ĐIỂM BÁO PHÁP NGÀY 29-7-2015
Kinh tế Trung Quốc bỗng trở nên u ám trong tháng Bảy với những chỉ số chứng khoán tại Thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến liên tục lao dốc.REUTERS/Aly Song
Theo RFI
Thu Hằng
ngày 29-7-201Những câu hỏi xung quanh nền kinh tế thứ hai thế giới
Ngày 27/07 vừa qua là ngày đen tối đối với thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số trên thị trường này giảm tới 8,48%. Ngay tối hôm đó, chính quyền Trung Quốc thông báo tiếp tục chính sách mua lại cổ phiếu để giữ ổn định thị trường. Tuy nhiên, thông báo này không đủ để tái lập lòng tin của giới đầu tư. Bong bóng chứng khoán tại Trung Quốc là chủ đề trên trang nhất của Le Monde.
Từ cuối tháng Sáu vừa qua, chỉ số chứng khoán chính tại Thượng Hải đã mất 30% giá trị và gây ảnh hưởng tới các thị trường lân cận, trong đó có thị trường Thẩm Quyến. Chưa đầy một tháng, hơn 3.000 tỉ đô la vốn hóa trên thị trường đã bị thổi bay. Tình hình trong tháng Bẩy này cũng có đầy biến động.
Vẫn trên tờ Le Monde, bài xã luận cho biết sau khi chần chừ đưa ra giải pháp, Bắc Kinh đã dốc mọi biện pháp có trong tay để tránh để thị trường tụt dốc thêm và trấn an các nhà đầu tư. Thế nhưng, tâm lý bất an vẫn hiện hữu và đây chính là biểu hiện nghi ngờ về sự tăng trưởng của Trung Quốc. Trong chuyên trang « Kinh tế & Doanh nghiệp », tờ báo dẫn lại nhận định của các nhà tài chính quốc tế lo ngại chứng khoán Thượng Hải tuột dốc ngay khi chính phủ Trung Quốc ngừng mọi hỗ trợ ảo.
Vì vậy, các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ chính phủ Trung Quốc đã thổi phồng các con số. Theo họ, mức tăng trưởng thật sự trong quý II vừa qua của nền kinh tế thứ hai thế giới khó có thể đạt tới 7% như thống kê của Bắc Kinh. Giám đốc của Viện Văn hóa, Kinh tế và Địa-Chính trị Pháp cho biết những con số thống kê của Trung Quốc nằm trong số những thống kê ít tin tưởng nhất trên thế giới. Theo thăm dò của Bank of America Merrill Lynch, 75% các nhà đầu tư tin rằng tỷ lệ tăng trưởng thật sự của Trung Quốc đạt chưa tới 6%.
Trong số ra tháng 6, tạp chí Vấn đề kinh tế (Problèmes économiques) của Pháp nêu tóm lược những hạn chế chính của hình mẫu tăng trưởng Trung Quốc, như : lượng cầu của nước ngoài giảm (trong đó có cả Châu Âu), chi phí lao động tăng (người dân có tuổi thọ dài hơn và hết thặng dư nhân lực nông thôn), bất cân bằng xã hội tăng, củng cố các quy tắc về môi trường, sản xuất dư thừa do chính sách đầu tư ép buộc (đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng).
Trước những hạn chế trên, thủ tướng Lý Khắc Cường đã và đang tiến hành một loạt biện pháp cải cách mạnh tay, như : giành nhiều chỗ hơn cho thị trường và tiêu thụ nội địa. Thế nhưng, các giải pháp này vẫn chưa đủ thuyết phục trong bối cảnh chính trị hiện nay đang gây thêm lo ngại trước quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Dù Đảng Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đang tiến hành một chiến dịch « đả hổ diệt ruồi » quy mô lớn, nhưng, theo nhiều ý kiến, đây chỉ là một chiến dịch thanh trừng chính trị và bóp nghẹt ngay trong trứng nước bất kỳ động thái phản đối nào trong xã hội dân sự.
Bài xã luận nhận định : Liệu Trung Quốc có thể cải cách nền kinh tế trong một môi trường chính trị trái ngược hoàn toàn ? Con cho tới nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thành công với mô hình trái ngược này.
