Một chuyện về liêm chính trong chính trường Úc và Việt Nam
GS Nguyễn Văn Tuấn
31-07-2015
Thỉnh thoảng, chính trường Úc, vốn buồn chán, nổi lên một câu chuyện hay hay mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Tuần này có câu chuyện về một bà dân biểu cấp bộ trưởng tên là Bronwyn Bishop xin lỗi cử tri vì lạm dụng tiền bạc (1). Câu chuyện bị giới báo chí và đảng đối lập làm ồn ào đến nỗi tôi phải tìm hiểu. Và, tôi thấy câu chuyện cũng có một thông điệp có ít nhiều liên quan đến tình hình bên nhà.
Bà Bronwyn Bishop là một chính trị gia khá nặng kí của Úc, vì bà giữ chức chủ tịch hạ nghị viện Úc và cũng là “Speaker” (như là người điều hành nghị trường). Bà là người của Đảng Liberal (mà nhiều người dịch nhầm là “Tự do”), tức là đảng bảo thủ đang cầm quyền. Bà Bishop thuộc vào hạng trung lưu, bảo thủ, rất mến mộ Hoàng gia Anh. Bà có học khá, ăn nói rất mạch lạc, và bề ngoài thì ăn mặc toát lên chất sang trọng. Tôi có hân hạnh tiếp kiến bà này một lần khi bà ghé thăm Viện Garvan trong vai trò lúc đó là Bộ trưởng Y tế, và nói chung là có cảm tình tốt với bà ấy. Sự nghiệp chính trị của bà khá ư hanh thông, đi lên từ thời John Howard, một người rất ư là bảo thủ và trung thành với Hoàng gia Anh.
Cách đây vài tháng bà mướn một chiếc trực thăng đi dự một buổi gây quĩ cho đảng Liberal ở Melbourne, và tốn khoảng 5000 AUD. Trước đó (năm 1999) bà đi dự đám cưới của một viên chức trong đảng Liberal, tốn 320 AUD. Ở Úc có qui chế tự do thông tin, mà theo đó bất cứ công dân nào chỉ cần đóng phí (hình như là 50 đôla?) cũng có quyền truy tìm thông tin về hoạt động của chính phủ và các dân biểu, bộ trưởng. Tôi đoán là giới phóng viên đã dùng qui chế này để theo dõi chính xác các chính trị gia tiêu tiền ra sao. Họ phát hiện trong cả hai trường hợp trên, bà Bishop lấy tiền công quĩ của Nhà nước làm chuyện của đảng bà ấy, và đó là một vi phạm về qui định về liêm chính.
Thế là đảng đối lập và báo chí làm lớn chuyện. Họ đặt dấu hỏi về đạo đức của bà Bishop, một người cầm cân nảy mực chuẩn đạo đức chính trị mà hành xử như thế là không chấp nhận được. Họ yêu cầu bà phải xin lỗi dân và phải từ chức. Sức ép dư luận nặng nề đến nỗi ông thủ tướng phải đứng ra can thiệp, ông khiển trách bà Bishop trước công chúng, và cảnh cáo bà là sai phạm nữa là sẽ bị hình phạt nặng. Nhưng sự việc cứ kéo dài cả hai tuần qua, với giới báo chí moi móc đủ thứ chuyện chẳng hay ho gì về bà ấy. Sáng nay đọc tin thấy bà Bishop xuất hiện trên TV mặt buồn buồn, nói lời xin lỗi công chúng. Bà nói rằng bà đã nhận thức rằng việc làm của bà là lạm dụng ngân quĩ. Bà nói bà đã làm cho người đóng thuế thất vọng, bà chân thành xin lỗi, và hứa sẽ hoàn trả số tiền 5320 đôla cho Nhà nước. Nhưng bà nhất định không từ chức chủ tịch hạ viện và chức Speaker.
Nhưng báo chí vẫn chưa tha cho bà ấy. Họ làm một trưng cầu dân ý bỏ túi hỏi người dân là bà nên hay không nên từ chức. Với gần 10 ngàn người trả lời, có đến 97% nghĩ rằng bà nên từ chức. Họ nói với cái lỗi đó bà không thể tại vị được. Có người viết trên báo rằng việc lạm dụng ngân quĩ của bà là một sự ăn cắp của dân.
