Nga đe dọa can thiệp quân sự vào Ukraina, như với Gruzia
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
REUTERS/Maxim Shemetov
Hôm nay, 24/04/2014, từ Tokyo trong chuyến công du Châu Á, Tổng thống Barack Obama cảnh báo Matxcơva về loạt trừng phạt mới và lấy làm tiếc rằng Nga không tôn trọng thỏa thuận Genève, được ký tuần trước. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ lên tiếng trong hồ sơ Ukraina, kể từ thỏa thuận Genève. Tuyên bố nói trên được đưa ra tiếp theo việc Ngoại trưởng Nga đe dọa đưa quân vào Ukraina, « nếu các lợi ích hợp pháp của Nga bị tấn công ».
Tổng thống Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh sẽ « không có giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraina ». Từ Matxcơva, thông tín viên Murielle Pomponne cho biết cụ thể về thái độ của Nga :
" Các đe dọa từ Nga ngày càng rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, hôm qua thứ Tư 23/04, nói đến khả năng Nga can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina, như đã làm tại Gruzia năm 2008.
Mối đe dọa của Nga ngày càng rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Nga dẫn trường hợp Nam Ossetia. Cần nhắc lại rằng, vào năm 2008, Nga đã tiến hành cuộc chiến chống Gruzia, lý do chính thức là Tbilisi đe dọa dân Nga tại tỉnh Nam Ossetia, nơi có các phong trào ly khai hoạt động từ nhiều năm trước.
Sau đó, ông Putin thừa nhận rằng, cuộc xâm lăng này đã được dự kiến từ lâu, trước hơn rất nhiều thời gian Tbilisi tiến hành chiến dịch quân sự chống lại tỉnh đòi ly khai này. Kể từ đó, Nam Ossetia được Nga coi là một quốc gia độc lập. Trên thực tế xứ sở này phụ thuộc hoàn toàn vào Matxcơva.
Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng cho rằng việc tổ chức cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraina ngày 25/05 sẽ « phá hoại » đất nước này, và muốn Kiev trước hết phải tìm được « một kênh đối thoại với miền Đông và Nam Ukraina ». Đây là lần đầu tiên, Matxcơva nói thẳng là Nga không muốn Ukraina tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25/05. Cuối cùng, tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đưa ra các đe dọa mới buộc Kiev phải trả tiền trước mới nhận được khí đốt, « việc Ukraina không trả tiền là không thể chấp nhận được ». Dù đây vẫn là các đe dọa bằng lời, nhưng chúng ngày càng trở nên cụ thể hơn."
Trong phát biểu hôm nay tại Viện Quan hệ Quốc tế MGIMO, được truyền thông Nga dẫn lại, Ngoại trưởng Nga cáo buộc Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã đứng đằng sau cuộc cách mạng tại Ukraina, và sử dụng Kiev như một công cụ chống lại Matxcơva.
Còn tại miền đông Ukraina, quân đội bắt đầu cuộc tiến công lấy lại thành phố Slaviansk, hơn 100.000 dân, nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga từ vài ngày nay. Thị trưởng tự phong của phe ly khai kêu gọi Nga can thiệp quân sự.
Tờ mờ sáng nay, khoảng 100 người đã tấn công vào một căn cứ quân sự Ukraian tại Artemivsk, một thị xã 80.000 dân, thuộc vùng Donetsk. Cuộc tấn công đã bị đẩy lui.
Theo tin giờ chót, cuộc tấn công vào thành phố miền đông Straviansk của quân đội Ukraina khiến 5 thành viên lực lượng ly khai thân Nga thiệt mạng. Nga tiến hành một đợt tập trận mới ở biên giới với miền đông Ukraina, để đáp trả việc Kiev mở chiến dịch tái chiếm. Trước đó, Tổng thống Nga tuyên bố chiến dịch của Kiev tại miền đông là « một tội ác nghiêm trọng » và điều này sẽ để lại « các hậu quả ». Trong khi đó, Liên hiệp Châu Âu thừa nhận quyền bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Kiev, đồng thời kêu gọi các bên tham gia thỏa thuận Genève « xuống thang ».
