AIIB, công cụ mới của Trung Quốc để bành trướng ảnh hưởng
Theo RFI
Thanh Phương
ngày 30-06-2015 17:45
Thanh Phương
ngày 30-06-2015 17:45
Chủ tịch Trung Quốc chụp hình lưu niệm với các đại biểu dự lễ ký kết thành lập ngân hàng AIIB tại Bắc Kinh ngày 29/06/2015.Reuters
Ngày 29/06/2015, tại Bắc Kinh, đại diện của 50 quốc gia, trong đó có cả các nước châu Âu như Pháp, Đức và Anh, đã ký hiệp định chính thức thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, một ngân hàng được thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc, quốc gia sẽ có trọng lượng áp đảo trong định chế tài chính mới này.
Nước đầu tiên ký vào hiệp định này chính là Úc, đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, tiếp theo sau là 49 quốc gia khác. Từ đây đến cuối năm sẽ có thêm 7 quốc gia khác chính thức tham gia ngân hàng AIIB, như vậy là ngân hàng này sẽ có tổng cộng 57 thành viên, nhưng sẽ không có hai nền kinh tế hàng đầu và hạng ba thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Với số vốn pháp định dự trù lên tới 100 tỷ đôla, trong đó có 20% sẽ được các nước thành viên đóng góp trong giai đoạn đầu, ngân hàng AIIB, trụ sở đặt tại Bắc Kinh, trên nguyên tắc sẽ đi vào hoạt động từ đây đến cuối năm, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, khu vực mà đầu tư trong lĩnh vực này còn thiếu rất nhiều. Hội đồng điều hành của AIIB sẽ bao gồm 12 thành viên, trong đó có 9 ủy viên của khu vực châu Á và 3 ủy viên ngoài khu vực này.
Thắng lợi ngoại giao
Sau khi rầm rộ tung ra dự án Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Bắc Kinh đã thuyết phục được nhiều nước phương Tây tham gia thành lập, trong đó có Pháp và Đức. Nhưng Hoa Kỳ ngay từ đầu đã tỏ ra rất dè dặt về AIIB, lo ngại rằng ngân hàng này thiếu minh bạch, không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và nhất là sẽ cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng phát triển châu Á. Washington cũng lo ngại là Bắc Kinh sẽ sử dụng ngân hàng này để phục vụ cho những lợi ích địa chinh trị của Trung Quốc.
Việc chính thức thành lập ngân hàng AIIB rõ ràng là một thắng lợi ngoại giao đối với Bắc Kinh, bởi vì không chỉ có các nước châu Á và các nước đang trỗi dậy, mà ngay cả nhiều nước phương Tây cũng đã tham gia, vì nước nào cũng muốn có ảnh hưởng trong định chế tài chính tương lai này.
Điều đáng chú ý là trong số những nước ký hiệp định thành lập ngân hàng AIIB có nhiều đồng minh thân cận của Trung Quốc như Úc, mặc dù Washington trong thời gian qua đã cố thuyết phục các đồng minh này đừng nghe theo lời đường mật của Bắc Kinh.
Canberra chỉ mới thông báo gia nhập ngân hàng này vào ngày 26/06 vừa qua. Nhưng trước khi thông báo quyết định đó, bộ trưởng Tài chính Úc Joe Hockey cho biết ông đã nói chuyện với đồng nhiệm Hoa Kỳ và Nhật Bản để giải tỏa những mối quan ngại của hai nước này. Hôm qua, đích thân thủ tướng Tony Abbott đã trấn an rằng việc gia nhận ngân hàng AIIB sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ vững chắc giữa Úc với đồng minh Mỹ.
Chính phủ Úc hy vọng rằng ngân hàng AIIB, thông qua việc hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của nước này sang các nước trong khu vực. Nói cách khác, qua việc gia nhập AIIB, Úc đặt lợi ích kinh tế lên trên lợi ích chiến lược, đến mức sẽ là cổ đông đứng hàng thứ sáu của ngân hàng này.
