ĐIỂM BÁO PHÁP NGÀY 30-3-2015
Ngày 15/11/2012, ông Tập Cận Bình (trái) ra mắt báo chí trên cương vị lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, ít tháng sau ông phát động chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn trong đảng.REUTERS/Carlos Barria/Files
Theo RFI
ngày 30-03-2015 17:19
Chống tham nhũng: một bước đi quyết định cho Trung Quốc
Thời sự Châu Á nổi bật với hai chủ đề chính: Công cuộc chống tham nhũng tại Trung Quốc và bài viết về cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Le Figaro số ra ngày 30/03/2015, trên mục tranh luận đăng bài phân tích của chuyên gia François Godement, giám đốc chương trình Trung Quốc và Châu Á thuộc Hội đồng Châu Âu chuyên trách Quan hệ Quốc tế, giải thích về: “Chiến dịch chống tham nhũng, một bước đi quyết định cho Trung Quốc”.
Đầu tiên hết, chuyên gia Pháp nhận định chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, có một tầm quan trọng chính trị cực kỳ lớn, đặc biệt là do có liên quan đến nạn “mua quan bán chức” trong quân đội. Đây cũng là một chiến dịch lớn thứ ba kể từ khi lập quốc vào năm 1949.
Năm 1951 là chiến dịch “Ba chống” nhắm vào các quan chức tham ô, đồng thời nhắm các cựu quan chức thời chế độ cũ. Giai đoạn 1962-1964, là “phong trào giáo dục xã hội” tấn công ồ ạt vào các quan chức nông thôn. Còn chiếc dịch hiện nay tuy không phải đến từ Mao Trạch Đông, bất chấp các ngôn từ sử dụng (hổ, ruồi), nhưng lại giống với chiến dịch do Lưu Thiếu Kỳ, cánh tay mặt của Mao lúc bấy giờ, tiến hành. Vị cố Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đi xa hơn rất nhiều trong việc làm trong sạch Đảng ngay trong thượng tầng lãnh đạo.
Ông Tập Cận Bình có một niềm tin chắc chắn : Phải có một đảng thống trị và được điều hành từ thượng tầng, cùng với một hệ thống kiểm soát theo những quy định nghiêm ngặt và thậm chí không nương tay, được áp dụng mà không cần có một sự cần bằng quyến lực. Tư pháp ở đây chỉ là cái vỏ bọc sau cùng cho những thủ tục mà Đảng khởi động, kể cả trong khâu bắt giữ và thẩm vấn.
Từ đó cho thấy khái niệm về luật pháp của Tập Cận Bình: một quan niệm về luật rất chặt chẽ, nhưng chỉ để phục vụ cho các chính sách do thượng đỉnh lãnh đạo của đảng quyết định. Tổ chức này cũng có một cơ quan điều tra riêng, đó là chưa kể đến Ủy ban Kỷ luật trung ương rất đáng sợ do Vương Kỳ Sơn, một nhân vật bí ẩn, không vợ không con, lãnh đạo.
Nhưng do không có sự phân chia quyền lực, nên quan niệm luật lệ đó đang biến chiến dịch chống tham nhũng thành một vũ khí răn đe hữu hiệu chống lại những ai có thể trở thành mục tiêu như các đối thủ chính trị, những quan chức hay chỉ trích…Từ đó, nhà phân tích Pháp cảnh cáo rủi ro trượt đà “theo kiểu Putin”, nghĩa là dùng chiến dịch chống tham nhũng làm công cụ cho một cá nhân lãnh đạo để trấn áp các đối thủ và các tiếng nói đối lập như Nga đang làm.
Dân hài lòng, các nhà đối lập lo ngại
Về mặt công luận, tác giả nhìn nhận chiến dịch đã làm hài lòng người dân, do tham nhũng đã gây cản trở mọi cải cách kinh tế và làm lộ rõ một “nền kinh tế xám”, nguồn cội chính của mọi bất công xã hội. Tài sản bất chính chiếm từ 10-15%. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tập trung chủ yếu vào thượng tầng chính trị – xã hội và đồng thời rải dài trên cả nước.
