Lý tưởng Cộng sản, chất thuốc kích thích đã hết hạn sử dụng
Dương Hoài Linh
Chủ nghĩa Cộng sản hôm nay đây đã được thế giới thừa nhận là một sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn không tưởng. Tính chất phi thực tế của nó là điều không cần bàn cãi. Nhưng tác hại của nó thì chưa có ai đong đếm được. Nguy hiểm lớn nhất là từ chất liệu này người ta đã chế ra một chất kích thích cực mạnh có tên gọi "lý tưởng Cộng sản" mà rất nhiều thanh niên các nước XHCN đã uống phải và cho đến tận bây giờ nhiều người trong số họ vẫn còn say ngây ngất và di hại đến cả các thế hệ mai sau.
Còn nhớ sau 30/4/1975 dân miền Nam đồn rằng, bộ đội miền Bắc được Đảng cho uống một thứ thuốc đặc biệt về mặt sinh học, có thể can đảm không sợ chết, lao vào chiến trận anh dũng hết lớp này đến lớp khác. Con số hy sinh 1.100.000 người gấp ba lần phía VNCH trong chiến tranh Nam Bắc đã nói lên điều đó. Dọc đường Trường Sơn là những nghĩa trang liệt sĩ trải dài vì bệnh sốt rét rừng, bom Mỹ. Chiến trường Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972 đã đem đến cái chết cho hàng ngàn người trong đó phần lớn đếu rất trẻ, ra đi"mãi mãi ở tuổi hai mươi". Sông Thạch Hãn đi vào lịch sử với bài thơ bất hủ "Lời gọi bên sông" của Lê Bá Dương:
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
Bất cứ sự hy sinh nào cho đất nước cũng đáng trân trọng. Nhưng có lẻ 12 cô gái ở "Ngã Ba Đồng Lộc", những đồng đội của Lê Bá Dương không thể ngờ rằng"lý tưởng "của họ đã bị phản bội một cách cay đắng. Họ đã hy sinh cho một đất nước mà"Quay mặt vào đâu cũng cố ghìm cơn mửa" (Bùi Minh Quốc). Và chính người lính này sau khi viết "Bài thơ Hạnh phúc" nổi tiếng:
Hạnh phúc là gì bao lần ta lúng túng.
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra.
Cho đến ngày em cất bước đi xa.
Miền nam gọi hai chúng mình có mặt.
gây xúc động cho hàng triệu trái tim cả nước lại không thể ngờ rằng mấy mươi năm sau mình lại đứng vào hàng ngũ những người "xét lại" lý tưởng Đảng. Chung quy cũng vì "trong cái buổi đầu hò hẹn say mê" ấy họ đã quá tin mà không xét kỷ cái chất thuốc kích thích gây mê người ấy bao gồm những thành phần gì?
Qua Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc chúng ta cũng có thể thấy hai đại lý phân phối thuốc tích cực nhất là Nikolai A. Ostrovsky với Thép đã tôi thế đấy và thơ Tố Hữu. Hãy xét trước tiên câu nói nổi tiếng của nhân vật Pavel Korchagin và cũng là của Ostrovsky:
"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..."
Có phải đây là suy nghĩ của mỗi cá nhân con người?
Không, có thể nói đây là suy nghĩ của một chủ thuyết, thông qua nhân vật văn học để áp đặt lên nhận thức con người. Bởi lẻ nếu cho rằng cái quý nhất của con người là đời sống thì phải lấy con người làm gốc với thực thể hiện hữu của nó: Sự sống còn và bản chất người bao gồm cả bản năng.
Con người như Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã nói trước hết phải mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình sau đó mới đến các giá trị khác. Đó là giá trị nhân bản nhất. Vì vậy nói con người "hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng loài người" trong khi khái niệm "giải phóng" vẫn đang là một vấn đề mông lung, thì đó là một cách nhìn khiên cưỡng. Thế nhưng biết bao người không cần suy nghĩ vẫn thôi thúc:
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa.
