Tổng thống Obama nhấn mạnh cam kết của Mỹ tại Châu Phi
Tổng thống Obama đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi ở Addis Ababa, Ethiopia, ngày 28/7/2015.
28.07.2015
ADDIS ABABA— Tổng thống Barack Obama hôm nay chấm dứt chuyến viếng thăm lịch sử của ông đến Đông Phi, trở thành nhà lãnh đạo đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi ở thủ đô Ethiopia. Thông tín viên đài VOA Aru Pande tường thuật từ Addis Ababa.
Theo dự liệu, trong bài diễn văn tại Addis Ababa, Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định quyết tâm làm việc với Châu Phi về một loạt các vấn đề, từ y tế toàn cầu cho đến biến đổi khí hậu.
Năm ngoái, khi dịch Ebola bùng phát đến cao điểm tại Tây Phi, Hoa Kỳ đã triển khai gần 3.000 nhân viên quân sự để giúp ngăn chận sự lây lan của virút đã làm hơn 9.000 người thiệt mạng tại Guinea, Sierra Leone và Liberia. Dù các binh sĩ Mỹ đã trở về nước vào đầu năm nay, Tổng thống Obama nói nỗ lực khống chế những vụ bộc phát dịch bệnh như vậy vẫn còn lâu mới chấm dứt.
Ngày hôm nay, khi nhà lãnh đạo Mỹ chuẩn bị đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi, chính phủ Hoa Kỳ loan báo kế hoạch đầu tư hơn 1 tỉ đô la để mở rộng Kế hoạch An ninh Y tế Toàn cầu nhằm ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó với sự bùng phát của các căn bệnh truyền nhiễm tại 17 quốc gia, với hơn một nửa số tiền này dành riêng cho Châu Phi.
Ngày hôm nay Tổng thống Obama đi thăm nhà máy chế biến thực phẩm Faffa tại Addis Ababa, được sự hỗ trợ của sáng kiến của chính phủ Mỹ có tên là Nuôi dưỡng Tương lai nhằm tăng tiến an ninh lương thực để chống đói nghèo và suy dinh dưỡng.
Theo Tòa Bạch Ốc, nhà máy Faffa sản xuất mỗi năm 25.000 tấn thực phẩm bổ xung, trong đó có sữa bột pha trộn vitamin và các khoáng chất và thực phẩm cho trẻ em. Một số sản phẩm của Faffa được bán cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hiệp quốc để phân phối cho những khối dân dễ bị ảnh hưởng và những người tị nạn dọc theo biên giới Somalia và Nam Sudan. Faffa cũng là nhà cung cấp thực phẩm cho trẻ em Ethiopia.
Ngày hôm nay chính phủ Mỹ loan báo một khoản đầu tư trị giá 140 triệu đô la vào chương trình Nuôi dưỡng Tương lai nhằm cung cấp cho nông dân tại 11 nước Châu Phi những loại hạt giống chịu được biến đổi khí hậu, trong đó có bắp, rau, gạo và lúa mì. Chính phủ nói sáng kiến này sẽ mang lại lợi ích cho hơn 11 triệu hộ gia đình tại Châu Phi trong vòng 3 năm tới.
Tổng thống Obama nói “Mục tiêu là gia tăng một cách mạnh mẽ năng suất của các nông dân tại Châu Phi vì điều chúng ta được biết là một tỉ lệ cao người Châu Phi vẫn còn có lợi tức từ nông nghiệp và hầu hết những người này đều có những miếng đất rất nhỏ, và không có nhiều công nghệ. Tuy nhiên với một ít những sự can thiệp khôn khéo, với một ít những sự giúp đỡ, họ có thể có được những sự cải thiện năng suất vô cùng to lớn.”
Tổng thống Obama cũng sẽ nêu lên vấn đề biến đổi khí hậu trong bài diễn văn của ông tại Liên hiệp Châu Phi ngày hôm nay, sau khi thảo luận với Chủ tịch Liên hiệp Châu Phi Nkosazana Dlamini Zum. Bài diễn văn của Tổng thống Obama tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi kết thúc chuyến viếng thăm 5 ngày đến Kenya và Ethiopia.
Ngày hôm qua Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn để tiến hành cuộc thảo luận mà ông cho là “những cuộc thảo luận thẳng thắn”, bao gồm việc thúc đẩy chính phủ Ethiopia cho phép nhà báo và các đảng đối lập được hoạt động tự do hơn. Ông nói tạo không gian cho những tiếng nói này “sẽ củng cố hơn là ngăn cản” nghị trình của đảng cầm quyền.
Thủ tướng Hailemariam nói Ethiopia cam kết cải thiện nhân quyền và cai trị “Cam kết của chúng tôi đối với dân chủ là thật, không phải chỉ ở bề ngoài.”
Ngày hôm qua, Tổng thống Obama cũng đề cập khá nhiều về cuộc nội chiến tại Nam Sudan. Ông nói trước một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Kenya, Uganda, Ethiopia và Liên hiệp Châu Phi là tình trạng tại Nam Sudan trở nên “tệ hại hơn nhiều.” Ông nói thêm là Tổng thống Nam Sudan và các nhà lãnh đạo đối lập rất bướng bỉnh và chỉ chú trọng tới lợi ích riêng của họ thay vì lợi ích của đất nước.