Du lịch Nhật Bản phát triển nhờ người Trung Quốc
Chính phủ hai nước Nhật Bản và Trung Quốc luôn chỉ trích nhau. Căng thẳng tại biển Hoa Đông vẫn chưa nguôi. Dù vậy, số lượng du khách Trung Quốc tới Nhật Bản vẫn tăng đều, thêm 46% chỉ trong vòng một năm. Nhật báo kinh tế Le Figaro phản ánh hiện tượng này trong bài : « Du lịch Nhật Bản phát triển nhanh nhờ người Trung Quốc ».
Theo số liệu thống kê quý I của Văn phòng Du lịch quốc gia Nhật Bản, trên tổng số 9,13 triệu lượt khác tới quốc gia hoa anh đào này, có 2,17 triệu lượt khách Trung Quốc. Đứng thứ hai là du khách Hàn Quốc, tăng 43% và Đài Loan, tăng 29%.
Những năm 2000 là thời điểm phát triển của ngành du lịch Nhật Bản, với trung bình 8 triệu du khách nước ngoài hàng năm, sau đó thường xuyên dao động trong khoảng 6 triệu. Người Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là lượng khách truyền thống của đảo quốc này. Còn du khách các quốc gia khác không tới Nhật vì cho rằng mức sống tại đây quá đắt và thủ tục phức tạp.
Từ giữa năm 2012, Nhật Bản trở nên bình dân hơn một chút và đơn giản hơn cho người nước ngoài. Trước hết, đồng yen giảm tới 30% giá trị so với một số tiền tệ khác. Tiếp theo, chính quyền miễn thị thực đối với du khách từ nhiều quốc gia Châu Á đang phát triển, đồng thời, thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho ngành du lịch nước này. Nhờ vậy, ngay từ năm 2013, đất nước đã thu hút được trên 10 triệu lượt khách nước ngoài, năm 2014 là 13,4 triệu. Và con số 20 triệu khách vào năm 2020 là ngưỡng mà Nhật Bản đặt ra nhờ Thế Vận Hội diễn ra tại Tokyo.
Ngành du lịch đóng góp một phần không nhỏ vào chiến lược phục hồi kinh tế Abenomics. Các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông và đặc biệt là lĩnh vực phân phối tận dụng tối đa lượng du khách nước ngoài, đặc biệt là khách Trung Quốc. Truyền thông của Nhật thậm chí còn đưa ra khái niệm « baku-gai » (bùng nổ bán hàng) để miêu tả hàng đoàn người Trung Quốc « vét » sạch các cửa hàng điện tử, các thương hiệu cao cấp nước ngoài, các hiệu thuốc…
Năm ngoái, người Trung Quốc là người chịu chi nhất, với tổng số tiền mua hàng ước tính khoảng 558,3 tỉ yen (khoảng 4,5 tỉ đô la). Theo các nhà phân tích của Deutsche Securities, những yếu tố chính kích thích người Trung Quốc mua hàng Nhật là lòng tin vào chất lượng và hàng thật (chiếm 54% số lượng người được thăm dò) và tiếp theo là giá cả phải chăng (chiếm 48%).
Tối thứ Sáu tuần trước, du khách Trung Quốc đã xếp hàng trước trung tâm thương mại Takashimaya tại khu phố Shinkuju để chắc chắn có một chỗ vào sáng hôm sau, lúc cửa hàng Issey Miyake mở cửa. Cửa hàng này buộc phải bán phân phối loại túi xách Bao Bao do sợ bán hết hàng quá nhanh.
Đông Nam Á bị lên án vì cưỡng bức lao động
Khoảng 20 triệu người trên thế giới là nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động. Đây là thông tin trong bản báo cáo thường niên của Mỹ, vừa được công bố thứ Hai vừa qua. Nhật báo kinh tế Les Echos cho biết Washington ưu tiên đấu tranh chống tình trạng này và lên án tình trạng cưỡng bức lao động tại Đông Nam Á.
Tờ báo cho biết, theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế, buôn người là một vấn nạn toàn cầu và mang lại khoản lợi nhuận 150 tỉ đô la hàng năm, trong đó chỉ riêng ngành công nghiệp tình dục đã mang lại 99 tỉ đô la.
Nếu như các nước Iran, Venezuela, Algeria, Bắc Triều Tiên, Nga và Zimbabwe vẫn bị xếp hạng 3, hạng thấp nhất, thì Cuba, vừa nối lại quan hệ với Hoa Kỳ, được nâng lên một hạng, ở hạng 2, cũng giống như trường hợp của Malaysia. Tuy nhiên, quyết định trên của Washington khiến nhiều tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền lên tiếng chỉ trích, vì cho rằng, Hoa Kỳ có những ý đồ riêng, không công bằng, khi nâng hạng các nước này. Quả thực, Washington đang cố gắng để ký được hiệp định tự do trao đổi mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, TPP, trong đó Malaysia là một đối tác quan trọng.