Câu chuyện tuy xảy ra bên Úc nhưng chắc cũng có ý nghĩa rất gần đến tình hình bên VN. Báo chí trong nước thường xuyên phát hiện hàng lọat xe công được trưng dụng đi lễ lạc khắp nơi, từ lễ hội Chùa Hương đến lấy ấn đền Trần. Quan chức dùng xe công đi đám cưới, đám giỗ ở nhà sếp. Trong thực tế, có biết bao trường hợp lạm dụng công quĩ cho việc riêng của các quan chức mà chúng ta không thể biết hết. Đó là chưa nói đến phía đảng dùng công quĩ và tiền thuế của dân cho những việc thuần tuý liên quan đến đảng. Sự nhập nhằng giữa đảng và nhà nước ở VN là môi trường tuyệt vời để lạm dụng tiền thuế của dân. Nhưng khác với Úc, ở VN giới báo chí không dám nêu đích danh những người lạm dụng, mà theo đúng định nghĩa cũng là một hình thức ăn cắp. Ăn cắp dân. Chẳng ai xin lỗi, chẳng ai có lòng tự trọng trả lại tiền cho công quĩ; ngược lại, họ vẫn nghênh ngang hành xử như bậc “quan chi phụ mẫu” của dân.
Ở VN báo chí hay công dân mà làm ồn ào như ở Úc này là bị ngay cái nhãn “Chống phá Nhà nước”. Tất nhiên, những kẻ thốt lên cái câu thần chú đó là thuộc vào loại vô minh và cuồng tín như hồng vệ binh bên Tàu trước đây. Họ không thể biện minh được hành động phản dân hại nước của đồng nghiệp họ, nên phải dùng đến thủ thuật rất thấp và chẳng cần động não nhưng rất quen thuộc là gắn nhãn hiệu. Khó biết trong cộng đồng có bao nhiêu người như họ, nhưng nhìn qua các phản hồi trong cộng đồng mạng thì họ không nhiều, có thể chưa đầy 5%. Tuy số lượng ít, nhưng họ rất hung dữ, hay dùng từ ngữ xúc phạm, ăn nói tục tĩu, và rất thích đe doạ. Có lần một đại biểu cao cấp trong Quốc hội nói về trình độ dân trí, tôi nghĩ những người hung hăng này đúng là có vấn đề về dân trí.
Vấn đề nữa là họ không chịu nhìn ra ngoài thế giới để thấy người ta hành xử ra sao; họ chỉ cố thủ trong cái nôi tiện nghi của họ. Đó là cái môi trường họ được nuôi nấng và lớn lên bằng tẩy não, nên họ chỉ thấy và hành xử theo chuẩn mực của hệ thống. Mà, chuẩn mực của hệ thống cho rằng quan chức là quan chi phụ mẫu, là tài sản của xã hội (làm như người khác là không phải “capital” của xã hội), nên họ có quyền hưởng lợi lộc, có quyền được người dân cung phụng. Thành ra, khi thấy ai nói khác họ là họ lập tức cảm thấy khó chịu và nhảy dựng lên.
Trong thế giới văn minh, người ta xem chính trị là một … nghề. Nghề làm chính trị. Thật ra, đó là một nghề khá cao quí, vì người làm chính trị chân chính làm việc vì dân và do dân, họ muốn đem lại phúc lợi cho cộng đồng, cho xã hội (y như giới y tế và giáo dục thôi). Nhưng trong trường chính trị cũng có những “con sâu” như bà Bishop làm cho công chúng xem đó là một cái nghề đáng ghét, thậm chí đáng khinh. Tôi còn nhớ một điều tra xã hội về sự tin tưởng của công chúng, mà kết quả cho thấy số người tin vào chính trị gia, giới ngân hàng, và báo chí là dưới 10%. Trong khi đó bác sĩ, thầy cô giáo, và y tá được đánh giá cao nhất. Tôi nghĩ nếu có một điều tra như thế ở Việt Nam thì kết quả có lẽ cũng chẳng khác gì so với ở các nước phương Tây. Câu chuyện về bà Bishop lạm dụng ngân quĩ là một ca thú vị đối với công chúng Việt Nam, vì câu chuyện giúp cho người Việt thấy những việc làm của một số không ít quan chức Việt Nam thực chất là lạm dụng (và cũng có thể nói là ăn cắp) tiền của dân.
____
(1) Bronwyn Bishop apologises for chopper flight following three weeks of criticism (SMH).