Vấn đề là chính quyền phải cùng lúc vừa hãm phanh vừa nhấn ga, nghĩa là phải làm thế nào duy trì được lòng sốt sắng của các nhà điều tra, nhưng đồng thời cũng trừng phạt nghiêm khắc những kẻ phao “tin đồn”. Đó cũng là thế mạnh của ông Tập Cận Bình. Ngoại trừ có chuyện nổi dậy ngay trong chính nội bộ, Tập Cận Bình điều khiển các đồng nghiệp “như là đang ôm các chú mèo con trong tay”, theo như cách nói của Stalin.
Rõ ràng là từ chiến dịch này, đang hình thành một đảng với bàn tay sắt. Đó cũng là cơ sở chủ yếu làm nổi danh Tập Cận Bình. Nhưng tác giả cũng lưu ý là các cuộc điều tra về tài chính hay đạo đức cũng có thể nhắm vào tới các thành phần đối lập, những người chỉ trích hay chỉ đơn giản những người đòi hỏi tôn trọng pháp luật như trường hợp của nhiều nhà luật sư.
Chiến dịch có sẽ đi đến cùng?
Theo ông Godement, tác động hiện nay chủ yếu là tái tập trung hóa và cá nhân hóa quyền lực. Cách “điều hành tập thể” thời hậu Mao là nhằm để tránh xung độ, cho nên phải nhắm mắt bỏ qua phần đông trường hợp tham nhũng. Hệ quả là gây ra lãng phí nguồn tài chính có được từ kết quả lao động của người dân và chính sách mở cửa kinh tế.
Do đó ưu tiên hàng đầu của ông Tập Cận Bình là giảm bớt thiệt hại do tham nhũng, mà không phải trả cái giá của dân chủ: đàm phán, trọng tài, tranh luận, nguyên tắc đề phòng và nhiều chi phí chuyển nhượng khác. Kết quả là hiện nay, tiêu thụ của người dân tăng lên thay cho tiêu thụ các sản phẩm cao cấp và doanh nghiệp tư nhân hiện đang trên đà tăng trưởng mạnh. Điều đó cho thấy rõ việc tái cân bằng đang hoạt động tốt.
Trên bình diện quốc gia, tác giả bài phân tích nhận xét công cuộc thây tóm quyền lực của Tập Cận Bình trong hai năm qua là cả một kỳ tích cá nhân. Khó có thể có điều đó, nếu không có Nhà nước – Đảng vững mạnh, chứ họ Tập không hề có ý định dân chủ hóa như người ta tưởng. Điểm yếu của tình hình hiện nay nằm ở chỗ một quyền lực mang tính cá nhân đến mức hoặc trở thành lạm quyền hoặc trở nên suy yếu trong một quốc gia “quá rộng lớn và quá đông đúc”.
Cuối cùng, tác giả kết luận: “Ít tham nhũng hơn, Trung Quốc còn trở nên đáng gờm hơn. Nhất là quân đội, sau quá trình chuyên nghiệp hóa được tiến hành từ 20 năm nay, chỉ có thể trở nên hùng mạnh hơn sau khi được trong sạch hóa trong nội bộ. Nếu kìm hãm được nạn thất thoát dòng vốn, chế độ sẽ còn củng cố hơn nữa các tác nhân tài chính chính thức hay hợp pháp và củng cố sức mạnh quốc tế của các tác nhân đó.
Lý Quang Diệu, Kissinger của Châu Á
Báo Pháp hôm nay tiếp tục nói về cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, nhà lập quốc và người đã tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước. Les Echos đăng tóm tắt cuộc trao đổi kéo dài hai giờ đồng hồ giữa ông Lý Quang Diệu với ông Dominique Moisi, giáo sư trường King’s College tại Luân Đôn, đồng thời là chuyên gia tư vấn cho Viện Ifri của Pháp. Bài viết đề tựa “Quan điểm thế giới của Lý Quang Diệu, một Kissinger của Châu Á”.
