Đài Loan hạ thủy chiến hạm tàng hình tự chế đầu tiên
Theo RFI
ngày 31-03-2015 12:19
Chiến hàm tàng hình Tuo Jiang của Đài LoanẢnh : Wikipedia
Vào hôm nay, 31/03/2015, Hải quân Đài Loan đã chính thức làm lễ đưa hai quân hạm mới được chế tạo ngay tại Đài Loan vào hoạt động. Trong hai chiếc tàu mới này, có một hộ tống hạm tàng hình được trang bị tên lửa có điều khiển. Đây là một bước mới trong cố gắng của Đài Loan nhằm tự chế tạo các tàu chiến cần thiết, kể cả tàu ngầm.
Tầm quan trọng của sự kiện đã được Đài Bắc nhấn mạnh với việc Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đích thân đến căn cứ hải quân lớn nhất của Đài Loan đặt tại thành phố Cao Hùng để chủ tọa lễ đưa quân hạm mới vào hoạt động : Hộ tống hạm Đà Giang (Tuo Jiang) và tàu hậu cần Bàn Thạch (Pan Shi), đều đã được chế tạo trong các xưởng đóng tàu của Đài Loan.
Theo các giới chức quân sự Đài Loan, chiếc Đà Giang sẽ là một sát thủ trên biển, không chỉ được trang bị tên lửa Hùng Phong thuộc loại hiện đại do chính Đài Loan chế tạo, mà còn có thể mang tên lửa có điều khiển thuộc loại Thiên Kiếm 2. Còn chiếc Bàn Thạch thuộc loại tàu hậu cần đa năng, rất lớn, có lượng giãn nước 20.000 tấn, được võ trang bằng nhiều loại súng khác nhau.
Theo các nhà quan sát, sở dĩ ngành công nghiệp vũ khí của Đài Loan rất phát triển, đó là vì các đơn đặt mua vũ khí của Đài Loan, đặc biệt là mua chiến hạm hay tàu ngầm, luôn luôn bị Trung Quốc gây khó khăn. Một ví dụ cụ thể, Đài Loan hiện rất muốn mua tàu ngầm để thay thế đội tàu đã cũ kỹ của mình, nhưng hầu như không được nước nào bán.
Phát biểu vào hôm nay, Tổng thống Mã Anh Cửu đã nhắc lại quyết tâm của Đài Loan muốn đẩy mạnh kế hoạch tự chế tạo tàu ngầm để nâng cao năng lực quốc phòng của mình. Đối với ông Mã Anh Cửu : « Tàu ngầm là vũ khí quan trọng nhất đối với một nước trong việc xây dựng năng lực phòng thủ trên biển, và quân đội cần phải có thêm tàu ngầm (mới) ».
Một cách tổng quát, trong bảy năm qua, Đài Loan đã chi ra gần hai tỷ đô la để đóng đủ loại chiến hạm cho mình. Trong diễn văn hôm nay, Tổng thống Đài Loan xác định rằng hai lực lượng Hải quân và Tuần duyên sẽ tiếp tục phối hợp với nhau để bảo vệ đất nước, bảo đảm sự an toàn của ngư dân Đài Loan hoạt động tại các vùng eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông, Biển Đông và trên Thái Bình Dương.
Theo các giới chức quân sự Đài Loan, chiếc Đà Giang sẽ là một sát thủ trên biển, không chỉ được trang bị tên lửa Hùng Phong thuộc loại hiện đại do chính Đài Loan chế tạo, mà còn có thể mang tên lửa có điều khiển thuộc loại Thiên Kiếm 2. Còn chiếc Bàn Thạch thuộc loại tàu hậu cần đa năng, rất lớn, có lượng giãn nước 20.000 tấn, được võ trang bằng nhiều loại súng khác nhau.
Theo các nhà quan sát, sở dĩ ngành công nghiệp vũ khí của Đài Loan rất phát triển, đó là vì các đơn đặt mua vũ khí của Đài Loan, đặc biệt là mua chiến hạm hay tàu ngầm, luôn luôn bị Trung Quốc gây khó khăn. Một ví dụ cụ thể, Đài Loan hiện rất muốn mua tàu ngầm để thay thế đội tàu đã cũ kỹ của mình, nhưng hầu như không được nước nào bán.
Phát biểu vào hôm nay, Tổng thống Mã Anh Cửu đã nhắc lại quyết tâm của Đài Loan muốn đẩy mạnh kế hoạch tự chế tạo tàu ngầm để nâng cao năng lực quốc phòng của mình. Đối với ông Mã Anh Cửu : « Tàu ngầm là vũ khí quan trọng nhất đối với một nước trong việc xây dựng năng lực phòng thủ trên biển, và quân đội cần phải có thêm tàu ngầm (mới) ».
Một cách tổng quát, trong bảy năm qua, Đài Loan đã chi ra gần hai tỷ đô la để đóng đủ loại chiến hạm cho mình. Trong diễn văn hôm nay, Tổng thống Đài Loan xác định rằng hai lực lượng Hải quân và Tuần duyên sẽ tiếp tục phối hợp với nhau để bảo vệ đất nước, bảo đảm sự an toàn của ngư dân Đài Loan hoạt động tại các vùng eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông, Biển Đông và trên Thái Bình Dương.
Nhận xét
Đăng nhận xét