Về phần Philippines, tuy là một trong 57 quốc gia sẽ là thành viên sáng lập AIIB, nhưng hôm qua đã không ký vào hiệp định thành lập ngân hàng này, do căng thẳng với Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông. Bộ trưởng Tài chính Philippines đã báo trước là nước này sẽ không vội vã gia nhập AIIB, mà một số người xem là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Phát triển châu Á, mà trụ sở đặt tại Manila. Vào đầu tháng này, tổng thống Aquino cũng đã nói là Philippines, « rất, rất thận trọng » về việc gia nhập ngân hàng do Bắc Kinh chủ xướng.
Nhưng dù muốn dù không, Philippines cũng sẽ buộc phải leo lên con tàu AIIB, vì nước này rất cần phát triển các cơ sở hạ tầng còn rất yếu kém so với tốc độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chủ chốt của Philippines và là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Philippines.
Nhưng dù có bao nhiêu nước tham gia, Trung Quốc vẫn chiếm thế áp đảo trong AIIB, vì nước này đóng góp đến 30% vốn. Theo chính phủ Bắc Kinh, với mức vốn này, Trung Quốc nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với quy định là khi biểu quyết một số quyết định mang tính cơ cấu ( bầu chọn chủ tịch, đình chỉ tư cách thành viên, sửa đổi điều lệ ) cần phải có đa số ¾ phiếu, như vậy là Trung Quốc trong một số trường hợp sẽ có quyền phủ quyết.
Nước góp vốn đứng hàng thứ hai cho ngân hàng AIIB là Ấn Độ ( 8% ) , kế đến là Nga ( 6,5% ). Trong số các quốc gia không thuộc châu Á, Đức là quốc gia góp vốn nhiều nhất ( 4,5% ), kế đến là Pháp ( 3,4% ) và Brazil ( 3,2% ).
Phía châu Âu thì lập luận rằng, nếu những nước ngoài châu Á mà biết « hợp đồng tác chiến » thì họ có thể ngăn chận được một số quyết định khi biểu quyết.
Với Trung Quốc chiếm thế thượng phong, ngân hàng AIIB như vậy sẽ là một đối trọng với Ngân hàng Thế giới, định chế mà Hoa Kỳ kiểm soát và Ngân hàng Phát triển châu Á, định chế mà Nhật Bản kiểm soát.
Theo ý kiến của các chuyên gia, ngân hàng AIIB sẻ là một cuộc trắc nghiệm cho việc bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Mặc dù thiếu kinh nghiệm, nhưng Bắc Kinh sẽ chứng tỏ là họ có khả năng tham gia điều hành một định chế tài chính đa phương phức tạp như vậy, mà lại bị cả thế giới chăm chú dò xét.
Bành trướng ảnh hưởng
Trước mắt, báo chí chính thức Trung Quốc dĩ nhiên đã không lỡ dịp này để ca ngợi điều mà tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số ra ngày 30/06/2015, xem như là thắng lợi ngoại giao « lớn hơn cả việc đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2008 ».
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết : « Các nước đồng minh của Hoa Kỳ ( Anh, Pháp, Đức ) đã gia nhập AIIB không phải là nhằm ve vản Trung Quốc, mà là vì họ thấy những mối lợi thu được sẽ lớn hơn quan hệ giữa các nước này với Washington ». Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc đã buộc phải thành lập AIIB do sự đối xử « bất bình đẳng » của một số định chế định chế tài chính, ám chỉ đến Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trên danh nghĩa, ngân hàng AIIB được thành lập là nhằm tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, nhưng ngân hàng này chắc chắc sẽ được Bắc Kinh sử dụng để bành trướng ảnh hưởng trong khu vực, như Trung Quốc đã từng dùng các phương tiện ngoại giao, đầu tư, mậu dịch và quân sự để giành lợi thế. Tuy Bắc Kinh đã cố làm giảm tầm quan trọng, nhưng không thể loại trừ khả năng là AIIB về lâu dài sẽ qua mặt Ngân hàng Phát triển châu Á và thậm chí trở thành đối thủ ngang tầm với Ngân hàng Thế giới.
Ngân hàng phát triển châu Á hiện có 67 thành viên, với số vốn khoảng 175 tỷ đôla, phần lớn là do Nhật và Hoa Kỳ đóng góp. Còn Ngân hàng thế giới có 188 thành viên và 223 tỷ đô la, mà trong đó Hoa Kỳ đóng góp khoảng 16%, tức là có ảnh hưởng rất lớn. Nhưng trong ngân hàng AIIB, như đã nói ở trên Trung Quốc góp đến 30%, tức là tính về tỷ lệ thì sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn Hoa Kỳ trong Ngân hàng Thế giới.