Tác giả công nhận suy nghĩ về thế giới của ông Lý Quang Diệu hồi năm 2007 giờ vẫn còn mang tính thời sự cho năm 2015. Câu chuyện của tác giả với cố thủ tướng Singapore chủ yếu xoay quanh các vấn đề tại Châu Á và nhất là tại Singapore. Để giải đáp các thắc mắc của tác giả về nguyên nhân của sự thành công và điều kiện tồn tại của đất nước, ông Lý Quang Diệu bắt đầu bằng chuyến viếng thăm Singapore đầu tiên của Đặng Tiểu Bình năm 1978.
Năm đó, trên đoạn đường ngắn ngủi đi từ sân bay về phủ thủ tướng, ông Đặng không khỏi trầm trồ trước sự chuyển mình ngoạn mục của đảo quốc, từ một “hòn đảo chỉ toàn muỗi là muỗi” nay đã thành một thành phố hiện đại. Ông Đặng buột miệng hỏi ngay “Ngài đã làm thế nào vậy?”. Lý Quang Diệu đã hãnh diện trả lời rằng : Sự kỳ diệu đó nằm ở một từ và chỉ một mà thôi, “chủ nghĩa tư bản”. Ngài hãy nhìn xem, những gì chúng tôi, con cháu của những người nông dân nghèo ở phía nam Trung Quốc đã làm được trong thời gian ngắn ngủi. Ngài hãy nghĩ đến những gì, các ngài, những hậu duệ của các quan lại Đại Trung Hoa, có thể hoàn thành, nếu như Ngài đi theo con đường này.
Nhưng đối với ông Lý Quang Diệu, chủ nghĩa tư bản chỉ là một trong những nguyên nhân làm nên thành công. Đối với ông, giữa Trung Quốc và Singapore có một sự khác biệt khá lớn. Ông biết ơn người Anh đã ban tặng một món quà tuyệt vời cho đảo quốc. “Nhờ họ (người Anh), chúng tôi đã rút ngắn được nhiều thế hệ so với Trung Quốc. Chúng tôi đã lĩnh hội một cách tự phát cái gọi là Nhà nước Pháp quyền trong ADN của chúng tôi. Người Trung Quốc sẽ phải cần đến nhiều thập niên nữa để có thể lĩnh hội được quan niệm này trong văn hóa của họ … và còn nhiều nữa”. Nhưng một lẽ đương nhiên là đối với Lý Quang Diệu cũng như Trung Quốc, Nhà nước Pháp quyền còn quan trọng hơn cả nền dân chủ … một suy nghĩ vẫn còn mang tính thời sự cho đến ngày nay.
Giải đáp về sự sống còn của đảo quốc, ông Lý Quang Diệu làm một phép so sánh với Israel. Singapore không có sức mạnh quân sự như Israel. Quốc gia Do thái này nằm trong một khu vực còn nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng Singapore trước đây là một đứa con rơi của Malaysia. Israel không bị bỏ rơi nhưng cũng chưa từng bao giờ được chấp nhận. Trong khu vực, Israel luôn bị xem như là một bộ phận ngoại lai. Singapore là một sự tổng hợp thành công từ những gì Châu Á có thể làm tốt hơn. Còn Israel là “ở chỗ khác”. Nói tóm lại, ông Lý Quang Diệu không nghĩ rằng Israel đối với Trung Đông có thể trở thành tương đương với những gì Singapore đã làm cho Châu Á: một mô hình mở cửa theo hướng hiện đại.
Yemen: Nguy cơ cháy lớn trong khu vực
Diễn biến phức tạp tại Yemen là chủ đề thời sự quốc tế nóng trên các nhật báo. Les Echos nhận định: “Yemen bị lún vào cuộc chiến”. Le Figaro và La Croix đồng loạt đề tựa “Liên đoàn Ả rập thành lập lực lượng quân sự chung”. Le Monde trong bài xã luận đề tựa “Yemen: nguy cơ lan rộng trong khu vực” cho rằng cuộc chiến lần này cho thấy Yemen đang trở thành đấu trường cho hai cường quốc Hồi giáo Ả Rập Xê Út và Iran.