Vui gì hơn làm người lính đi đầu... (Tố Hữu)
Họ không hề nghĩ rằng cái khái niệm "điểm tựa lịch sử" ấy đã biến họ thành những cỗ máy chiến tranh. Cái giá mạng sống, "tuổi hai mươi" họ phải trả chỉ để thỏa mãn tham vọng của một số người. Bởi lý tưởng đã được Đảng đúc sẵn, nhận thức đã có Đảng làm thay... Cho đến khi họ nhận thức ra mình bị lừa thì đã muộn:
Trọn cuộc đời ta hiến dâng cuồng nhiệt.
Lại đúc nên chính cỗ máy này.
(Cay đắng thay - Bùi Minh Quốc)
Có thể nói rằng cuộc chiến 1954-1975, không hề là một cuộc chiến chính nghĩa như người lính "bộ đội Cụ Hồ" vẫn lầm tưởng. Bởi nếu chính nghĩa thì hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã không đứng ngoài cuộc. Đó là quyết định của một BCT Trung ương Đảng mà đứng đầu là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Nó được thổi vào một lý tưởng:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Cái "tương lai" ở đây là gì không một ai xác định được. Một đất nước được xây dựng như thế nào sau chiến tranh cũng không ai xác định được. Bởi lý tưởng được thiết lập trên một tư duy cảm tính và dùng thơ ca để tô điểm cho nó bay bỗng. Người thiết lập nên cái lý tưởng ấy cũng đâu biết những trăn trở suy nghĩ của người lính khi phải đón nhận cái không phải của mình. Đó là tâm sự cháy lòng của Nguyễn Văn Thạc trong nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi":
“Phải hết sức trấn tĩnh, tôi mới không xé hoặc không đốt đi cuốn Nhật ký này. Trời ơi! Chưa bao giờ tôi chán nản và thất vọng như buổi sáng nay, như ngày hôm nay cả. Tôi không giải thích ra sao nữa. Người ta giải thích được cần phải trấn tĩnh mới hiểu lý do và lung tung. Còn tôi rời rã tôi chán nản với hết thảy mọi điều, mọi thứ trên trái đất này. Phải, tôi hiểu rằng, với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán đời là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được – Người ta đã chửi rủa biết bao lần những thanh niên như thế - Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn nản đến tận cùng này. Tôi lê gót suốt con đường mòn - Con đường mòn như chính cuộc đời tôi đang mòn mỏi đi đây – Tôi ngồi bệt xuống bờ sông, con sông cạn đang rút nước. Tôi vốc bùn và cát ở dưới lòng sông, và qua kẽ ngón tay tôi nó rớt xuống, rớt xuống. Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông.”
Đó là tâm sự của một vị tướng QDNDVN trong "Mùa hè đỏ lửa": "Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy, ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm trước lịch sử? Có cán bộ cấp trên giải tích rằng do yêu cầu của đấu tranh ngoại giao, cần giữ vững thành cổ để phối hợp với cuộc đàm phán tại hội nghị Paris. Nhưng quyết định chiến trường phải là người lính” (Lê Phi Long).
Có nhiều cái bên ngoài tưởng vô cùng đẹp đẽ nhưng khi chưa kiểm nghiệm bằng thực tế thì chưa hiểu được bản chất của nó. Lý tưởng Cộng sản là một điều như thế. Tiếc thay chỉ những người lính như Lê Bá Dương, như Bùi Minh Quốc mới thấm đẫm cái hiện thực chua chát này. Họ có may mắn hơn Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý... là giữ được mạng sống mình. Nhưng có lẻ thâm tâm họ vẫn mong muốn thà mình ra đi ở tuổi hai mươi để giữ cho mọi cái vẫn còn tốt đẹp, để khỏi phải nhận ra sự dối trá trần trụi đã đốt cháy cả một đời thanh xuân của chính mình.
Vậy thì...
Hãy thôi đi những trò lừa bịp, đầu độc thế hệ trẻ cả nước bằng những bài văn, bài thơ sáo rỗng... những giọt nước mắt theo kiểu người dân Bắc Hàn khóc khi lưu luyến chia tay lãnh tụ Kim Jong Un. Hãy chôn đi cái lý tưởng Cộng sản một thời làm lầm lạc trái tim bao thế hệ.
