Lộ Trình Đòi Trả Tự Do Cho Các Tù
Nhân Lương Tâm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 24 tháng 7, BPSOS phổ biến lộ trình đòi tự do cho tất cả các
tù nhân lương tâm hiện ở trong các nhà tù Việt Nam. Lộ trình gồm 3 bước.
Bước thứ nhất, ngay lập tức, Việt Nam cần chứng tỏ thiện chí bằng
cách trả tự do vô điều kiện cho một số nhỏ tù nhân lương tâm vốn đã được Toà
Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao hay Toà Đại Sứ Hoa Kỳ nêu đích danh, như Ts. Cù Huy Hà
Vũ, Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần…
Bước thứ hai, Việt Nam trả tự do cho tất cả số tù nhân lương tâm
trong danh sách đã được các tổ chức quốc tế phối kiểm, quanh thời điểm TT Obama
gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ở Brunei vào
tháng 11 tới đây.
Bước thứ ba, Việt Nam mở cửa các nhà tù cho những cơ quan quốc tế
kiểm tra và phối kiểm nhiều trăm tù chính trị và tôn giáo thuộc các sắc dân bản
địa (Khmer Krom, Tây Nguyên, Hmong). Bước thứ ba phải được hoàn tất trước khi
Việt Nam được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho vào
TPP.
Có một lộ trình như vậy sẽ giúp tránh tình trạng Việt Nam nhượng bộ
tượng trưng và rồi đâu lại vào đó, và cũng giúp huy động sự yểm trợ của quốc tế
cho một mục đích rõ ràng, cụ thể. Đến nay đã có 14 tổ chức ủng hộ lộ trình này
và chúng tôi tiếp tục vận động thêm các tổ chức nhân quyền ủng hộ. Lộ trình này nằm trong kế hoạch Vận Động Cho
Việt Nam 2013-2014.
Đi kèm với lộ trình này là kế hoạch thực hiện gồm ba
mũi.
<!--[if !supportLists]-->(1)
<!--[endif]-->Đẩy lùi
thời điểm cho Việt Nam tham gia TPP, mà Hành Pháp Obama dự kiến sẽ hoàn tất việc
thương thảo để Quốc Hội phê chuẩn cuối năm nay:
Phương thức gạt Việt Nam ra khỏi TPP trong lúc này là “gom phiếu”
của các nhóm lợi ích khác nhau. Nhóm lợi ích mạnh nhất là các công đoàn lao
động; họ có thể lấy được khoảng 160 phiếu của các vị dân biểu Đảng Dân Chủ. Như
vậy, chúng ta cần thêm 60 phiếu từ các nhóm sau đây: các vị dân biểu đại diện
các vùng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự bất quân bình mậu dịch, như là trong kỹ nghệ may
dệt ở North Carolina; các vị dân biểu đại diện các vùng có mức thất nghiệp cao
như ở San Fernando Valley, California; các vị dân biểu quan tâm về nhân quyền;
các vị dân biểu có cử tri bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt tài sản. Chúng ta
cần làm tương tự ở Thượng Viện và với các quốc gia khác đang thương thảo TPP
(như Úc, Nhật,Tân Tây Lan).
<!--[if !supportLists]-->(2)
<!--[endif]-->Leo
thang sự can thiệp của quốc tế cho từng tù nhân chính trị và lương
tâm:
Như vậy vừa tạo áp lực chồng chất lên chính quyền Việt Nam, vừa cho
họ thấy rằng việc xử tù nhằm vô hiệu hoá các người bất đồng quan điểm bị phản
tác dụng: giam càng lâu thì uy tín, tiếng nói và vị thế của các người tù lương
tâm càng tăng ở trong nước và trên trường quốc tế. Chương trình mỗi dân biểu Hoa
Kỳ “đỡ đầu” một tù nhân lương tâm, vận động sự lên tiếng của Uỷ Hội Nhân Quyền
LHQ cho từng tù nhân, vận động Hành Pháp Obama và các chính quyền trong thế giới
tự do, đề cử tù nhân lương tâm cho các giải thưởng nhân quyền quốc tế, vận động
các tổ chức quốc tế kiểm tra tình trạng lao tù, và nối kết các tổ chức nhân
quyền quốc tế yểm trợ cho từng tù nhân lương tâm là những phương thức đang được
sử dụng.
<!--[if !supportLists]-->(3)
<!--[endif]-->Trợ
giúp cho gia đình của tù nhân lương tâm trước chính sách thắt xiết kinh tế của
nhà nước:
Sự giúp đỡ này cần phải dài hạn và đầy đủ thay vì mang tính cách
biểu tượng, ngắn hạn, khi có khi không. Một số tổ chức nhân quyền quốc tế có
ngân quỹ cho việc trợ giúp như vậy. Chúng ta cần tận khai thác các cơ hội này
ngoài việc lập thêm những quỹ riêng.
Muốn có hiệu quả, mỗi nhóm hay tổ chức ở hải ngoại cần tập trung
vào vài hồ sơ và hỗ trợ họ đến nơi đến chốn trong mọi lãnh vực: vận động sự can
thiệp của nhiều quốc gia, nộp hồ sơ vào LHQ, huy động sự lên tiếng của các tổ
chức nhân quyền quốc tế, kêu gọi dân biểu đỡ đầu, đòi hỏi kiểm tra tình trạng
lao tù, và trợ giúp tài chánh cho gia đình.
Để thực hiện kế hoạch này, chúng tôi đã và tiếp tục thông tin và
hướng dẫn người ở trong nước cách lập hồ sơ vi phạm nhân quyền, đào tạo một nhóm
người ở hải ngoại về cách sử dụng thể thức báo cáo và can thiệp của LHQ, và giới
thiệu một số tổ chức người Việt ở trong và ngoài nước để đối tác trực tiếp với
các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ và LHQ. Đồng thời chúng tôi hình thành Nhóm
Nghiên Cứu để giúp các tổ chức trong và ngoài nước trong việc biên soạn và phiên
dịch hồ sơ.
Chúng tôi đang ở bước đầu của lộ trinh 3 bước, và tập trung vào 10
hồ sơ tù nhân chính trị và lương tâm. Khả năng của chúng tôi hiện bị giới hạn ở
mức độ này vì can thiệp đến nơi đến chốn đòi hỏi nhiều công phu. Chúng tôi rất
mong nhận được sự tiếp tay và yểm trợ của những cá nhân và nhóm cùng chí hướng.
Và chúng tôi cũng kêu gọi các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền làm tương tự: mỗi
tổ chức tập trung vào một ít hồ sơ và can thiệp cho đến cùng, thay vì trải rộng
nhưng hời hợt.
Nhận xét
Đăng nhận xét