Chiến sự tại Yemen cho thấy sự đối đầu của hai hệ phái Hồi giáo lớn: Sunni, chiếm đa số trong thế giới Hồi giáo, do Ả Rập Xê Út đại diện và Shia, thiểu số, đại diện là Iran. Phe thứ nhất có nhiều thánh địa nổi tiếng của Hồi giáo như La Mecque và Médine luôn đòi hỏi vai trò lãnh đạo. Phe thứ hai tự cho là kế thừa hợp pháp từ nhà tiên tri Mohamed.
Thế nhưng xã luận cho rằng ” Yemen, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, với một bản sắc mong manh, đâu có cần đến sự đối đầu Riyad – Teheran để mà trở thành nơi diễn ra các cuộc chiến đẫm máu không ngừng giữa các bộ tộc và khu vực. Từ nhiều năm qua, quốc gia này chỉ biết có chiến tranh (…) Nhớ lại một ngày đẹp trời trong những năm 1960, Liên bang Xô Viết và Hoa Kỳ đã bước vào các cuộc đàm phán dài hơi nhằm chấm dứt chiến tranh lạnh. Giờ đây cũng có lẽ là lúc Riyad và Teheran cũng làm như thế – vì điều tốt cho người dân Ả Rập cũng như cho người dân Ba Tư “.
Germanwings: những bài học đầu tiên
Các báo Pháp tiếp tục các loạt bài về tai nạn hàng không thảm khốc Germanwings. Le Figaro dùng lời gọi khẩn thiết của cơ trưởng để đề tựa “Trời ơi, mở cửa ra!”. Theo các nhà điều tra, cơ phó có lẽ đã nhiều lần đề nghị được cầm lái chiếc A320.
Les Echos có bài điều tra dài “Thảm họa hàng không: gánh nặng nhân tố con người”. Thảm họa Germawings xác nhận các số liệu thống kê cho thấy các tai nạn máy bay do sự cố kỹ thuật cổ điển rất hiếm, nhiều yếu tố khác cũng đang đặt ra vấn đề như nhân tố con người, tự tử, khủng bố, hiện tượng khí hậu hay đào tạo chưa đầy đủ…
Đối với La Croix, thảm họa thương tâm trên đã đưa ra “Những bài học đầu tiên”. Sự việc cho thấy hai vấn đề cần phải giải quyết: “Làm thế nào cải thiện việc theo dõi tình trạng của các phi công để có thể phát hiện những cá nhân có rủi ro nhưng vẫn tôn trọng quy định về bí mật bệnh án? Liệu tất cả các hãng hàng không sẽ áp đặt quy định hai người trong buồng lái hay không?”
Bầu cử hội đồng tỉnh tại Pháp: Trang nhất các báo
Kết quả chung cuộc bầu cử hội đồng tỉnh tại Pháp chiếm lĩnh trang nhất các báo hôm nay. Liên minh trung – hữu là những bên thắng cuộc trong vòng hai bầu cử. Hai phần ba số hội đồng tỉnh sẽ do liên minh này điều hành. Đảng Xã hội cầm quyền hứng chịu thất bại bầu cử thứ tư liên tiếp trong nhiệm kỳ Tổng thống François Hollande. Tờ thiên hữu Le Figaro vui mừng hớn hở chạy tít lớn: “Cánh hữu: Tái chinh phục”. Nhật báo công giáo La Croix thông báo: “Cánh hữu thắng lớn”.
Libération, nhật báo thiên tả, đăng ảnh lớn Thủ tướng Manuel Valls của đảng Xã hội với nụ cười gượng gạo mỉa mai đề tít: “Bị hạ gục nhưng vẫn hài lòng”. Ông Manuel Valls không có dự định chỉ trích đường lối chính sách của chính phủ bất chấp thất bại bầu cử trước phe hữu UMP. Đảng Mặt trận Quốc gia FN, sẽ có được số đại biểu kỷ lục nhưng không nắm được một tỉnh nào.
