Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu "trở cờ" chơi knock out Nguyễn Phú Trọng


Bảo Chiêm - Dư luận nội bộ cấp cao đang xì xầm chuyện Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu “trở cờ” đối với Nguyễn Phú Trọng. Cứ khi nào thấy Bảy Phúc nịnh thối cấp trên của mình cấp tập, đấy là lúc ông ta đang ra đòn hiểm.

Ai ở Văn phòng Chính phủ đều biết, hồi Nguyễn Xuân Phúc từ Quảng Nam ra Hà Nội làm Phó Ban Thanh tra Chính phủ, rồi Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc nịnh Nguyễn Tấn Dũng hết chỗ nói. Hầu hạ dạ vâng chưa đủ, Nguyễn Xuân Phúc còn đưa cả cô vợ trẻ đến phục vụ các bữa ăn ở nhà Nguyễn Tấn Dũng. Ngày đó, vợ ông Nguyễn Tấn Dũng ở trong Nam là chính, lâu lâu vài bữa mới ra Hà Nội. Nhờ đó, Ba Dũng mới tin dùng Nguyễn Xuân Phúc và cho ông ta liền mấy chức. Vậy mà, khi được ngồi vô ghế Phó Thủ tướng, vô Bộ Chính trị, Nguyễn Xuân Phúc liền “trở cờ” đồng chí X, bí mật hiệp đồng với Trương Tấn Sang (Tư Sang) và Nguyễn Phú Trọng ra đòn hiểm tiêu diệt Ba Dũng.

Năm 2015, giữa lúc cao trào chuẩn bị đại hội 12, có người bà con ở Kiên Giang ra chơi, thấy anh Ba Dũng đang giận tím mặt, còn chị Ba (tức phu nhân Ba Dũng) thì khóc đỏ mắt. Chị Ba cho biết, tức chết đi được vì “thằng Bảy” (tức Nguyễn Xuân Phúc) phản bội, đâm lén, hại anh Ba.

Kết quả như đã thấy. Sau khi thấy cán cân quyền lực bị thay đổi, Nguyễn Tấn Dũng gửi thư cho Nguyễn Phú Trọng tỏ ý về làm người tử tế. Liên minh Sang-Trọng-Phúc giành chiến thắng. Bảy Phúc leo lên ghế Thủ tướng. Ở vị trí mới, Nguyễn Xuân Phúc chưa có uy tín và thế vững chắc như Nguyễn Tấn Dũng trước đây, nên đành ôm chân và nịnh bợ Nguyễn Phú Trọng làm bàn đạp hòng tiến lên Tổng Bí thư.

Còn bây giờ thì ngoài mặt Nguyễn Xuân Phúc tung hô, nịnh Nguyễn Phú Trọng lên đến tận trời xanh, đến mức lộ liễu, thô thiển, như trong dịp tiếp xúc cử tri Tp. Hải Phòng ngày 3/8, trước các yêu cầu “Tổng Bí thư hãy làm gương kê khai tài sản”, Nguyễn Xuân Phúc ngay lập tức nổ như đang nằm dưới gầm giường của Nguyễn Phú Trọng rằng: “Tổng Bí thư là cán bộ vô cùng liêm khiết”. Nhưng ít ai biết, Nguyễn Xuân Phúc lại ủ mưu, tìm cách hạ uy tín Nguyễn Phú Trọng rất tinh vi, thâm hiểm. Việc Nguyễn Xuân Phúc lân la đến thăm Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, vung tiền, vung dự án, mua chuộc, cấu kết với Hùng “tút” là thọc vào sân sau của Nguyễn Phú Trọng.

Còn nhớ, lên chức Thủ tướng chưa nóng chỗ, Nguyễn Xuân Phúc đánh vô công an và quân đội bằng cách chỉ đạo Trương Minh Tuấn bật đèn xanh cho báo giới, bơm tiền cho đám bồi bút ở Tuổi Trẻ, Thanh Niên đổ thêm dầu vào lửa khi tung các bài viết về những lùm sùm quanh chuyện quán “Xin chào”, biển ô tô, sân golf trong sân bay, quân đội làm kinh tế v.v... Sau khi tạo khủng hoảng truyền thông, Nguyễn Xuân Phúc mới ra oai với Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an, ép 2 lực lượng này phải thần phục. 

Bề nổi là vậy, nhưng bên trong chiêu của Nguyễn Xuân Phúc mới thâm hậu. Ở xứ Đông Lào, về danh nghĩa chỉ có 2 ông nắm quân đội, công an. Tổng Bí thư, Bí thư quân ủy trung ương là số 1, xong đến số 2 là Chủ tịch nước là Tổng tư lệnh tối cao, thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Ra đòn vào quân đội, công an là ngoài việc muốn giành giật quyền lực, thì mũi tên Nguyễn Xuân Phúc bắn ra trúng đích quan trọng hơn: làm mất mặt Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang. Nhất là Tổng bí thư, người chịu trách nhiệm chính trước dư luận về 2 đội quân quan trọng nhất của đất nước, khi bị tay chân của Nguyễn Xuân Phúc ngày đêm làm hoen ố hình ảnh một cách nham hiểm.

