Xem ‘Nước 2030’ nghĩ về phim Việt
27.03.2015
Trong những ngày qua, vài rạp tại vùng Vịnh San Francisco có chiếu phim do những đạo diễn gốc Việt từ Mỹ về Việt Nam quay và sản xuất, đó là phim “Nước 2030” của Nguyễn-Võ Nghiêm Minh, “Đoạt hồn” (Hollow) của Hàm Trần.
Cuối tuần này, một phim khác của Hàm Trần là “Âm mưu giầy gót nhọn” (How to Fight in Six Inch Heels) sẽ được công ty phát hành Wave Releasing tung ra chiếu tại một số tiểu bang có đông người Việt ở Mỹ. Phim này đoạt giải Cánh Diều vàng 2014 cho vai nữ diễn viên xuất sắc là Kathy Uyên và đã được chiếu trong nước vào cuối năm 2013 với số vé bán kỷ lục.
Riêng tại San Jose, phim sẽ được chiếu tại rạp AMC trong khu thương mại Eastridge, San Jose, và chiều Chủ Nhật 29/3 sẽ có buổi gặp gỡ với đạo diễn và các diễn viên tại rạp.
Vào trung tuần tháng tới có Viet Film Fest lần thứ 8 do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức tại Little Saigon, nam California. Đây là sinh hoạt phim ảnh lớn nhất của người Việt hải ngoại với vài chục phim ngắn, dài thuộc các thể loại khác nhau được trình chiếu.
“Đoạt hồn” là một phim kinh dị đã được chiếu trong Liên hoan Phim Mỹ gốc Á (CAAMFest) tại rạp Pacific Film Archive ở Đại học Berkeley vào tối thứ Sáu 13/3. “Nước 2030” được chiếu tối Chủ Nhật 15/3 và phim này cũng có hai xuất khác tại San Jose và San Francisco. Sau buổi chiếu ở Berkeley, đạo diễn Nguyễn -Võ Nghiêm Minh và nhà quay phim Bảo Nguyễn đã giao lưu cùng khán giả.
“Nước 2030” là câu chuyện về nguy cơ biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng không tốt đối với Việt Nam, nhất là vùng mũi đất Cà Mau mà trong thực tế đang bị nước biển xâm thực. Phim lấy ý từ truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư.
Lồng trong phim là chuyện tình tay ba, giữa Giang, một nghiên cứu sinh về thực vật biển từ Sài Gòn và Sáo, cô thiếu nữ địa phương, cùng với Thi, thanh niên cùng quê cũng mê Sáo.
Đây là phim khoa học giả tưởng đưa ra viễn cảnh vào năm 2030 nhiều thành phố ở miền nam Việt Nam sẽ chìm sâu dưới biển nước.
Sau “Mùa len trâu” (Buffalo Boy) (2004) mênh mang cảnh lũ lụt, đạo diễn Nguyễn-Võ Nghiêm Minh lại chọn đề tài liên quan đến nước. Hỏi tại sao thích chọn nước là chủ đề, anh nói, nước chiếm ba phần tư mặt địa cầu, nước là sự sống và cũng có sức tàn phá khủng khiếp đối với quả đất.
Như một khán giả khác đã nhận xét sau khi xem phim, sức mạnh của nước có thể ví như Sơn Tinh Thủy Tinh trong chuyện cổ dân gian của người Việt.
Đạo diễn hy vọng phim sẽ được dùng vào việc giáo dục để quần chúng quan tâm đến ảnh hưởng môi trường do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vì khó khăn tài chánh nên phim chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Nếu xin phép để chiếu trong nước, không rõ phim có sẽ bị kiểm duyệt không vì những cảnh hối lộ công an, hay có lời thoại dùng tên Sài Gòn, thay vì tên gọi chính thức là Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nước 2030” cũng như một số phim Việt Nam khác, trong đó có “Bao giờ cho đến tháng Mười” (1984) của Đặng Nhật Minh; “Karma” (1986) của Hồ Quang Minh; “Mùi đu đủ xanh” (1993) của Trần Anh Hùng là những phim với nhiều cảnh rất ít lời thoại, chỉ là những hành động chậm rãi hay cử chỉ ẩn dụ để khán giả suy ra tâm lí nhân vật. Đó chỉ là những phút yên lặng để ống kính giữ lâu trên một vật thể, như máu chảy ra đọng lại trong chiếc chén vỡ trong “Nước 2030” hay cảnh ếch trên cành lá trong “Mùi đu đủ xanh”.