Nhưng không chỉ có ngân hàng AIIB, Trung Quốc còn đóng vai trò hàng đầu trong việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới ( NDB ), với vốn bang đầu là 50 tỷ euro, do các nước thành viên đóng góp với mức ngang bằng nhau ( chủ yếu là Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nga và Nam Phi ).
Với số vốn pháp định dự trù lên tới 100 tỷ đôla, trong đó có 20% sẽ được các nước thành viên đóng góp trong giai đoạn đầu, ngân hàng AIIB, trụ sở đặt tại Bắc Kinh, trên nguyên tắc sẽ đi vào hoạt động từ đây đến cuối năm, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, khu vực mà đầu tư trong lĩnh vực này còn thiếu rất nhiều. Hội đồng điều hành của AIIB sẽ bao gồm 12 thành viên, trong đó có 9 ủy viên của khu vực châu Á và 3 ủy viên ngoài khu vực này.
Thắng lợi ngoại giao
Sau khi rầm rộ tung ra dự án Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Bắc Kinh đã thuyết phục được nhiều nước phương Tây tham gia thành lập, trong đó có Pháp và Đức. Nhưng Hoa Kỳ ngay từ đầu đã tỏ ra rất dè dặt về AIIB, lo ngại rằng ngân hàng này thiếu minh bạch, không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và nhất là sẽ cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng phát triển châu Á. Washington cũng lo ngại là Bắc Kinh sẽ sử dụng ngân hàng này để phục vụ cho những lợi ích địa chinh trị của Trung Quốc.
Việc chính thức thành lập ngân hàng AIIB rõ ràng là một thắng lợi ngoại giao đối với Bắc Kinh, bởi vì không chỉ có các nước châu Á và các nước đang trỗi dậy, mà ngay cả nhiều nước phương Tây cũng đã tham gia, vì nước nào cũng muốn có ảnh hưởng trong định chế tài chính tương lai này.
Điều đáng chú ý là trong số những nước ký hiệp định thành lập ngân hàng AIIB có nhiều đồng minh thân cận của Trung Quốc như Úc, mặc dù Washington trong thời gian qua đã cố thuyết phục các đồng minh này đừng nghe theo lời đường mật của Bắc Kinh.
Canberra chỉ mới thông báo gia nhập ngân hàng này vào ngày 26/06 vừa qua. Nhưng trước khi thông báo quyết định đó, bộ trưởng Tài chính Úc Joe Hockey cho biết ông đã nói chuyện với đồng nhiệm Hoa Kỳ và Nhật Bản để giải tỏa những mối quan ngại của hai nước này. Hôm qua, đích thân thủ tướng Tony Abbott đã trấn an rằng việc gia nhận ngân hàng AIIB sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ vững chắc giữa Úc với đồng minh Mỹ.
Chính phủ Úc hy vọng rằng ngân hàng AIIB, thông qua việc hỗ trợ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của nước này sang các nước trong khu vực. Nói cách khác, qua việc gia nhập AIIB, Úc đặt lợi ích kinh tế lên trên lợi ích chiến lược, đến mức sẽ là cổ đông đứng hàng thứ sáu của ngân hàng này.
Về phần Philippines, tuy là một trong 57 quốc gia sẽ là thành viên sáng lập AIIB, nhưng hôm qua đã không ký vào hiệp định thành lập ngân hàng này, do căng thẳng với Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông. Bộ trưởng Tài chính Philippines đã báo trước là nước này sẽ không vội vã gia nhập AIIB, mà một số người xem là đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Phát triển châu Á, mà trụ sở đặt tại Manila. Vào đầu tháng này, tổng thống Aquino cũng đã nói là Philippines, « rất, rất thận trọng » về việc gia nhập ngân hàng do Bắc Kinh chủ xướng.
Nhưng dù muốn dù không, Philippines cũng sẽ buộc phải leo lên con tàu AIIB, vì nước này rất cần phát triển các cơ sở hạ tầng còn rất yếu kém so với tốc độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chủ chốt của Philippines và là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Philippines.