Đông Nam Á bị lên án trong bản báo cáo do tình trạng buôn người và thảm họa thuyền nhân diễn ra từ đầu năm nay. Trước hết là Thái Lan. Quốc gia này có tới 3 đến 4 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu là người Miến Điện, Lào và Cam Bốt. Một phần trong số họ bị buộc trở thành nô lệ tình dục. Một số khác bị bóc lột trong các nhà máy bất hợp pháp hay trên các tàu cá.
Tiếp theo, là sự kiện hàng chục nghìn người Rohingya Miến Điện theo Hồi giáo bị truy bức buộc phải chạy khỏi đất nước Phật giáo này, bị giam trong những trại buôn người và nhiều người trong số họ bỏ mạng ngoài khơi, trước sự làm ngơ của chính quyền Malaysia và Indonesia. Chỉ khi bị công luận quốc tế kịch liệt phản đối, hai quốc gia Đông Nam Á này mới thực hiện công việc cứu vớt.
Pháp và Iran tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương ?
Hai tuần sau khi thỏa thuận về vấn đề hạt nhân được ký kết giữa Iran và Lục cường, hôm nay, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tới công du nước Cộng hòa Hồi giáo này. Chuyến đi được đặt kỳ vọng giúp nối lại quan hệ song phương, bị cắt đứt từ 12 năm nay. Đây cũng là chủ đề được chú tâm trên báo chí Pháp.
Ngay sau khi hiệp định được ký kết, cũng như các quốc gia khác, doanh nhân và doanh nghiệp Pháp đã đổ xô tới thị trường 80 triệu dân đang mong mỏi mở cửa. Thế nhưng, ngành ngoại giao Pháp tỏ ra chậm mà chắc, vì trong con mắt của người Iran, Laurent Fabius vẫn là hình ảnh cứng rắn trong các cuộc hội đàm. Theo nguồn tin thân cận với Ngoại trưởng Fabius, được Le Figaro trích dẫn, chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Pháp chưa phải là bước bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, theo tờ báo đây là : « Bước đầu tan băng giữa Pháp và Iran ».
Còn tờ Libération lại có ý kiến ngược lại : « Không thể có tình bạn giữa Paris và Teheran ». Theo nhận định của tờ báo này, mỗi khi quan hệ giữa hai nưởc trở nên nồng ấm hơn một chút, thì ngay sau đó sẽ bị giội gáo nước lạnh, thậm chí trở nên băng giá.
Libération lần lượt nêu lại những sự kiện trong quá khứ. Hẳn người Irak vẫn chưa quên Pháp đã đứng về phía Saddam Hussein trong cuộc chiến Iran-Irak, dù nhà cựu độc tài là người chiếm đánh Iran. Pháp cung cấp cho chính phủ Irak 90 chiến đấu cơ, 150 máy bay trực thăng, 560 xe bọc thép, 81 pháo tự động và hơn 15.000 tên lửa. Vì vậy, trong chuyến công du này, Ngoại trưởng Pháp phải xóa bỏ hình ảnh nước Pháp cứng rắn trong hồ sơ nguyên tử Iran. Ông phải chứng tỏ được rằng chuyến viếng thăm của mình hoàn toàn mang ý nghĩa chính trị, và nước Pháp mang tới cho Iran những nhà công nghiệp nổi tiếng nhất của mình.
Ung thư vú : Xét nghiệm gen để hóa trị trọng tâm hơn
« Ung thư vú : Xét nghiệm gen để hóa trị trọng tâm hơn » là chủ đề trên mục « Khoa học » của tờ Le Monde. Hàng năm có thêm 49.000 ca mắc ung thư vú được phát hiện tại Pháp.
Khoảng 40% phụ nữ bị mắc ung thư vú được điều trị bằng các phương pháp hóa trị liệu. Thế nhưng, con số này có thể giảm xuống còn 30% nếu những phụ đó được xét nghiệm gen trước đó để sớm phát hiện mầm mống ung thư. Tại các nước Mỹ, Đức, Hà Lan, Anh, Ý… biện pháp này đã được khuyến dùng đối với một số phụ nữ. Còn tại Thụy Sĩ, từ đầu năm nay, biện pháp xét nghiệm gen đã được bảo hiểm xã hội hoàn trả.
