên bố ông sẽ điều hành đất nước thêm 10 năm nữa, tức là ít nhất cho đến 70 tuổi. Tuyên bố trên được các nhà phân tích xem là dấu hiệu rõ rệt nhất báo trước Thủ tướng Hun Sen đang chuẩn bị cho các con ông sau này trở thành lãnh đạo Xứ Chùa Tháp. Nói cách khác, Cam Bốt đang xây dựng mô hình « cha truyền con nối » theo kiểu của Bắc Triều Tiên.
Đứng đầu đảng Nhân Dân Cam Bốt, Hun Sen đã liên tục cầm quyền từ năm 1985 tới nay. Đảng này đã xây dựng một bộ máy tranh cử để bảo vệ quyền lực. Đồng thời, trong gần ba thập niên qua Thủ tướng Hun Sen cũng đã tạo dựng được cả một đế chế tài chính và kinh tế vững chắc. Nhưng đáng nói hơn cả là lãnh đạo Cam Bốt đang tìm cách gài những người thân cận vào đủ mọi lĩnh vực, từ các hoạt động chính trị đến ngành truyền thông, từ ngành cảnh sát đến quân đội.
Trên sân khấu chính trị Cam Bốt hiện nay, con trai út của Thủ tướng Hun Sen là Hun Mani, 30 tuổi, được coi là một gương mặt nổi bật trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Hun Mani ra tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Tốt nghiệp ở Hoa Kỳ, anh đang lãnh đạo phong trào thanh niên của đảng.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là vào tháng 06/2013, hai người con trai khác của ông Hun Sen đã được Quốc vương Norodom Sihamoni ký sắc lệnh thăng tướng. Trưởng nam của Thủ tướng Cam Bốt là Hun Manet, 35 tuổi, đang là phó chỉ huy lực lượng vệ sĩ cho cha và đứng đầu đơn vị chống khủng bố quốc gia, được thăng cấp trung tướng trong quân đội Hoàng gia. Người con trai thứ hai của Thủ tướng Hun Sen là Hun Manith, 31 tuổi, được phong từ hàm đại tá lên chuẩn tướng. Các nhà bình luận ghi nhận, đối với hai người con này của ông Hun Sen, đây là một sự thăng tiến nhanh chóng chưa từng thấy.
Theo nhận xét của chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Cam Bốt, ông Ou Virak, « ngày càng rõ rệt là Thủ tướng Hun Sen đang xây dựng một triều đại (…) Có nhiều khả năng guồng máy điều hành đảng Nhân Dân Cam Bốt trong tương lai sẽ được trao cho các con ông Hun Sen. Điều đó cũng có nghĩa là ít có hy vọng đảng này cải tổ nội bộ ».
Trên thực tế, tiến trình chuẩn bị của ông Hun Sen đã được khởi động từ khoảng một chục năm nay, khi các quan chức trong hàng ngũ đảng Nhân Dân Cam Bốt liên kết với nhau qua mối quan hệ gia đình, họ dựng vợ gả chồng cho con cái lẫn nhau để bảo vệ lợi ích kinh tế, cũng như quyền lợi chính trị. Những gương mặt lãnh đạo nổi bật nhất trong hàng ngũ đảng Nhân Dân Cam Bốt hiện nay từng ủng hộ cuộc can thiệp quân sự của Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979. Tất cả những thành phần đó nay đã bước vào tuổi lục tuần. Theo phân tích của AFP, dường như họ bắt đầu sẵn sàng để truyền lại di sản chính trị cho thế hệ kế tiếp. Trong cuộc tuyển cử ngày 28/07/2013, đã có ít nhất 7 người trong số con cái của các lãnh đạo Cam Bốt ra tranh cử. Đương nhiên là đảng của Thủ tướng Hun Sen phủ nhận mọi cáo buộc cho là đảng này đã ưu đãi các con em các quan chức trong chính quyền. Phnom Penh giải thích rằng, do đấy là những thành phần trẻ ưu tú, được đào tạo ở nước ngoài, cho nên lớp trẻ đó « đủ tư cách và khả năng hơn ai hết » để tiếp nối sự nghiệp của cha, chú.
Trong gần ba thập niên cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen đã đưa Cam Bốt từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á. Cam Bốt đã gia nhập khối ASEAN. Thế nhưng một phần ba dân số Xứ Chùa Tháp vẫn sống dưới ngưỡng nghèo khó, và các mối căng thẳng trong xã hội ngày càng nhiều. Chính sách tịch thu đất của nông dân để cho các công ty nước ngoài vào khai thác gây phẫn nộ trong công luận Cam Bốt.
Trong bối cảnh đó một số nhà quan sát nêu lên câu hỏi, mô hình chính trị theo kiểu cha truyền con nối của Bắc Triều Tiên, mà Thủ tướng Hun Sen đang cố công gầy dựng, liệu sẽ có dễ dàng được người dân Cam Bốt chấp nhận hay không. Hay là ngược lại, những tính toán đó sẽ có lợi cho phe đối lập, đang phấn khởi kể từ khi lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc, ông Sam Rainsy, trở về nước sau khi được Quốc vương ân xá.
