Trung Quốc tiến hành “giai đoạn hai” trong cuộc xung đột Biển Đông
Đại Kỷ Nguyên
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times
Dịch giả: DK Lam
30-07-2015
Một tuyên bố hôm 16 tháng 6 của chế độ cầm quyền Trung Quốc về việc xây dựng những đảo nhân tạo ở Biển Đông không như những gì diễn ra trong thực tế. Trong khi Trung Quốc khẳng định chương trình xây dựng những hòn đảo mới ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông gần hoàn thành, thực tế thì dự án xây dựng này mới chỉ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mira Rapp-Hooper phát biểu: “Các hãng tin ở Mỹ cho rằng đây là sự thay đổi trong chính sách, trong khi thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy”.
Bà Rapp -Hooper trả lời phỏng vấn qua điện thoại rằng: “Điều này nghĩa là Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn hai, tức xây dựng cơ sở vật chất và năng lực trên những hòn đảo này”.
Tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là trường hợp điển hình về việc kiểm soát nhận thức. Trong khi chỉ có ít các nhà phân tích và chuyên gia quốc phòng bị đánh lừa, thì vài hãng tin tức lại đi đu bám theo thông tin này.
Bà Rapp-Hooper nói rằng “Tuyên bố này rất giống với những gì các nhà phân tích đã biết”.
Nếu ĐCSTQ đang tiến hành thay đổi thực sự, bà nói “Chúng tôi muốn thấy những thay đổi thực tế trong chính sách xoay quanh các đặc điểm hình thái đất”, như tình hình hiện nay, ĐCSTQ vẫn cho các tàu nạo vét bơm cát ở đáy biển lên các hòn đảo nhân tạo.
Bà Rapp-Hooper lưu ý sự thay đổi trong giọng điệu của Trung Quốc: “Đây chỉ là mong muốn của Trung Quốc nhằm xoa dịu các quốc gia trong khu vực và Mỹ”.
Năm 2013, Philippines kiện ĐCSTQ ra tòa án quốc tế, cho rằng tuyên bố chủ quyền với 90% Biển Đông của ĐCSTQ là không có căn cứ và vi phạm Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Một thời gian ngắn sau khi đơn kiện được gửi đi, vào đầu năm 2014, ĐCSTQ bắt đầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo.
Bà Rapp-Hooper lưu ý rằng điều thú vị là “tất cả các đặc điểm hình thái đất mà ĐCSTQ đang xây dựng đều là những đặc điểm hình thái” có trong nội dung đơn kiện Phillippines chống lại Trung Quốc, vốn lên tiếng rằng các tuyên bố kia [của Trung Quốc] là bất hợp pháp.
Tuyên bố gần đây của ĐCSTQ về việc xây dựng gần xong các hòn đảo nhân tạo được đưa ra ngay trước khi tòa án quốc tế tổ chức các phiên điều trần ở Hague từ ngày 7 tháng 7 đến 14 tháng 7.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu trong ngày đầu tiên của phiên điều trần rằng “Tranh chấp này đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của UNCLOS” và luật pháp “không công nhận hay cho phép việc thực thi cái gọi là ‘quyền lịch sử’” với lãnh thổ vượt quá 200 hải lý vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia theo UNCLOS.
Một số dự án xây dựng của ĐCSTQ ở quần đảo Trường Sa cách điểm cực nam của Trung Quốc thuộc đảo Hải Nam gần 1.000 dặm.
ĐCSTQ dường như sẽ từ chối tham gia phiên tòa cùng Philippines. ĐCSTQ ra “công hàm” vào tháng 12 năm ngoái, tuyên bố rằng tòa án quốc tế không có quyền hạn xét xử đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Sau khi tòa án yêu cầu Trung Quốc cung cấp tài liệu vào ngày 14 tháng 7, chính quyền Trung Quốc yêu cầu Philippines rút đơn kiện và đàm phán trực tiếp với Trung Quốc.