Ngay cả chuyện Nguyễn Xuân Phúc đang nổ pháo “xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển” được cả dàn báo tung hô thì thực tế, đây là một khái niệm, một mô hình mà Nguyễn Tấn Dũng đã từng đề cập từ trước đó. Nguyễn Xuân Phúc chả có ý tưởng gì mới, nên túm ngay ý tưởng này và cho đội quân báo chí của Bộ 4T tung hô cứ như là một phát minh vĩ đại chưa từng có.

Đáng chú ý, trong Nghị quyết của đại hội 12, không có câu nào, ý nào nói về xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển. Nhưng dù họp Chính phủ hay đến với các bộ, ngành, địa phương, Nguyễn Xuân Phúc đều quên tịt chỉ đạo của Tổng Trọng, mà chỉ thao thao bất tuyệt say sưa với điệp khúc “chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính”. Nói hoài, nói mãi, ù ù cạc cạc mấy thuật ngữ đó mà không đưa ra được nổi cái nội hàm nào ra hồn. Ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Lại được 2 quân sự quạt mo là Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI và Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT, (thiên hạ gọi là 2 thằng điếm trơ trẻn) tâng bóng, nịnh đầm để cầu lợi, nên nhân dân và ngay cả các nhà “ný nuận” cũng ù tai, ngơ ngác.

Tại sao Nguyễn Xuân Phúc nổ vậy? Thứ nhất, mặc cảm mình ít học nhất trong bốn vị tứ trụ triều đình, nên thích chơi chữ ngõ hầu để thiên hạ nghĩ mình có chữ, chứ thực ra Nguyễn Xuân Phúc chỉ biết mặt chữ mà không hiểu nghĩa. 

Thứ hai, quan trọng hơn, Nguyễn Xuân Phúc muốn mọi người tin rằng ông ta là người đưa ra những khái niệm mới về Chính phủ kiến tạo và chỉ đạo tay chân ở 4T cho báo chí tung hô thật nhiều, làm PR rùm beng, tạo nên những chuỗi sự kiện truyền thông bất tận. Thế là Nguyễn Xuân Phúc nổi lên như một nhà lãnh đạo đổi mới lẫy lừng. Thậm chí, Nguyễn Xuân Phúc còn nổi lên như “nhà tư tưởng” khi khoe với các địa phương là Tập Cận Bình của Việt Nam, quyết liệt, đột phá (trái với hình ảnh Tổng Trọng bảo thủ). Bằng cách xây dựng hình ảnh đó, Nguyễn Xuân Phúc làm cho thiên hạ để ý đến ổng nhiều hơn Tổng Bí thư Trọng cũng như các Ủy viên Bộ chính trị khác. Nguyễn Phú Trọng cũng chịu khó làm truyền thông, PR và đã gây được sự chú ý nhất định đối với xã hội qua chuyện củi khô, củi ướt. Nhưng Nguyễn Xuân Phúc đi trước ông Trọng một bước khi Bộ 4T nổi hơn Ban Tuyên giáo.

Khi trung ương rục rịch nhiều ý kiến muốn Nguyễn Phú Trọng bàn đến việc về hưu và chỉ định người kế nhiệm. Nguyễn Xuân Phúc cảm thấy thời cơ đã đến, không cần phải chờ thời giấu mình nịnh bợ Nguyễn Phú Trọng nữa. Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu tung chiêu “trở cờ”, lộ dần bản chất phản phúc, phản chủ. Lợi dụng tư cách Thủ tướng thực hiện hàng loạt chuyến công cán đi các tỉnh thành để “mua phiếu”, hứa hẹn với các Ủy viên TW địa phương “bỏ phiếu” cho mình làm Tổng bí thư sẽ có nhiều dự án đầu tư lại quả. Thậm chí, Nguyễn Xuân Phúc còn rỉ tai cho các lãnh đạo địa phương rằng mình không còn đối thủ cạnh trạnh, người thì bị bệnh, kẻ thì sắp tới sẽ bị kỷ luật.

Đồng thời, Nguyễn Xuân Phúc đang cố gắng đưa Thân Đức Nam, một cánh hẩu của mình từ Văn phòng Quốc hội sang Văn phòng Chính phủ và chỉ đạo chân tay ở 4T tung hô các thành quả của mình trong thời gian vừa qua. Tại kỳ họp Quốc hội, cũng như Hội nghi Trung ương vừa qua, Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo GDP tăng trưởng 6,7% rồi cho các tay bồi bút nằm ở các báo tung hô, ca ngợi, đây là con số thần kỳ, tăng trưởng nhảy vọt đầy ngoạn mục. Chính nhờ những báo cáo láo này mà Nguyễn Xuân Phúc nổi như cồn.