Tòa Bạch Ốc cho biết ngày hôm qua các nhà lãnh đạo trong cuộc họp đã đồng ý là các nhà lãnh đạo Nam Sudan cần đạt được một thỏa thuận hòa bình vào hạn chót là ngày 17 tháng 8 này. Một viên chức Mỹ nói với các phóng viên là các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những biện pháp trừng phạt nếu không có thỏa thuận, bao gồm những chế tài và triển khai lực lượng can thiệp của khu vực.
Ông Obama là tổng thống tại chức đầu tiên của Mỹ đến thăm Ethiopia. Cùng với những cuộc thảo luận song phương ngày hôm qua, Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ có ý định cung cấp ít nhất 40 triệu đô la viện trợ để chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động tại Đông Phi cộng thêm với số tiền 465 triệu đô la đã được đề nghị để thực hiện các chương trình huấn luyện, trang bị, xây dựng năng lực nhằm chống lại các phần tử cực đoan bạo động tại Châu Phi.
Ngày hôm qua, Tổng thống Obama nói với các phóng viên là Ethiopia đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc chống lại tổ chức hiếu chiến al-Shabab của Somalia. Ông cũng ca ngợi thành tích kinh tế của Ethiopia, trong đó có việc đưa hàng triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói cùng cực.
Các tổ chức nhân quyền đã thúc giục Tổng thống Obama yêu cầu cải cách tại Ethiopia, nơi chính phủ kiểm soát 100% ghế tại quốc hội và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động truyền thông.
Trước khi đến Ethiopia, Tổng thống Obama đã đi thăm 2 ngày Kenya, quê của thân phụ ông, nơi ông được ca ngợi như một người con cưng của đất nước.
Trong một bài diễn văn đọc trước khi rời khỏi Kenya ngày Chủ Nhật, Tổng thống nói Kenya đang ở ngả tư đường “đầy đau khổ, nhưng cũng có nhiều hứa hẹn to lớn.”
Tại Nairobi, Tổng thống Obama ca ngợi những thành tựu của Kenya trong việc giành được độc lập vào năm 1963, trong đó có việc chấm dứt sự cai trị độc đảng và vượt qua được những bạo động về bộ tộc và sắc tộc làm nhiều người thiệt mạng vào năm 2007 và lan tràn trên cả nước trong nhiều tháng. Tổng thống Obama nói “Người dân Kenya chọn cách không bị định đoạt bởi thù hận, các bạn đã chọn một lịch sử tốt đẹp hơn.”
Theo dự liệu, trong bài diễn văn tại Addis Ababa, Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định quyết tâm làm việc với Châu Phi về một loạt các vấn đề, từ y tế toàn cầu cho đến biến đổi khí hậu.
Năm ngoái, khi dịch Ebola bùng phát đến cao điểm tại Tây Phi, Hoa Kỳ đã triển khai gần 3.000 nhân viên quân sự để giúp ngăn chận sự lây lan của virút đã làm hơn 9.000 người thiệt mạng tại Guinea, Sierra Leone và Liberia. Dù các binh sĩ Mỹ đã trở về nước vào đầu năm nay, Tổng thống Obama nói nỗ lực khống chế những vụ bộc phát dịch bệnh như vậy vẫn còn lâu mới chấm dứt.
Ngày hôm nay, khi nhà lãnh đạo Mỹ chuẩn bị đọc diễn văn tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi, chính phủ Hoa Kỳ loan báo kế hoạch đầu tư hơn 1 tỉ đô la để mở rộng Kế hoạch An ninh Y tế Toàn cầu nhằm ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó với sự bùng phát của các căn bệnh truyền nhiễm tại 17 quốc gia, với hơn một nửa số tiền này dành riêng cho Châu Phi.
Ngày hôm nay Tổng thống Obama đi thăm nhà máy chế biến thực phẩm Faffa tại Addis Ababa, được sự hỗ trợ của sáng kiến của chính phủ Mỹ có tên là Nuôi dưỡng Tương lai nhằm tăng tiến an ninh lương thực để chống đói nghèo và suy dinh dưỡng.
Theo Tòa Bạch Ốc, nhà máy Faffa sản xuất mỗi năm 25.000 tấn thực phẩm bổ xung, trong đó có sữa bột pha trộn vitamin và các khoáng chất và thực phẩm cho trẻ em. Một số sản phẩm của Faffa được bán cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hiệp quốc để phân phối cho những khối dân dễ bị ảnh hưởng và những người tị nạn dọc theo biên giới Somalia và Nam Sudan. Faffa cũng là nhà cung cấp thực phẩm cho trẻ em Ethiopia.
