Tranh chấp lãnh thổ VN – Kampuchia : khu vực rạnh Giang Thạnh


Posted by adminbasam on 29/07/2015
Trương Nhân Tuấn
28-07-2015

Hình chụp sau đây, dẫn từ VOA, cho thấy viên chức Kampuchia đang giải thích ý nghĩa của đường biên giới trong một khu vực « có tranh chấp ».
H1Hình 1
Bản đồ trong hình là bản đồ nào ? Xuất xứ từ đâu ? Tranh chấp biên giới trong bản đồ này có ý nghĩa như thế nào ?

Sau khi tham khảo các bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông dương (SGI) tại văn khố Pháp (Aix-En-Provence), những bản đồ đã được ông hoàng Sihanouk lưu chiểu ở Liên Hiệp Quốc, tôi có những nhận xét sau đây:
1/ Tấm bản đồ trong hình là bản đồ SGI 1/100.000, xuất bản tháng 9 năm 1951, số hiệu 218 E, (ở góc quan sát được) đúng với nguyên bản không sửa đổi. Đối chiếu với bản đồ quân sự của Mỹ, theo bảng đính kèm Hiệp ước 1985, tương ứng với tấm có số hiệu Tuk Meas 5930 III.
Khó khăn là bản đồ SGI hiện nay không được phép sao chép. Còn bản đồ quân sự của Mỹ thì đã rút khỏi thư viện Web Site của Đại học Texas (từ khi nào không biết !).
Vì vậy, thay thế vào đây là bản đồ 1/250.000 của Viện Đại học Texas, để minh họa đường biên giới nơi khu vực tranh chấp. Ta thấy đoạn biên giới trong bản đồ này phù hợp với bản đồ trong hình 1 ở trên.
Bản đồ 1
Bản đồ 1
2/ Theo ý kiến cá nhân tôi, tranh chấp biên giới trong khu vực bản đồ này đến từ sự sai biệt giữa hướng đi của đường biên giới theo nội dung các Hiệp định hoạch định biên giới VN và Kampuchia (1985 và 2005) với bản đồ SGI.
Nội dung Hiệp ước 1985 như sau :
« chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 1050m (một nghìn không trăm năm mươi mét) cắt đường mòn tại tọa độ 1163.800 – 461.660; chuyển hướng Tây đi song song cách bờ bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 150m (một trăm năm mươi mét) cắt rạch Giang Thành (Stŏeng Tonhon) đến điểm có tọa độ 1164.200 – 456.450; »
Diễn giải là đường biên giới song song với kinh Vĩnh tế, cách kinh này 150m, cho đến khi đường biên giới cắt rạnh Giang Thành.
Minh họa theo bản đồ dưới đây:
Bản đồ 2
Bản đồ 2
Trong khi trên bản đồ SGI thì đường biên giới là bờ bắc của kinh Vĩnh Tế (một đoạn khoảng 500m) như bản đồ 1 ở trên.
Diện tích đất tranh chấp ở đây chỉ bằng ¼ cây số vuông, có thể xem như không đáng kể. Tuy nhiên, khó khăn cho phía Kampuchia là năm 2005, một Hiệp ước về Biên giới bổ sung hiệp ước 1985 được ký kết, vấn đề sai biệt giữa bản đồ cơ bản và nội dung hiệp ước lại không được bên này đặt ra. Hiệp ước 1985 và 2005 đã được quốc hội và nhà vua thông qua, muốn trở lại là không dễ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?