“Làm thế nào Hollande chuẩn bị cho hậu thất bại ?” là câu hỏi lớn trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Bất chấp thất bại nặng nề của cuộc bầu cử hôm qua, Tổng thống Hollande không ý định thay đổi nội các, cũng như đường lối chính sách kinh tế hiện nay. Tổng thống Pháp vẫn cố thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế trong quý hai này. Về phần mình, Thủ tướng Valls hôm qua còn cho biết sẽ đưa ra nhiều biện pháp mới để hỗ trợ cho đầu tư trong những ngày sắp tới
Năm 1951 là chiến dịch “Ba chống” nhắm vào các quan chức tham ô, đồng thời nhắm các cựu quan chức thời chế độ cũ. Giai đoạn 1962-1964, là “phong trào giáo dục xã hội” tấn công ồ ạt vào các quan chức nông thôn. Còn chiếc dịch hiện nay tuy không phải đến từ Mao Trạch Đông, bất chấp các ngôn từ sử dụng (hổ, ruồi), nhưng lại giống với chiến dịch do Lưu Thiếu Kỳ, cánh tay mặt của Mao lúc bấy giờ, tiến hành. Vị cố Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đi xa hơn rất nhiều trong việc làm trong sạch Đảng ngay trong thượng tầng lãnh đạo.
Ông Tập Cận Bình có một niềm tin chắc chắn : Phải có một đảng thống trị và được điều hành từ thượng tầng, cùng với một hệ thống kiểm soát theo những quy định nghiêm ngặt và thậm chí không nương tay, được áp dụng mà không cần có một sự cần bằng quyến lực. Tư pháp ở đây chỉ là cái vỏ bọc sau cùng cho những thủ tục mà Đảng khởi động, kể cả trong khâu bắt giữ và thẩm vấn.
Từ đó cho thấy khái niệm về luật pháp của Tập Cận Bình: một quan niệm về luật rất chặt chẽ, nhưng chỉ để phục vụ cho các chính sách do thượng đỉnh lãnh đạo của đảng quyết định. Tổ chức này cũng có một cơ quan điều tra riêng, đó là chưa kể đến Ủy ban Kỷ luật trung ương rất đáng sợ do Vương Kỳ Sơn, một nhân vật bí ẩn, không vợ không con, lãnh đạo.
Nhưng do không có sự phân chia quyền lực, nên quan niệm luật lệ đó đang biến chiến dịch chống tham nhũng thành một vũ khí răn đe hữu hiệu chống lại những ai có thể trở thành mục tiêu như các đối thủ chính trị, những quan chức hay chỉ trích…Từ đó, nhà phân tích Pháp cảnh cáo rủi ro trượt đà “theo kiểu Putin”, nghĩa là dùng chiến dịch chống tham nhũng làm công cụ cho một cá nhân lãnh đạo để trấn áp các đối thủ và các tiếng nói đối lập như Nga đang làm.
Dân hài lòng, các nhà đối lập lo ngại
Về mặt công luận, tác giả nhìn nhận chiến dịch đã làm hài lòng người dân, do tham nhũng đã gây cản trở mọi cải cách kinh tế và làm lộ rõ một “nền kinh tế xám”, nguồn cội chính của mọi bất công xã hội. Tài sản bất chính chiếm từ 10-15%. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tập trung chủ yếu vào thượng tầng chính trị – xã hội và đồng thời rải dài trên cả nước.
Vấn đề là chính quyền phải cùng lúc vừa hãm phanh vừa nhấn ga, nghĩa là phải làm thế nào duy trì được lòng sốt sắng của các nhà điều tra, nhưng đồng thời cũng trừng phạt nghiêm khắc những kẻ phao “tin đồn”. Đó cũng là thế mạnh của ông Tập Cận Bình. Ngoại trừ có chuyện nổi dậy ngay trong chính nội bộ, Tập Cận Bình điều khiển các đồng nghiệp “như là đang ôm các chú mèo con trong tay”, theo như cách nói của Stalin.