Trung Quốc được cho đến ngày 17 tháng 8 để đưa ra bình luận về phiên điều trần. Phán quyết của tòa án được hy vọng sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày.
Giữa tháng 4 và tháng 5, ĐCSTQ thực hiện động thái tương tự để thay đổi nhận thức của dư luận về việc chiếm đoạt lãnh thổ của nước này.
Theo tin tức của Reuters ngày 30 tháng 4, Tư lệnh hải quân ĐCSTQ Ngô Thắng Lợi tuyên bố trong một cuộc hội đàm qua điện thoại rằng những hòn đảo nhân tạo của ĐCSTQ “sẽ cải thiện khả năng cung ứng các dịch vụ công như dự báo thời tiết lẫn tìm kiếm và cứu hộ trên biển”, thậm chí những quốc gia khác có thể dùng các dịch vụ này “khi điều kiện thích hợp”.
Cùng lúc đó, các hãng tin phương Tây sốt sắng với câu chuyện này, nhưng nó không tồn tại lâu. Các bằng chứng sau đó nhanh chóng chứng minh ý đồ quân sự rõ ràng của ĐCSTQ.
Một hòn đảo nhân tạo ĐCSTQ xây dựng trên Đá Chữ Thập có đường băng dài 3000 mét. Rapp-Hooper cho rằng “Máy bay chở hàng không cần đường băng dài 3000 mét. Chỉ máy bay chiến đấu mới cần thôi”.
Có những tin đồn vào tháng 5 là ĐCSTQ đã triển khai pháo di động trên một trong những hòn đảo, nhưng họ đã chuyển nó đi sau khi báo chí phát hiện. Hiện tại vẫn còn có ở đó những công trình như cầu tàu, bến cảng, sân đỗ trực thăng, radar và các công trình khác.
Những bộ phận riêng lẻ của các trang thiết bị quân sự trên đảo có ít tác dụng trong chiến tranh thực tiễn. “Những hòn đảo này là những vũ khí vô hại. Chúng vô dụng trong chiến tranh”, Rapp-Hooper nói.
Giá trị thực của chúng có lẽ là thứ dễ nhìn thấy nhất, đơn giản đó là mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc – một điều có thể tồn tại dài lâu miễn là ĐCSTQ tránh xung đột quân sự. Các căn cứ này có tác dụng tái cung cấp điểm dừng trong quá trình vận chuyển những vũ khí quân sự, cho phép họ hiện diện một cách bền vững và rộng rãi ở khu vực này.
Bằng việc tuyên bố những hòn đảo nhân tạo là lãnh thổ của Trung Quốc, họ có thể mở rộng phạm vi quân sự để kiểm soát những ai có thể và không thể đi vào khu vực này.
Thực tế, ĐCSTQ đang sử dụng các căn cứ cho mục đích này, mặc dù họ chưa chính thức tuyên bố vùng phòng thủ trên không cho các hòn đảo nói trên – tương tự như đã làm với vùng lãnh thổ mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Vào ngày 20 tháng 5, quân đội Mỹ công bố một video, trong đó quân đội Trung Quốc đe dọa máy bay do thám P-8 Poseidon qua radio vì chiếc máy bay này bay ngang qua một trong những hòn đảo nhân tạo.
ĐCSTQ đã thể hiện rõ ràng tham vọng trong sách trắng quốc phòng vừa được ban hành, trong đó tuyên bố Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân theo một học thuyết đại dương mở.
“Trung Quốc đang để mắt đến những thỏa thuận tiềm năng với những quốc gia cho phép họ ra vào một số chốt hàng hải”, Rapp-Hooper cho rằng “không nghi ngờ gì nữa Trung Quốc đang cố gắng triển khai lực lượng hải quân vươn ra xa bờ biển”.
Bà nói thêm: “Chúng tôi quan ngại nếu không có động thái nào đáp lại, Trung Quốc sẽ cứ tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch của mình.”