31-07-2015
Thỉnh thoảng, chính trường Úc, vốn buồn chán, nổi lên một câu chuyện hay hay mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Tuần này có câu chuyện về một bà dân biểu cấp bộ trưởng tên là Bronwyn Bishop xin lỗi cử tri vì lạm dụng tiền bạc (1). Câu chuyện bị giới báo chí và đảng đối lập làm ồn ào đến nỗi tôi phải tìm hiểu. Và, tôi thấy câu chuyện cũng có một thông điệp có ít nhiều liên quan đến tình hình bên nhà.
Bà Bronwyn Bishop là một chính trị gia khá nặng kí của Úc, vì bà giữ chức chủ tịch hạ nghị viện Úc và cũng là “Speaker” (như là người điều hành nghị trường). Bà là người của Đảng Liberal (mà nhiều người dịch nhầm là “Tự do”), tức là đảng bảo thủ đang cầm quyền. Bà Bishop thuộc vào hạng trung lưu, bảo thủ, rất mến mộ Hoàng gia Anh. Bà có học khá, ăn nói rất mạch lạc, và bề ngoài thì ăn mặc toát lên chất sang trọng. Tôi có hân hạnh tiếp kiến bà này một lần khi bà ghé thăm Viện Garvan trong vai trò lúc đó là Bộ trưởng Y tế, và nói chung là có cảm tình tốt với bà ấy. Sự nghiệp chính trị của bà khá ư hanh thông, đi lên từ thời John Howard, một người rất ư là bảo thủ và trung thành với Hoàng gia Anh.
Cách đây vài tháng bà mướn một chiếc trực thăng đi dự một buổi gây quĩ cho đảng Liberal ở Melbourne, và tốn khoảng 5000 AUD. Trước đó (năm 1999) bà đi dự đám cưới của một viên chức trong đảng Liberal, tốn 320 AUD. Ở Úc có qui chế tự do thông tin, mà theo đó bất cứ công dân nào chỉ cần đóng phí (hình như là 50 đôla?) cũng có quyền truy tìm thông tin về hoạt động của chính phủ và các dân biểu, bộ trưởng. Tôi đoán là giới phóng viên đã dùng qui chế này để theo dõi chính xác các chính trị gia tiêu tiền ra sao. Họ phát hiện trong cả hai trường hợp trên, bà Bishop lấy tiền công quĩ của Nhà nước làm chuyện của đảng bà ấy, và đó là một vi phạm về qui định về liêm chính.
Thế là đảng đối lập và báo chí làm lớn chuyện. Họ đặt dấu hỏi về đạo đức của bà Bishop, một người cầm cân nảy mực chuẩn đạo đức chính trị mà hành xử như thế là không chấp nhận được. Họ yêu cầu bà phải xin lỗi dân và phải từ chức. Sức ép dư luận nặng nề đến nỗi ông thủ tướng phải đứng ra can thiệp, ông khiển trách bà Bishop trước công chúng, và cảnh cáo bà là sai phạm nữa là sẽ bị hình phạt nặng. Nhưng sự việc cứ kéo dài cả hai tuần qua, với giới báo chí moi móc đủ thứ chuyện chẳng hay ho gì về bà ấy. Sáng nay đọc tin thấy bà Bishop xuất hiện trên TV mặt buồn buồn, nói lời xin lỗi công chúng. Bà nói rằng bà đã nhận thức rằng việc làm của bà là lạm dụng ngân quĩ. Bà nói bà đã làm cho người đóng thuế thất vọng, bà chân thành xin lỗi, và hứa sẽ hoàn trả số tiền 5320 đôla cho Nhà nước. Nhưng bà nhất định không từ chức chủ tịch hạ viện và chức Speaker.
Nhưng báo chí vẫn chưa tha cho bà ấy. Họ làm một trưng cầu dân ý bỏ túi hỏi người dân là bà nên hay không nên từ chức. Với gần 10 ngàn người trả lời, có đến 97% nghĩ rằng bà nên từ chức. Họ nói với cái lỗi đó bà không thể tại vị được. Có người viết trên báo rằng việc lạm dụng ngân quĩ của bà là một sự ăn cắp của dân.