Nhưng dù có bao nhiêu nước tham gia, Trung Quốc vẫn chiếm thế áp đảo trong AIIB, vì nước này đóng góp đến 30% vốn. Theo chính phủ Bắc Kinh, với mức vốn này, Trung Quốc nắm giữ 26% quyền biểu quyết. Với quy định là khi biểu quyết một số quyết định mang tính cơ cấu ( bầu chọn chủ tịch, đình chỉ tư cách thành viên, sửa đổi điều lệ ) cần phải có đa số ¾ phiếu, như vậy là Trung Quốc trong một số trường hợp sẽ có quyền phủ quyết.
Nước góp vốn đứng hàng thứ hai cho ngân hàng AIIB là Ấn Độ ( 8% ) , kế đến là Nga ( 6,5% ). Trong số các quốc gia không thuộc châu Á, Đức là quốc gia góp vốn nhiều nhất ( 4,5% ), kế đến là Pháp ( 3,4% ) và Brazil ( 3,2% ).
Phía châu Âu thì lập luận rằng, nếu những nước ngoài châu Á mà biết « hợp đồng tác chiến » thì họ có thể ngăn chận được một số quyết định khi biểu quyết.
Với Trung Quốc chiếm thế thượng phong, ngân hàng AIIB như vậy sẽ là một đối trọng với Ngân hàng Thế giới, định chế mà Hoa Kỳ kiểm soát và Ngân hàng Phát triển châu Á, định chế mà Nhật Bản kiểm soát.
Theo ý kiến của các chuyên gia, ngân hàng AIIB sẻ là một cuộc trắc nghiệm cho việc bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Mặc dù thiếu kinh nghiệm, nhưng Bắc Kinh sẽ chứng tỏ là họ có khả năng tham gia điều hành một định chế tài chính đa phương phức tạp như vậy, mà lại bị cả thế giới chăm chú dò xét.
Bành trướng ảnh hưởng
Trước mắt, báo chí chính thức Trung Quốc dĩ nhiên đã không lỡ dịp này để ca ngợi điều mà tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số ra ngày 30/06/2015, xem như là thắng lợi ngoại giao « lớn hơn cả việc đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2008 ».
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết : « Các nước đồng minh của Hoa Kỳ ( Anh, Pháp, Đức ) đã gia nhập AIIB không phải là nhằm ve vản Trung Quốc, mà là vì họ thấy những mối lợi thu được sẽ lớn hơn quan hệ giữa các nước này với Washington ». Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc đã buộc phải thành lập AIIB do sự đối xử « bất bình đẳng » của một số định chế định chế tài chính, ám chỉ đến Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Trên danh nghĩa, ngân hàng AIIB được thành lập là nhằm tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á, nhưng ngân hàng này chắc chắc sẽ được Bắc Kinh sử dụng để bành trướng ảnh hưởng trong khu vực, như Trung Quốc đã từng dùng các phương tiện ngoại giao, đầu tư, mậu dịch và quân sự để giành lợi thế. Tuy Bắc Kinh đã cố làm giảm tầm quan trọng, nhưng không thể loại trừ khả năng là AIIB về lâu dài sẽ qua mặt Ngân hàng Phát triển châu Á và thậm chí trở thành đối thủ ngang tầm với Ngân hàng Thế giới.
Ngân hàng phát triển châu Á hiện có 67 thành viên, với số vốn khoảng 175 tỷ đôla, phần lớn là do Nhật và Hoa Kỳ đóng góp. Còn Ngân hàng thế giới có 188 thành viên và 223 tỷ đô la, mà trong đó Hoa Kỳ đóng góp khoảng 16%, tức là có ảnh hưởng rất lớn. Nhưng trong ngân hàng AIIB, như đã nói ở trên Trung Quốc góp đến 30%, tức là tính về tỷ lệ thì sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn Hoa Kỳ trong Ngân hàng Thế giới.
Nhưng không chỉ có ngân hàng AIIB, Trung Quốc còn đóng vai trò hàng đầu trong việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới ( NDB ), với vốn bang đầu là 50 tỷ euro, do các nước thành viên đóng góp với mức ngang bằng nhau ( chủ yếu là Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nga và Nam Phi ).
Nhận xét
Đăng nhận xét