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times
Dịch giả: DK Lam
30-07-2015
Một tuyên bố hôm 16 tháng 6 của chế độ cầm quyền Trung Quốc về việc xây dựng những đảo nhân tạo ở Biển Đông không như những gì diễn ra trong thực tế. Trong khi Trung Quốc khẳng định chương trình xây dựng những hòn đảo mới ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông gần hoàn thành, thực tế thì dự án xây dựng này mới chỉ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mira Rapp-Hooper phát biểu: “Các hãng tin ở Mỹ cho rằng đây là sự thay đổi trong chính sách, trong khi thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy”.
Bà Rapp -Hooper trả lời phỏng vấn qua điện thoại rằng: “Điều này nghĩa là Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn hai, tức xây dựng cơ sở vật chất và năng lực trên những hòn đảo này”.
Tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là trường hợp điển hình về việc kiểm soát nhận thức. Trong khi chỉ có ít các nhà phân tích và chuyên gia quốc phòng bị đánh lừa, thì vài hãng tin tức lại đi đu bám theo thông tin này.
Bà Rapp-Hooper nói rằng “Tuyên bố này rất giống với những gì các nhà phân tích đã biết”.
Nếu ĐCSTQ đang tiến hành thay đổi thực sự, bà nói “Chúng tôi muốn thấy những thay đổi thực tế trong chính sách xoay quanh các đặc điểm hình thái đất”, như tình hình hiện nay, ĐCSTQ vẫn cho các tàu nạo vét bơm cát ở đáy biển lên các hòn đảo nhân tạo.
Đánh lừa dư luận
Việc lưu ý thời điểm là quan trọng. Tuyên bố này chỉ xuất hiện ngay trước khi vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về hành vi lấn chiếm lãnh thổ được đưa ra xét xử.Bà Rapp-Hooper lưu ý sự thay đổi trong giọng điệu của Trung Quốc: “Đây chỉ là mong muốn của Trung Quốc nhằm xoa dịu các quốc gia trong khu vực và Mỹ”.
Năm 2013, Philippines kiện ĐCSTQ ra tòa án quốc tế, cho rằng tuyên bố chủ quyền với 90% Biển Đông của ĐCSTQ là không có căn cứ và vi phạm Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Một thời gian ngắn sau khi đơn kiện được gửi đi, vào đầu năm 2014, ĐCSTQ bắt đầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo.
Bà Rapp-Hooper lưu ý rằng điều thú vị là “tất cả các đặc điểm hình thái đất mà ĐCSTQ đang xây dựng đều là những đặc điểm hình thái” có trong nội dung đơn kiện Phillippines chống lại Trung Quốc, vốn lên tiếng rằng các tuyên bố kia [của Trung Quốc] là bất hợp pháp.
Tuyên bố gần đây của ĐCSTQ về việc xây dựng gần xong các hòn đảo nhân tạo được đưa ra ngay trước khi tòa án quốc tế tổ chức các phiên điều trần ở Hague từ ngày 7 tháng 7 đến 14 tháng 7.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu trong ngày đầu tiên của phiên điều trần rằng “Tranh chấp này đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của UNCLOS” và luật pháp “không công nhận hay cho phép việc thực thi cái gọi là ‘quyền lịch sử’” với lãnh thổ vượt quá 200 hải lý vùng Đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia theo UNCLOS.
Một số dự án xây dựng của ĐCSTQ ở quần đảo Trường Sa cách điểm cực nam của Trung Quốc thuộc đảo Hải Nam gần 1.000 dặm.
ĐCSTQ dường như sẽ từ chối tham gia phiên tòa cùng Philippines. ĐCSTQ ra “công hàm” vào tháng 12 năm ngoái, tuyên bố rằng tòa án quốc tế không có quyền hạn xét xử đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Sau khi tòa án yêu cầu Trung Quốc cung cấp tài liệu vào ngày 14 tháng 7, chính quyền Trung Quốc yêu cầu Philippines rút đơn kiện và đàm phán trực tiếp với Trung Quốc.
Trung Quốc được cho đến ngày 17 tháng 8 để đưa ra bình luận về phiên điều trần. Phán quyết của tòa án được hy vọng sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày.