Nhận thấy sự nguy hiểm, tự tung tự tác, ngạo mạn muốn vượt mặt, phản chủ của Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng đã kịp thời bố trí cho hai đệ tử trung thành là Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng vào Ban bí thư. Tiếp đó, ra chỉ thị cho Ban bí thư lập đoàn thanh tra do Nguyễn Văn Nên dẫn đầu để kiểm tra chính phủ nhắm vào Nguyễn Xuân Phúc theo Nghị quyết TW4 và chỉ thị 05. Đây là hai vũ khí mà Nguyễn Phú Trọng đã dùng để hạ bệ và răn đe nhiều quan chức cấp cao. Nguyễn Văn Nên là người khá nắm rõ những hoạt động của Nguyễn Xuân Phúc vì từng kế nhiệm Nguyễn Xuân Phúc làm Chánh Văn phòng CP thời Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc đời trớ trêu, từ chức Chủ nhiệm Văn phòng CP, Nguyễn Xuân Phúc đã được Nguyễn Phú Trọng sử dụng để tấn công lại Nguyễn Tấn Dũng. Giờ Nguyễn Phú Trọng lại dùng Nguyễn Văn Nên, người cũng đã từng là cấp dưới thanh tra lại Nguyễn Xuân Phúc. Khi bị gọi đến để nhận quyết định về Ban bí thư lập đoàn thanh tra, Nguyễn Xuân Phúc đã bất bình nội dung thanh tra. Không chỉ xui các cấp dưới né tránh đoàn thanh tra của Ban bí thư, bạo gan hơn, Nguyễn Xuân Phúc “trở cờ” tung đòn, chỉ đạo Thanh tra Chính phủ lôi lại chuyện tham nhũng cũ, phơi bày kết luật thanh tra liên quan đến việc áp giá đất cách đây hơn chục năm ở Hà Nội thời Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư thành ủy đã làm thất thoát 4.000 tỷ đồng thuộc các dự án nhà ở, khu đô thị Ciputra giai đoạn 2002-2014. 

Tất cả bằng chứng về việc áp giá đất, hiện trạng, con người vẫn còn đó. Nguyễn Phú Trọng đã thông đồng với doanh nghiệp đàn em Nguyễn Minh Quang, được lại quả những căn biệt thự đẹp để lót tay mua sự ủng hộ làm Chủ tịch Quốc hội làm bàn đạp vào vị trí Tổng bí thư sau này. Đây chính là điểm yếu chết người của Nguyễn Phú Trọng mà Nguyễn Xuân Phúc có trong tay. 

Những đòn phản công “trở cờ” này của Nguyễn Xuân Phúc, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thái độ của Nguyễn Phú Trọng. Nếu Nguyễn Phú Trọng ta tay triệt để, Nguyễn Xuân Phúc cũng chẳng ngại gì chơi sát ván như đã từng chơi hại Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Điều khác với các đối thủ của Nguyễn Phú Trọng trước kia như Nguyễn Tấn Dũng là, Nguyễn Xuân Phúc có thể làm mọi thứ bất chấp danh dự, nhân phẩm. Ít có cuộc thanh tra nào của chính phủ mà lội ngược lại mốc thời gian cách đây 15 năm. Nhưng với Nguyễn Xuân Phúc thì bất cứ trò gì để chơi lại đối thủ để “trở cờ”, đạt mục đích dù đê tiện đến đâu y cũng không từ, dù kẻ đó là ân nhân hay đàn anh đi nữa.

Một ví dụ chơi đểu điển hình. Nguyễn Phú Trọng tưởng rằng được Nguyễn Xuân Phúc mời họp giao ban Chính phủ là đề cao mình, tôn trọng đảng. Nhầm to. Mưu của Nguyễn Xuân Phúc là: Anh với tôi đồng chủ trì buổi họp, dù tôi tôn xưng anh là cấp trên, nhưng thiên hạ nhìn vào ngầm hiểu rằng tôi và anh ngang nhau đấy. Chưa kể thực tế, tôi chơi nổi, đổi mới hơn anh, tôi lại lắm tiền, nhiều của, nắm hầu bao ngân sách của đất nước này trong tay. Còn anh chẳng có gì ngoài củi khô, củi ướt, sắp tới hết củi thì anh làm được gì khi anh cũng là củi từ thời làm Bí thư thành ủy Hà Nội? Hơn nữa anh còn bị cộng đồng mạng ném đá việc anh đến chỗ tôi họp là vi hiến, trái luật và trơ trẻn. Vậy là họ ném đá Tổng Bí thư chứ có ném đá Thủ tướng đâu!

Thế mới biết ông đương kim Thủ tướng nhiều võ, chúng ta hãy chờ xem Nguyễn Xuân Phúc sẽ “trở cờ” knock out Tổng Trọng như thế nào!

30.12.2017

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?