Hãy nhìn về phía những bản hiến pháp tiến bộ của nhân loại. Đó mới chính là con đường cần phải dũng cảm bước tới.
Còn nhớ sau 30/4/1975 dân miền Nam đồn rằng, bộ đội miền Bắc được Đảng cho uống một thứ thuốc đặc biệt về mặt sinh học, có thể can đảm không sợ chết, lao vào chiến trận anh dũng hết lớp này đến lớp khác. Con số hy sinh 1.100.000 người gấp ba lần phía VNCH trong chiến tranh Nam Bắc đã nói lên điều đó. Dọc đường Trường Sơn là những nghĩa trang liệt sĩ trải dài vì bệnh sốt rét rừng, bom Mỹ. Chiến trường Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972 đã đem đến cái chết cho hàng ngàn người trong đó phần lớn đếu rất trẻ, ra đi"mãi mãi ở tuổi hai mươi". Sông Thạch Hãn đi vào lịch sử với bài thơ bất hủ "Lời gọi bên sông" của Lê Bá Dương:
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước.
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
Bất cứ sự hy sinh nào cho đất nước cũng đáng trân trọng. Nhưng có lẻ 12 cô gái ở "Ngã Ba Đồng Lộc", những đồng đội của Lê Bá Dương không thể ngờ rằng"lý tưởng "của họ đã bị phản bội một cách cay đắng. Họ đã hy sinh cho một đất nước mà"Quay mặt vào đâu cũng cố ghìm cơn mửa" (Bùi Minh Quốc). Và chính người lính này sau khi viết "Bài thơ Hạnh phúc" nổi tiếng:
Hạnh phúc là gì bao lần ta lúng túng.
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra.
Cho đến ngày em cất bước đi xa.
Miền nam gọi hai chúng mình có mặt.
gây xúc động cho hàng triệu trái tim cả nước lại không thể ngờ rằng mấy mươi năm sau mình lại đứng vào hàng ngũ những người "xét lại" lý tưởng Đảng. Chung quy cũng vì "trong cái buổi đầu hò hẹn say mê" ấy họ đã quá tin mà không xét kỷ cái chất thuốc kích thích gây mê người ấy bao gồm những thành phần gì?
Qua Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc chúng ta cũng có thể thấy hai đại lý phân phối thuốc tích cực nhất là Nikolai A. Ostrovsky với Thép đã tôi thế đấy và thơ Tố Hữu. Hãy xét trước tiên câu nói nổi tiếng của nhân vật Pavel Korchagin và cũng là của Ostrovsky:
"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..."
Có phải đây là suy nghĩ của mỗi cá nhân con người?
Không, có thể nói đây là suy nghĩ của một chủ thuyết, thông qua nhân vật văn học để áp đặt lên nhận thức con người. Bởi lẻ nếu cho rằng cái quý nhất của con người là đời sống thì phải lấy con người làm gốc với thực thể hiện hữu của nó: Sự sống còn và bản chất người bao gồm cả bản năng.
Con người như Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã nói trước hết phải mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình sau đó mới đến các giá trị khác. Đó là giá trị nhân bản nhất. Vì vậy nói con người "hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng loài người" trong khi khái niệm "giải phóng" vẫn đang là một vấn đề mông lung, thì đó là một cách nhìn khiên cưỡng. Thế nhưng biết bao người không cần suy nghĩ vẫn thôi thúc:
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa.
Vui gì hơn làm người lính đi đầu... (Tố Hữu)
Họ không hề nghĩ rằng cái khái niệm "điểm tựa lịch sử" ấy đã biến họ thành những cỗ máy chiến tranh. Cái giá mạng sống, "tuổi hai mươi" họ phải trả chỉ để thỏa mãn tham vọng của một số người. Bởi lý tưởng đã được Đảng đúc sẵn, nhận thức đã có Đảng làm thay... Cho đến khi họ nhận thức ra mình bị lừa thì đã muộn:
Trọn cuộc đời ta hiến dâng cuồng nhiệt.