Đứng đầu đảng Nhân Dân Cam Bốt, Hun Sen đã liên tục cầm quyền từ năm 1985 tới nay. Đảng này đã xây dựng một bộ máy tranh cử để bảo vệ quyền lực. Đồng thời, trong gần ba thập niên qua Thủ tướng Hun Sen cũng đã tạo dựng được cả một đế chế tài chính và kinh tế vững chắc. Nhưng đáng nói hơn cả là lãnh đạo Cam Bốt đang tìm cách gài những người thân cận vào đủ mọi lĩnh vực, từ các hoạt động chính trị đến ngành truyền thông, từ ngành cảnh sát đến quân đội.
Trên sân khấu chính trị Cam Bốt hiện nay, con trai út của Thủ tướng Hun Sen là Hun Mani, 30 tuổi, được coi là một gương mặt nổi bật trong hàng ngũ đảng cầm quyền. Hun Mani ra tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua. Tốt nghiệp ở Hoa Kỳ, anh đang lãnh đạo phong trào thanh niên của đảng.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là vào tháng 06/2013, hai người con trai khác của ông Hun Sen đã được Quốc vương Norodom Sihamoni ký sắc lệnh thăng tướng. Trưởng nam của Thủ tướng Cam Bốt là Hun Manet, 35 tuổi, đang là phó chỉ huy lực lượng vệ sĩ cho cha và đứng đầu đơn vị chống khủng bố quốc gia, được thăng cấp trung tướng trong quân đội Hoàng gia. Người con trai thứ hai của Thủ tướng Hun Sen là Hun Manith, 31 tuổi, được phong từ hàm đại tá lên chuẩn tướng. Các nhà bình luận ghi nhận, đối với hai người con này của ông Hun Sen, đây là một sự thăng tiến nhanh chóng chưa từng thấy.
Theo nhận xét của chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Cam Bốt, ông Ou Virak, « ngày càng rõ rệt là Thủ tướng Hun Sen đang xây dựng một triều đại (…) Có nhiều khả năng guồng máy điều hành đảng Nhân Dân Cam Bốt trong tương lai sẽ được trao cho các con ông Hun Sen. Điều đó cũng có nghĩa là ít có hy vọng đảng này cải tổ nội bộ ».
Trên thực tế, tiến trình chuẩn bị của ông Hun Sen đã được khởi động từ khoảng một chục năm nay, khi các quan chức trong hàng ngũ đảng Nhân Dân Cam Bốt liên kết với nhau qua mối quan hệ gia đình, họ dựng vợ gả chồng cho con cái lẫn nhau để bảo vệ lợi ích kinh tế, cũng như quyền lợi chính trị. Những gương mặt lãnh đạo nổi bật nhất trong hàng ngũ đảng Nhân Dân Cam Bốt hiện nay từng ủng hộ cuộc can thiệp quân sự của Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979. Tất cả những thành phần đó nay đã bước vào tuổi lục tuần. Theo phân tích của AFP, dường như họ bắt đầu sẵn sàng để truyền lại di sản chính trị cho thế hệ kế tiếp. Trong cuộc tuyển cử ngày 28/07/2013, đã có ít nhất 7 người trong số con cái của các lãnh đạo Cam Bốt ra tranh cử. Đương nhiên là đảng của Thủ tướng Hun Sen phủ nhận mọi cáo buộc cho là đảng này đã ưu đãi các con em các quan chức trong chính quyền. Phnom Penh giải thích rằng, do đấy là những thành phần trẻ ưu tú, được đào tạo ở nước ngoài, cho nên lớp trẻ đó « đủ tư cách và khả năng hơn ai hết » để tiếp nối sự nghiệp của cha, chú.
Trong gần ba thập niên cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen đã đưa Cam Bốt từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á. Cam Bốt đã gia nhập khối ASEAN. Thế nhưng một phần ba dân số Xứ Chùa Tháp vẫn sống dưới ngưỡng nghèo khó, và các mối căng thẳng trong xã hội ngày càng nhiều. Chính sách tịch thu đất của nông dân để cho các công ty nước ngoài vào khai thác gây phẫn nộ trong công luận Cam Bốt.
Trong bối cảnh đó một số nhà quan sát nêu lên câu hỏi, mô hình chính trị theo kiểu cha truyền con nối của Bắc Triều Tiên, mà Thủ tướng Hun Sen đang cố công gầy dựng, liệu sẽ có dễ dàng được người dân Cam Bốt chấp nhận hay không. Hay là ngược lại, những tính toán đó sẽ có lợi cho phe đối lập, đang phấn khởi kể từ khi lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc, ông Sam Rainsy, trở về nước sau khi được Quốc vương ân xá.
Nhận xét
Đăng nhận xét