Câu chuyện tuy xảy ra bên Úc nhưng chắc cũng có ý nghĩa rất gần đến tình hình bên VN. Báo chí trong nước thường xuyên phát hiện hàng lọat xe công được trưng dụng đi lễ lạc khắp nơi, từ lễ hội Chùa Hương đến lấy ấn đền Trần. Quan chức dùng xe công đi đám cưới, đám giỗ ở nhà sếp. Trong thực tế, có biết bao trường hợp lạm dụng công quĩ cho việc riêng của các quan chức mà chúng ta không thể biết hết. Đó là chưa nói đến phía đảng dùng công quĩ và tiền thuế của dân cho những việc thuần tuý liên quan đến đảng. Sự nhập nhằng giữa đảng và nhà nước ở VN là môi trường tuyệt vời để lạm dụng tiền thuế của dân. Nhưng khác với Úc, ở VN giới báo chí không dám nêu đích danh những người lạm dụng, mà theo đúng định nghĩa cũng là một hình thức ăn cắp. Ăn cắp dân. Chẳng ai xin lỗi, chẳng ai có lòng tự trọng trả lại tiền cho công quĩ; ngược lại, họ vẫn nghênh ngang hành xử như bậc “quan chi phụ mẫu” của dân.
Ở VN báo chí hay công dân mà làm ồn ào như ở Úc này là bị ngay cái nhãn “Chống phá Nhà nước”. Tất nhiên, những kẻ thốt lên cái câu thần chú đó là thuộc vào loại vô minh và cuồng tín như hồng vệ binh bên Tàu trước đây. Họ không thể biện minh được hành động phản dân hại nước của đồng nghiệp họ, nên phải dùng đến thủ thuật rất thấp và chẳng cần động não nhưng rất quen thuộc là gắn nhãn hiệu. Khó biết trong cộng đồng có bao nhiêu người như họ, nhưng nhìn qua các phản hồi trong cộng đồng mạng thì họ không nhiều, có thể chưa đầy 5%. Tuy số lượng ít, nhưng họ rất hung dữ, hay dùng từ ngữ xúc phạm, ăn nói tục tĩu, và rất thích đe doạ. Có lần một đại biểu cao cấp trong Quốc hội nói về trình độ dân trí, tôi nghĩ những người hung hăng này đúng là có vấn đề về dân trí.
Vấn đề nữa là họ không chịu nhìn ra ngoài thế giới để thấy người ta hành xử ra sao; họ chỉ cố thủ trong cái nôi tiện nghi của họ. Đó là cái môi trường họ được nuôi nấng và lớn lên bằng tẩy não, nên họ chỉ thấy và hành xử theo chuẩn mực của hệ thống. Mà, chuẩn mực của hệ thống cho rằng quan chức là quan chi phụ mẫu, là tài sản của xã hội (làm như người khác là không phải “capital” của xã hội), nên họ có quyền hưởng lợi lộc, có quyền được người dân cung phụng. Thành ra, khi thấy ai nói khác họ là họ lập tức cảm thấy khó chịu và nhảy dựng lên.
Trong thế giới văn minh, người ta xem chính trị là một … nghề. Nghề làm chính trị. Thật ra, đó là một nghề khá cao quí, vì người làm chính trị chân chính làm việc vì dân và do dân, họ muốn đem lại phúc lợi cho cộng đồng, cho xã hội (y như giới y tế và giáo dục thôi). Nhưng trong trường chính trị cũng có những “con sâu” như bà Bishop làm cho công chúng xem đó là một cái nghề đáng ghét, thậm chí đáng khinh. Tôi còn nhớ một điều tra xã hội về sự tin tưởng của công chúng, mà kết quả cho thấy số người tin vào chính trị gia, giới ngân hàng, và báo chí là dưới 10%. Trong khi đó bác sĩ, thầy cô giáo, và y tá được đánh giá cao nhất. Tôi nghĩ nếu có một điều tra như thế ở Việt Nam thì kết quả có lẽ cũng chẳng khác gì so với ở các nước phương Tây. Câu chuyện về bà Bishop lạm dụng ngân quĩ là một ca thú vị đối với công chúng Việt Nam, vì câu chuyện giúp cho người Việt thấy những việc làm của một số không ít quan chức Việt Nam thực chất là lạm dụng (và cũng có thể nói là ăn cắp) tiền của dân.
____
(1) Bronwyn Bishop apologises for chopper flight following three weeks of criticism (SMH).
Nhận xét
Đăng nhận xét