Có phải đó là đặc điểm của phim Việt để nói về người Việt Nam với cá tính trầm lắng, nhiều suy tư, ít biểu lộ thẳng qua lời nói, mà nội tâm là những ẩn dụ được đạo diễn đưa vào trong phim.
Không biết những khán giả khác nghĩ sao, riêng tôi, nhiều khi xem phim Việt cảm thấy khó nắm bắt được tâm lý nhân vật và sự yên lặng chậm rãi của phim còn làm mình dễ buồn ngủ.
Được xem khá nhiều phim do đạo diễn Việt hay gốc Việt sản xuất, một số phim đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng hay, đẹp vì cốt truyện phản ánh được một góc, có thể chỉ là góc khuất của xã hội, và đẹp vì những góc nhìn và ngoại cảnh đã được nhà quay phim đưa vào ống kính một cách nghệ thuật.
“Đời cát” (1999) của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân là phim hậu chiến tranh Việt Nam với những hệ lụy tình cảm, những kết thúc ngang trái trong đời sống nhân vật chính là Cảnh, một cán bộ tập kết trở về làng sau chiến tranh.
“Áo lụa Hà Đông” (2006) của Lưu Huỳnh là hoàn cảnh nghèo của hai chị em phải chia nhau một chiếc áo dài để đi học, về thân phận của nhiều phụ nữ Việt thời nay.
“Ba mùa” (1999) của Tony Bùi về cuộc sống đương đại ở Việt Nam, với sen tươi cạnh tranh với sen bằng nhựa, với những con người thật thà bên cạnh cuộc sống đầy giả dối đưa đến sự luyến tiếc một quãng đời đẹp nhất là thuở học trò của một thiếu nữ.
Phim “Mùa ổi” (2002) của Đặng Nhật Minh biểu hiện hệ quả của một xã hội thiếu pháp luật phân minh, qua căn nhà của một chủ nhân tiểu tư sản, sau ngày bộ đội cộng sản tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954 thì ngôi nhà dần dần bị cán bộ chiếm đoạt. Hệ lụy của sự thiếu cơ sở luật pháp đó còn kéo dài cho đến hôm nay.
Nhiều đạo diễn gốc Việt đã từ hải ngoại về trong nước làm phim. Sớm nhất là Hồ Quang Minh từ Thụy Sĩ với “Karma” vào năm 1986. Rồi Trần Anh Hùng từ Pháp với “Xích lô”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”. Từ Mỹ là Tony Bùi với “Ba mùa”, Lưu Huỳnh với “Áo lụa Hà Đông”, Nguyễn-Võ Nghiêm Minh với “Mùa len trâu”.
Trong số những phim của đạo diễn Việt từ nước ngoài, vài phim sau khi làm xong đã không được nhà nước cho chiếu là “Xích lô” của Trần Anh Hùng, một phim được khá nhiều giải thưởng quốc tế, và mới nhất là “Bụi đời Chợ Lớn” của Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Hai phim này bị cấm vì cơ quan chức năng cho rằng có nội dung mang nhiều hành động bạo lực và đưa lên những hình ảnh xấu của xã hội Việt Nam.
Với nhiều phim được đạo diễn gốc Việt từ hải ngoại về quay trong nước trong một thập niên qua cho thấy nền điện ảnh Việt Nam có triển vọng đi lên.
Tuy nhiên, những nhà làm phim người Việt, cả trong lẫn ngoài nước, vẫn chưa có những tác phẩm thu hút khán giả quốc tế. Đề tài liên quan đến chính trị, chiến tranh ở Việt Nam cùng hệ lụy đã được nhiều đạo diễn người ngoại quốc chọn để khai thác qua các phim như “Born on 4th of July”, “Coming Home”, “Platoon”, “L’Indochine”, “Người tình”, “We were Soldiers”, là những phim thu hút đông khán giả.
Vì chưa có người tài giỏi trong lĩnh vực điện ảnh, hay vì chính sách kiểm duyệt đương thời, những nhà làm phim người Việt chưa thực sự được tự do chọn đề tài, nên các chủ đề của phim Việt vẫn còn giới hạn nên chưa tạo được sự chú ý đối với khán giả toàn cầu?