" Các đe dọa từ Nga ngày càng rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, hôm qua thứ Tư 23/04, nói đến khả năng Nga can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina, như đã làm tại Gruzia năm 2008.
Mối đe dọa của Nga ngày càng rõ ràng hơn. Ngoại trưởng Nga dẫn trường hợp Nam Ossetia. Cần nhắc lại rằng, vào năm 2008, Nga đã tiến hành cuộc chiến chống Gruzia, lý do chính thức là Tbilisi đe dọa dân Nga tại tỉnh Nam Ossetia, nơi có các phong trào ly khai hoạt động từ nhiều năm trước.
Sau đó, ông Putin thừa nhận rằng, cuộc xâm lăng này đã được dự kiến từ lâu, trước hơn rất nhiều thời gian Tbilisi tiến hành chiến dịch quân sự chống lại tỉnh đòi ly khai này. Kể từ đó, Nam Ossetia được Nga coi là một quốc gia độc lập. Trên thực tế xứ sở này phụ thuộc hoàn toàn vào Matxcơva.
Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng cho rằng việc tổ chức cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraina ngày 25/05 sẽ « phá hoại » đất nước này, và muốn Kiev trước hết phải tìm được « một kênh đối thoại với miền Đông và Nam Ukraina ». Đây là lần đầu tiên, Matxcơva nói thẳng là Nga không muốn Ukraina tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25/05. Cuối cùng, tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đưa ra các đe dọa mới buộc Kiev phải trả tiền trước mới nhận được khí đốt, « việc Ukraina không trả tiền là không thể chấp nhận được ». Dù đây vẫn là các đe dọa bằng lời, nhưng chúng ngày càng trở nên cụ thể hơn."
Trong phát biểu hôm nay tại Viện Quan hệ Quốc tế MGIMO, được truyền thông Nga dẫn lại, Ngoại trưởng Nga cáo buộc Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã đứng đằng sau cuộc cách mạng tại Ukraina, và sử dụng Kiev như một công cụ chống lại Matxcơva.
Quân đội Ukraina tiếp tục chiến dịch kiểm soát lại miền đông và đông nam
Về tình hình tại chỗ, Kiev tiếp tục chiến dịch kiểm soát lại miền đông và đông nam, sau khi kỳ nghỉ lễ Phục sinh kết thúc. Theo AFP, an ninh Ukraina đã lấy lại được tòa thị chính thành phố cảng Marioupol (đông nam), nơi 500.000 cư dân sinh sống. Cuộc tấn công diễn ra vào 3 giờ sáng, các đụng độ khiến 5 người bị thương. Tòa thị chính Marioupol bị chiếm giữ từ ngày 13/04. Ngày 16/04, khoảng 300 người đã tấn công một trụ sở an ninh Ukraina cách không xa tòa nhà này. An ninh Ukraina đã đánh trả, khiến ba người chết.Còn tại miền đông Ukraina, quân đội bắt đầu cuộc tiến công lấy lại thành phố Slaviansk, hơn 100.000 dân, nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Nga từ vài ngày nay. Thị trưởng tự phong của phe ly khai kêu gọi Nga can thiệp quân sự.
Tờ mờ sáng nay, khoảng 100 người đã tấn công vào một căn cứ quân sự Ukraian tại Artemivsk, một thị xã 80.000 dân, thuộc vùng Donetsk. Cuộc tấn công đã bị đẩy lui.
Theo tin giờ chót, cuộc tấn công vào thành phố miền đông Straviansk của quân đội Ukraina khiến 5 thành viên lực lượng ly khai thân Nga thiệt mạng. Nga tiến hành một đợt tập trận mới ở biên giới với miền đông Ukraina, để đáp trả việc Kiev mở chiến dịch tái chiếm. Trước đó, Tổng thống Nga tuyên bố chiến dịch của Kiev tại miền đông là « một tội ác nghiêm trọng » và điều này sẽ để lại « các hậu quả ». Trong khi đó, Liên hiệp Châu Âu thừa nhận quyền bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Kiev, đồng thời kêu gọi các bên tham gia thỏa thuận Genève « xuống thang ».
Nhận xét
Đăng nhận xét