Rõ ràng là từ chiến dịch này, đang hình thành một đảng với bàn tay sắt. Đó cũng là cơ sở chủ yếu làm nổi danh Tập Cận Bình. Nhưng tác giả cũng lưu ý là các cuộc điều tra về tài chính hay đạo đức cũng có thể nhắm vào tới các thành phần đối lập, những người chỉ trích hay chỉ đơn giản những người đòi hỏi tôn trọng pháp luật như trường hợp của nhiều nhà luật sư.
Chiến dịch có sẽ đi đến cùng?
Theo ông Godement, tác động hiện nay chủ yếu là tái tập trung hóa và cá nhân hóa quyền lực. Cách “điều hành tập thể” thời hậu Mao là nhằm để tránh xung độ, cho nên phải nhắm mắt bỏ qua phần đông trường hợp tham nhũng. Hệ quả là gây ra lãng phí nguồn tài chính có được từ kết quả lao động của người dân và chính sách mở cửa kinh tế.
Do đó ưu tiên hàng đầu của ông Tập Cận Bình là giảm bớt thiệt hại do tham nhũng, mà không phải trả cái giá của dân chủ: đàm phán, trọng tài, tranh luận, nguyên tắc đề phòng và nhiều chi phí chuyển nhượng khác. Kết quả là hiện nay, tiêu thụ của người dân tăng lên thay cho tiêu thụ các sản phẩm cao cấp và doanh nghiệp tư nhân hiện đang trên đà tăng trưởng mạnh. Điều đó cho thấy rõ việc tái cân bằng đang hoạt động tốt.
Trên bình diện quốc gia, tác giả bài phân tích nhận xét công cuộc thây tóm quyền lực của Tập Cận Bình trong hai năm qua là cả một kỳ tích cá nhân. Khó có thể có điều đó, nếu không có Nhà nước – Đảng vững mạnh, chứ họ Tập không hề có ý định dân chủ hóa như người ta tưởng. Điểm yếu của tình hình hiện nay nằm ở chỗ một quyền lực mang tính cá nhân đến mức hoặc trở thành lạm quyền hoặc trở nên suy yếu trong một quốc gia “quá rộng lớn và quá đông đúc”.
Cuối cùng, tác giả kết luận: “Ít tham nhũng hơn, Trung Quốc còn trở nên đáng gờm hơn. Nhất là quân đội, sau quá trình chuyên nghiệp hóa được tiến hành từ 20 năm nay, chỉ có thể trở nên hùng mạnh hơn sau khi được trong sạch hóa trong nội bộ. Nếu kìm hãm được nạn thất thoát dòng vốn, chế độ sẽ còn củng cố hơn nữa các tác nhân tài chính chính thức hay hợp pháp và củng cố sức mạnh quốc tế của các tác nhân đó.
Lý Quang Diệu, Kissinger của Châu Á
Báo Pháp hôm nay tiếp tục nói về cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, nhà lập quốc và người đã tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước. Les Echos đăng tóm tắt cuộc trao đổi kéo dài hai giờ đồng hồ giữa ông Lý Quang Diệu với ông Dominique Moisi, giáo sư trường King’s College tại Luân Đôn, đồng thời là chuyên gia tư vấn cho Viện Ifri của Pháp. Bài viết đề tựa “Quan điểm thế giới của Lý Quang Diệu, một Kissinger của Châu Á”.
Tác giả công nhận suy nghĩ về thế giới của ông Lý Quang Diệu hồi năm 2007 giờ vẫn còn mang tính thời sự cho năm 2015. Câu chuyện của tác giả với cố thủ tướng Singapore chủ yếu xoay quanh các vấn đề tại Châu Á và nhất là tại Singapore. Để giải đáp các thắc mắc của tác giả về nguyên nhân của sự thành công và điều kiện tồn tại của đất nước, ông Lý Quang Diệu bắt đầu bằng chuyến viếng thăm Singapore đầu tiên của Đặng Tiểu Bình năm 1978.