Xem Youtube
https://youtu.be/PDXizsyDqvY
Cuối tuần này, một phim khác của Hàm Trần là “Âm mưu giầy gót nhọn” (How to Fight in Six Inch Heels) sẽ được công ty phát hành Wave Releasing tung ra chiếu tại một số tiểu bang có đông người Việt ở Mỹ. Phim này đoạt giải Cánh Diều vàng 2014 cho vai nữ diễn viên xuất sắc là Kathy Uyên và đã được chiếu trong nước vào cuối năm 2013 với số vé bán kỷ lục.
Riêng tại San Jose, phim sẽ được chiếu tại rạp AMC trong khu thương mại Eastridge, San Jose, và chiều Chủ Nhật 29/3 sẽ có buổi gặp gỡ với đạo diễn và các diễn viên tại rạp.
Vào trung tuần tháng tới có Viet Film Fest lần thứ 8 do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức tại Little Saigon, nam California. Đây là sinh hoạt phim ảnh lớn nhất của người Việt hải ngoại với vài chục phim ngắn, dài thuộc các thể loại khác nhau được trình chiếu.
“Đoạt hồn” là một phim kinh dị đã được chiếu trong Liên hoan Phim Mỹ gốc Á (CAAMFest) tại rạp Pacific Film Archive ở Đại học Berkeley vào tối thứ Sáu 13/3. “Nước 2030” được chiếu tối Chủ Nhật 15/3 và phim này cũng có hai xuất khác tại San Jose và San Francisco. Sau buổi chiếu ở Berkeley, đạo diễn Nguyễn -Võ Nghiêm Minh và nhà quay phim Bảo Nguyễn đã giao lưu cùng khán giả.
“Nước 2030” là câu chuyện về nguy cơ biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng không tốt đối với Việt Nam, nhất là vùng mũi đất Cà Mau mà trong thực tế đang bị nước biển xâm thực. Phim lấy ý từ truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư.
Lồng trong phim là chuyện tình tay ba, giữa Giang, một nghiên cứu sinh về thực vật biển từ Sài Gòn và Sáo, cô thiếu nữ địa phương, cùng với Thi, thanh niên cùng quê cũng mê Sáo.
Đây là phim khoa học giả tưởng đưa ra viễn cảnh vào năm 2030 nhiều thành phố ở miền nam Việt Nam sẽ chìm sâu dưới biển nước.
Sau “Mùa len trâu” (Buffalo Boy) (2004) mênh mang cảnh lũ lụt, đạo diễn Nguyễn-Võ Nghiêm Minh lại chọn đề tài liên quan đến nước. Hỏi tại sao thích chọn nước là chủ đề, anh nói, nước chiếm ba phần tư mặt địa cầu, nước là sự sống và cũng có sức tàn phá khủng khiếp đối với quả đất.
Như một khán giả khác đã nhận xét sau khi xem phim, sức mạnh của nước có thể ví như Sơn Tinh Thủy Tinh trong chuyện cổ dân gian của người Việt.
Đạo diễn hy vọng phim sẽ được dùng vào việc giáo dục để quần chúng quan tâm đến ảnh hưởng môi trường do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vì khó khăn tài chánh nên phim chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Nếu xin phép để chiếu trong nước, không rõ phim có sẽ bị kiểm duyệt không vì những cảnh hối lộ công an, hay có lời thoại dùng tên Sài Gòn, thay vì tên gọi chính thức là Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nước 2030” cũng như một số phim Việt Nam khác, trong đó có “Bao giờ cho đến tháng Mười” (1984) của Đặng Nhật Minh; “Karma” (1986) của Hồ Quang Minh; “Mùi đu đủ xanh” (1993) của Trần Anh Hùng là những phim với nhiều cảnh rất ít lời thoại, chỉ là những hành động chậm rãi hay cử chỉ ẩn dụ để khán giả suy ra tâm lí nhân vật. Đó chỉ là những phút yên lặng để ống kính giữ lâu trên một vật thể, như máu chảy ra đọng lại trong chiếc chén vỡ trong “Nước 2030” hay cảnh ếch trên cành lá trong “Mùi đu đủ xanh”.
Có phải đó là đặc điểm của phim Việt để nói về người Việt Nam với cá tính trầm lắng, nhiều suy tư, ít biểu lộ thẳng qua lời nói, mà nội tâm là những ẩn dụ được đạo diễn đưa vào trong phim.
Không biết những khán giả khác nghĩ sao, riêng tôi, nhiều khi xem phim Việt cảm thấy khó nắm bắt được tâm lý nhân vật và sự yên lặng chậm rãi của phim còn làm mình dễ buồn ngủ.