Tại Pháp, việc sử dụng xét nghiệm gen đã làm giảm số lượng ca hóa trị liệu, từ 52% xuống còn 26% trong tổng số bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm gen cũng giúp tập trung hóa trị tại nơi có tế bào ung thư và tránh những trường hợp hóa trị đề phòng lây nhiễm như hiện nay. Rất nhiều cuộc thử nghiệm mới đang được tiến hành và sẽ cho kết quả vào cuối năm 2016.
Vẫn trên tờ Le Monde, bài xã luận cho biết sau khi chần chừ đưa ra giải pháp, Bắc Kinh đã dốc mọi biện pháp có trong tay để tránh để thị trường tụt dốc thêm và trấn an các nhà đầu tư. Thế nhưng, tâm lý bất an vẫn hiện hữu và đây chính là biểu hiện nghi ngờ về sự tăng trưởng của Trung Quốc. Trong chuyên trang « Kinh tế & Doanh nghiệp », tờ báo dẫn lại nhận định của các nhà tài chính quốc tế lo ngại chứng khoán Thượng Hải tuột dốc ngay khi chính phủ Trung Quốc ngừng mọi hỗ trợ ảo.
Vì vậy, các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ chính phủ Trung Quốc đã thổi phồng các con số. Theo họ, mức tăng trưởng thật sự trong quý II vừa qua của nền kinh tế thứ hai thế giới khó có thể đạt tới 7% như thống kê của Bắc Kinh. Giám đốc của Viện Văn hóa, Kinh tế và Địa-Chính trị Pháp cho biết những con số thống kê của Trung Quốc nằm trong số những thống kê ít tin tưởng nhất trên thế giới. Theo thăm dò của Bank of America Merrill Lynch, 75% các nhà đầu tư tin rằng tỷ lệ tăng trưởng thật sự của Trung Quốc đạt chưa tới 6%.
Trong số ra tháng 6, tạp chí Vấn đề kinh tế (Problèmes économiques) của Pháp nêu tóm lược những hạn chế chính của hình mẫu tăng trưởng Trung Quốc, như : lượng cầu của nước ngoài giảm (trong đó có cả Châu Âu), chi phí lao động tăng (người dân có tuổi thọ dài hơn và hết thặng dư nhân lực nông thôn), bất cân bằng xã hội tăng, củng cố các quy tắc về môi trường, sản xuất dư thừa do chính sách đầu tư ép buộc (đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng).
Trước những hạn chế trên, thủ tướng Lý Khắc Cường đã và đang tiến hành một loạt biện pháp cải cách mạnh tay, như : giành nhiều chỗ hơn cho thị trường và tiêu thụ nội địa. Thế nhưng, các giải pháp này vẫn chưa đủ thuyết phục trong bối cảnh chính trị hiện nay đang gây thêm lo ngại trước quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Dù Đảng Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đang tiến hành một chiến dịch « đả hổ diệt ruồi » quy mô lớn, nhưng, theo nhiều ý kiến, đây chỉ là một chiến dịch thanh trừng chính trị và bóp nghẹt ngay trong trứng nước bất kỳ động thái phản đối nào trong xã hội dân sự.
Bài xã luận nhận định : Liệu Trung Quốc có thể cải cách nền kinh tế trong một môi trường chính trị trái ngược hoàn toàn ? Con cho tới nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn thành công với mô hình trái ngược này.
Du lịch Nhật Bản phát triển nhờ người Trung Quốc
Chính phủ hai nước Nhật Bản và Trung Quốc luôn chỉ trích nhau. Căng thẳng tại biển Hoa Đông vẫn chưa nguôi. Dù vậy, số lượng du khách Trung Quốc tới Nhật Bản vẫn tăng đều, thêm 46% chỉ trong vòng một năm. Nhật báo kinh tế Le Figaro phản ánh hiện tượng này trong bài : « Du lịch Nhật Bản phát triển nhanh nhờ người Trung Quốc ».
Theo số liệu thống kê quý I của Văn phòng Du lịch quốc gia Nhật Bản, trên tổng số 9,13 triệu lượt khác tới quốc gia hoa anh đào này, có 2,17 triệu lượt khách Trung Quốc. Đứng thứ hai là du khách Hàn Quốc, tăng 43% và Đài Loan, tăng 29%.