Năm đó, trên đoạn đường ngắn ngủi đi từ sân bay về phủ thủ tướng, ông Đặng không khỏi trầm trồ trước sự chuyển mình ngoạn mục của đảo quốc, từ một “hòn đảo chỉ toàn muỗi là muỗi” nay đã thành một thành phố hiện đại. Ông Đặng buột miệng hỏi ngay “Ngài đã làm thế nào vậy?”. Lý Quang Diệu đã hãnh diện trả lời rằng : Sự kỳ diệu đó nằm ở một từ và chỉ một mà thôi, “chủ nghĩa tư bản”. Ngài hãy nhìn xem, những gì chúng tôi, con cháu của những người nông dân nghèo ở phía nam Trung Quốc đã làm được trong thời gian ngắn ngủi. Ngài hãy nghĩ đến những gì, các ngài, những hậu duệ của các quan lại Đại Trung Hoa, có thể hoàn thành, nếu như Ngài đi theo con đường này.
Nhưng đối với ông Lý Quang Diệu, chủ nghĩa tư bản chỉ là một trong những nguyên nhân làm nên thành công. Đối với ông, giữa Trung Quốc và Singapore có một sự khác biệt khá lớn. Ông biết ơn người Anh đã ban tặng một món quà tuyệt vời cho đảo quốc. “Nhờ họ (người Anh), chúng tôi đã rút ngắn được nhiều thế hệ so với Trung Quốc. Chúng tôi đã lĩnh hội một cách tự phát cái gọi là Nhà nước Pháp quyền trong ADN của chúng tôi. Người Trung Quốc sẽ phải cần đến nhiều thập niên nữa để có thể lĩnh hội được quan niệm này trong văn hóa của họ … và còn nhiều nữa”. Nhưng một lẽ đương nhiên là đối với Lý Quang Diệu cũng như Trung Quốc, Nhà nước Pháp quyền còn quan trọng hơn cả nền dân chủ … một suy nghĩ vẫn còn mang tính thời sự cho đến ngày nay.
Giải đáp về sự sống còn của đảo quốc, ông Lý Quang Diệu làm một phép so sánh với Israel. Singapore không có sức mạnh quân sự như Israel. Quốc gia Do thái này nằm trong một khu vực còn nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng Singapore trước đây là một đứa con rơi của Malaysia. Israel không bị bỏ rơi nhưng cũng chưa từng bao giờ được chấp nhận. Trong khu vực, Israel luôn bị xem như là một bộ phận ngoại lai. Singapore là một sự tổng hợp thành công từ những gì Châu Á có thể làm tốt hơn. Còn Israel là “ở chỗ khác”. Nói tóm lại, ông Lý Quang Diệu không nghĩ rằng Israel đối với Trung Đông có thể trở thành tương đương với những gì Singapore đã làm cho Châu Á: một mô hình mở cửa theo hướng hiện đại.
Yemen: Nguy cơ cháy lớn trong khu vực
Diễn biến phức tạp tại Yemen là chủ đề thời sự quốc tế nóng trên các nhật báo. Les Echos nhận định: “Yemen bị lún vào cuộc chiến”. Le Figaro và La Croix đồng loạt đề tựa “Liên đoàn Ả rập thành lập lực lượng quân sự chung”. Le Monde trong bài xã luận đề tựa “Yemen: nguy cơ lan rộng trong khu vực” cho rằng cuộc chiến lần này cho thấy Yemen đang trở thành đấu trường cho hai cường quốc Hồi giáo Ả Rập Xê Út và Iran.
Chiến sự tại Yemen cho thấy sự đối đầu của hai hệ phái Hồi giáo lớn: Sunni, chiếm đa số trong thế giới Hồi giáo, do Ả Rập Xê Út đại diện và Shia, thiểu số, đại diện là Iran. Phe thứ nhất có nhiều thánh địa nổi tiếng của Hồi giáo như La Mecque và Médine luôn đòi hỏi vai trò lãnh đạo. Phe thứ hai tự cho là kế thừa hợp pháp từ nhà tiên tri Mohamed.