Được xem khá nhiều phim do đạo diễn Việt hay gốc Việt sản xuất, một số phim đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng hay, đẹp vì cốt truyện phản ánh được một góc, có thể chỉ là góc khuất của xã hội, và đẹp vì những góc nhìn và ngoại cảnh đã được nhà quay phim đưa vào ống kính một cách nghệ thuật.
“Đời cát” (1999) của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân là phim hậu chiến tranh Việt Nam với những hệ lụy tình cảm, những kết thúc ngang trái trong đời sống nhân vật chính là Cảnh, một cán bộ tập kết trở về làng sau chiến tranh.
“Áo lụa Hà Đông” (2006) của Lưu Huỳnh là hoàn cảnh nghèo của hai chị em phải chia nhau một chiếc áo dài để đi học, về thân phận của nhiều phụ nữ Việt thời nay.
“Ba mùa” (1999) của Tony Bùi về cuộc sống đương đại ở Việt Nam, với sen tươi cạnh tranh với sen bằng nhựa, với những con người thật thà bên cạnh cuộc sống đầy giả dối đưa đến sự luyến tiếc một quãng đời đẹp nhất là thuở học trò của một thiếu nữ.
Phim “Mùa ổi” (2002) của Đặng Nhật Minh biểu hiện hệ quả của một xã hội thiếu pháp luật phân minh, qua căn nhà của một chủ nhân tiểu tư sản, sau ngày bộ đội cộng sản tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954 thì ngôi nhà dần dần bị cán bộ chiếm đoạt. Hệ lụy của sự thiếu cơ sở luật pháp đó còn kéo dài cho đến hôm nay.
Nhiều đạo diễn gốc Việt đã từ hải ngoại về trong nước làm phim. Sớm nhất là Hồ Quang Minh từ Thụy Sĩ với “Karma” vào năm 1986. Rồi Trần Anh Hùng từ Pháp với “Xích lô”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”. Từ Mỹ là Tony Bùi với “Ba mùa”, Lưu Huỳnh với “Áo lụa Hà Đông”, Nguyễn-Võ Nghiêm Minh với “Mùa len trâu”.
Đạo diễn Nguyễn-Võ Nghiêm Minh tại Đại học Berkeley hôm 15/3/15 (ảnh Bùi Văn Phú)
Gần đây nhiều đạo diễn trẻ như Victor Vũ, Hàm Trần, Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn cũng từ Mỹ về và đã cho ra đời cả chục tác phẩm như “Dòng máu anh hùng”, “Giao lộ định mệnh”, “Quả tìm máu”, “Bụi đời Chợ Lớn”, “Âm mưu giầy gót nhọn” v.v…Trong số những phim của đạo diễn Việt từ nước ngoài, vài phim sau khi làm xong đã không được nhà nước cho chiếu là “Xích lô” của Trần Anh Hùng, một phim được khá nhiều giải thưởng quốc tế, và mới nhất là “Bụi đời Chợ Lớn” của Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Hai phim này bị cấm vì cơ quan chức năng cho rằng có nội dung mang nhiều hành động bạo lực và đưa lên những hình ảnh xấu của xã hội Việt Nam.
Với nhiều phim được đạo diễn gốc Việt từ hải ngoại về quay trong nước trong một thập niên qua cho thấy nền điện ảnh Việt Nam có triển vọng đi lên.
Tuy nhiên, những nhà làm phim người Việt, cả trong lẫn ngoài nước, vẫn chưa có những tác phẩm thu hút khán giả quốc tế. Đề tài liên quan đến chính trị, chiến tranh ở Việt Nam cùng hệ lụy đã được nhiều đạo diễn người ngoại quốc chọn để khai thác qua các phim như “Born on 4th of July”, “Coming Home”, “Platoon”, “L’Indochine”, “Người tình”, “We were Soldiers”, là những phim thu hút đông khán giả.
Vì chưa có người tài giỏi trong lĩnh vực điện ảnh, hay vì chính sách kiểm duyệt đương thời, những nhà làm phim người Việt chưa thực sự được tự do chọn đề tài, nên các chủ đề của phim Việt vẫn còn giới hạn nên chưa tạo được sự chú ý đối với khán giả toàn cầu?
https://youtu.be/PDXizsyDqvY
Nhận xét
Đăng nhận xét