Ngày hôm nay chính phủ Mỹ loan báo một khoản đầu tư trị giá 140 triệu đô la vào chương trình Nuôi dưỡng Tương lai nhằm cung cấp cho nông dân tại 11 nước Châu Phi những loại hạt giống chịu được biến đổi khí hậu, trong đó có bắp, rau, gạo và lúa mì. Chính phủ nói sáng kiến này sẽ mang lại lợi ích cho hơn 11 triệu hộ gia đình tại Châu Phi trong vòng 3 năm tới.
Tổng thống Obama nói “Mục tiêu là gia tăng một cách mạnh mẽ năng suất của các nông dân tại Châu Phi vì điều chúng ta được biết là một tỉ lệ cao người Châu Phi vẫn còn có lợi tức từ nông nghiệp và hầu hết những người này đều có những miếng đất rất nhỏ, và không có nhiều công nghệ. Tuy nhiên với một ít những sự can thiệp khôn khéo, với một ít những sự giúp đỡ, họ có thể có được những sự cải thiện năng suất vô cùng to lớn.”
Tổng thống Obama cũng sẽ nêu lên vấn đề biến đổi khí hậu trong bài diễn văn của ông tại Liên hiệp Châu Phi ngày hôm nay, sau khi thảo luận với Chủ tịch Liên hiệp Châu Phi Nkosazana Dlamini Zum. Bài diễn văn của Tổng thống Obama tại trụ sở Liên hiệp Châu Phi kết thúc chuyến viếng thăm 5 ngày đến Kenya và Ethiopia.
Ngày hôm qua Tổng thống Obama gặp Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn để tiến hành cuộc thảo luận mà ông cho là “những cuộc thảo luận thẳng thắn”, bao gồm việc thúc đẩy chính phủ Ethiopia cho phép nhà báo và các đảng đối lập được hoạt động tự do hơn. Ông nói tạo không gian cho những tiếng nói này “sẽ củng cố hơn là ngăn cản” nghị trình của đảng cầm quyền.
Thủ tướng Hailemariam nói Ethiopia cam kết cải thiện nhân quyền và cai trị “Cam kết của chúng tôi đối với dân chủ là thật, không phải chỉ ở bề ngoài.”
Ngày hôm qua, Tổng thống Obama cũng đề cập khá nhiều về cuộc nội chiến tại Nam Sudan. Ông nói trước một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Kenya, Uganda, Ethiopia và Liên hiệp Châu Phi là tình trạng tại Nam Sudan trở nên “tệ hại hơn nhiều.” Ông nói thêm là Tổng thống Nam Sudan và các nhà lãnh đạo đối lập rất bướng bỉnh và chỉ chú trọng tới lợi ích riêng của họ thay vì lợi ích của đất nước.
Tòa Bạch Ốc cho biết ngày hôm qua các nhà lãnh đạo trong cuộc họp đã đồng ý là các nhà lãnh đạo Nam Sudan cần đạt được một thỏa thuận hòa bình vào hạn chót là ngày 17 tháng 8 này. Một viên chức Mỹ nói với các phóng viên là các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những biện pháp trừng phạt nếu không có thỏa thuận, bao gồm những chế tài và triển khai lực lượng can thiệp của khu vực.
Ông Obama là tổng thống tại chức đầu tiên của Mỹ đến thăm Ethiopia. Cùng với những cuộc thảo luận song phương ngày hôm qua, Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ có ý định cung cấp ít nhất 40 triệu đô la viện trợ để chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động tại Đông Phi cộng thêm với số tiền 465 triệu đô la đã được đề nghị để thực hiện các chương trình huấn luyện, trang bị, xây dựng năng lực nhằm chống lại các phần tử cực đoan bạo động tại Châu Phi.
Ngày hôm qua, Tổng thống Obama nói với các phóng viên là Ethiopia đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc chống lại tổ chức hiếu chiến al-Shabab của Somalia. Ông cũng ca ngợi thành tích kinh tế của Ethiopia, trong đó có việc đưa hàng triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói cùng cực.
Các tổ chức nhân quyền đã thúc giục Tổng thống Obama yêu cầu cải cách tại Ethiopia, nơi chính phủ kiểm soát 100% ghế tại quốc hội và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động truyền thông.
Trước khi đến Ethiopia, Tổng thống Obama đã đi thăm 2 ngày Kenya, quê của thân phụ ông, nơi ông được ca ngợi như một người con cưng của đất nước.
Trong một bài diễn văn đọc trước khi rời khỏi Kenya ngày Chủ Nhật, Tổng thống nói Kenya đang ở ngả tư đường “đầy đau khổ, nhưng cũng có nhiều hứa hẹn to lớn.”
Tại Nairobi, Tổng thống Obama ca ngợi những thành tựu của Kenya trong việc giành được độc lập vào năm 1963, trong đó có việc chấm dứt sự cai trị độc đảng và vượt qua được những bạo động về bộ tộc và sắc tộc làm nhiều người thiệt mạng vào năm 2007 và lan tràn trên cả nước trong nhiều tháng. Tổng thống Obama nói “Người dân Kenya chọn cách không bị định đoạt bởi thù hận, các bạn đã chọn một lịch sử tốt đẹp hơn.”
Nhận xét
Đăng nhận xét