Những năm 2000 là thời điểm phát triển của ngành du lịch Nhật Bản, với trung bình 8 triệu du khách nước ngoài hàng năm, sau đó thường xuyên dao động trong khoảng 6 triệu. Người Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là lượng khách truyền thống của đảo quốc này. Còn du khách các quốc gia khác không tới Nhật vì cho rằng mức sống tại đây quá đắt và thủ tục phức tạp.
Từ giữa năm 2012, Nhật Bản trở nên bình dân hơn một chút và đơn giản hơn cho người nước ngoài. Trước hết, đồng yen giảm tới 30% giá trị so với một số tiền tệ khác. Tiếp theo, chính quyền miễn thị thực đối với du khách từ nhiều quốc gia Châu Á đang phát triển, đồng thời, thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho ngành du lịch nước này. Nhờ vậy, ngay từ năm 2013, đất nước đã thu hút được trên 10 triệu lượt khách nước ngoài, năm 2014 là 13,4 triệu. Và con số 20 triệu khách vào năm 2020 là ngưỡng mà Nhật Bản đặt ra nhờ Thế Vận Hội diễn ra tại Tokyo.
Ngành du lịch đóng góp một phần không nhỏ vào chiến lược phục hồi kinh tế Abenomics. Các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông và đặc biệt là lĩnh vực phân phối tận dụng tối đa lượng du khách nước ngoài, đặc biệt là khách Trung Quốc. Truyền thông của Nhật thậm chí còn đưa ra khái niệm « baku-gai » (bùng nổ bán hàng) để miêu tả hàng đoàn người Trung Quốc « vét » sạch các cửa hàng điện tử, các thương hiệu cao cấp nước ngoài, các hiệu thuốc…
Năm ngoái, người Trung Quốc là người chịu chi nhất, với tổng số tiền mua hàng ước tính khoảng 558,3 tỉ yen (khoảng 4,5 tỉ đô la). Theo các nhà phân tích của Deutsche Securities, những yếu tố chính kích thích người Trung Quốc mua hàng Nhật là lòng tin vào chất lượng và hàng thật (chiếm 54% số lượng người được thăm dò) và tiếp theo là giá cả phải chăng (chiếm 48%).
Tối thứ Sáu tuần trước, du khách Trung Quốc đã xếp hàng trước trung tâm thương mại Takashimaya tại khu phố Shinkuju để chắc chắn có một chỗ vào sáng hôm sau, lúc cửa hàng Issey Miyake mở cửa. Cửa hàng này buộc phải bán phân phối loại túi xách Bao Bao do sợ bán hết hàng quá nhanh.
Đông Nam Á bị lên án vì cưỡng bức lao động
Khoảng 20 triệu người trên thế giới là nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động. Đây là thông tin trong bản báo cáo thường niên của Mỹ, vừa được công bố thứ Hai vừa qua. Nhật báo kinh tế Les Echos cho biết Washington ưu tiên đấu tranh chống tình trạng này và lên án tình trạng cưỡng bức lao động tại Đông Nam Á.
Tờ báo cho biết, theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế, buôn người là một vấn nạn toàn cầu và mang lại khoản lợi nhuận 150 tỉ đô la hàng năm, trong đó chỉ riêng ngành công nghiệp tình dục đã mang lại 99 tỉ đô la.
Nếu như các nước Iran, Venezuela, Algeria, Bắc Triều Tiên, Nga và Zimbabwe vẫn bị xếp hạng 3, hạng thấp nhất, thì Cuba, vừa nối lại quan hệ với Hoa Kỳ, được nâng lên một hạng, ở hạng 2, cũng giống như trường hợp của Malaysia. Tuy nhiên, quyết định trên của Washington khiến nhiều tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền lên tiếng chỉ trích, vì cho rằng, Hoa Kỳ có những ý đồ riêng, không công bằng, khi nâng hạng các nước này. Quả thực, Washington đang cố gắng để ký được hiệp định tự do trao đổi mậu dịch xuyên Thái Bình Dương, TPP, trong đó Malaysia là một đối tác quan trọng.
Đông Nam Á bị lên án trong bản báo cáo do tình trạng buôn người và thảm họa thuyền nhân diễn ra từ đầu năm nay. Trước hết là Thái Lan. Quốc gia này có tới 3 đến 4 triệu lao động nước ngoài, chủ yếu là người Miến Điện, Lào và Cam Bốt. Một phần trong số họ bị buộc trở thành nô lệ tình dục. Một số khác bị bóc lột trong các nhà máy bất hợp pháp hay trên các tàu cá.