Mục đích đáng ngờ
Các chuyên gia vẫn băn khoăn về mục đích của ĐCSTQ khi xây dựng những hòn đảo nhân tạo.Giữa tháng 4 và tháng 5, ĐCSTQ thực hiện động thái tương tự để thay đổi nhận thức của dư luận về việc chiếm đoạt lãnh thổ của nước này.
Theo tin tức của Reuters ngày 30 tháng 4, Tư lệnh hải quân ĐCSTQ Ngô Thắng Lợi tuyên bố trong một cuộc hội đàm qua điện thoại rằng những hòn đảo nhân tạo của ĐCSTQ “sẽ cải thiện khả năng cung ứng các dịch vụ công như dự báo thời tiết lẫn tìm kiếm và cứu hộ trên biển”, thậm chí những quốc gia khác có thể dùng các dịch vụ này “khi điều kiện thích hợp”.
Cùng lúc đó, các hãng tin phương Tây sốt sắng với câu chuyện này, nhưng nó không tồn tại lâu. Các bằng chứng sau đó nhanh chóng chứng minh ý đồ quân sự rõ ràng của ĐCSTQ.
Một hòn đảo nhân tạo ĐCSTQ xây dựng trên Đá Chữ Thập có đường băng dài 3000 mét. Rapp-Hooper cho rằng “Máy bay chở hàng không cần đường băng dài 3000 mét. Chỉ máy bay chiến đấu mới cần thôi”.
Có những tin đồn vào tháng 5 là ĐCSTQ đã triển khai pháo di động trên một trong những hòn đảo, nhưng họ đã chuyển nó đi sau khi báo chí phát hiện. Hiện tại vẫn còn có ở đó những công trình như cầu tàu, bến cảng, sân đỗ trực thăng, radar và các công trình khác.
Những bộ phận riêng lẻ của các trang thiết bị quân sự trên đảo có ít tác dụng trong chiến tranh thực tiễn. “Những hòn đảo này là những vũ khí vô hại. Chúng vô dụng trong chiến tranh”, Rapp-Hooper nói.
Giá trị thực của chúng có lẽ là thứ dễ nhìn thấy nhất, đơn giản đó là mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc – một điều có thể tồn tại dài lâu miễn là ĐCSTQ tránh xung đột quân sự. Các căn cứ này có tác dụng tái cung cấp điểm dừng trong quá trình vận chuyển những vũ khí quân sự, cho phép họ hiện diện một cách bền vững và rộng rãi ở khu vực này.
Bằng việc tuyên bố những hòn đảo nhân tạo là lãnh thổ của Trung Quốc, họ có thể mở rộng phạm vi quân sự để kiểm soát những ai có thể và không thể đi vào khu vực này.
Thực tế, ĐCSTQ đang sử dụng các căn cứ cho mục đích này, mặc dù họ chưa chính thức tuyên bố vùng phòng thủ trên không cho các hòn đảo nói trên – tương tự như đã làm với vùng lãnh thổ mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Vào ngày 20 tháng 5, quân đội Mỹ công bố một video, trong đó quân đội Trung Quốc đe dọa máy bay do thám P-8 Poseidon qua radio vì chiếc máy bay này bay ngang qua một trong những hòn đảo nhân tạo.
ĐCSTQ đã thể hiện rõ ràng tham vọng trong sách trắng quốc phòng vừa được ban hành, trong đó tuyên bố Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân theo một học thuyết đại dương mở.
“Trung Quốc đang để mắt đến những thỏa thuận tiềm năng với những quốc gia cho phép họ ra vào một số chốt hàng hải”, Rapp-Hooper cho rằng “không nghi ngờ gì nữa Trung Quốc đang cố gắng triển khai lực lượng hải quân vươn ra xa bờ biển”.
Bà nói thêm: “Chúng tôi quan ngại nếu không có động thái nào đáp lại, Trung Quốc sẽ cứ tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch của mình.”
Nhận xét
Đăng nhận xét