Gia đình Nguyễn Văn Chưởng gặp ĐSQ Mỹ và New Zealand
Theo Dân Luận
Hai vị tùy viên chính trị muốn được nghe bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng nói về vụ án giết người ở Hải Phòng 8 năm trước, tháng 7/2007, nạn nhân là thiếu tá CA Nguyễn Văn Sinh.
Trong vụ án này, Nguyễn Văn Chưởng đã bị ba phiên tòa: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm kết án tử hình. Tuy nhiên, quá trình điều tra và tố tụng hình sự vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam cũng như các công ước về quyền con người mà Việt Nam đã ký với quốc tế.
Cụ thể, ông Nguyễn Trường Chinh cho biết: Ba trong 5 bị cáo của vụ án đã kêu oan, tố cáo bị điều tra viên mớm cung, ép cung, nhục hình trong quá trình điều tra và bắt buộc phải khai theo lời đọc của họ. Đặc biệt, tử tù Nguyễn Văn Chưởng có bằng chứng ngoại phạm bởi vào thời điểm xảy ra vụ án, anh đang ở quê nhà, cách địa điểm xảy ra vụ sát hại thiếu tá Sinh tới gần 40km. Em trai Chưởng, khi đến cơ quan công an nộp những bằng chứng ngoại phạm cho anh, cũng bị bắt luôn và bị ghép vào tội “Che giấu tội phạm” với hai năm tù. Đó là chưa kể, trong quá trình điều tra, những nhân chứng của việc Chưởng ngoại phạm cũng bị bức cung và bắt phải khai lại lời khai.
Trong buổi gặp gỡ, gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã trình bày diễn biến vụ án, những sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra và xét xử. Bà D'Alesandro và bà Beckett đã hết sức cảm thông cho gia đình và bản thân tử tù Nguyễn Văn Chưởng, và hoàn toàn sửng sốt khi biết đến một vụ án cụ thể như thế của nền tư pháp Việt Nam. Họ hứa sẽ lên tiếng với phía Việt Nam và đề nghị rằng những vi phạm quyền con người trong vụ án này phải được xem xét lại kĩ lưỡng.
Đã 8 năm nay, gia đình Nguyễn Văn Chưởng liên tục kêu oan đến khắp các cơ quan tư pháp và tòa án. Dù vậy, họ vẫn chỉ nhận được câu trả lời là “vụ án đã xử đúng người, đúng tội”. Ngày 20/3 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trả lời báo Tuổi Trẻ: “Vụ án Nguyễn Văn Chưởng dù có phát hiện sai sót cũng hết đường kháng nghị”.
Bởi Gió Nghịch Mùa
29/03/2015
Tác giả gửi tới Dân Luận
Chiều ngày 26/03/2015 tại Hà Nội, bố mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng – ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích – đã gặp gỡ, trao đổi với bà Kristine D'Alesandro, Tùy viên Chính trị Đại sứ quán Mỹ, và bà Kathrynn Beckett, Đại sứ quán New Zealand ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Trường Chinh
Hai vị tùy viên chính trị muốn được nghe bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng nói về vụ án giết người ở Hải Phòng 8 năm trước, tháng 7/2007, nạn nhân là thiếu tá CA Nguyễn Văn Sinh.
Trong vụ án này, Nguyễn Văn Chưởng đã bị ba phiên tòa: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm kết án tử hình. Tuy nhiên, quá trình điều tra và tố tụng hình sự vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam cũng như các công ước về quyền con người mà Việt Nam đã ký với quốc tế.
Cụ thể, ông Nguyễn Trường Chinh cho biết: Ba trong 5 bị cáo của vụ án đã kêu oan, tố cáo bị điều tra viên mớm cung, ép cung, nhục hình trong quá trình điều tra và bắt buộc phải khai theo lời đọc của họ. Đặc biệt, tử tù Nguyễn Văn Chưởng có bằng chứng ngoại phạm bởi vào thời điểm xảy ra vụ án, anh đang ở quê nhà, cách địa điểm xảy ra vụ sát hại thiếu tá Sinh tới gần 40km. Em trai Chưởng, khi đến cơ quan công an nộp những bằng chứng ngoại phạm cho anh, cũng bị bắt luôn và bị ghép vào tội “Che giấu tội phạm” với hai năm tù. Đó là chưa kể, trong quá trình điều tra, những nhân chứng của việc Chưởng ngoại phạm cũng bị bức cung và bắt phải khai lại lời khai.
Trong buổi gặp gỡ, gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã trình bày diễn biến vụ án, những sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra và xét xử. Bà D'Alesandro và bà Beckett đã hết sức cảm thông cho gia đình và bản thân tử tù Nguyễn Văn Chưởng, và hoàn toàn sửng sốt khi biết đến một vụ án cụ thể như thế của nền tư pháp Việt Nam. Họ hứa sẽ lên tiếng với phía Việt Nam và đề nghị rằng những vi phạm quyền con người trong vụ án này phải được xem xét lại kĩ lưỡng.
Đã 8 năm nay, gia đình Nguyễn Văn Chưởng liên tục kêu oan đến khắp các cơ quan tư pháp và tòa án. Dù vậy, họ vẫn chỉ nhận được câu trả lời là “vụ án đã xử đúng người, đúng tội”. Ngày 20/3 vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trả lời báo Tuổi Trẻ: “Vụ án Nguyễn Văn Chưởng dù có phát hiện sai sót cũng hết đường kháng nghị”.
Nhận xét
Đăng nhận xét