Tiếp theo, là sự kiện hàng chục nghìn người Rohingya Miến Điện theo Hồi giáo bị truy bức buộc phải chạy khỏi đất nước Phật giáo này, bị giam trong những trại buôn người và nhiều người trong số họ bỏ mạng ngoài khơi, trước sự làm ngơ của chính quyền Malaysia và Indonesia. Chỉ khi bị công luận quốc tế kịch liệt phản đối, hai quốc gia Đông Nam Á này mới thực hiện công việc cứu vớt.
Pháp và Iran tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương ?
Hai tuần sau khi thỏa thuận về vấn đề hạt nhân được ký kết giữa Iran và Lục cường, hôm nay, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tới công du nước Cộng hòa Hồi giáo này. Chuyến đi được đặt kỳ vọng giúp nối lại quan hệ song phương, bị cắt đứt từ 12 năm nay. Đây cũng là chủ đề được chú tâm trên báo chí Pháp.
Ngay sau khi hiệp định được ký kết, cũng như các quốc gia khác, doanh nhân và doanh nghiệp Pháp đã đổ xô tới thị trường 80 triệu dân đang mong mỏi mở cửa. Thế nhưng, ngành ngoại giao Pháp tỏ ra chậm mà chắc, vì trong con mắt của người Iran, Laurent Fabius vẫn là hình ảnh cứng rắn trong các cuộc hội đàm. Theo nguồn tin thân cận với Ngoại trưởng Fabius, được Le Figaro trích dẫn, chuyến công du lần này của Ngoại trưởng Pháp chưa phải là bước bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, theo tờ báo đây là : « Bước đầu tan băng giữa Pháp và Iran ».
Còn tờ Libération lại có ý kiến ngược lại : « Không thể có tình bạn giữa Paris và Teheran ». Theo nhận định của tờ báo này, mỗi khi quan hệ giữa hai nưởc trở nên nồng ấm hơn một chút, thì ngay sau đó sẽ bị giội gáo nước lạnh, thậm chí trở nên băng giá.
Libération lần lượt nêu lại những sự kiện trong quá khứ. Hẳn người Irak vẫn chưa quên Pháp đã đứng về phía Saddam Hussein trong cuộc chiến Iran-Irak, dù nhà cựu độc tài là người chiếm đánh Iran. Pháp cung cấp cho chính phủ Irak 90 chiến đấu cơ, 150 máy bay trực thăng, 560 xe bọc thép, 81 pháo tự động và hơn 15.000 tên lửa. Vì vậy, trong chuyến công du này, Ngoại trưởng Pháp phải xóa bỏ hình ảnh nước Pháp cứng rắn trong hồ sơ nguyên tử Iran. Ông phải chứng tỏ được rằng chuyến viếng thăm của mình hoàn toàn mang ý nghĩa chính trị, và nước Pháp mang tới cho Iran những nhà công nghiệp nổi tiếng nhất của mình.
Ung thư vú : Xét nghiệm gen để hóa trị trọng tâm hơn
« Ung thư vú : Xét nghiệm gen để hóa trị trọng tâm hơn » là chủ đề trên mục « Khoa học » của tờ Le Monde. Hàng năm có thêm 49.000 ca mắc ung thư vú được phát hiện tại Pháp.
Khoảng 40% phụ nữ bị mắc ung thư vú được điều trị bằng các phương pháp hóa trị liệu. Thế nhưng, con số này có thể giảm xuống còn 30% nếu những phụ đó được xét nghiệm gen trước đó để sớm phát hiện mầm mống ung thư. Tại các nước Mỹ, Đức, Hà Lan, Anh, Ý… biện pháp này đã được khuyến dùng đối với một số phụ nữ. Còn tại Thụy Sĩ, từ đầu năm nay, biện pháp xét nghiệm gen đã được bảo hiểm xã hội hoàn trả.
Tại Pháp, việc sử dụng xét nghiệm gen đã làm giảm số lượng ca hóa trị liệu, từ 52% xuống còn 26% trong tổng số bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm gen cũng giúp tập trung hóa trị tại nơi có tế bào ung thư và tránh những trường hợp hóa trị đề phòng lây nhiễm như hiện nay. Rất nhiều cuộc thử nghiệm mới đang được tiến hành và sẽ cho kết quả vào cuối năm 2016.
Nhận xét
Đăng nhận xét