Thế nhưng xã luận cho rằng ” Yemen, một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, với một bản sắc mong manh, đâu có cần đến sự đối đầu Riyad – Teheran để mà trở thành nơi diễn ra các cuộc chiến đẫm máu không ngừng giữa các bộ tộc và khu vực. Từ nhiều năm qua, quốc gia này chỉ biết có chiến tranh (…) Nhớ lại một ngày đẹp trời trong những năm 1960, Liên bang Xô Viết và Hoa Kỳ đã bước vào các cuộc đàm phán dài hơi nhằm chấm dứt chiến tranh lạnh. Giờ đây cũng có lẽ là lúc Riyad và Teheran cũng làm như thế – vì điều tốt cho người dân Ả Rập cũng như cho người dân Ba Tư “.
Germanwings: những bài học đầu tiên
Các báo Pháp tiếp tục các loạt bài về tai nạn hàng không thảm khốc Germanwings. Le Figaro dùng lời gọi khẩn thiết của cơ trưởng để đề tựa “Trời ơi, mở cửa ra!”. Theo các nhà điều tra, cơ phó có lẽ đã nhiều lần đề nghị được cầm lái chiếc A320.
Les Echos có bài điều tra dài “Thảm họa hàng không: gánh nặng nhân tố con người”. Thảm họa Germawings xác nhận các số liệu thống kê cho thấy các tai nạn máy bay do sự cố kỹ thuật cổ điển rất hiếm, nhiều yếu tố khác cũng đang đặt ra vấn đề như nhân tố con người, tự tử, khủng bố, hiện tượng khí hậu hay đào tạo chưa đầy đủ…
Đối với La Croix, thảm họa thương tâm trên đã đưa ra “Những bài học đầu tiên”. Sự việc cho thấy hai vấn đề cần phải giải quyết: “Làm thế nào cải thiện việc theo dõi tình trạng của các phi công để có thể phát hiện những cá nhân có rủi ro nhưng vẫn tôn trọng quy định về bí mật bệnh án? Liệu tất cả các hãng hàng không sẽ áp đặt quy định hai người trong buồng lái hay không?”
Bầu cử hội đồng tỉnh tại Pháp: Trang nhất các báo
Kết quả chung cuộc bầu cử hội đồng tỉnh tại Pháp chiếm lĩnh trang nhất các báo hôm nay. Liên minh trung – hữu là những bên thắng cuộc trong vòng hai bầu cử. Hai phần ba số hội đồng tỉnh sẽ do liên minh này điều hành. Đảng Xã hội cầm quyền hứng chịu thất bại bầu cử thứ tư liên tiếp trong nhiệm kỳ Tổng thống François Hollande. Tờ thiên hữu Le Figaro vui mừng hớn hở chạy tít lớn: “Cánh hữu: Tái chinh phục”. Nhật báo công giáo La Croix thông báo: “Cánh hữu thắng lớn”.
Libération, nhật báo thiên tả, đăng ảnh lớn Thủ tướng Manuel Valls của đảng Xã hội với nụ cười gượng gạo mỉa mai đề tít: “Bị hạ gục nhưng vẫn hài lòng”. Ông Manuel Valls không có dự định chỉ trích đường lối chính sách của chính phủ bất chấp thất bại bầu cử trước phe hữu UMP. Đảng Mặt trận Quốc gia FN, sẽ có được số đại biểu kỷ lục nhưng không nắm được một tỉnh nào.
“Làm thế nào Hollande chuẩn bị cho hậu thất bại ?” là câu hỏi lớn trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Bất chấp thất bại nặng nề của cuộc bầu cử hôm qua, Tổng thống Hollande không ý định thay đổi nội các, cũng như đường lối chính sách kinh tế hiện nay. Tổng thống Pháp vẫn cố thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế trong quý hai này. Về phần mình, Thủ tướng Valls hôm qua còn cho biết sẽ đưa ra nhiều biện pháp mới để hỗ trợ cho đầu tư trong những ngày sắp tới
Nhận xét
Đăng nhận xét