Thứ trưởng Ngoại giao Nhật đến Bắc Kinh tìm cách làm dịu căng thẳng
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) thăm tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản tại Ishigaki ngày 17/07/2013.
REUTERS/Kyodo
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã đến Bắc Kinh vào hôm nay, 29/07/2013 trong một chuyến công du hai ngày. Mục tiêu chuyến đi được cho là nhằm làm dịu tình hình căng thẳng với Trung Quốc, vào lúc mà Thủ tướng Nhật Abe đang muốn nối lại đối thoại cấp cao với Bắc Kinh.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết là ông Akitaka Saiki sẽ ở Bắc Kinh hai ngày để « trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc ». Báo chí Nhật tiết lộ thêm là theo chương trình dự kiến, ông Saiki có cuộc gặp với đồng nhiệm Trung Quốc Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui).
Quan hệ Nhật -Trung đã xấu đi hẳn từ tháng 9/2012, sau khi chính phủ Nhật mua lại một số đảo ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đến giờ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du nhiều nước, nhưng vẫn chưa gặp đồng nhiệm Trung Quốc. Ông Abe còn có những tuyên bố rất cứng rắn, như sẵn sàng "sử dụng sức mạnh" nếu Trung Quốc cho đổ bộ lên Senkaku.
Tuy nhiên, hôm 27/07 vừa qua, nhân chuyến ghé thăm Philippines, Thủ tướng Abe đã đề nghị cùng với Bắc Kinh mở « thảo luận không điều kiện tiên quyết » ở cấp cao nhất.
Hãng tin Kyodo, trích lời một cố vấn thân cận của Thủ tướng Nhật, ông Isao Iijima, hôm Chủ nhật 28/07, cho biết là ông rất tin tưởng sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh nay mai giữa hai bên.
AFP nhắc lại là vào giữa tháng Bảy, ông Iijima đã đến Bắc Kinh, và cũng đã nêu khả năng trên với những người thân cận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trả lời báo chí vào hôm nay, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga xác định : « Như Thủ tướng Abe đã từng nói, ông muốn có một quan hệ chiến lược, có lợi cho hai bên, và cánh cửa đối thoại vẫn mở rộng. Nhưng trước mắt, chưa có dự kiến nào về một cuộc họp thượng đỉnh ».
Theo giới quan sát, lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản có thể gặp nhau nhân hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tại Saint Pétersburg (Nga) vào hai ngày 5 và 6 tháng 9/2013.
Tuy nhiên họ vẫn thận trọng vì căng thẳng Nhật-Trung trên hồ sơ Senkaku chưa có dấu hiệu giảm cường độ. Thứ Sáu 26/07 vừa qua, bốn chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng biển quanh các đảo tranh chấp, gây nên lo ngại là va chạm bằng vũ lực có thể nổ ra bất cứ lúc nào giữa hai nước.
Quan hệ Nhật -Trung đã xấu đi hẳn từ tháng 9/2012, sau khi chính phủ Nhật mua lại một số đảo ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đến giờ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du nhiều nước, nhưng vẫn chưa gặp đồng nhiệm Trung Quốc. Ông Abe còn có những tuyên bố rất cứng rắn, như sẵn sàng "sử dụng sức mạnh" nếu Trung Quốc cho đổ bộ lên Senkaku.
Tuy nhiên, hôm 27/07 vừa qua, nhân chuyến ghé thăm Philippines, Thủ tướng Abe đã đề nghị cùng với Bắc Kinh mở « thảo luận không điều kiện tiên quyết » ở cấp cao nhất.
Hãng tin Kyodo, trích lời một cố vấn thân cận của Thủ tướng Nhật, ông Isao Iijima, hôm Chủ nhật 28/07, cho biết là ông rất tin tưởng sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh nay mai giữa hai bên.
AFP nhắc lại là vào giữa tháng Bảy, ông Iijima đã đến Bắc Kinh, và cũng đã nêu khả năng trên với những người thân cận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trả lời báo chí vào hôm nay, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga xác định : « Như Thủ tướng Abe đã từng nói, ông muốn có một quan hệ chiến lược, có lợi cho hai bên, và cánh cửa đối thoại vẫn mở rộng. Nhưng trước mắt, chưa có dự kiến nào về một cuộc họp thượng đỉnh ».
Theo giới quan sát, lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản có thể gặp nhau nhân hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tại Saint Pétersburg (Nga) vào hai ngày 5 và 6 tháng 9/2013.
Tuy nhiên họ vẫn thận trọng vì căng thẳng Nhật-Trung trên hồ sơ Senkaku chưa có dấu hiệu giảm cường độ. Thứ Sáu 26/07 vừa qua, bốn chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng biển quanh các đảo tranh chấp, gây nên lo ngại là va chạm bằng vũ lực có thể nổ ra bất cứ lúc nào giữa hai nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét