Quá khứ quân phiệt của Nhật Bản : Áp lực gia tăng trên con diều hâu Abe
Theo RFI
Trọng Nghĩa
ngày 10-06-2015 16:20
Trọng Nghĩa
ngày 10-06-2015 16:20
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Tokyo, 04/06/2015.REUTERS/Kazuhiro Nogi/Pool
Càng gần đến kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Thế giới lần II tại Châu Á, sức ép trên đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe càng lúc càng gia tăng. Nhân vật được liệt vào diện diều hâu, theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa này đã được yêu cầu giải quyết dứt khoát hồ sơ quá khứ quân phiệt của nước Nhật vốn vẫn tiếp tục khuấy động quan hệ giữa Tokyo với các láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đối với nhiều cựu lãnh đạo chính trị tại Nhật Bản hoặc là đông đảo các nhà sử học, nước Nhật cần phải thừa nhận lỗi lầm của mình trước đây, gánh vác trách nhiệm, đặc biệt trên vấn đề 200.000 « phụ nữ giải sầu » mà đa số là người Hàn Quốc, bị buộc phục vụ quân đội Thiên hoàng, và có hành động ăn năn cụ thể.
Thượng tuần tháng Sáu vừa qua, Nhật hoàng Akihito đã bày tỏ « lòng hối hận sâu sắc » của nước Nhật đối với khách mời lúc ấy là Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Dù không có gì mới, nhưng động thái của Nhật hoàng mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh người nắm thực quyền lãnh đạo tại Tokyo lại là Thủ tướng Shinzo Abe, một người nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa, bị cáo buộc là có thiên hướng muốn xét lại lịch sử.
Một trong những nhận định gây tranh cãi nhiều nhất của ông Abe chính là việc ông không ngại giảm thiểu trách nhiệm của chính quyền Nhật trước đây trong việc ép buộc các phụ nữ Hàn Quốc làm gái giải sầu cho quân đội Nhật.
Vào hôm qua, 09/06/2015, cựu Phó Thủ tướng Nhật Yohei Kono, người đầu tiên lên tiếng vào năm 1993 công nhận tội lỗi của Nhật Bản trong vụ « phụ nữ giải sầu », đã kêu gọi ông « thừa nhận sự thật ». Đối với ông Kono : « Không chấp nhận sự thật, phủ nhận những gì đã thực thụ xẩy ra, đồng nghĩa với việc làm hoen ố thanh danh nước Nhật ».
Ông Kono đã phát biểu nhân một cuộc họp báo chung cùng với cựu Thủ tướng Murayama Tomiichi, lãnh đạo chính phủ Nhật Bản đầu tiên thời hậu chiến, đã xin lỗi về quá khứ quân phiệt của nước ông..
Vào năm 1995, ông Murayama đã nhân danh toàn thể chính phủ của ông, bày tỏ một cách rõ ràng những lời « xin lỗi chân thành » về các tội ác của Nhật Bản ở châu Á trước năm 1945. Ông thừa nhận rằng « chế độ thực dân xâm lược » của Nhật Bản đã gây ra những nỗi « đau khổ khủng khiếp » cho các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc.
Năm nay đã 91 tuổi, ông Murayama đã lấy làm tiếc là đương kim Thủ tướng Abe có vẻ như là muốn giảm nhẹ giá trị lời xin lỗi của ông vào năm 1995, từng được nhiều chính phủ tiếp theo tại Nhật Bản tán đồng.
Điều gây ra lo ngại chính là thái độ miễn cưỡng của Thủ tướng Abe trong việc công nhận quá khứ. Ông hứa sẽ không phủ nhận những tuyên bố của người tiền nhiệm, nhưng đã hàm ý cho rằng như thế đủ rồi, không cần phải tiếp tục nói nữa. Gần đây, trước Quốc hội Mỹ, ông chỉ nhắc lại « sự hối tiếc sâu sắc » của Nhật Bản, nhưng không nói đến những « lời xin lỗi chân thành » mà Trung Quốc và Hàn Quốc rất muốn nghe.
Ngoài các cựu chính khách, giới sử học cũng đã nhập cuộc vào lúc ông Abe đang chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 ngày Nhật đầu hàng Đồng minh 15 tháng 8, bằng một tuyên bố chính thức sẽ được khu vực rất chú ý.
Hôm 08/06 vừa qua, gần 200 giáo sư Nhật Bản đã kêu gọi ông Abe tái khẳng định trong bài phát biểu kỷ niệm sự « hối tiếc và xin lỗi » của Tokyo. Bản kiến nghị thứ ba trong vòng một tháng, cũng đã được nhiều luật sư, nhà báo và giới bảo vệ nhân quyền ký tên.
Vào thượng tuần tháng Năm, 200 nhà nghiên cứu và giáo sư đại học, đa phần là người Mỹ cũng đã kêu gọi chính quyền Abe tỏ thái độ gương mẫu bằng cách « biểu hiện bằng lời lẽ và hành động cụ thể » quyết tâm đối mặt với quá khứ thực dân và hiếu chiến trước đây của Nhật Bản
Thượng tuần tháng Sáu vừa qua, Nhật hoàng Akihito đã bày tỏ « lòng hối hận sâu sắc » của nước Nhật đối với khách mời lúc ấy là Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Dù không có gì mới, nhưng động thái của Nhật hoàng mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh người nắm thực quyền lãnh đạo tại Tokyo lại là Thủ tướng Shinzo Abe, một người nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa, bị cáo buộc là có thiên hướng muốn xét lại lịch sử.
Một trong những nhận định gây tranh cãi nhiều nhất của ông Abe chính là việc ông không ngại giảm thiểu trách nhiệm của chính quyền Nhật trước đây trong việc ép buộc các phụ nữ Hàn Quốc làm gái giải sầu cho quân đội Nhật.
Vào hôm qua, 09/06/2015, cựu Phó Thủ tướng Nhật Yohei Kono, người đầu tiên lên tiếng vào năm 1993 công nhận tội lỗi của Nhật Bản trong vụ « phụ nữ giải sầu », đã kêu gọi ông « thừa nhận sự thật ». Đối với ông Kono : « Không chấp nhận sự thật, phủ nhận những gì đã thực thụ xẩy ra, đồng nghĩa với việc làm hoen ố thanh danh nước Nhật ».
Ông Kono đã phát biểu nhân một cuộc họp báo chung cùng với cựu Thủ tướng Murayama Tomiichi, lãnh đạo chính phủ Nhật Bản đầu tiên thời hậu chiến, đã xin lỗi về quá khứ quân phiệt của nước ông..
Vào năm 1995, ông Murayama đã nhân danh toàn thể chính phủ của ông, bày tỏ một cách rõ ràng những lời « xin lỗi chân thành » về các tội ác của Nhật Bản ở châu Á trước năm 1945. Ông thừa nhận rằng « chế độ thực dân xâm lược » của Nhật Bản đã gây ra những nỗi « đau khổ khủng khiếp » cho các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc.
Năm nay đã 91 tuổi, ông Murayama đã lấy làm tiếc là đương kim Thủ tướng Abe có vẻ như là muốn giảm nhẹ giá trị lời xin lỗi của ông vào năm 1995, từng được nhiều chính phủ tiếp theo tại Nhật Bản tán đồng.
Điều gây ra lo ngại chính là thái độ miễn cưỡng của Thủ tướng Abe trong việc công nhận quá khứ. Ông hứa sẽ không phủ nhận những tuyên bố của người tiền nhiệm, nhưng đã hàm ý cho rằng như thế đủ rồi, không cần phải tiếp tục nói nữa. Gần đây, trước Quốc hội Mỹ, ông chỉ nhắc lại « sự hối tiếc sâu sắc » của Nhật Bản, nhưng không nói đến những « lời xin lỗi chân thành » mà Trung Quốc và Hàn Quốc rất muốn nghe.
Ngoài các cựu chính khách, giới sử học cũng đã nhập cuộc vào lúc ông Abe đang chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 ngày Nhật đầu hàng Đồng minh 15 tháng 8, bằng một tuyên bố chính thức sẽ được khu vực rất chú ý.
Hôm 08/06 vừa qua, gần 200 giáo sư Nhật Bản đã kêu gọi ông Abe tái khẳng định trong bài phát biểu kỷ niệm sự « hối tiếc và xin lỗi » của Tokyo. Bản kiến nghị thứ ba trong vòng một tháng, cũng đã được nhiều luật sư, nhà báo và giới bảo vệ nhân quyền ký tên.
Vào thượng tuần tháng Năm, 200 nhà nghiên cứu và giáo sư đại học, đa phần là người Mỹ cũng đã kêu gọi chính quyền Abe tỏ thái độ gương mẫu bằng cách « biểu hiện bằng lời lẽ và hành động cụ thể » quyết tâm đối mặt với quá khứ thực dân và hiếu chiến trước đây của Nhật Bản
Nhận xét
Đăng nhận xét