Lại đúc nên chính cỗ máy này.
(Cay đắng thay - Bùi Minh Quốc)
Có thể nói rằng cuộc chiến 1954-1975, không hề là một cuộc chiến chính nghĩa như người lính "bộ đội Cụ Hồ" vẫn lầm tưởng. Bởi nếu chính nghĩa thì hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã không đứng ngoài cuộc. Đó là quyết định của một BCT Trung ương Đảng mà đứng đầu là Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. Nó được thổi vào một lý tưởng:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Cái "tương lai" ở đây là gì không một ai xác định được. Một đất nước được xây dựng như thế nào sau chiến tranh cũng không ai xác định được. Bởi lý tưởng được thiết lập trên một tư duy cảm tính và dùng thơ ca để tô điểm cho nó bay bỗng. Người thiết lập nên cái lý tưởng ấy cũng đâu biết những trăn trở suy nghĩ của người lính khi phải đón nhận cái không phải của mình. Đó là tâm sự cháy lòng của Nguyễn Văn Thạc trong nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi":
“Phải hết sức trấn tĩnh, tôi mới không xé hoặc không đốt đi cuốn Nhật ký này. Trời ơi! Chưa bao giờ tôi chán nản và thất vọng như buổi sáng nay, như ngày hôm nay cả. Tôi không giải thích ra sao nữa. Người ta giải thích được cần phải trấn tĩnh mới hiểu lý do và lung tung. Còn tôi rời rã tôi chán nản với hết thảy mọi điều, mọi thứ trên trái đất này. Phải, tôi hiểu rằng, với một người con trai đang khoẻ mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán đời là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được – Người ta đã chửi rủa biết bao lần những thanh niên như thế - Nhưng tôi biết làm sao khi chính bản thân tôi đang buồn nản đến tận cùng này. Tôi lê gót suốt con đường mòn - Con đường mòn như chính cuộc đời tôi đang mòn mỏi đi đây – Tôi ngồi bệt xuống bờ sông, con sông cạn đang rút nước. Tôi vốc bùn và cát ở dưới lòng sông, và qua kẽ ngón tay tôi nó rớt xuống, rớt xuống. Tôi muốn khóc, khóc với dòng sông.”
Đó là tâm sự của một vị tướng QDNDVN trong "Mùa hè đỏ lửa": "Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy, ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm trước lịch sử? Có cán bộ cấp trên giải tích rằng do yêu cầu của đấu tranh ngoại giao, cần giữ vững thành cổ để phối hợp với cuộc đàm phán tại hội nghị Paris. Nhưng quyết định chiến trường phải là người lính” (Lê Phi Long).
Có nhiều cái bên ngoài tưởng vô cùng đẹp đẽ nhưng khi chưa kiểm nghiệm bằng thực tế thì chưa hiểu được bản chất của nó. Lý tưởng Cộng sản là một điều như thế. Tiếc thay chỉ những người lính như Lê Bá Dương, như Bùi Minh Quốc mới thấm đẫm cái hiện thực chua chát này. Họ có may mắn hơn Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý... là giữ được mạng sống mình. Nhưng có lẻ thâm tâm họ vẫn mong muốn thà mình ra đi ở tuổi hai mươi để giữ cho mọi cái vẫn còn tốt đẹp, để khỏi phải nhận ra sự dối trá trần trụi đã đốt cháy cả một đời thanh xuân của chính mình.
Vậy thì...
Hãy thôi đi những trò lừa bịp, đầu độc thế hệ trẻ cả nước bằng những bài văn, bài thơ sáo rỗng... những giọt nước mắt theo kiểu người dân Bắc Hàn khóc khi lưu luyến chia tay lãnh tụ Kim Jong Un. Hãy chôn đi cái lý tưởng Cộng sản một thời làm lầm lạc trái tim bao thế hệ.
Hãy nhìn về phía những bản hiến pháp tiến bộ của nhân loại. Đó mới chính là con đường cần phải dũng cảm bước tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét