Tin khắp nơi – 28/03/2019
Mỹ bị cô lập tại Hội đồng Bảo an LHQ vì TT Trump
Hoa Kỳ hôm 27/3 bị cô lập tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì Tổng thống Donald Trump quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.Trong lá thư yêu cầu triệu tập cuộc họp, Syria miêu tả quyết định của Mỹ là một “sự vi phạm trắng trợn” các nghị quyết của Hội đồng, theo Reuters.
Trong khi đó, Bắc Hàn, đồng minh của Syria, ra một tuyên bố, bày tỏ sự hậu thuẫn đối với “cuộc tranh đấu của chính phủ và người dân Syria để lấy lại Cao nguyên Golan bị chiếm đóng”.
XEM THÊM:
Syria thề lấy lại Cao nguyên Golan
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan từ tay Syria trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 và sáp nhập nơi này vào năm 1981, trong một động thái mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuyên bố là “không có hiệu lực pháp lý quốc tế”.
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Karen Pierce nói tại Hội đồng rằng quyết định của Mỹ trái với nghị quyết năm 1981.
Còn Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov nói rằng Washington đã vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và cảnh báo rằng hành động đó có thể thổi bùng bất ổn tại Trung Đông.
Các thành viên châu Âu của Hội đồng gồm Pháp, Anh, Đức, Bỉ và Ba Lan hôm 26/3 đã bày tỏ các quan ngại về “các hệ quả lớn hơn từ việc công nhận việc sáp nhập trái phép cũng như về các hệ quả rộng hơn tại khu vực”.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-c%C3%B4-l%E1%BA%ADp-t%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an-lhq-v%C3%AC-tt-trump/4851483.html
TT Trump thảo luận về Trung Quốc với CEO của Google
Tổng thống Donald Trump cho biết ông gặp Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai hôm 27/3 và đã thảo luận về việc kinh doanh của tập đoàn này ở Trung Quốc.“Ông ấy tuyên bố mạnh mẽ rằng ông hoàn toàn cam kết vì quân đội Mỹ, chứ không phải quân đội Trung Quốc”, ông Trump viết trên Twitter về cuộc gặp với ông Pichai.
Tổng thống Mỹ viết thêm rằng hai người “cũng thảo luận về sự công bằng chính trị và nhiều điều mà Google có thể làm cho đất nước”.
Theo Reuters, Google cũng ra tuyên bố về cuộc gặp.
XEM THÊM:
Tướng Mỹ: Công việc của Google ở TQ làm lợi cho quân đội nước này
“Chúng tôi vui mừng vì đã có các cuộc trao đổi hiệu quả với Tổng thống về việc đầu tư vào tương lai của lực lượng lao động Mỹ, sự phát triển của các công nghệ mới nổi và cam kết tiếp diễn của chúng tôi về việc làm việc với chính phủ Mỹ”, một phát ngôn viên của Google nói.
“Chúng tôi không làm việc với quân đội Trung Quốc. Chúng tôi làm việc với chính phủ Mỹ, trong đó có Bộ Quốc phòng, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh mạng, tuyển dụng và chăm sóc sức khỏe”.
Reuters dẫn lời một vị tướng hàng đầu của Mỹ, ông Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, nói tại một cuộc điều trần tại thượng viện hồi đầu tháng này rằng quân đội Trung Quốc đang hưởng lợi từ những gì Google đang làm ở Trung Quốc.
Quân đội Mỹ cho biết rằng ông Dunford gặp ông Pichai hôm 27/3 tại Lầu Năm Góc theo đề nghị của Google.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%9Bi-ceo-c%E1%BB%A7a-google/4851531.html
Tướng Mỹ: Hành động của Triều Tiên
không cho thấy đang giải trừ hạt nhân
Triều Tiên tiếp tục đề ra mối đe dọa hạt nhân đối với Mỹ và các đồng minh, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc nói với một ủy ban Quốc hội hôm thứ Tư.Tướng Robert Abrams nói việc Bình Nhưỡng sản xuất vật liệu vũ khí hạt nhân và phi đạn là “không nhất quán” với cam kết giải trừ hạt nhân của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
“Dù căng thẳng có giảm dọc theo khu vực phi quân sự và các hành động khiêu khích chiến lược có ngưng lại cùng với các tuyên bố công khai về ý định giải trừ hạt nhân, có rất ít thay đổi có thể kiểm chứng được về năng lực quân sự của Triều Tiên,” ông Abrams nói với các nhà lập pháp.
“Những năng lực này tiếp tục khiến Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh trong khu vực của chúng ta gặp nguy hiểm,” ông nói.
Ông Abrams nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện rằng ông không thể bình luận trong phiên điều trần công khai về các bức ảnh vệ tinh thương mại dường như cho thấy hoạt động gia tăng tại các địa điểm sản xuất vũ khí của Triều Tiên
Nhưng ông nói, “Hoạt động của họ mà chúng tôi đã quan sát không nhất quán với giải trừ hạt nhân.”
Ông Kim đã nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 6 năm ngoái tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore rằng ông sẽ nỗ lực giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Ông Trump trở về Washington và tuyên bố “không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên nữa.”
Nhưng kể từ đó, có rất ít tiến bộ hướng tới một thỏa thuận chi tiết về việc Triều Tiên sẽ phá hủy kho vũ khí hạt nhân của mình vào lúc nào và như thế nào. Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai tại Hà Nội một tháng trước đã kết thúc mà không đạt được thêm thỏa thuận nào.
Ông Abrams nói ông tin rằng cần phải duy trì một “lực lượng sẵn sàng tác chiến để răn đe mọi hành động gây hấn có thể xảy ra.”
Mỹ tuyên bố sẽ không chấp nhận Triều Tiên giải trừ hạt nhân dần dần để đổi lấy việc dỡ bỏ các chế tài kinh tế.
https://www.voatiengviet.com/a/tuong-my-hanh-dong-cua-trieu-tien-khong-cho-thay-dang-giai-tru-hat-nhan/4851031.html
Đề xuất cắt giảm ngoại giao, viện trợ của Trump bị đả kích
Các nghị sĩ Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày thứ Tư chỉ trích những đề xuất của Tổng thống Donald Trump cắt giảm ngoại giao và ngân sách viện trợ nước ngoài là nguy hiểm cho an ninh quốc gia, mở màn cho cuộc chiến ngân sách với Nhà Trắng.Dân biểu Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện theo Đảng Dân chủ, nói đề xuất của ông Trump “chết” ngay khi đến cửa Quốc hội tại phiên điều trần thứ hai trong hai phiên điều trần của Hạ viện, nơi Ngoại trưởng Mike Pompeo đối mặt với các nhà lập pháp ngờ vực về kế hoạch ngân sách.
“Ngân sách này … báo hiệu với thế giới rằng chính sách đối ngoại của Trump là giải tiếp,” ông Engel nói.
Hal Rogers, thành viên Cộng hòa cao cấp trong tiểu ban Hạ viện giám sát chi tiêu của Bộ Ngoại giao, mô tả kế hoạch ngân sách tại một phiên điều trần trước đó của tiểu ban là “thiếu thỏa đáng trầm trọng” để đáp ứng hết các chính sách đối ngoại và mục tiêu an ninh của chính quyền.
Đề xuất này cắt giảm Bộ Ngoại giao và ngân sách viện trợ một khoản từ 11 đến 40 tỉ đôla, ông nói.
“Với tình hình thế giới hiện nay, cách tiếp cận này có vẻ xa rời thực tế,” ông Rogers nói. Ông nói thêm sự lãnh đạo của Mỹ là cần thiết trong một thế giới có hàng triệu người tản cư, nhiều quốc gia đối mặt với bất ổn và căng thẳng gia tăng.
Dân biểu Dân chủ Nita Lowey, chủ tịch của ủy ban Phân bổ ngân sách chung và tiểu ban nêu trên, cũng đả kích những cắt giảm “tàn độc.”
Trong phần phát biểu trước phiên điều trần, ông Pompeo cho biết ngân sách tìm cách tăng gấp đôi ngân quỹ để chống lại hành vi gây hấn gia tăng của Trung Quốc, và củng cố các hệ thống nhắm vào những đe dọa ngày càng lớn của Nga đối với Mỹ và phương Tây.
Ông Pompeo cho biết các nguồn lực cũng sẽ tài trợ công tác để đạt được thỏa thuận với Triều Tiên trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này và chống lại vai trò của Iran ở Iraq, Yemen và Syria.
Ông cho biết ngân sách cũng yêu cầu thẩm quyền mới để hỗ trợ quá trình chuyển tiếp dân chủ ở Venezuela, bao gồm chuyển tới 500 triệu đôla vào các tài khoản viện trợ nước ngoài.
Đề xuất ngân sách của ông Trump kêu gọi chi nhiều tiền của người đóng thuế ở Mỹ hơn cho quân đội và một bức tường biên giới Mỹ-Mexico, trong khi việc đại tu các chương trình mạng lưới an sinh xã hội trong đề xuất ngân sách có thể “chết” trong Quốc hội nhưng vẫn “sống” trong chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông.
https://www.voatiengviet.com/a/de-xuat-cat-giam-ngoai-giao-vien-tro-cua-trump-bi-da-kich/4851027.html
Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế của HK
gặp các chức sắc VN tại Mỹ
Hôm 26/3, ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với các chức sắc tôn giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ.Trao đổi với VOA hôm 27/3, Chánh trị sự Hà Vũ Băng, Tổng Thư ký Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho biết cuộc gặp diễn ra tại Trung tâm Công giáo Việt Nam ở thành phố Santa Ana, Quận Cam, bang California, vào chiều ngày 26/3.
Trong buổi gặp các đại diện mỗi tôn giáo lần lượt trình bày tình trạng tôn giáo của mình bị vi phạm, đàn áp ở trong nước.
Chánh Trị sự Hà Vũ Băng
“Trong buổi gặp các đại diện mỗi tôn giáo lần lượt trình bày tình trạng tôn giáo của mình bị vi phạm, đàn áp ở trong nước. Trong Hội đồng Liên tôn có 6 tôn giáo: Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành, Chính Thống giáo, và Công giáo. Cách đây khoảng một tuần, chúng tôi nhận được một thông báo từ thư ký của ông Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Sam Brownback nói rằng ông có nhã ý muốn gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ.”
Trước đó, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Đại sứ Brownback sẽ có cuộc gặp với các đại diện của Hội đồng Liên tôn Việt Nam ở Hoa Kỳ nhằm “thảo luận các biện pháp để tăng cường nỗ lực bảo vệ tự do tôn giáo cho các cộng đồng thành viên.”
Tại cuộc gặp này, Hòa Thượng Thích Viên Lý, đại diện cho Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở Hải ngoại, đã nêu việc chính quyền Việt Nam cưỡng chế các ngôi chùa ở trong nước.
Hòa Thượng Thích Viên Lý, Viện chủ chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, cho VOA biết:
Chúng tôi đã nêu 3 trường hợp mà trong vòng chưa đầy 3 năm đã xảy ra ở Việt Nam: chùa Liên Trì ở Sài Gòn; chùa An Cư ở Đà Nẵng; và chùa Linh Sơn ở Kon Tum…
Hòa Thượng Thích Viên Lý
“Chúng tôi đã nêu 3 trường hợp mà trong vòng chưa đầy 3 năm đã xảy ra ở Việt Nam: chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn, bị san bằng toàn bộ; chùa An Cư ở Đà Nẵng cũng bị san bằng toàn bộ; chùa Linh Sơn ở Kon Tum, bị đập phá rất nặng nề. Chúng tôi cũng nêu tình trạng các tôn giáo bị đàn áp, các cơ sở tôn giáo bị trưng dụng, phá hủy… Vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam không được tôn trọng. Nhà nước có một chính sách rất tinh vi để đàn áp tôn giáo.”
Hòa thượng Thích Viên Huy, người cũng có mặt trong cuộc gặp với Đại sứ Brownback, chia sẻ với VOA:
“Các thành viên Hội đồng cũng trình bày yêu cầu trả tự do cho các nhà đấu tranh chính trị, yêu cầu tự do cho các hoạt động tôn giáo, có chính sách đất đai cho toàn thể dân chúng, theo đó nếu muốn thu hồi đất thì phải đền bù thỏa đáng.”
Báo Người Việt trích lời Linh Mục Trần Công Nghị phát biểu tại cuộc gặp nói: “Một số sự kiện xảy ra tại nhà dòng Thiên Ân (Huế), giáo xứ Lộc Hưng (Sài Gòn) vào Tháng 5 và Tháng 7, 2018, là những bằng chứng cụ thể trong việc lấn chiếm đất đai của Công Giáo.”
Theo ông Hà Vũ Băng, dịp này ông cũng trình bày việc chính quyền tỉnh Lâm Đồng sách nhiễu Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi:
“Tôi có trình bày việc Chánh trị sự Hứa Phi bị làm khó dễ, đánh đập, đốt nhà ở Lâm Đồng… và diễn biến mới nhất trong tháng 3 này là việc khi ông dưỡng bệnh tại nhà thì công an đến bao vây nhà, không cho đi trị bệnh, và cũng không cho y tá đến chăm sóc cho ông và trình trạng bệnh trở nên nguy cấp. Đồng thời, công an còn gửi giấy triệu tập ông với cáo buộc tham gia vào một mặt trận nào đó.”
Một trong các giấy triệu tập của công an huyện Đức Trọng được ông Hứa Phi đăng tải trên Facebook hôm 26/3 cho biết ông bị chính quyền mời làm việc “để làm rõ mối quan hệ giữa ông với các đối tượng trong tổ chức phản động ‘Liên minh Việt Nam Độc lập Dân chủ.”
Cũng hôm 26/3, tại tỉnh Vĩnh Long, ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, đồng thời là một thành viên của Hội đồng Liên tôn trong nước, bị công an xã Đông Thạnh mời làm việc về “những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.”
Trong khi đó tại tỉnh An Giang, hôm 28/3, chính quyền được cho là đã ngăn cản Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy tổ chức ngày Đại lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt “bằng cách triển khai lực lượng các loại đóng chốt chặn hai đầu điểm lễ chính tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới,” theo một thông báo của Giáo hội.
Nhận định về tình trạng tự do tôn giáo Việt Nam hiện nay, báo Người Việt trích lời ông Brownback cho biết: “ Việt Nam là một quốc gia mà chúng tôi để ý rất cẩn thận, vì đây là một trong những nước tệ nhất trên thế giới về lĩnh vực tự do tôn giáo. Chắc chắn, chúng tôi sẽ chú ý đến Việt Nam nhiều. Đại sứ Sam Brownback/ Báo Người Việt. ”
Ông Đại Sứ nói: “Chính phủ Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Donald Trump luôn luôn đặt nặng vấn đề tự do tôn giáo, và chúng tôi sẽ theo dõi tất cả các quốc gia đang vi phạm tự do tôn giáo bằng cách khuyến cáo trước, và nếu không chấp hành, chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể.”
Hòa thượng Thích Viên Lý nhắc lại lời ông đại sứ, nói:
“Ông Brownback nói lên sự quan tâm đặc biệt của ông cũng như của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn giáo. Ông nói rằng ở Việt Nam vấn đề tự do tôn giáo thường bị vi phạm một cách nghiêm trọng vì vậy ông sẽ đặc biệt quan tâm.”
Báo Viễn Đông Daily trích lời Đại sứ Brownback phát biểu tại cuộc gặp này, nói: “Tôi tới đây với hai mục đích. Một là muốn lắng nghe sự phản ảnh của quý vị về những vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền do nhà cầm quyền Việt Nam gây ra cho người dân, hai là tôi muốn có sự liên lạc mật thiết với HĐLT và cộng đồng Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình tự do tôn giáo tại Việt Nam một cách tốt đẹp hơn trong tương lai.”
Việt Nam thường xuyên lên tiếng phản bác về các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo.
Hôm 12/3, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ của Việt Nam phát biểu tại một phiên họp của Uỷ ban Nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ nói:
“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.”
Đại Sứ Sam Brownback được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm làm Đại Sứ Lưu động Đặc trách về Tự do Tôn giáo Quốc tế vào ngày 1/2/2018. Ông từng là Thống đốc bang Kansas (2011-2018), Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện tiểu bang Kansas (1996-2011), Dân biểu Liên bang (1995 – 1996).
Trong thời gian làm Nghị sĩ tại Thượng Viện Hoa Kỳ ông đã luôn tích cực tranh đấu cho tự do tôn giáo ở nhiều quốc gia và ông cũng là tác giả đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm 1998.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-tu-do-ton-giao-quoc-te-hk-gap-cac-chuc-sac-vn-tai-my/4851976.html
TT Trump kêu gọi Nga rút quân ra khỏi Venezuela
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư, 27/3, kêu gọi Nga rút quân khỏi Venezuela và cảnh báo rằng “mọi lựa chọn” vẫn được bỏ ngỏ để biến điều đó thành hiện thực.Hai máy bay không quân Nga chở gần 100 binh sĩ Nga hạ cánh ởngoại ô Caracas hôm 23/3 càng làm leo thang cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela.
Nga và Trung Quốc lâu nay ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro, trong khi Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido. Vào tháng 1, ông Guaido viện dẫn hiến pháp để đảm nhận chức tổng thống lâm thời của Venezuela, ông lập luận rằng việc ông Maduro được tái cử năm 2018 là chuyện không chính danh.
“Nga phải rút đi”, ông Trump nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, nơi ông đón phu nhân của Guaido, là bà Fabiana Rosales.
Khi được hỏi ông sẽ làm thế nào để khiến các lực lượng Nga rút đi, ông Trump nói: “Hãy chờ xem. Tất cả các tùy chọn được bỏ ngỏ”.
Nga có quan hệ song phương và các thỏa thuận với Venezuela, và Nga có ý định tôn trọng những điều đó, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy phát biểu, đáp lại những lời lẽ của ông Trump.
“Mỹ không phải là nước có thể quyết định các hành động và số phận của các quốc gia khác. Mọi việc tùy thuộc vào chính người dân Venezuela và tổng thống hợp pháp duy nhất của đất nước là Nicolas Maduro”, ông Polyanskiy nói trên Twitter.
Phu nhân của ông Guaido, bà Rosales, một nhà báo và nhà hoạt động đối lập 26 tuổi, nói với Tổng thống Trump rằng ông Guaido đã bị tấn công hôm 26/3, nhưng bà không nói chi tiết hơn. “Tôi lo sợ về tính mạnh của chồng”, bà nói.
Trước đó, tại Nhà Trắng, bà Rosales gặp Phó Tổng thống Mike Pence và nói với ông rằng tình trạng mất điện và thiếu lương thực đang làm tổn thương trẻ em ở đất nước bà.
Ông Pence ca ngợi bà Rosales là người “dũng cảm”. “Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản là: Chúng tôi sát cánh với bà”, ông Pence nói.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-keu-goi-nga-rut-quan-khoi-venezuela/4850632.html
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung
mở lại với dự báo sẽ rất gay go
Trọng NghĩaNgày 28/03/2019, đại diện Thương Mại Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin đã đến Trung Quốc để chuẩn bị cho vòng đàm phán mậu dịch mới, bắt đầu từ ngày mai (29/03).
Cuộc đàm phán được dự báo rất gay go. Phía Trung Quốc khẳng định còn « rất nhiều việc » phải làm trong lúc Hoa Kỳ khuyên mọi người đừng kỳ vọng nhiều vào kết quả cuộc họp.
Trong cuộc họp báo hàng tuần, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc Cao Phong (Gao Feng) thừa nhận rằng các nhà thương lượng hai bên vẫn phải đối mặt với một « khối lượng lớn công việc » cần hoàn tất trong vòng đàm phán mới này nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài từ nhiều tháng nay.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các quan chức Mỹ với nhân vật đứng đầu lãnh vực kinh tế của Trung Quốc là phó thủ tướng Lưu Hạc, từ khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp mới được coi là thiện chí nhượng bộ của Trung Quốc.
Về phía Mỹ, cho dù tổng thống Donald Trump đã lên tiếng hy vọng có thể sớm tổ chức lễ ký kết thỏa thuận với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng các cuộc đàm phán liên tiếp bị kéo dài cho thấy bất đồng Mỹ-Trung vẫn đáng kể.
Bản thân ông Lighthizer cũng tìm cách giảm bớt kỳ vọng đặt vào vòng đàm phán mở ra tại Bắc Kinh, cho rằng sẽ còn nhiều cuộc gặp khác ở Washington vào đầu tháng Tư. Phát biểu trên đài phát thanh NPR hồi đầu tuần, ông cảnh báo : « Nếu có một thỏa thuận tốt thì Mỹ sẽ tiếp nhận, còn nếu không, thì Mỹ sẽ tìm một kế hoạch khác. »
Hai bên đã áp đặt thuế quan trị giá hàng trăm tỷ đô la hàng hóa kể từ năm 2018. Vào tuần trước, tổng thống Mỹ không ngần ngại đề nghị là một số thuế nên được giữ nguyên sau khi đạt được thỏa thuận để bảo đảm là Trung Quốc nghiêm túc thực thi thỏa thuận.
Bắc Kinh hứa mở rộng thị trường tài chánh
Đúng vào lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung được tiếp nối, phát biểu tại Diễn Đàn Kinh Tế Bác Ngao (Hải Nam) hôm nay, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết rằng Bắc Kinh sẽ tăng tốc độ mở cửa thị trường tài chính, cải thiện thủ tục cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm và hãng trung gian tài chính nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh cũng sẽ thực hiện các chính sách thuận lợi hơn cho đầu tư nước ngoài vào lãnh vực môi giới trái phiếu.
Theo hãng tin Anh Reuters, các tuyên bố của ông Lý Khắc Cường đã làm dấy lên nhiều suy đoán rằng Bắc Kinh sẽ sớm công bố các quy tắc mới cho phép các ngân hàng và công ty bảo hiểm nước ngoài tăng cường sự hiện diện ở Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190328-dam-phan-thuong-mai-my-trung
Viên chức bảo thẩm phán Texas ‘phải nói tiếng Anh’
đã xin lỗi
Một quan chức Texas đã chỉ trích một thẩm phán quận vì trả lời các câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha trong một cuộc họp báo.Một ủy viên quận Texas đã phải xin lỗi vì chỉ trích một thẩm phán địa phương nói tiếng Tây Ban Nha trong một cuộc họp báo.
Ủy viên Mark Tice phải đối mặt với một phản ứng dữ dội và nhanh chóng khi nói Thẩm phán Lina Hidalgo là một “trò đùa” vì không nói tiếng Anh khi trả lời các câu hỏi.
Thực ra Thẩm phán Hidalgo lúc đó đang nói và dịch giữa hai ngôn ngữ.
Hôm thứ Ba, ông Tice nói ông “hối hận” về lời nói của mình và xin lỗi thẩm phán và cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha.
Thẩm phán Hidalgo là một quan tòa được bầu tại Hạt Harris – quê hương của thành phố Houston – nơi 43% trong số 4,6 triệu cư dân là người dùng tiếng Tây Ban Nha (Hispanic) hoặc gốc châu Mỹ La tinh, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ.
Bà là người Latina đầu tiên và là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm quan chức cấp quận, theo truyền thông Hoa Kỳ.
Facebook sẽ chặn chủ nghĩa dân tộc trắng và kỳ thị
Người Mỹ gốc Latinh và bức tường của Trump
Đoàn tị nạn Caravan: Đâu là sự thật?
Thẩm phán Hidalgo đã chuyển tiếp thông tin cập nhật về việc làm sạch vụ hỏa hoạn hóa học được phát trực tiếp trên Facebook, trả lời các câu hỏi của phóng viên bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Tại một thời điểm trong buổi livestream, khi thẩm phán Hidalgo đang nói tiếng Tây Ban Nha, ông Tice đã nhận xét: “Bà ấy là một trò đùa. (phải nói) Tiếng Anh đây không phải là Mexico.”
Sau đó, ông nhắc lại phê phán của mình với Houston Chronicle. “Sự việc rất đơn giản,” ông nói. “Đây là Hoa Kỳ. Nói tiếng Anh.”
Sau khi những nhận xét của mình bị khắp nơi lên án, ông Tice đã minh định và xin lỗi phản ứng đầy cảm xúc của mình, nói rằng ông nghĩ không có bản dịch tiếng Anh nào cho các câu hỏi tiếng Tây Ban Nha.
“Nếu thực sự không phải như vậy, thì tôi chân thành xin lỗi”, ông viết trên Facebook.
“Tôi nhận ra rằng cách phản ứng của tôi có thể được diễn giải theo cách xúc phạm và tôi xin lỗi.”
Giám đốc truyền thông của Thẩm phán Hidalgo, Kiran Khalid, nói với tờ Chronicle rằng, thẩm phán “đại diện cho tất cả mọi người trong Hạt Harris và trước tình trạng dân số gồm nhiều thành phần và khả năng song ngữ của mình, bà sẽ tiếp tục giao tiếp rộng nhất có thể, đặc biệt là khi an toàn công cộng bị đe dọa”.
Sự việc này là một trong nhiều trường hợp người nói tiếng Tây Ban Nha bị thách thức vì không sử dụng tiếng Anh ở Mỹ.
Vào tháng Hai, Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ vì giam giữ hai phụ nữ sau khi một đặc vụ nghe họ nói tiếng Tây Ban Nha trong một cửa hàng tạp hóa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47729768
Nhóm cố vấn pháp lý của Trump
ứng phó với cuộc điều tra Nga-Trump ra sao?
Khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr trình lên Quốc hội bản tóm tắt những kết quả chủ chốt của cuộc điều tra do Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller dẫn đầu để tìm hiểu về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, các thành viên đội tư vấn pháp lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump tập hợp ở một văn phòng gần Điện Capitol.Họ nhanh chóng có lý do để ăn mừng vào hôm 24/3, có lẽ nhờ vào một quyết định chiến lược chủ chốt. Ông Mueller đã dành 22 tháng điều tra liệu ông Trump hay các trợ lý của ông có âm mưu với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 hay không với 500 nhân chứng được thẩm vấn. Các luật sư của Tổng thống Trump đảm bảo rằng ông không nằm trong số bị thẩm vấn đó.
Chiến lược đã công hiệu vì đã giúp bao bọc cho ông Trump khỏi những nguy hiểm pháp lý mà ông phải đối mặt nếu ông ngồi xuống với đội ngũ của ông Mueller trong một cuộc thẩm vấn – điều mà ông Trump đã công khai nói rằng ông muốn làm. Thậm chí họ còn định một ngày khả dĩ để thẩm vấn – ngày 27/1 năm 2018 – mặc dù một trong số các luật sư của ông Trump nói với Reuters ông không bao giờ muốn ông Trump ra trả lời ông Mueller, và ông Mueller cũng không bao giờ ra trát đòi ông Trump ra khai chứng.
Hôm 24/3, các luật sư hàng đầu của ông Trump – bao gồm Jay Sekulow, Rudy Giuliani và đôi vợ chồng Jane và Martin Raskin – ngồi tụ tập lại quanh một bàn hội nghị và bật máy tính lên để đợi bản tóm tắt của ông Barr. Khi cuối cùng bản tóm tắt hiện lên, tất cả họ đều vui mừng.
Ông Mueller không phát hiện được bằng chứng về sự thông đồng với Nga, ông Barr nói. Bộ trưởng Tư pháp cũng kết luận rằng không có đủ bằng chứng để kết luận ông Trump cản trở công lý bằng cách gây cản trở điều tra – vấn đề mà ông Mueller vẫn để ngỏ mà chưa kết luận.
Ông Giuliani vòng tay ra ôm lấy Sekulow, ông Sekulow nói với Reuters. Sekulow cho biết ông đã nói với những người khác: “Đây là điều hết sức tuyệt vời.” Phát biểu với Reuters chỉ vào phút sau khi ông Barr công bố bản tóm tắt: “Kết quả này tốt hơn tôi mong đợi.”
Đội ngũ pháp lý của ông Trump đã bác bỏ thành công nỗ lực của ông Mueller hết lần này đến lần khác muốn ông Trump ngồi xuống để thẩm vấn và tránh cho ông Trump bị trát đòi ra khai chứng trước bồi thẩm đoàn. Thay vào đó, họ đồng ý để cho ông Trump trả lời bằng văn bản – điều mà ông đã làm hồi tháng 11.
Nguy cơ là rất cao. Một số luật sư đã lo lắng rằng nếu ông Trump chịu ra thẩm vấn, ông có thể đối mặt với cáo buộc rằng ông đã nói dối FBI. Ông Giuliani đã công khai nói rằng cuộc thẩm vấn này là ‘bẫy khai gian’, nhất là khi ông Mueller đi xa ra bên ngoài vấn đề thông đồng và hỏi ông Trump về những vấn đề khác.
Ông Trump thường bị chỉ trích là nói những điều thất thiệt hay đơn giản là dựng chuyện.
Trong năm ngoái, các luật sư của ông Trump đã thay đổi chiến lược hai mũi nhọn vốn dựa vào việc ông Giuliani công khai công kích ông Mueller săn phù thủy trên các kênh truyền hình cùng với các cuộc đàm phán cửa sau với người của ông Mueller, theo hai nguồn thạo tin nói với Reuters với điều kiện giấu tên.
Khi ông Mueller bắt đầu việc điều tra vào năm 2017, đội ngũ pháp lý của ông Trump lúc đầu quyết định rằng hợp tác là cách tốt nhất để chấm dứt cuộc điều tra, theo lời ông Ty Cobb, luật sư Nhà Trắng chịu trách nhiệm đối phó với cuộc điều tra cho ông Trump vào lúc đó. Hơn 20 quan chức Nhà Trắng sẵn sàng để cho Công tố viên Đặc biệt thẩm vấn, và chính quyền ông Trump đã nộp hơn 20.000 tài liệu.
Một câu hỏi nhức nhối là liệu ông Trump có đồng ý bị thẩm vấn hay không. Mặc dù đã định ngày dự trù, các cố vấn pháp lý của ông Trump đã bị chia rẽ. Luật sư John Dowd, người đại diện cho cá nhân ông Trump trong cuộc điều tra, lo ngại rằng cuộc phỏng vấn sẽ quá rủi ro.
“Chúng tôi sẽ không đi đến đó và phạm sai lầm,” ông Dowd, một cựu lính thủy quân lục chiến, nói khi nhớ lại ông đã phản công như thế nào trước khả năng ông Trump bị thẩm vấn ngay cả khi ông đã bày tỏ sự sẵn lòng.
Ông Dowd nói rằng ông đã nói với nhóm của ông Mueller rằng ‘về những gì mà họ đã làm với Flynn và Papadopoulos’. Michael Flynn là cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump còn ông George Papadopoulos là cựu trợ lý chiến dịch vận động tranh cử của ông. Cả hai đều nhận tội nói dối FBI sau khi ra cho Công tố viên đặc biệt thẩm vấn.
“Chúng tôi sẽ không đến đó,” ông Dowd nói trong một cuộc phỏng vấn.
Ông Dowd cho biết ông Mueller đã nói với ông rằng ông muốn thảo luận 16 nội dung trong cuộc thẩm vấn – quy mô quá rộng. Với việc đồng ý về ngày thẩm vấn dự trù, các luật sư của ông Trump đã tìm cách dụ cho ông Mueller ra để tìm hiểu xem ông đã biết được gì rồi, ông Dowd nói.
“Chúng tôi muốn biết rằng họ đang nghĩ gì trong đầu. Họ rất kín đáo. Mục đích của chúng tôi là: chúng tôi càng gặp họ nhiều thì chúng tôi càng biết được nhiều. Đó là mục tiêu để giữ cho việc bàn thảo tiếp tục,” Dowd cho biết và nói thêm rằng ông không bao giờ có ý định đưa ông Trump ra thẩm vấn.
Sau khi cuộc thẩm vấn bị hủy, thì mọi việc rõ ra rằng quá trình này sẽ kéo dài, theo lời của Cobb.
“Một khi đội ngũ luật sư của Tổng thống đã quyết định hồi tháng 1 năm 2018 rằng họ sẽ không xúc tiến cuộc thẩm vấn vào lúc đó – nhưng vẫn để ngỏ khả năng – mọi người đã rõ rằng việc này sẽ mất thời gian,” Cobb nói.
Các luật sư cũng sẽ đối mặt với nguy cơ hàng ngày về việc nhật trát đòi từ ông Mueller để buộc ông Trump ra khai chứng. Nếu có trát đòi thật sự thì kế hoạch của họ sẽ là yêu cầu tòa án hủy bỏ nó và nghĩ rằng cuộc đấu tranh pháp lý sẽ lên đến Tòa án Tối cao. Nhưng nó không bao giờ xảy ra.
“Chúng tôi đã chuẩn bị ngay từ đầu về khả năng có trát đòi để thách thức nó,” ông Sekulow cho biết. “Chúng tôi cảm thấy tự tin rằng luật pháp rõ ràng đứng về phía chúng tôi.”
Mặc dù không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý, quan điểm của đội luật sư rằng Tổng thống không thể bị buộc ra khai chứng trừ phi họ không thể lấy được thông tin từ các nguồn khác hoặc là tình huống hết sức khác thường.
Cho đến mùa xuân năm 2018, dường như ông Trump có hai lựa chọn: hoặc là ngồi xuống bị thẩm vấn hoặc là nhận trát đòi.
Vào lúc đó, nhóm tư vấn pháp lý của ông Trump có sự thay máu. Ông Dowd từ chức vào tháng Ba. Nhà Raskins và Giuliani gia nhập nhóm vào tháng Tư. Vào tháng 5 ông Cobb bị ông Emmet Flood thay thế ở Nhà Trắng. Ông Sekulow là thành viên chủ chốt duy nhất vẫn còn lại trong nhóm.
Nhóm tư vấn pháp lý đã áp lực buộc ông Mueller chứng tỏ rằng cuộc điều tra đã đến giai đoạn cần phải yêu cầu tổng thống ngồi xuống để phỏng vấn, một nguồn thạo tin cho biết.
“Ông đã đến giai đoạn mà ông đã có bằng chứng phạm tội chưa?” nguồn tin này cho biết nhóm luật sự đã hỏi ông Mueller như vậy.
Nhóm tư vấn pháp lý của ông Trump vẫn giữ nguyên lập trường đó cho đến mùa thu năm 2018 trong khi đàm phán một thỏa thuận mà theo đó ông Trump sẽ trả lời các câu hỏi bằng văn bản chỉ trong một chủ đề giới hạn – khả năng thông đồng với Nga trước cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2016 chứ không phải cuộc thẩm vấn mở vốn có khả năng mở rộng ra việc làm ăn, tài chính của ông Trump hay các vấn đề khác.
Việc ông Mueller đồng ý đưa ra danh sách câu hỏi là khoảnh khắc quan trọng. Công tố viên Đặc biệt không bao giờ ngừng yêu cầu phải có cuộc thẩm vấn, nguồn tin này cho biết nhưng khi ông Mueller đồng ý cho ông Trump trả lời bằng văn bản thì đó là khoảnh khắc lật ngược tình hình.
Tình hình biến chuyển từ câu hỏi thường trực trong đầu: “Liệu họ có sắp ra trát không?” thành “Chúng tôi đã trả lời một số câu hỏi bằng văn bản,” nguồn tin này cho biết.
Các luật sư của ông Trump sẽ không đáp ứng các câu hỏi về việc cản trở công lý khi ông sa thải cựu giám đốc FBI James Comey, vào lúc đó đang giám sát cuộc điều tra về Nga, và liên tục ông Trump công khai đả kích Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vì đã không chấm dứt cuộc điều tra.
Nhóm pháp lý của ông Trump không cho rằng một Tổng thống sẽ bị quy tội cản trở pháp lý vì đã sa thải người mà ông đã bổ nhiệm từ đầu để làm việc trong chính quyền.
“Điều này không được đặt lên bàn,” và các cuộc đàm phán với Mueller vẫn tiếp tục để trả lời các câu hỏi về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nguồn tin nắm rõ vấn đề cho Reuters biết.
“Cuối cùng, chiến lược này có tác dụng. Không có cuộc thẩm vấn nào. Không có trát đòi của bồi thẩm đoàn,” nguồn tin này nói thêm.
Ông Trump đã ký tên vào bản trả lời các câu hỏi của ông Mueller hôm 20/11 trước khi rờiWashington để mừng lễ Tạ ơn tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông ở Florida.
“Chúng tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi mà họ đưa ra vốn tập trung hợp pháp vào giai đoạn trước bầu cử và tập trung vào Nga,” ông Giuliani lúc đó nói với Reuters. “Không có vấn đề gì sau cuộc bầu cử cả.”
Nhóm của ông Mueller đã gây sức ép trong suốt cuộc thương thuyết để có cơ hội đưa ra những câu hỏi tiếp nối cho ông Trump, có thể là gặp trực tiếp, ông Giuliani nói. Nhưng cuối cùng Công tố viên Đặc biệt đã đồng ý chấp nhận câu trả lời văn bản mà không có điều kiện, ông Giuliani nói thêm.
Cho đến cuối năm ngoái, nhóm luật sư của ông Trump không còn liên lạc nhiều với người của ông Mueller nữa.
Khi được hỏi về chiến lược của nhóm, ông Sekulow nói: “Tôi cho rằng nó đã có hiệu quả. Chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn.”
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%B3m-c%E1%BB%91-v%E1%BA%A5n-ph%C3%A1p-l%C3%BD-c%E1%BB%A7a-trump-%E1%BB%A9ng-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-cu%E1%BB%99c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-nga-trump-ra-sao-/4851024.html
Báo cáo điều tra Nga-Trump sắp được giao cho Quốc hội
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr nói ông hy vọng tháng sau sẽ chuyển cho Quốc hội phúc trình của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về kết luận cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ và có hay không sự thông đồng giữa ban vận động cho Tổng thống Trump với Nga, AP dẫn lời Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết ngày 27/3.Ông Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, nói Bộ trưởng Barr đang rà soát báo cáo của ông Mueller để gạt ra những thông tin bảo mật và các thông tin khác.
Bộ trưởng Barr nói ông sẵn lòng điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện sau khi chuyển giao báo cáo cho Quốc hội.
Hôm chủ nhật, ông Barr công bố tóm tắt bản báo cáo của Mueller, nói rằng không có bằng chứng cho thấy ông Trump thông đồng với người Nga để ảnh hưởng bầu cử Mỹ 2016.
Theo lời Bộ trưởng Barr, Công tố viên đặc biệt Mueller không tìm ra bằng chứng về việc ông Trump có cản trở công lý hay không, câu hỏi hiện đang nằm trong tay của Quốc hội.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-cao-dieu-tra-nga-trump-sap-duoc-giao-cho-quoc-hoi-/4851009.html
Trump hứa tạo ra hệ thống chăm sóc sức khỏe
tốt hơn Obamacare
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/3 cam kết sẽ tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn Obamacare nếu Tối cao Pháp viện xóa sổ một trong những thành tựu nội địa mang dấu ấn của người tiền nhiệm Barack Obama.Đương kim chủ nhân của Tòa Bạch Ốc bênh vực quyết định của chính quyền Trump trong việc tăng cường tấn công đạo luật chăm sóc sức khỏe dưới thời cựu Tổng former President Barack Obama vốn mở rộng bảo hiểm sức khỏe cho khoảng 20 triệu dân Mỹ.
“Obamacare là thảm họa. Cho tới nay hết sức tốn kém,” Tổng thống Trump nói với báo giới tại Phòng Bầu Dục.
“Chúng ta sẽ có các kế hoạch mới…và nếu Tối cao Pháp viện phán quyết rằng Obamacare bị xóa sổ, chúng ta sẽ có một kế hoạch tốt hơn nhiều so với Obamacare.”
Bộ Tư pháp đầu tuần này yêu cầu Tòa Phúc thẩm liên bang khu vực 5 hủy bỏ Obamacare. Bộ ủng hộ phán quyết của Thẩm phán Liên bang Reed O’Connor hồi tháng 12 ở Fort Forth rằng Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá Phải chăng Obamacare vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ vì bắt người dân phải mua bảo hiểm y tế.
Ông Trump nhiều lần kêu gọi thay thế Obamacare trong thời gian ông tranh cử Tổng thống 2016.
Sau khi vào Tòa Bạch Ốc đầu năm 2017, ông đã hối thúc các đảng viên cùng đảng Cộng hòa với ông bỏ Obamacare, điều mà họ nói đã cố gắng làm nhưng thất bại nhiều lần. Phe Cộng hòa chưa đạt được đồng thuận về một kế hoạch thay thế Obamacare.
Các đảng viên hàng đầu bên Dân chủ đả kích động thái của chính quyền Trump, viện dẫn rằng chiến thắng của họ dành quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11 cho thấy người dân Mỹ muốn họ bảo vệ Obamacare trước sự tấn công liên tục của phe Cộng hòa.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-hua-tao-ra-he-thong-cham-soc-suc-khoe-tot-hon-obamacare-/4850998.html
Facebook sẽ chặn chủ nghĩa dân tộc trắng
và kỳ thị chủng tộc
Facebook cho biết sẽ bắt đầu chặn những status “ca ngợi, ủng hộ và đại diện cho chủ nghĩa dân tộc trắng và chủ nghĩa ly khai” trên Facebook và Instagram từ tuần tới.Công ty truyền thông xã hội khổng lồ này cũng cam kết cải thiện khả năng nhận diện và chặn tài liệu từ các nhóm khủng bố.
Người dùng Facebook tìm kiếm những ngôn từ vi phạm sẽ được chuyển đến một tổ chức từ thiện chống lại chủ nghĩa cực đoan cực hữu.
Facebook đã chịu nhiều áp lực sau khi một người đàn ông livestream một cuộc tấn công vào hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand.
Facebook trước đây đã cho phép đăng tải một số nội dung dân tộc da trắng mà họ không xem là phân biệt chủng tộc – bao gồm cả việc cho phép người dùng kêu gọi tạo ra các quốc gia da trắng.
New Zealand: kẻ tấn công ‘hành động một mình’
New Zealand: Xả súng đền đạo Hồi giết chết 49 người
Công ty này cho biết họ từng xem chủ nghĩa dân tộc trắng là một hình thức phát biểu có thể chấp nhận được, ngang tầm với “những thứ như niềm tự hào của người Mỹ và chủ nghĩa ly khai xứ Basque, một phần quan trọng trong bản sắc của mọi người”.
Nhưng trong một bài đăng trên blog hôm thứ Tư, Facebook nói rằng sau ba tháng tham khảo ý kiến của “các thành viên của xã hội dân sự và học giả”, công ty này thấy rằng chủ nghĩa dân tộc trắng không thể “tách rời đáng kể” khỏi quan điểm da trắng thượng đẳng và các nhóm cổ động sự thù ghét có tổ chức.
“Không chỉ là người đưa thư”
Trước vụ xả súng hồi đầu tháng này ở New Zealand, một số nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi các công ty truyền thông xã hội chịu trách nhiệm nhiều hơn về việc các tài liệu cực đoan được đăng trên nền tảng của họ.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết các mạng xã hội là “nhà xuất bản, không chỉ là người đưa thư”, liên quan đến tiềm năng trách nhiệm của họ đối với tài liệu được chia sẻ trên mạng của mình.
Facebook trước đây đã thừa nhận rằng một video về vụ tấn công khiến 50 người thiệt mạng đã được xem hơn 4.000 lần trước khi bị gỡ xuống.
Công ty cho biết, trong vòng 24 giờ, nó đã chặn 1,2 triệu bản sao tại thời điểm đang được tải lên và xóa thêm 300.000 bản sao khác.
Một nhóm đại diện cho người Hồi giáo Pháp đang kiện Facebook và YouTube vì cho phép đoạn phim này được đăng tải.
Các nhóm công nghệ khác cũng thực hiện các bước để kiểm soát việc chia sẻ video này. Reddit cấm một diễn đàn thảo luận hiện có trên trang web của mình có tên là “watchpeopledie” sau khi các clip về vụ tấn công được chia sẻ trên diễn đàn.
Valve, công ty điều hành mạng chơi game Steam, cho biết họ đã xóa hơn 100 “cống phẩm” bởi những người dùng tìm cách tưởng niệm người bị cáo buộc đã xả súng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47729763
Bắc Âu rúng động
vì nghi ngờ ‘rửa tiền Nga’ ở các ngân hàng
Ngân hàng Thụy Điển Swedbank hôm thứ Năm sa thải tổng giám đốc, một ngày sau khi cảnh sát lục soát trụ sở trong cuộc điều tra rửa tiền hàng tỉ đôla, chủ yếu từ Nga.Anh ‘làm ngơ’ trước tiền bẩn của Nga
Bất động sản VN có nguy cơ là ‘kênh rửa tiền’
Bà Birgitte Bonnesen là CEO thứ hai bị đá khỏi một ngân hàng Bắc Âu vì cáo buộc liên quan rửa tiền.
Tháng Chín năm ngoái, Thomas Borgen từ chức tổng giám đốc ngân hàng Đan Mạch Danske Bank, sau khi ngân hàng thừa nhận để lọt 230 tỉ đôla trong nhiều năm mà không kiểm soát nguồn gốc.
Chính quyền Estonia và Thụy Điển đang điều tra có phải khách hàng từ Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ đã chuyển hàng tỉ đôla vào châu Âu thông qua Swedbank hay không.
Swedbank là ngân hàng nhiều khách hàng nhất tại Estonia, Latvia và Lithuania.
Giống ông Borgen của Danske Bank, bà Bonnesen có nhiều năm dẫn dắt hoạt động ở vùng Baltic.
Thụy Điển đang điều tra có phải 15 cổ đông lớn nhất của Swedbank đã nhận thông tin qua cách phi pháp về liên hệ của ngân hàng với bê bối trước khi một đài truyền hình Thụy Điển đưa tin tháng trước.
Swedbank bị nghi ngờ đã báo tin cho 15 cổ đông trước khi xuất hiện phim tài liệu trên truyền hình về vụ rửa tiền.
Nghi ngờ
Bộ phim tố cáo ít nhất 4 tỉ đôla giao dịch đáng nghi đã chuyển vào các nước Baltic qua các tài khoản của Swedbank từ 2007 đến 2015.
Cũng theo phim này, một số trong đó có thể đầu tiên đã đi qua Danske Bank.
Báo Anh Financial Times nói chính phủ Mỹ đang điều tra Danske Bank của Đan Mạch, trong khi Swedbank của Thụy Điển và Nordea của Đan Mạch cũng đang đối diện nghi ngờ vì rửa tiền.
Theo tờ báo, nghi ngờ về ba ngân hàng này vẽ nên bức tranh về các đại gia Nga và các nước Liên Xô cũ dùng chi nhánh vùng Baltic của các ngân hàng để đưa hàng trăm tỉ đôla vào hệ thống ngân hàng Tây phương trong 10 năm.
Bài báo ngày 18/3 của Bloomberg dẫn lời chủ tịch Danske Bank, Karsten Dybvad, nói: “Tại các ngân hàng khác có dấu hiệu có những người liên quan.”
Bill Browder, từ Hermitage Capital Management, là người nộp đơn kiện hình sự ba ngân hàng Danske, Swedbank và Nordea.
Ông Browder nói vụ Danske có thể chỉ chiếm một phần tư tổng số tiền phi pháp đưa từ Nga vào Tây phương.
Browder ban đầu tập trung vào Danske để điều tra ai có lợi từ vụ giết người bạn, Sergei Magnitsky, một luật sư chết trong tù ở Moscow sau khi phanh phui bê bối tham ô ở Nga.
Bloomberg tính toán rằng trong 25 năm qua, có khoảng 1 ngàn tỉ đôla đã bị đưa ra khỏi Nga.
Ba nước Baltic, gồm Estonia, Latvia và Lithuania, đóng vai trò quan trọng trong vấn đề tiền bẩn từ Nga và Liên Xô cũ chảy vào phương Tây.
Lý do là vì ba nước này, với hệ thống chính trị thân Tây Âu, đã trở thành cửa ngõ đi vào Tây phương.
Một lý do nữa là tiếng Nga rất phổ biến tại vùng Baltic, và các ngân hàng Bắc Âu vội vã tiến vào vùng này như các thị trường tăng trưởng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47736943
‘Những rủi ro dài hạn’ từ Huawei đối với viễn thông Anh
Gordon CoreraPhóng viên an ninhCông ty Huawei của Trung Quốc bị chỉ trích mạnh mẽ trong một bản phúc trình của cơ quan theo dõi độ an toàn của sản phẩm Huawei trong ngành viễn thông Anh Quốc.
Bản phúc trình do Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia, thuộc GCHQ (là cơ quan chuyên thu thập tin tức tình báo từ các hoạt động thông tin liên lạc trên toàn cầu, và là một trong ba cơ quan tình báo của Anh, bên cạnh MI5 và MI6), thực hiện.
Huawei kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm thiết bị
Huawei và cuộc tấn công mạng ‘bí hiểm’ ở châu Phi
Trung Quốc cáo buộc hai công dân Canada là gián điệp
Bản phúc trình nói rằng Huawei chỉ có thể cung cấp “đảm bảo ở mức hạn chế về khả năng kiểm soát được các rủi ro an ninh dài hạn đối với thiết bị Huawei đang được triển khai tại Anh”.
Bản phúc trình trình bày về phản ứng khó chịu trước việc Huawei đã không xử lý những vấn đề từng được xác định rõ.
Huawei cung cấp thiết bị, dịch vụ cho các công ty viễn thông hoạt động tại Anh, và bản phúc trình này được đưa ra trước khi Anh ra quyết định về việc có cho phép hãng xây dựng các mạng lưới thế hệ mới, 5G, hay không.
Hoa Kỳ đã có chiến dịch loại Huawei với lý do công ty này có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Không có cáo buộc nào được đưa ra trong bản phúc trình mới nhất đối với việc công ty cố tình tạo các ‘cổng hậu’ (backdoors) hay tiến hành bất kỳ hoạt động gián điệp nào cho nhà nước Trung Quốc.
Thay vào đó, bản phúc trình cáo buộc rằng cách thức hoạt động tồi của công ty khiến tạo ra những điểm dễ bị tổn thương, và đến lượt mình, những điểm này trở thành các rủi ro an ninh.
Bản phúc trình mô tả “các vấn đề kỹ thuật quan trọng trong tiến trình vận hành của Huawei”.
Bản phúc trình cũng nói rằng cách tiếp cận của Huawei đối với việc phát triển phần mềm đem đến “mối rủi ro to lớn, ngày càng tăng đối với các hãng viễn thông Anh”.
Giới chức nói hệ thống giám sát chặt chẽ sẽ khiến các nguy cơ đó có thể giảm bớt và được kiểm soát.
Tuy nhiên, bản phúc trình cũng cảnh báo rằng cách dàn xếp hiện thời “chỉ có thể cung cấp sự bảo đảm có giới hạn rằng mọi rủi ro đối với an ninh quốc gia của Anh có thể phát sinh từ việc Huawei tham gia vào các hệ thống quan trọng của Anh, về mặt dài hạn sẽ được giảm xuống tới mức phù hợp”.
Thiết bị của Huawei thường rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng có quan ngại rằng mô hình phát triển nhanh chóng của hãng dễ dẫn tới tình trạng luộm thuộm trong kinh doanh.
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Nhậm Chính Phi muốn gì khi trả lời BBC?
Huawei: Vá lỗi bảo mật có thể mất năm năm
Và bởi hãng chào mời các sản phẩm khác nhau cho các khách hàng khác nhau, các quan chức phụ trách an ninh khó có thể xác nhận đượclà toàn bộ các thiết bị đều đạt cùng tiêu chuẩn.
Kể từ 2010, sau khi Huawei lần đầu tiên hợp tác với BT và tiếp đến là các hãng thiết bị viễn thông khác cung ứng cho cơ sở hạ tầng viễn thông của Anh, Trung tâm Thẩm định An ninh Mạng Huawei (HCSEC) đã thẩm định các phần cứng và phần mềm được triển khai.
Năm 2014, một ban giám sát do giám đốc Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia là Ciaran Martin làm chủ tịch, đã được thành lập để theo dõi hoạt động của nó.
Các đại diện khác trong chính phủ cũng như các cá nhân từ Huawei và các công ty có sử dụng thiết bị của Huawei cũng có mặt trong ban giám sát.
Các quan ngại đã được nêu lên trong bản phúc trình hồi năm ngoái. Nội dung bản phúc trình năm nay thì chỉ trích mạnh việc Huawei đã không xử lý được các vấn đề đã nêu.
Huawei nói họ sẽ đầu tư những khoản tiền đáng kể để xử lý vấn đề trong thời gian từ ba đến năm năm tới.
Tuy nhiên, được biết là cho tới nay, giới chức chưa nhìn thấy những gì mà họ coi là một kế hoạch đáng tin cậy trong việc triển khai cam kết trên.
Bản phúc trình nhấn mạnh rằng quyết định đối với vai trò của Huawei trong dự án 5G sẽ được đưa ra sau khi Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao (DCMS) tiến hành rà soát toàn diện.
Thế nhưng các cảnh báo nêu trong bản phúc trình làm dấy lên các câu hỏi nghiêm trọng.
Đó là liệu một công ty nếu sản phẩm được dùng trong các hệ thống đang có cho thấy có vấn đề thì có nên được phép giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng các hệ thống viễn thông thế hệ mới hay không, bởi các hệ thống mới này sẽ là những phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Một đại diện của Huawei phản hồi rằng hãng hiểu về những quan ngại đối với năng lực phần mềm của hãng, và nhìn nhận “rất nghiêm túc” đối với các quan ngại này.
Huawei cũng nói thêm rằng ban giám đốc đã ra quyết định đầu tư 2 tỷ đô la để cải thiện năng lực của hãng, và đã phát triển một kế hoạch cao cấp.
Huawei nói họ sẽ tiếp tục hợp tác với các hãng viễn thông Anh và Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia để đáp ứng các yêu cầu mà cơ quan này đưa ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47738185
Brexit: Thủ tướng hứa từ chức
nếu đề xuất của bà được thông qua
Bà Theresa May hứa với các dân biểu Bảo thủ rằng bà sẽ từ chức nếu họ ủng hộ đề án rút khỏi EU của bà.Bà nói với các nghị sỹ Bảo thủ: “Tôi sẵn sàng rời khỏi vị trí này sớm hơn dự tính của mình, để làm những gì đúng đắn cho đất nước, cho đảng.”
Brexit: Thủ tướng Anh mất kiểm soát, Quốc hội tìm lựa chọn khác
Brexit: Bà May nói có thể không biểu quyết lần ba
Brexit: Anh được hai ‘hạn chót’ treo trên đầu
Bà thủ tướng nói bà biết rằng các nghị sỹ Bảo thủ không muốn bà dẫn dắt giai đoạn đàm phán Brexit tiếp theo, “và tôi sẽ không đứng cản đường”.
Bà trong cuộc họp của ủy ban 1922 đông kín người không nêu rõ ngày bà sẽ ra đi.
Tôi đề nghị mọi người có mặt trong phòng này hãy ủng hộ thỏa thuận để chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình – thực hiện được quyết định của nhân dân Anh và rời khỏi EU ổn thỏa, trong trật tựThủ tướng Theresa May, phát biểu trong cuộc họp của ủy ban 1922
Phóng viên BBC Laura Kuenssberg nói cuộc đua giành quyền dẫn dắt đảng Bảo thủ được trông đợi là sẽ diễn ra trong tháng Năm.
Downing Street nói nếu như đề xuất của bà May không được Quốc hội thông qua thì câu chuyện sẽ là “một cuộc chơi khác”.
Ủy ban 1922 là nhóm gồm toàn bộ các dân biểu không nắm vị trí quan trọng thuộc đảng Bảo thủ trong Hạ viện Anh.
Tuyên bố của bà được đưa ra vào lúc các dân biểu đang nắm quyền kiểm soát nghị trình làm việc của Hạ viện đối với việc tiến hành bỏ phiếu về các lựa chọn Brexit.
Bà May nói với khoảng 300 dân biểu Bảo thủ có mặt tại cuộc họp rằng “chúng ta cần phải khiến thỏa thuận được thông qua và làm cho được Brexit”.
“Tôi đề nghị mọi người có mặt trong phòng này hãy ủng hộ thỏa thuận để chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình – thực hiện được quyết định của nhân dân Anh và rời khỏi EU ổn thỏa, trong trật tự.”
Phát biểu sau cuộc họp của ủy ban 1922, nghị sỹ Bảo thủ James Cartlidge nói: “Tôi nhớ rằng bà ấy nói là bà ấy sẽ không giữ chức trong giai đoạn đàm phán tiếp theo, ý là một khi đề xuất rút lui được thông qua thì bà sẽ nhường đường cho người khác.”
Những người chỉ trích bà May không muốn bà tiếp tục chủ trì giai đoạn đàm phán Brexit tiếp theo, khi hai bên bàn tới mối quan hệ thương mại sắp tới, nếu đề xuất của bà được Quốc hội Anh thông qua.
Bà thủ tướng nói bà muốn lại đưa đề xuất của mình ra Hạ viện trong tuần này, sau khi đã bị bác bỏ hai lần với tỷ lệ phản đối cao.
Phóng viên BBC Iain Watson nói bà May đã nhận được thái độ “im lặng” từ các dân biểu Bảo thủ khi bà tới cuộc họp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47725612
Phạm Quang Minh bị Anh tước quốc tịch và VN không nhận
Vụ Shamima Begum bị Anh tước quốc tịch vì đi theo Nhà nước Hồi Giáo ISIS vào năm 2015 đang là một chủ để gây ra nhiều bàn cãi ở Anh hiện nay.Sinh ra ở London, Shamima Begum có cha mẹ gốc Bangladesh, bị Bộ Nội vụ Anh tước quốc tịch đầu 2019 để cô ta không thể từ Syria trở về.
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Anh tước quốc tịch công dân mình vì lý do gia nhập một tổ chức khủng bố.
Shamima Begum: Cuộc sống của cặp đôi IS ở Syria
Anh Quốc và vụ tước quốc tịch ‘cô dâu IS’
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
Hộ chiếu VN có vấn đề với dòng chữ ‘full name’?
Năm 2011, vụ việc tương tự đã xảy ra ở Anh, đặc biệt hơn khi đối tượng là một người gốc Việt.
Phạm Quang Minh và tuổi thơ ở Anh Quốc
Sinh ra ở Việt Nam, Phạm Quang Minh chỉ mới một tháng tuổi trước khi cùng ra gia đình rời sang Hong Kong vào năm 1983.
Sáu năm sau, gia đình Minh xin tỵ nạn ở Anh và năm 1995, Minh chính thức được cấp quốc tịch Anh.
Cuộc sống của Phạm Quang Minh ở Anh trên thực tế cũng nhiều khó khăn.
Trong bức thư gửi thẩm phán Mỹ, Minh chia sẻ về cuộc sống khó khăn của một đứa trẻ nhập cư xa quê hương, với khả năng ngoại ngữ hạn chế.
”Là một trẻ châu Á thấp bé, tôi thường xuyên bị bắt nạt ở trường,” Minh viết.
”Và tôi và cha mẹ chẳng thể làm gì, vì chúng tôi đâu biết tiếng.”
Tuy nhiên, Phạm Quang Minh đã tìm được đam mê của mình trong môn hội họa.
Sau khi hoàn tất Level A ở trường Cao Đẳng Lewisham (London), Minh tiếp tục theo học để lấy chứng chỉ mới ở Cao Đẳng Thiết kế Ravensbournes vào năm 2004.
Đây cũng là năm mà Minh cải đạo sang Hồi Giáo, qua giới thiệu của người bạn Morocco cùng lớp.
Minh thường xuyên có mặt ở các đền thờ của người Hồi Giáo khắp nước Anh. Đặc biệt Minh thay đổi sau chuyến đi Bangladesh và Ấn Độ năm 2006.
Sau khi trở về Anh, cuộc sống của Phạm Quang Minh diễn ra bình thường.
Anh ta làm công việc thiết kế đồ họa và cưới một cô gái gốc Bangladesh vào đầu năm 2010.
Trung thành với Al Qaeda
Theo điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, vào cuối năm 2010, Phạm Quang Minh đến Yemen, nguyện trung thành với tổ chức khủng bố Al Qaeda, A.Q.A.P và làm việc ở tạp chí tuyên truyền của tổ chức, Inspire.
Tháng 7, 2011: Phạm Quang Minh từ Yemen về, bị bắt ở sân bay Heathrow
Ngày 20/12/2011: Bộ Nội vụ tước quốc tịch Minh và bắt đầu thủ tục dẫn độ sang Mỹ
13/01/2012: Minh kháng cáo lệnh của Bộ Nội vụ
Tháng 6/2012: Phiên tòa di trú diễn ra
29/06/2012: Tòa phán quyết lệnh của Bộ Nội vụ sẽ khiến Minh trở thành vô quốc tịch
24/05/2013: Phiên tòa kháng cáo giữa Bộ Nội vụ và Minh quyết định rằng Minh không vô tổ quốc theo pháp luật (de jure), và bác quyết định của Tòa di trú
Minh kháng cáo lên Tòa Tối cao
18-19 tháng 11/2014: Phiên tòa kháng cáo cuối cùng, giữ quyết định không thay đổi hôm 25/05/2015, sau khi Minh đã bị trục xuất sang Mỹ.
Tháng 1/2016: Minh nhận án tù 40 năm ở Mỹ
Cũng ở Yemen Minh được đào tạo cách chế tạo bom và sử dụng vũ khí.
Tháng 7 năm 2011, Phạm Quang Minh trở về Anh, và bị bắt ở sân bay Heathrow khi phát hiện có sở hữu vũ khí đạn dược, cùng với một số dụng cụ làm bom trong người.
Theo BBC News, một người là Ahmed Abdulkadir Warsame mô tả gặp Minh, lấy tên Hồi Giáo là Amin, trong điểm trú ẩn của AQAP ở Yemen năm 2011.
Amin, theo lời kể, luôn mang trong mình một khẩu AK và sẵn sàng trở thành “người tử đạo”.
Tháng 12, Bộ Nội vụ Anh thông báo tước quyền công dân của Minh mà các văn bản của Anh gọi là Mr Pham.
Trường hợp của Phạm Quang Minh được cho là bất thường, vì đa số các ra các lệnh tước quyền công dân khác chỉ đưa ra khi đối tượng đang cư trú ở nước ngoài, ngăn chặn họ trở về Anh.
Chính quyền Hoa Kỳ yêu cầu Anh Quốc dẫn độ Minh sang Mỹ, với các tội danh liên quan đến khủng bố, bao gồm âm mưu đánh bom sân bay Heathrow, London.
Năm 2014, Minh kháng cáo lệnh dẫn độ của Mỹ lên toà Anh nhưng không thành và sang năm 2015, Phạm Quang Minh chính thức bị dẫn độ sang Hoa Kỳ và nhận án tù, và hiện bị giam ở New York.
Câu chuyện ‘quốc tịch Việt Nam’
Trở lại tháng 12 năm 2011, Bộ Nội vụ, với bộ trưởng lúc đó là bà Therasa May, thông báo tước quyền công dân của Phạm Quang Minh, với các cáo buộc của bên an ninh rằng người này có liên kết với một số phần tử cực đoan Hồi Giáo, và lên âm mưu đánh bom sân bay Heathrow.
Tuy nhiên, điều này gặp nhiều trở ngại.
Đạo luật Quốc tịch Anh năm 1981 viết rõ Bộ Nội vụ Anh có quyền tước quốc tịch nhưng cũng phải để người bị tước quốc tịch quyền kháng cáo qua hệ thống tư pháp là các tòa án Anh.
Để tước quốc tịch một người, Bộ Nội vụ cần đảm bảo chắc chắn rằng người đó sẽ không rơi vào tình trạng ”vô tổ quốc” (stateless) sau đó.
Năm 1961, Anh đã ký vào Công ước về tình trạng không tổ quốc năm 1961. Theo đó, các quốc gia tham gia không thể tước quốc tịch của một công dân nếu như không thể đảm bảo họ sẽ còn một quốc tịch khác.
Theo lập luận của bà Theresa May, Phạm Quang Minh sau khi bị tước quốc tịch vẫn sẽ còn quốc tịch Việt Nam của mình.
Năm 2012, vụ việc được đưa ra tòa án Anh với một bên là Phạm Quang Minh, một bên là Cục Di trú, Bộ Nội vụ.
Phạm Quang Minh đã sử dụng quyền kháng cáo trên cở sở pháp lý tại các toà án ở Anh để bảo vệ quốc tịch Anh của mình.
Căn cứ pháp lý của Minh nêu anh ta đã kết hôn với một người phụ nữ là công dân Anh và họ đã có con.
Phạm Quang Minh cho rằng quyết định của Bộ Nội vụ vi phạm Công ước châu Âu về quyền con người.
Ngoài ra, nguyên đơn cho biết mình đã rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, và chưa bao giờ cầm trên tay cuốn hộ chiếu Việt Nam.
Vì vậy, Minh phủ nhận mình có quốc tịch Việt Nam.
Trong phiên toà kháng cáo đầu tiên năm 2013 của Cục Di trú, Đại sứ Đặc mệnh của CHXHCN Việt Nam ở Vương Quốc Anh lúc bấy giờ, là ông Nguyễn Quý Bình đã phát biểu nêu ra quan điểm của Việt Nam về vụ việc. Bên đại diện cho Bộ Nội vụ Anh là tiến sĩ Nguyễn Thị Láng.
Theo Luật Quốc tịch năm 1988 của Việt Nam, công dân Việt Nam chỉ có một và duy nhất một quốc tịch, đó là Việt Nam.
Do đó, Phạm Quang Minh đã mất quốc tịch Việt Nam của mình khi trở thành công dân Anh vào năm 1993, lập luận của phía chính phủ Việt Nam nêu ra như vậy.
Không bằng lòng, Bộ Nội vụ quyết định kháng cáo với Toà Phúc thẩm.
Phiên xử nổi tiếng với hội đồng thẩm phán của Supreme Court gồm Lord Neuberger (chủ tọa), Lady Hale (nữ phó chủ tọa), Lord Mance, Lord Wilson, Lord Sumption, Lord Reed và Lord Carnwath vào hôm 18 và 19 tháng 11 năm 2014 đã ra ra bản án hôm 25 tháng 3 năm 2015.
Bộ Nội vụ Anh cho rằng Việt Nam không thể đưa ra các cơ sở thuyết phục để không công nhận quốc tịch của Phạm Quang Minh.
Sắc lệnh 53, năm 1945 của VNCDCH (sau là CHXHCN Việt Nam) ghi rằng, bất cứ người nào sinh ra ở Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam. Phạm Quang Minh sinh ra ở Việt Nam năm 1983, vậy nghiễm nhiên anh ta là công dân Việt nam.
Cũng như đã nói ở trên, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 1988 ghi nhận rằng người Việt Nam chỉ có một quốc tịch duy nhất, là Việt Nam.
Tuy nhiên, nghị định 37, năm 1990 về Luật Quốc tịch có điều khoản bao gồm:
”Những công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch khác (do chưa mất quốc tịch Việt Nam mà đã vào quốc tịch khác hoặc do xung đột giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sinh ra), khi ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, khi ở Việt Nam được đối xử như mọi công dân Việt Nam.”
Phạm Quang Minh khi nhập quốc tịch Anh năm 1995 đã không xin thôi quốc tịch Việt Nam của mình, như điều lệ trong Luật Quốc tịch 1988.
Để từ bỏ quốc tịch gốc, người này phải tuân theo các thủ tục do các đạo luật Việt Nam đặt ra và bảo đảm sự đồng ý của chính phủ Việt Nam, phía Anh nói.
Ngoài ra, theo các Luật Quốc tịch từ năm 1988 đến lần bổ sung mới nhất, 2009, không có điều luật nào bao gồm điều khoản rằng người Việt Nam khi nhập quốc tịch khác sẽ tự động mất quốc tịch Việt Nam.
Do vậy, việc tước quốc tịch hay không là do chính phủ Việt Nam lựa chọn, trong đó người có quyết định là chủ tịch nước, chứ không phải là điều tự nhiên xảy ra trong hệ thống pháp lý.
Ông Nguyễn Quý Bình cũng thừa nhận điều này. Đáng lưu ý, ông là một trong những người góp phần vào sửa đổi Luật Quốc tịch năm 1988, theo các tài liệu mà Anh Quốc công bố trên mạng.
Phán quyết của Lord Jackson
Trong phúc trình của thẩm phán Lord Jackson ở phiên tòa đầu tiên có ghi:
”Việt Nam vận hành theo cách của chính quyền cộng sản, trong đó bên hành pháp kiểm soát các toà án chứ không phải ngược lại.”
”Phạm Quang Minh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam của mình sau tất cả các sự kiện của những năm 1980 và 1990. Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 không thay đổi tư cách pháp lý của anh ta. Theo tôi, cho dù chính phủ Việt Nam có thể tự tiện đưa ra những điều luật riêng của mình, thì nó không mang ý nghĩa cấu thành hiệu lực và hoạt động của luật pháp quốc gia đó thể theo nội dung của điều 1.1 của Công ước 1954 về người vô tổ quốc.”
”Tôi hiểu rằng (ở Việt Nam) bên hành pháp kiểm soát tòa án và rằng các tòa án sẽ không bãi bỏ các hành vi trái pháp luật của hành pháp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những hành vi đó không vi phạm pháp luật.”
”Chính phủ Việt Nam giờ quyết định không coi Phạm Quang Minh là công dân Việt Nam nữa. Họ đi đến quyết định này mà không cần thông qua bất kỳ thủ tục từ bỏ, tước quyền hoặc hủy bỏ quốc tịch Việt Nam như được quy định trong Luật 2008,” thẩm phán Jackson kết luận.
Cuối cùng, phiên kháng cáo với hội đồng thẩm phán đông đảo đã đồng ý rằng việc Bộ Nội vụ Anh tước quốc tịch Anh của Phạm Quang Minh là đúng.
Đây là lần thứ nhì ở Anh, một vụ tước quốc tịch người Anh sinh ra ở nước khác được đưa lên Tòa Tối cao.
Lần trước là vụ Hilal al-Jedda, người sinh ra ở Iraq nhưng đã thành công dân Anh và cũng bị chính Bộ trưởng Nội vụ Theresa May tước quốc tịch năm 2013.
Án tù nhiều năm
Tháng 2 năm 2015, Phạm Quang Minh chính thức bị dẫn độ sang Hoa Kỳ.
Trong phiên xét xử, Minh thừa nhận anh ta đã phạm một “sai lầm khủng khiếp” và gửi bức thư cho thẩm phán nói đã từ bỏ mọi hành vi khủng bố và tư tưởng cực đoan.
Các công tố viên Hoa Kỳ bác bỏ lời nhận tội của Minh, và yêu cầu ra bản án đặc biệt nghiêm khắc.
Rơm rớm nước mắt, Phạm Quang Minh cho rằng bản án dài và khắc nghiệt sẽ khiến anh ta phải xa gia đình trong nhiều năm.
“Tôi chưa bao giờ gây ra hành động bạo lực nào,” Minh nói.
“Nhưng tôi đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Tôi rất hối hận.”
Cuối tháng 5 năm 2016, Phạm Quang Minh, người mà Anh Quốc và Việt Nam đều không muốn nhận là công dân của mình, bị kết án tới 40 năm tù giam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47559296
Rượu vang Bordeaux 2018 của Pháp : Chất lượng “ngoại hạng”
Thanh Hà“Tuyệt vời“, “rất ngon” hay “ngoại hạng” : Giới sành điệu rượu vang Bordeaux, trong cuộc nếm rượu ngày 27/03/2019 đánh giá như trên về những thùng rượu của mùa 2018. Vang đỏ Bordeaux “mẻ” 2018 được đánh giá rất cao. Vang trắng không được bằng, nhưng cũng thuộc dòng rượu ngon.
Nhiều nhà sản xuất tại Pháp lo ngại hiện tượng biến đổi khí hậu gây mất mùa, hay những đợt nắng nóng, những trận mưa lũ làm “hỏng” chất lượng của dòng vang Bordeaux, thì mẻ rượu cất hồi năm 2018 đã xua tan phần nào những lo lắng ấy. Axel Marchal giảng dậy tại trường đại học chuyên nghiên cứu về rượu tại thành phố Bordeaux cho biết mùa thu hoạch năm 2018 cho phép ủ những thùng vang đỏ “ngang hàng với những năm 2005, 2010 hay 2015 và 2016“. Đó là những năm mà vang Bordeaux “nổi tiếng là ngon“.
Tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá của giới sành điệu ở Pháp. Millesime 2018 còn phải vượt qua một vòng thử thách quan trọng hơn khi chinh phục thế giới. Cuộc nếm rượu quan trọng này được dự trù mở ra vào ngày 01/04/2019. Tại đây, mỗi thùng vang đỏ, hay trắng, đều phải qua tay khoảng 6.000 nhà xuất nhập khẩu, phân phối và đại diện của các nhà hàng tên tuổi trên thế giới. Trong số này đương nhiên có không ít các nhà báo và các nhà phê bình của năm châu.
Theo ước tính, 3/4 lượng vang Bordeaux năm 2018 sẽ được bán hết từ nay đến tháng 6/2019. Thách thức đặt ra cho các nhà sản xuất Pháp năm nay là từ Mỹ, Trung Quốc và cả Anh đều là những thị trường được cho là có nhiều “bất trắc“. Trung Quốc thì do kinh tế chựng lại. Mỹ thì đang dọa đánh thuế vào mặt hàng nổi tiếng này của Pháp. Còn người tiêu dùng Anh thì đang bị phân tâm về Brexit. Có điều trên nguyên tắc, Luân Đôn hứa sẽ không tăng thuế đánh vào rượu vang của Pháp cho dù có chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/phap/20190328-ruou-vang-bordeaux-2018-phap-chat-luong-ngoai-hang
Pháp : Ba bộ trưởng từ chức,
nội các chuẩn bị được “tân trang” hơn là cải tổ
Trọng NghĩaTổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm qua 27/03/2019 đã đồng ý cho ba bộ trưởng trong chính phủ của ông từ chức, để chuẩn bị vận động tranh cử Nghị Viện Châu Âu và thị trưởng Paris
Trong một bản thông cáo, điện Elysée cho biết là tổng thống Pháp đã quyết định chấm dứt nhiệm vụ bộ trưởng của bà Nathalie Loiseau, phụ trách châu Âu, ông Benjamin Griveaux, phát ngôn viên chính phủ, và Mounir Mahjoubi, phụ trách vấn đề kỹ thuật số.
Bà Loiseau đã từ chức bộ trưởng để dẫn đầu liên danh của đảng Cộng Hòa Tiến Bước LREM tranh cử vào Nghị Viện Châu Âu trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng Năm tới đây.
Còn hai ông Benjamin Griveaux và Mounir Mahjoubi thì từ chức để chuẩn bị ra tranh chức thị trưởng Paris nhân cuộc bầu cử thành phố vào năm 2020. Ông Mahjoubi đã chính thức tuyên bố ý định, ông Griveaux thì chưa, nhưng đã không hề che giấu tham vọng trở thành thị trưởng Paris.
Khi từ chức để chuẩn bị tranh cử, cả ba bộ trưởng nói trên đã áp dụng đúng chủ trương của tổng thống Macron, theo đó không thể vừa làm bộ trưởng, vừa đi vận động tranh cử.
Hệ quả tất yếu của ba vụ từ chức kể trên là nội các Pháp phải được cải tổ. Khi được hỏi là ai sẽ thay vào ba chỗ trống để lại, phủ tổng thống Pháp hôm qua đã từ chối bình luận.
Theo giới phân tích, vào lúc chính phủ đang bận rộn với những hồ sơ lớn và nhạy cảm, đặc biệt là việc đúc kết cuộc Đại Thảo Luận đã được đưa ra như một giải pháp khắc phục hậu quả của phong trào Áo Vàng, việc cải tổ nội các lần này sẽ gần với một sự « tân trang », điền người vào chỗ trống, hơn là một cải tổ sâu rộng, dễ gây tranh cãi.
Quyết định thay thế được cho là sẽ được nhanh chóng công bố, có thể là ngay từ ngày mai, sau khi thủ tướng Pháp Edouard Philippe trở về từ Qatar, nhưng chậm nhất là trước thứ Hai tuần tới là ngày họp của Hội Đồng Bộ Trưởng, được dự trù vào đầu tuần.
http://vi.rfi.fr/phap/20190328-phap-ba-bo-truong-tu-chuc-noi-cac-chuan-bi-tan-trang-hon-la-cai-to
Thẩm phán Tây Ban Nha ra trát
bắt nhóm đột nhập sứ quán Triều Tiên
Một thẩm phán ở Tây Ban Nha ra trát bắt quốc tế đối với hai trong số những kẻ xâm nhập bị cáo buộc đã xông vào Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid vào tháng trước và hiện được cho là đang ở Mỹ, một nguồn tin tư pháp nói với Reuters hôm thứ Tư.Trát được đưa ra nhắm vào người được cho là đứng đầu nhóm và một nghi phạm khác sau khi một cuộc điều tra của tòa án Tây Ban Nha phát hiện rằng họ đã đột nhập đại sứ quán, cố gắng thuyết phục một quan chức đào tị và sau đó lấy trộm thiết bị máy tính.
Reuters nói nghi can lãnh đạo nhóm đã được tòa án xác định danh tính trong một tài liệu chính thức là Adrian Hong Chang, công dân Mexico và là thường trú nhân ở Mỹ. Nghi phạm khác bị truy nã trong lệnh bắt giữ là Sam Ryu, một công dân Mỹ gốc Hàn.
XEM THÊM:
Thẩm phán Tây Ban Nha tìm cách dẫn độ nhóm xâm nhập sứ quán Triều Tiên
Theo tài liệu chính thức của tòa án, được công bố vào ngày thứ Ba, Hong Chang được cho là đã đến Mỹ một ngày sau cuộc đột kích và liên lạc với Cục Điều tra Liên bang để chuyển thông tin về chuyện này.
Không rõ làm thế nào tòa án biết rằng người đàn ông này đã liên lạc với FBI. FBI hôm thứ Ba nói “theo thông lệ tiêu chuẩn chúng tôi không xác nhận mà cũng không phủ nhận sự tồn tại của một cuộc điều tra.”
Reuters dẫn một nguồn tin chính phủ Mỹ nắm rõ sự việc hôm thứ Tư cho biết FBI đã nhận được tên của những người bị cho là kẻ đột nhập đại sứ quán từ các nhà điều tra Tây Ban Nha và đang xem xét sự việc theo yêu cầu của nhà chức trách Tây Ban Nha.
Các nguồn tin tư pháp khác của Tây Ban Nha nói với Reuters rằng hai lệnh bắt giữ này có thể là trát đầu tiên trong số nhiều lệnh khác vì nhóm những kẻ đột nhập được cho là có 10 thành viên. Các nghi phạm khác bao gồm các công dân Hàn Quốc.
Một nhóm bất đồng chính kiến tên là Cheollima Civil Defense, còn được gọi là Free Joseon, đã thừa nhận trên website của họ vào cuối ngày thứ Ba rằng họ đứng đằng sau vụ việc, nhưng nói rằng đó không phải là một cuộc tấn công và nhóm đã được mời vào đại sứ quán.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói chính phủ Mỹ không dính líu tới vụ đột kích và không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận về lệnh bắt giữ của Tây Ban Nha, Reuters nói.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-tay-ban-nha-ra-trat-bat-nhom-dot-nhap-su-quan-trieu-tien/4851029.html
Nga chở tiền, súng đạn hay chỉ thợ điện giúp Venezuela?
Một báo Nga nói hai chiếc phi cơ nước này chở 1 tỷ USD giúp Maduro nhưng có tin nói chỉ có nhóm thợ sửa dàn phòng không bị hư vì Venezuela mất điện.Cùng lúc, giới quan sát ngay tại Nga không tin rằng hai chiếc máy bay Nga, chở chừng 100 người, có thể làm gì để “bảo vệ Nicholas Maduro” khi có biến.
Máy bay chở gì?
Tờ Novaya Gazeta gợi ý rằng Nga chở vàng Venezuela giữ trong Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga sang Dubai để bán, vì Caracas bị cấm vận gây khó khăn.
Sau đó, Nga đem khoản tiền bán vàng, trị giá 1 tỷ USD, sang cho chính phủ Venezuela để có tiền chi tiêu, phóng viên BBC tại Moscow, Sarah Rainsford nêu ra những gì tờ báo Nga tường thuật.
Nga gửi hai phi cơ quân sự tới Venezuela
Điều tra dự án PVN ở Venezuela để làm gì?
Venezuela: Quốc gia đang ‘rơi tự do’
Tuy nhiên, quan chức Ngân hàng Trung ương Nga bác bỏ tin này, cho rằng nó “không có gì liên quan đến sự thực”.
Ở Nga cũng có tin nói nước này cử các nhân viên quân sự tư nhân – Nga đã từng cho các nhóm ‘tình nguyện’ vũ trang đánh thuê sang Syria – để đến bảo vệ Tổng thống Maduro.
Điện Kremlin cũng bác bỏ điều này và bản thân ông Maduro “không bình luận chuyện đó” khi gặp các nhà báo Nga.
Cùng thời gian, Bloomberg có bài của Eli Lake tin rằng 100 người trên hai chuyến bay mới nhất từ Nga sang Venezuela đơn giản chỉ là chuyên gia, thợ kỹ thuật.
Cuộc chạy trốn âm thầm từ Venezuela tới Hungary
Venezuela: Vệ binh quốc gia nổi dậy chống Maduro
Mỹ đóng băng tài sản tổng thống Venezuela
Họ có nhiệm vụ sửa gấp hệ thống phòng không Venezuela do Nga cung cấp, bị trục trặc sau các đợt cắt điện dồn dập.
Chỉ dừng lại ở khẩu chiến
Chính các nhà bình luận tại Nga không tin rằng Nga làm được gì về quân sự để giúp đồng minh Venezuela.
Tướng nghỉ hưu Evgeny Buzhinsky nói với đài báo Nga rằng Moscow sẽ “không đứng ra chiến đấu để bảo vệ ông Maduro”.
Trái lại, Nga sẽ muốn có “giải pháp chính trị”, cựu trung tướng Nga nói.
Ông cũng nói việc cử các phi cơ ném bom sang Caracas cuối năm ngoái chỉ là “biểu tượng”.
Kể cả khi Nga muốn can thiệp quân sự giúp chế độ Maduro thì đây là chuyện phức tạp hơn Syria rất nhiều.
Venezuela ở xa Nga, gần Mỹ và Trung Quốc cũng đã có mặt khá nhiều tại đó.
Việc can thiệp vào Venezuela sẽ không dễ như ở Syria, nơi Nga có đồng minh hùng mạnh ngay cạnh là Iran.
Tuy thế, các báo Nga cũng tiếp tục đăng tải tin về cuộc khẩu chiến với Mỹ về Venezuela.
Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây cảnh báo Nga không can thiệp vào Venezuela.
Nhìn chung, giới quan sát tại Nga cho rằng đầu tư vào Venezuela chỉ đem lại thiệt hại.
“Venezuela là hố đen của nước Nga. Hàng tỷ đô la bị ném vào đó và chìm nghỉm, kết quả là con số không to tướng,” ông Mikhail Krutikin nói với báo Kommersant.
Nhà bình luận này phê phán việc “thiếu trình độ nghiêm trọng” của các quan chức Nga khi bỏ tiền vào ngành dầu khí Venezuela.
Bài của Bloomberg thì nói Nga đã bỏ vào Venezuela ít nhất 17 tỷ USD.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47725127
Nga can thiệp vào Venezuela :
Kịch bản Syria tái diễn ngay sát cạnh Hoa Kỳ ?
Thanh HàCăng thẳng giữa Washington với Matxcơva tăng thêm một nấc khi Nga điều hai máy bay quân sự, đưa lính và trang thiết bị đến Caracas cuối tuần trước. Khủng hoảng chính trị tại Venezuela rẽ sang một bước ngoặt mới khi số phận tổng thống Nicolas Maduro trong tay Donald Trump và Vladimir Putin ?
Ngày 28/03/2019, tiếp vợ lãnh đạo đối lập Venezuela, bà Juan Guaido tại Phòng Bầu Dục, tổng thống Hoa Kỳ khẳng định “Nga phải rút lui khỏi Venezuela“. Nhà Trắng thậm chí còn mệnh danh bà là “Đệ nhất phu nhân” của Caracas.
Hai tháng trước đây, lãnh đạo đối lập Juan Guaido tự xưng là tổng thống Venezuela, và đã được Mỹ cùng nhiều nước phương Tây công nhận. Riêng Trung Quốc và nhất là Nga, hai chủ nợ chính của Caracas vẫn đứng về phía chính quyền Maduro. Ngoại trưởng Serguei Lavrov, ngay từ đầu đã tố cáo Hoa Kỳ muốn tiến hành một cuộc “đảo chính” tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cuối tháng Giêng năm 2019, Matxcơva mạnh mẽ bác bỏ thông tin đưa lính đánh thuê sang Venezuela bảo vệ tổng thống Maduro cho dù ngoại trưởng Lavrov từng tuyên bố nước Nga sẽ “làm tất cả để hỗ trợ Nicolas Maduro“. Nhưng hôm thứ Hai 25/03, hãng tin Nga Sputnik cho biết hai chiếc máy bay quân sự của Nga chở gần 100 lính và 35 tấn trang thiết bị đã đáp xuống phi trường Caracas, trong “khuôn khổ hợp tác kỹ thuật và quân sự” song phương. Điện Kremlin không còn úp mở trên hồ sơ Venezuela, và càng làm dấy lên nguy cơ Venezuela có thể trở thành nơi đối đầu mới giữa Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo Washington sẽ “không khoanh tay đứng nhìn” Matxcơva đổ thêm dầu vào lửa. Phó tổng thống Mỹ lên án “hành vi khiêu khích” của phía Nga. Sau Syria, đâu là những động cơ thúc đẩy chính quyền Vladimir Putin mở thêm một mặt trận mới trong cuộc đọ sức với Washington ?
Một con nợ không thể “vất bỏ”
Trước hết về mặt kinh tế, trả lời tuần báo Pháp Le Point giáo sư Vladimir Rouvinsky giảng dậy tại đại học Icesi de Cali tại Colombia phân tích : Venezuela là nơi Nga đã đầu tư vào rất nhiều, “ít nhất 5 mỏ dầu hỏa, và khí đốt“. Quân đội Nga cũng có nhiều quyền lợi tại Venezuela qua hàng loạt hợp đồng cung cấp từ chiến đấu cơ đến xe tăng cho quốc gia Nam Mỹ này.
Theo báo chí Matxcơva, tính từ năm 2005, Venezuela đã mua 11 tỷ đô la vũ khí của Nga. Matxcơva trở thành nguồn cung cấp vũ khí số 1 cho Caracas. Do vậy giáo sư Rouvinsky nhấn mạnh : “trong mọi trường hợp, Nga sẽ đi đến cùng để bảo vệ những hợp đồng đã ký với Venezuela và để đòi lại khoản tiền đã ứng trước cho Caracas“. Hiềm nỗi, Venezuela trở thành một “con nợ khó đòi” : chính quyền Maduro do phải đối mặt với khủng hoảng từ kinh tế đến chính trị đã không thể thanh toán đúng hạn cho chủ nợ Nga.
Về mặt chính trị và chiến lược
Theo một số nhà quan sát cho rằng, Matxcơva có lúc đã tính tới phương án “hậu giai đoạn Maduro“. Nhưng rồi, theo chuyên gia về châu Mỹ Latinh tại trường đại học Colombia, giáo sư Vladimir Rouvinsky, Kremlin đã thẩm định lại tình hình và quyết định củng cố vị thế của Nga tại quốc gia Nam Mỹ này. Bởi ngoài kênh tài chính và kinh tế gắn liền Matxcơva với Caracas, Venezuela và Nga còn có một mối thâm giao : trong thời kỳ chiến tranh lạnh, không chỉ Venezuela mà cả vùng châu Mỹ Latinh đã có khuynh hướng xích lại gần với Liên Xô. Riêng với người hùng Hugo Chavez, ở cương vị tổng thống đã 9 lần công du nước Nga.
Trong mắt tổng thống Putin, Venezuela là một cửa ngõ để thách thức Hoa Kỳ ngay tại một khu vực luôn được coi là “sân sau” của Washington. Liên bang Nga qua đó cũng muốn củng cố thêm vị thế trên bàn cờ quốc tế. Cũng có thể là việc điều máy bay quân sự đến Caracas chỉ là một thông điệp gửi tới Mỹ rằng Nga sẽ hiện diện và bảo vệ quyền lợi của mình tại Venezuela đến cùng, bất kể chính quyền trong tay Maduro hay phe đối lập.
Hơn nữa, trong mọi kịch bản, nước Nga vẫn là một đối tác then chốt và phải có tiếng nói trong giai đoạn chuyển tiếp ở Venezuela. Mục đích chính trị mà Matxcơva nhắm tới là chính quyền Trump phải ý thức được điều đó. Theo nhà quan sát này, có nhiều khả năng Matxcơva sẽ không chọn giải pháp đối đầu đến cùng.
Bởi vì, nếu quân đội Nga can thiệp để bảo vệ chiếc ghế tổng thống cho Nicolas Maduro, thì không có gì ngăn cản Washington chọn giải pháp quân sự. Khi đó, Vladimir Putin sẽ “đứng trước một bài toán cực kỳ nạn giải”, bởi sau Syria, công luận Nga ngày càng khó chấp nhận để lính Nga tiếp tục phải hy sinh tại Venezuela. Đổi lại về phía Mỹ, Hoa Kỳ cũng khó có thể can thiệp bằng vũ lực vào Venezuela, hòng tránh mọi đụng độ trực tiếp với quân lính Nga.
Trước mắt, còn quá sớm để báo trước hồi kết cuộc khủng hoảng tại Caracas, nhưng có nhiều khả năng là cả Washington lẫn Matxcơva cũng đang trong giai đoạn “nắn gân” và “dằn mặt” lẫn nhau.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190328-nga-venezuela-syria-hoa-ky-qt
Đơn vị đặc nhiệm Malta chiếm lại
quyền kiểm soát tàu dầu bị cướp
Quân đội Malta cho hay một đơn vị đặc nhiệm đã giành lại quyền kiểm soát một chiếc tàu chở dầu nhỏ bị khống chế bởi những người di dân vừa được tàu giải cứu ngoài khơi bờ biển Libya.Reuters dẫn lời những người chứng kiến cho biết, tàu chở dầu El Hiblu 1 đã cập cảng tại thủ đô Valletta của Malta hôm thứ Năm 28/3, sau khi chiếc tàu bị chặn lại trên vùng biển nằm cách bờ biển Malta khoảng 30 hải lý.
Lực lượng vũ trang Malta cho biết đã thiết lập được liên lạc với thuyền trưởng, người đã “nhiều lần” báo với họ rằng ông đã mất quyền kiểm soát chiếc tàu, và ông cùng thủy thủ đoàn “đã bị những kẻ cướp cưỡng bức và đe dọa”, buộc phải chuyển hướng, trực chỉ đảo Malta.
Đội đặc nhiệm đã lên tàu chở dầu El Hiblu 1 và trao quyền kiểm soát lại cho thuyền trưởng.
Lính gác có vũ trang đã được điều động lên boong tàu và một số người di dân bị còng tay dẫn đi một khi tàu cập bến Valletta.
Theo Reuters, chiếc tàu chở dầu đã giải cứu 108 người di dân ở Địa Trung Hải vào ngày thứ ba 26/3, và đang bắt đầu quay trở lại Tripoli thì những người di dân trên tàu phản đối, nổi loạn, đòi thủy thủ đoàn phải chuyển hướng về phía bắc, trực chỉ Malta.
Kể từ năm 2015, hàng triệu người di dân và tị nạn đến từ Trung Đông, Châu Á và Châu Phi đã trốn sang Châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất trên lục địa này kể từ Thế chiến thứ hai.
Nhưng số người di dân sụt giảm mạnh sau khi một số quốc gia châu Âu, trong đó có Ý, từ chối, không nhận người tị nạn vào nước họ.
Hôm thứ Tư 27/3, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ chấm dứt các cuộc tuần tra của hải quân trên Địa Trung Hải, là hoạt động đã cứu mạng nhiều người tị nạn đã thực hiện cuộc hành trình vượt biển đầy hiểm nguy.
https://www.voatiengviet.com/a/dac-nhiem-malta-chiem-lai-quyen-kiem-soat-tau-dau-bi-cuop/4851958.html
Quân đội Algeri : Trụ cột của bộ máy chính quyền
Minh AnhAlgeri là quốc gia duy nhất trong thế giới Ả Rập mà ở đó quân đội là khởi nguồn của việc hình thành Nhà nước – Quốc gia. Tình trạng này mang lại cho quân đội và thành phần an ninh của quân đội một vị thế đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng trong lòng bộ máy chế độ nhưng vẫn không để bị đánh giá là một chế độ quân sự.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa quân sự
Ngược dòng lịch sử, ngày 18/03/1962, thỏa thuận hòa bình Evian được ký kết giữa chính phủ Pháp và chính phủ lâm thời Cộng hòa Algeri (GPRA), đặt dấu chấm hết cho 132 năm đô hộ của thực dân Pháp. GDRA là một chính phủ dân sự bao gồm những người có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Algeri như các nhà trí thức, giới dược sĩ, luật gia và bác sĩ.
Ngay khi tuyên bố độc lập tháng 7/1962, lực lượng vũ trang biên phòng Algeri đóng căn cứ chủ yếu ở Maroc và Tunisia, tiền thân của Lực lượng vũ trang nhân dân quốc gia Algerie (ANP) hiện nay, mà quân du kích chiếm đa số đã tuyên chiến với chính phủ lâm thời. Do quân đội Pháp trước đó đã đánh bại, làm tan rã lực lượng du kích Algéri ở trong nước, rồi thực thi lệnh đình chiến, lực lượng vũ trang biên phòng, dưới sự lãnh đạo của đại tá Houari Boumédiène, đã tràn về đánh chiếm các thành phố lớn ở Algeri và giết chết bất kỳ ai tỏ ra phản đối. Trong cuộc nội chiến này, hơn 1.000 người chết. Chính phủ lâm thời bị lật đổ.
Lãnh đạo lực lượng vũ trang biên phòng lúc bấy giờ, Houari Boumédiène, cùng với trợ tá là Abdelaziz Bouteflika, người hiện là tổng thống Algéri và vừa bị quân đội truất phế, đã đặt ông Ahmed Ben Bella làm lãnh đạo mới của Algeri. Thế nhưng, ba năm sau đó, khi nhân vật này có ý định gạt bỏ ảnh hưởng và vai trò của quân đội ra khỏi bộ máy chính quyền dân sự, đã bị quân đội hất cẳng một cách tàn nhẫn ngày 19/06/1965.
Sự kiện này đánh dấu chấm hết cho một giai đoạn dân chủ và cách mạng « giả vờ » tại Algéri. Quân đội trực tiếp chiếm lấy quyền lực và tổng tham mưu trưởng quân đội, ông Houari Boumédiène trở thành tổng thống cho đến khi qua đời vào tháng 12/1978. Trong suốt thời gian trị vì, ông Boumédiène nắm giữ cùng lúc ba chức vụ chủ chốt : Chủ tịch Hội đồng Cách mạng, chủ tịch đảng FLN (Mặt trận Giải phóng Dân tộc) và bộ trưởng Quốc phòng.
Ông chỉ thật sự quan tâm đến các thể chế cộng hòa và dân chủ vào những năm cuối đời. Theo đó, kể từ ngày 10/12/1976, người dân có quyền bầu chọn tổng thống. Giai đoạn lãnh đạo của Boumédiène không những được đánh dấu bằng việc xây dựng một nhà nước hùng cường, chuyên chế và tập trung quyền lực. Đất nước Algeri giai đoạn này được công nghiệp hóa mạnh mẽ nhờ vào nguồn thu dầu khí. Một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đồng thời là một Nhà nước quân sự, với bộ máy chính quyền do ông Boumédiène nhào nặn ra một cách hợp lý, có phương pháp và hiệu quả.
Quân đội trở thành rường cột của quốc gia và Nhà nước Algeri. Quân đội điều hành xã hội thông qua cơ quan quyền lực An ninh Quân đội (SM), một cơ chế quản lý hệ tư tưởng và giám sát buộc phe đối lập phải e sợ các mệnh lệnh của Kasdi Merbah, một người thân cận của tổng thống.
1992-2001 : Giai đoạn đen tối
Houari Boumédiène qua đời, Chadli Bendjedid được chọn lên thay thế. Phong thái tẻ nhạt, Bendjedid buộc phải từ chức sau 13 năm cầm quyền, một ngày trước khi xảy ra cú đảo chính quân sự với việc thành lập Hội đồng Nhà nước Cấp cao (HEC). Theo chuyên gia Pierre Vermeren, giáo sư sử học trường Paris 1, chuyên về thế giới Ả Rập, trên tờ Questions Internationales, đất nước Algeri dưới thời Bendjedid vừa là một giai đoạn tiếp nối, chuyển tiếp nhưng cũng vừa bất ổn.
Tiếp nối là vì ông chưa bao giờ nghi ngờ các thể chế và những thành quả đạt được dưới thời Boumédiène. Ông chỉ bị buộc phải xem xét lại điều này một mặt là do sự trỗi dậy của các hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan cấp tiến Mustafa Bouyali sau này là Mặt Trận Hồi Giáo Cứu Thế FIS và mặt khác là do cú sốc dầu lửa năm 1986.
Cuộc khủng hoảng này đã làm cạn kiệt nguồn thu từ dầu hỏa, làm đổ sụp mô hình kinh tế khi cho thấy rõ thất bại của chiến lược « công nghiệp hóa công nghiệp » và dẫn đến sự nổi dậy của giới trẻ thủ đô Alger tháng 10/1988. Sự can thiệp của quân đội đã làm hàng trăm thanh niên thủ đô thiệt mạng.
Xin nhắc lại cho đến thời điểm này, đảng chính trị duy nhất tham gia chính phủ là đảng FLN (Mặt trận Giải phóng Dân tộc), đảng có liên kết với quân đội ngay từ ngày thành lập phong trào đòi độc lập cho Algeri. Chỉ trong vòng vài giờ, chế độc độc tài đảng – Nhà nước bị sụp đổ, mở đường cho xu hướng đa đảng chính trị, hiệp hội, văn hóa và truyền thông chưa từng có tại một nước cộng hòa Ả Rập theo xã hội chủ nghĩa.
Trong xu thế này, phe Mặt Trận Hồi Giáo Cứu Thế FIS có khả năng thắng thế trong các kỳ bầu cử và cùng với việc bạo động nổ ra khắp nơi, quân đội lại một lần nữa, thông qua Hội đồng Nhà nước Cấp cao HEC, ra tay can thiệp, quyết định chặn đứng tiến trình bầu cử và cấm FIS hoạt động.Tướng Ali Kafi lên nắm quyền điều hành HEC sau khi vị chủ tịch của cơ quan này bị ám sát vào tháng 6/1992. Rồi nội chiến bùng nổ giữa phong trào cách mạng thánh chiến và quân đội, kéo dài trong vòng 10 năm (1992-2001). Một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử Algeri sau khi có độc lập : 150 – 200 ngàn người chết.
Thời kỳ Abdelaziz Bouteflika
Ngày 27/04/1999, Abdelaziz Bouteflika, trở thành vị tổng thống dân sự đầu tiên. Vai trò của quân đội ANP đến đây là chấm dứt ? Ông Pierre Vermeren nhắc lại rằng Abdelaziz Bouteflika đã được chính quân đội đến đón từ nơi tị nạn. Ông từng là ngoại trưởng dưới thời tổng thống Houari Boumédiène. Trong giai đoạn cuối những năm 1950 và đầu 1960, ông là trợ tá quân sự của Boumédiène.
Bản thân ông Bouteflika cũng biết « uốn theo chiều gió » trước sự thống trị của quân đội và các cơ quan tình báo của quân đội như Cục Tình báo và An ninh – DRS do Mohamed Médiène – có biệt danh là « Toufik » lãnh đạo. Abdelaziz Bouteflika không bao giờ quên được rằng chính quân đội và các định chế của tổ chức này đã từng cản trở việc ông lên kế thừa quyền lãnh đạo đất nước khi ông Boumédiène qua đời.
Năm 2015, Bouteflika tiến hành một đợt thanh trừng lớn trong quân đội, phá dỡ hệ thống DRS dẫn đến sự sụp đổ của Toufik và đưa những người thân cận nắm giữ các vị trí chủ chốt trong quân đội. Bất chấp mối quan hệ mật thiết với quân đội, nhất là với tổng tham mưu trưởng Ahmed Gaid Salah, tổng thống Abdelaziz Bouteflika một lần nữa, vào ngày 26/03 vừa qua, lại bị chính quân đội bỏ rơi.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190328-quan-doi-algeri
Đài Loan muốn mua thêm vũ khí để tự vệ,
Mỹ đáp ứng thuận lợi
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm 27/3, cho biết Hoa Kỳ đã có phản ứng thuận lợi khi Đài Bắc yêu cầu mua thêm nhiều xe tăng, máy bay chiến đấu của Mỹ để tăng cường phòng thủ trước sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc.Phát biểu qua kết nối video trong chặng dừng chân tại Hawaii vào lúc kết thúc chuyến công du các nước Thái Bình Dương, bà Thái Anh Văn nói với Viện nghiên cứu Heritage, một think-tank có lập trường bảo thủ ở thủ đô Washington, rằng Đài Loan đã nộp hồ sơ đề nghị mua nhiều xe tăng Abrams M-1 và chiến đấu cơ F-16V của Hoa Kỳ.
Bản tin Reuters dẫn lời Tổng thống Đài Loan nói “những thứ vũ khí đó sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của chúng tôi trên bộ và trên không, nâng cao tinh thần trong quân đội, và chứng minh với thế giới cam kết của Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan”.
Hoa Kỳ không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng bị ràng buộc về mặt pháp lý phải cung cấp cho đảo quốc này các phương tiện để có thể tự vệ. Hoa Kỳ còn là nguồn cung cấp vũ khí chính của Đài Loan.
Hôm 24/3, Washington điều tàu hải quân và cảnh sát biển đi ngang qua eo biển hẹp ngăn cách Đài Loan với Hoa Lục, trong khuôn khổ các hoạt động của Mỹ gia tăng qua lại trên tuyến đường thủy chiến lược để thể hiện lập trường ủng hộ Đài Bắc.
“Thật may mắn … Đài Loan không trơ trọi một mình. Cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn
Bà Thái nói áp lực ngày càng nặng nề hơn từ Trung Quốc để buộc Đài Loan phải chấp nhận nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế” và các kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng giữa hai bên eo biển Đài Loan, nêu bật nhu cầu của Đài Loan phải “tăng cường các khả năng tự vệ và răn đe”.
Tổng Thống Thái Anh Văn nói: “Thật may mắn … là Đài Loan không trơ trọi một mình. Cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Tổng thống Thái Anh Văn cho biết Hoa Kỳ đã phản ứng thuận lợi trước yêu cầu mua vũ khí của Đài Loan. Bà nhận định rằng vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan đã bớt bị chính trị hóa, và Đài Loan giờ có thể thẳng thắn thảo luận với Hoa Kỳ về những thiết bị phù hợp để giúp Đài Loan tự bảo vệ.
Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói Bắc Kinh phản đối bất kỳ hoạt động nào bán vũ khí cho Đài Loan và sẽ không dung chấp bất kỳ hành động can thiệp nào vào “chuyện nội bộ” của Trung Quốc.
Ông Ngô Khiêm nói với các phóng viên:
“Bất kỳ lời nói hay hành động nào phương hại tới nguyên tắc ‘Một Trung Quốc’ cũng làm lung lay nền tảng của mối quan hệ Trung-Mỹ, đi ngược lại với các lợi ích cơ bản của Trung Quốc và Hoa Kỳ, và đều cực kỳ nguy hiểm”.
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn công du các nước Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, và giữa lúc Trung Quốc tăng áp lực ngoại giao và quân sự để khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan.
Trung Quốc nghi ngờ bà Thái Anh Văn và Đảng Dân chủ Tiến bộ của bà là vận động để Đài Loan chính thức đòi độc lập.
Vào đầu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh bảo lưu quyền sử dụng vũ lực để buộc Đài Loan chấp nhận quyền kiểm soát của Bắc Kinh, nhưng sẽ cố gắng đạt giải pháp thống nhất bằng đường lối hòa bình.
https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-muon-mua-them-vu-khi-de-tu-ve-my-dap-ung-thuan-loi/4852186.html
Chuyện một công ty Trung Quốc bị trộm cắp tài sản trí tuệ
Robin BrantBBC News, Thượng HảiKhông xảy ra đột nhập, không bị dí súng. Không cửa kính nào bị đập vỡ. Nhưng một công ty ở ngoại ô Thượng Hải là nơi xảy ra một tội ác rất hiện đại. Có người đã ăn trộm một lô tài sản trí tuệ (IP).
“Một vài năm trước, một trong những người quản lý công nghệ thông tin của tôi đã sao chép mười nghìn trang trong toàn bộ hồ sơ của công ty,” Frank Liu nói với phóng viên BBC.
Công ty Intco của ông đã tồn tại được 25 năm.
Ông Liu nói những tài liệu bị kẻ cắp tải xuống gồm “thông tin công nghệ, danh sách khách hàng, dữ liệu mua và bán của chúng tôi. Tất cả mọi thứ.”
Công ty Intco tái chế chất thải polystyrene gửi đến Trung Quốc từ khắp nơi trên thế giới. Sau đó, bằng cách sử dụng kỹ thuật đúc và in nhiệt, chất thải này được biến thành một loạt sản phẩm liên quan đến vật liệu lót sàn nhà ở Brazil hoặc Nga, hoặc các khung ảnh treo trên tường trong các cuộc triển lãm ở Mỹ và Anh.
“Chúng tôi thực sự có hồ sơ về cách người này đánh cắp tài sản trí tuệ của Intco”, ông Liu nói.” Hắn ta chỉ bán chúng đi để thành lập một công ty khác, như là một khoản đầu tư.”
Ông Liu cảm thấy mình không có cách nào đòi lại được những gì bị đánh cắp. Ông nói đã đến gặp cảnh sát nhưng không có gì xảy ra. Liu nói ông vẫn có ý định theo đuổi sự việc.
Câu chuyện của ông Liu ngày càng phổ biến ở đây, cho cả doanh nghiệp trong nước và các công ty ngoại quốc.
Giới chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức vòng đàm phán thương mại kế tiếp trong tuần này, và việc bảo vệ sở hữu trí tuệ là nhu cầu chính đối với Washington. Washington cho rằng người Mỹ và các công ty nước ngoài khác ở Trung Quốc đã phải chịu đựng vấn nạn trộm cắp và xâm phạm tài sản trí tuệ hàng thập niên qua.
Ba điều Mỹ và Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp
Trump có đang thua cuộc chiến thương mại với TQ?
Chiến tranh thương mại: TQ còn nhiều nhức nhối
Thích ứng trước áp lực
Trước những áp lực ngày càng tăng, Trung Quốc đã thực hiện một số bước để giải quyết vấn đề. Đất nước này chỉ mới thiết lập luật bản quyền vào thập niên 1980, nhưng mọi thứ đã tiến triển tương đối nhanh chóng kể từ đó.
Trung Quốc giờ đây có các tòa án chuyên môn xử những vụ đánh cắp tài sản trí tuệ, mặc dù – giống như mọi khía cạnh khác của hệ thống tư pháp – việc này phụ thuộc vào Đảng Cộng sản cầm quyền. Họ được kỳ vọng là sẽ giải quyết các vụ kiện trong vòng 12 đến 18 tháng.
Hướng giải quyết của Trung Quốc họ không chỉ do áp lực từ các công ty nước ngoài tạo nên.
Giới kinh doanh Trung Quốc như ông Liu cũng kêu gọi hệ thống pháp lý của nước này phải bảo vệ tốt hơn những nhà sáng chế và doanh nhân đã biến Trung Quốc vượt ra khỏi nền kinh tế “copycat” mà nó từng được dán nhãn.
Benjamin Qiu, một luật sư chuyên về tài sản trí tuệ của công ty luật Hoa Kỳ Loeb & Loeb, nói rằng doanh thương Trung Quốc bây giờ cũng hay thưa kiện như các công ty nước ngoài.
Các công ty nước ngoài cũng có khả năng thắng kiện – trong một trường hợp tốt, ông Qiu nói thêm – y như một nguyên đơn trong nước. Trong vài năm qua, hai công ty Lego và New Balance đều đã thắng được các vụ kiện nổi tiếng chống lại các nhà sản xuất copycat.
Và không có gì nghi ngờ là cuộc chiến thương mại với Mỹ đã thúc đẩy tốc độ cải cách ở Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây đã chỉ đạo các nhà lập pháp, tại cuộc họp mặt thường niên của họ ở Bắc Kinh, việc phê duyệt các quy tắc mới cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Luật Đầu tư Nước ngoài (mới) quy định rằng việc chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài sang bất kỳ đối tác trong nước nào phải là tự nguyện. Trung Quốc từ trước đến nay luôn bảo vệ chính sách gây tranh cãi này của họ, bằng cách khẳng định rằng đây là một phần của thỏa thuận thương mại đã được hai bên đồng ý.
Luật mới cũng cấm các quan chức chính phủ chuyển thông tin chi tiết về tài sản trí tuệ của các nhà đầu tư nước ngoài.
Một kỷ nguyên mới?
Ban hành luật là một việc. Nhưng thực thi luật mới là chặng khó khăn.
Ông Qiu nói bước kế tiếp là “việc phải đưa ra các quy định chi tiết để áp dụng luật này, và chúng tôi muốn xem các vụ kiện thực tế tại tòa án địa phương, cũng như từ các cơ quan thực thi.”
Nếu điều đó xảy ra, thì ông Qiu nghĩ rằng “có khả năng các sở hữu chủ IP nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội được bảo vệ nhiều hơn khi hoạt động ở Trung Quốc.”
Cả Liên hiệp Âu châu và Phòng Thương mại Hoa Kỳ đều hoan nghênh luật mới, nhưng họ cũng chỉ trích những gì họ cho là sự mơ hồ trong luật pháp. Người Mỹ còn lo ngại rằng bộ luật mới được vội vã thông qua mà không có sự tư vấn thích hợp.
Nhiều công ty nước ngoài tại Trung Quốc đã bị thiệt thòi nặng trong những năm qua. Đây là hầu hết những công ty đã bị thị trường lớn của Trung Quốc thu hút, hoặc không thể cưỡng lại giá lao động rẻ mạt ở nước này.
Tuy nhiên một số công ty cảm thấy rủi ro bị đánh cắp tài sản trí tuệ quá cao.
Một giám đốc ngành công nghiệp trái cây gần đây nói rằng công ty của ông muốn mua băng chuyền mới cho các trang trại của họ ở Trung Quốc, nhưng các nhà sản xuất châu Âu nói không. Họ sợ hệ thống của họ sẽ bị sao chép ở đây và họ sẽ bị sập tiệm.
Ông Liu không thể làm điều đó. Ông là người Trung Quốc và muốn ở lại Trung Quốc. Nhưng ông đã có những biện pháp để cố gắng ngăn chặn các hành vi trộm cắp IP khác.
Ông Qiu là giám đốc điều hành của công ty do chính mình thành lập, nhưng năm nay ông nói rằng đang thay đổi chức danh để bao gồm trưởng phòng nghiên cứu và phát triển. Bởi vì ông không thể tin tưởng bất cứ ai khác với các bí mật thương mại của công ty.
Ở Trung Quốc, bảo vệ ý tưởng, kỹ thuật và sáng kiến – “chính là quyền con người”, ông nói với phóng viên BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47702632
TQ “bành trướng” sang Đông Âu
Hai nhà thầu Trung Quốc đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để xây dựng 2 cao tốc ở Moldova.Đây là lần đầu tiên các công ty Trung Quốc mở rộng dự án xây dựng và kỹ thuật sang quốc gia Đông Âu này.
Hai công ty China Railway Group Limited và China Hyway Group đang đàm phán để xây dựng 2 cao tốc với tổng chiều dài 300 km ở Moldova – Bộ trưởng Kinh tế và Cơ sở hạ tầng Moldova Vitalie Iurcu chia sẻ hôm 26-3.
Cũng theo ông Iurcu, cao tốc đầu tiên sẽ được xây vòng quanh thủ đô Chisinau trong khi cao tốc thứ hai sẽ kết nối các quận phía Bắc của Moldova với quốc gia láng giềng Ukraine.
Về chi phí, ông Iurcu cho biết 2 dự án nói trên ước tính “ngốn” 400 triệu USD và có thể được thực hiện bởi một trong hai phương án: Trung Quốc hỗ trợ 100% hoặc chia theo tỉ lệ Trung Quốc 85% – Moldova 15%.
“Hai dự án này sẽ cải thiện giao thông đáng kể và góp phần phát triển kinh tế. Quá trình đàm phán tài chính sẽ kết thúc trong năm nay và quá trình thi công dự kiến hoàn tất trong 3 năm” – ông Iurcu khẳng định với báo South China Morning Post (SCMP).
Theo SCMP, 2 dự án nói trên nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường – BRI” của Trung Quốc. Trung Quốc và Moldova đã đàm phán với nhau từ tháng 12-2017 về việc thiết lập một thỏa thuận thương mại tự do giữa 2 nước nhằm xóa bỏ rào càn nhập khẩu và thúc đẩy thương mại. “Moldova cam kết tham gia tích cực vào BRI” – ông Iurcu khẳng định.
Ngoài 2 công ty nói trên, những công ty khác của Trung Quốc cũng đã hoạt động mạnh tại khu vực Đông Âu. Trước đó, ngân hàng và các công ty xây dựng nhà nước Trung Quốc đã tham gia vào dự án xây đường cao tốc 1,4 tỉ USD kết nối Bosnia và Herzegovina với Croatia.
http://biendong.net/diem-tin/27185-tq-banh-truong-sang-dong-au.html
Cuộc gọi cuối năm của ông Tập
hé lộ kế sách đối phó với Mỹ trong thương chiến
Tháng 12/2018, ông Tập Cận Bình đã có cuộc gọi cho một cựu cố vấn của Ngân hàng Trung ương, tuyên bố: “Để xem ai là người chịu thua trước” khi nói về cuộc chiến thương mại với Mỹ.Chính phủ Trung Quốc, bị kẹt trong cuộc tranh chấp với Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, đang chơi một cuộc thi dai sức và chờ xem ai sẽ thua trước khi cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất vượt ngoài tầm kiểm soát năm ngoái, một cựu cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết.
Các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp đã có một khoảng dừng kéo dài 6 tháng vì một vài sai lầm ban đầu gây ra do chưa hiểu nhau, Giáo sư kinh tế của trường Đại học Thanh Hoa David Li Daokui cho biết.
Trung Quốc đã kiên nhẫn, và không háo hức đạt được một thỏa thuận vào tháng 5 và tháng 11 năm ngoái, Li nói, nhắc lại cuộc gọi điện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Để xem ai là người chịu thua trước”, ông nhắc lại cuộc gọi của ông Tập vào tháng 12 năm ngoái.
Đầu năm 2017, Bắc Kinh đã có một cuộc thảo luận nhóm nhỏ ngay trước khi ông Trump nhậm chức chuẩn bị để đối phó với các tình huống rắc rối mà ông Trump có thể gây ra.
Điều này nhấn mạnh sự ngờ vực và việc không hiểu nhau giữa hai quốc gia, dẫn đến một loạt các tranh chấp kéo dài về thuế nhập khẩu, chính sách công nghệ và thương mại đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu, kìm hãm đầu tư và tăng trưởng.
Các cuộc thảo luận giữa hai quốc gia với lượng giao dịch thương mại lên đến 630 tỷ USD đã bị đình chỉ 6 tháng vào năm 2018 sau khi đoàn Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu đã rời khỏi Bắc Kinh vào tháng 5.
Washington đã “nổ phát súng” đầu tiên vào tháng 7 và tháng 8 năm ngoái sau khi các cuộc đàm phán không đem lại kết quả, áp 25% thuế nhập khẩu đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong hai đợt, sau đó là mức thuế 10% đối với 200 tỷ USD sản phẩm Trung Quốc.
Động thái này được Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế từ 5% đến 25% đối với 110 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ tháng 7 và tháng 8.
Sau đó, Mỹ đe dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày 1/1/2019 và hạn chót nay chỉ được gia hạn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp phía Trung Quốc tại Buenos Aires ngày 1/12 năm ngoái.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã chuyển từ thuế quan sang các vấn đề như cáo buộc trộm cắp công nghệ công nghiệp, cáo buộc gián điệp và các vụ việc riêng lẻ như những rắc rối mà Huawei Technologies và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu phải đối mặt.
http://biendong.net/diem-tin/27181-cuoc-goi-cuoi-nam-cua-ong-tap-he-lo-ke-sach-doi-pho-voi-my-trong-thuong-chien.html
TQ – EU: Khi quan hệ ‘đồng sàng’ còn nhiều ‘dị mộng’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến công du kéo dài gần một tuần thăm ba nước châu Âu bằng chặng dừng chân cuối cùng tại Pháp.Mong muốn hợp tác được nêu trong cuộc gặp giữa 3 nhà lãnh đạo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với Chủ tịch Trung Quốc tại điện Elysée tối 26/3, song không khí hoài nghi và lo ngại vẫn bao phủ.
Trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã đón nhận nhiều “tin tốt”. Bắt đầu là việc Chính phủ Italy đầu tháng 3 tuyên bố tham gia dự án “Vành đai và con đường”, bất chấp sự phản đối của nhiều nước châu Âu và Mỹ. Trước đó, công quốc Monaco đã tuyên bố tiếp nhận mạng 5G của Huawei, trở thành lãnh thổ nước ngoài đầu tiên triển khai công nghệ này của Trung Quốc. Những diễn biến này được cho có thể tạo cơ hội cho một bước “xích lại gần nhau hơn” giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
EU và Trung Quốc đã thiết lập đối tác chiến lược từ năm 2003 và mối quan hệ này phát triển khá ổn định, giữa những điểm đồng luôn xen kẽ những bất đồng, giống như mối quan hệ giữa Bắc Kinh và hàng loạt đối tác khác trên thế giới.
Là hai nhân tố kinh tế – thương mại hàng đầu thế giới, lẽ tự nhiên hai bên có mối liên hệ mật thiết với nhau. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, chỉ sau Thụy Sĩ.
Năm 2016, bất chấp sức ép từ Mỹ, 14 nước châu Âu đã tham gia và trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.
Vài năm nay, khi những thay đổi mạnh mẽ của tình hình chính trị quốc tế, trong đó có sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy và xu hướng chống toàn cầu hóa, tác động khá mạnh tới cả hai, giới phân tích nhận định có nhiều lý do để thúc đẩy EU và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, công khai coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược đã thúc đẩy Bắc Kinh quay sang châu Âu. Đồng thời, thái độ của ông Donald Trump phản đối hệ thống đa phương quốc tế, rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, quay mặt với các đồng minh, công khai chỉ trích và cổ vũ cho các thế lực chia rẽ châu Âu, đã thôi thúc EU xem xét lại mối quan hệ đồng minh truyền thống giữa hai bờ Đại Tây Dương. Tình thế đó tưởng như mở ra cơ hội lớn để xuất hiện một “trục EU – Trung Quốc”, hay ít nhất, có thể phối hợp với nhau dễ dàng hơn.
Thực tế thì lãnh đạo EU đã có những nỗ lực đáng kể để tìm kiếm khả năng hợp tác với Trung Quốc trên những lĩnh vực mà hai bên có quan điểm và lợi ích tương đồng, như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ toàn cầu hóa và chống chủ nghĩa bảo hộ. Ngược lại, Bắc Kinh cũng đột nhiên có những cử chỉ hòa hoãn và tỏ ra sẵn lòng phối hợp cùng với châu Âu.
Hai bên nhất trí mở lại một số cuộc đối thoại đã bị gián đoạn. Vấn đề cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chủ đề từng được Trung Quốc gạt sang một bên, được nước này chủ động đưa vào chương trình nghị sự đối thoại với EU. Tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 20 tháng 7/2018, lãnh đạo EU và Trung Quốc đã ra được tuyên bố chung sau nhiều năm gián đoạn.
Tuy vậy, chính sách của Mỹ cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không đủ để kéo hai phía xích lại gần nhau hơn nữa và điều này được đánh giá chủ yếu xuất phát từ bản chất sự trỗi dậy của Trung Quốc, vốn đồng thời tạo ra cả những thách thức và cơ hội cho EU.
Cơ hội rõ ràng rất lớn vì hai bên là thị trường khổng lồ, có sức hấp thụ rất mạnh hàng hóa và thu hút nguồn vốn đầu tư của nhau. Thế nhưng, trong dòng chảy của luồng vốn và hàng hóa dịch vụ, tồn tại một sự mất cân đối mà đã tới lúc châu Âu khó có thể tiếp tục chịu đựng.
Trao đổi thương mại hai chiều không ngừng gia tăng lên các con số ấn tượng, nhưng EU đang phải chịu mức thâm hụt khổng lồ, tới 184 tỷ euro năm 2018, tăng liên tục kể từ nhiều năm trở lại đây. Trong khi EU cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc được tự do tiếp cận gần như toàn bộ thị trường mua sắm công châu Âu lên tới 2.400 tỷ euro, thì doanh nghiệp châu Âu chỉ được tham gia vào các gói thầu trị giá vẻn vẹn 10 tỷ euro, một “hạt cát” so với thị trường này của Trung Quốc ước tính lên tới 8 000 tỷ.
Các ngân hàng Trung Quốc được phép tham gia vào thị trường tài chính châu Âu, trong khi theo công bố của báo giới Trung Quốc, trong thời gian tới, tập đoàn tài chính Internationale Nederlanden Groep của Hà Lan lần đầu tiên được phép trở thành cổ đông chi phối một ngân hàng cổ phần Trung Quốc.
Từ năm 2010 đến nay, nguồn vốn Trung Quốc chảy ồ ạt, các tập đoàn nước này đầu tư trực tiếp ít nhất 145 tỷ euro vào EU, trong đó riêng năm 2016 lên đến 37,2 tỷ, mức cao kỷ lục trước khi giảm dần vào năm 2017 và 2018. Tuy nhiên, nguồn vốn này gây lo ngại sâu sắc cho một số nước, nhất là Pháp và Đức, vì các doanh nghiệp Trung Quốc, chủ yếu là tập đoàn nhà nước, thường nhằm vào các tài sản có tính chất chiến lược. Một số “bông hoa” của nền công nghiệp Tây Âu lần lượt rơi vào tay nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có hãng sản xuất robot hàng đầu thế giới Kuka lọt vào tay tập đoàn điện máy Midea.
Tính đến nay, Trung Quốc đã rót vốn vào 14 cảng biển châu Âu nằm rải rác từ Hy Lạp cho tới Italy, Hà Lan, Bỉ, Pháp…, trong đó có 6 cảng công ty Trung Quốc nắm cổ phần chi phối.
Sở dĩ Trung Quốc mạnh dạn đầu tư vào nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển, vì Bắc Kinh coi châu Âu là điểm quan trọng trên “con đường tơ lụa mới”. Nhưng đây cũng là chủ đề gây tranh cãi, EU về cơ bản không phản đối dự án “Vành đai và con đường”, một số nước thành viên thậm chí đã chủ động tham gia, song Ủy ban châu Âu nói chung và một số nước thành viên nói riêng đòi hỏi Trung Quốc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu “có đi có lại”, đồng thời chứng tỏ sự minh bạch trong các dự án đầu tư.
Đó mới chỉ là một vài khía cạnh của vấn đề. Những khác biệt về tư tưởng, quan điểm và hệ giá trị thường khiến quan hệ hai bên gặp sóng gió. Bắc Kinh cũng bất bình trước việc EU, cùng với Mỹ, từ cuối năm 2016 vẫn tiếp tục trì hoãn công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ theo đúng quy định của WTO.
Về phần EU, nhiều nước lo ngại nguồn vốn Trung Quốc chảy vào, nhất là Đông Âu, có thể trao cho Bắc Kinh công cụ để gây ảnh hưởng tới chính sách của khối. Tiếp đến là khả năng tập đoàn Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng 5G, vốn đang gây ra nghi ngại trong các nước EU về vấn đề an ninh thông tin, thậm chí an ninh quốc gia.
Tại hội nghị thượng đỉnh ngày 22/3, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ sớm đưa ra khuyến cáo chung để xây dựng cách tiếp cận thống nhất đối với Huawei, trong lúc giữa các nước thành viên vẫn đang có quan điểm khác nhau.
Chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới châu Âu diễn ra trùng khớp thời điểm EU bắt đầu có những bước đi điều chỉnh mạnh mẽ chính sách đối với Trung Quốc. Hội đồng châu Âu đã thông qua bản thông cáo chung, đưa ra 10 biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác với Trung Quốc trên những lĩnh vực hai bên có lợi ích chung, như củng cố chủ nghĩa đa phương và chống biến đổi khí hậu, giải quyết một số thách thức toàn cầu và phát triển bền vững, đồng thời chỉ trích một loạt hành động đơn phương của Trung Quốc mà EU coi là ảnh hưởng tới trật tự luật pháp quốc tế.
Đáng chú ý, văn kiện mới của EU lần đầu tiên coi Trung Quốc là “đối thủ trực tiếp” và “cạnh tranh chiến lược”. Đặc biệt, EU nhấn mạnh sẽ xây dựng cách tiếp cận tập thể, thay vì từng nước riêng rẽ với Trung Quốc, để tăng sức mạnh của khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đi đầu thúc đẩy chính sách cứng rắn và thận trọng của EU đối với Bắc Kinh, đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Đức Angela
Merkel cùng đón Chủ tịch Trung Quốc tại điện Elysée ngày 26/3, như hành động cụ thể của chiến lược mới.
Một loạt hợp đồng lớn lên tới hàng chục tỷ euro được ký, cùng tuyên bố của ông Tập Cận Bình về “con đường hai chiều có đi có lại” trong quan hệ EU – Trung Quốc, không thể khỏa lấp một thực tế rằng hai bên có quá nhiều bất đồng mang tính chiến lược. Mối quan hệ dù “đồng sàng” song “dị mộng” khiến EU và Trung Quốc khó có thể trở thành cặp đôi phối hợp được với nhau trên trường quốc tế.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27187-tq-eu-khi-quan-he-dong-sang-con-nhieu-di-mong.html
TQ đang dẫn đầu thế giới
về tốc độ và công nghệ chế tạo tàu chiến
Những năm gần đây, tốc độ và trình độ chế tạo, sản xuất tàu chiến của Trung Quốc đang ngày càng được cải thiện. Trung Quốc đã dần theo kịp trình độ của một số cường quốc quân sự trên thế giới.Trung Quốc liên tục đẩy nhanh tốc độ đóng tàu chiến
Từ năm 2013 đến 2018, Trung Quốc đã đóng mới và đưa vào biên chế 77 tàu chiến các loại, từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đến khinh hạm, tàu hậu cần. Con số đó chưa bao gồm các tàu đang được thử nghiệm trên biển và sẽ sớm gia nhập hải quân Trung Quốc trong 1, 2 năm tới. Trong đó, năm 2016, Trung Quốc đã biên chế đưa vào sử dụng 25 tàu chiến, tàu hộ vệ hoạt động trên mặt nước, trong đó có 1 tàu khu trục, 3 tàu khu trục loại nhỏ, 7 tàu hộ vệ, 2 tàu phá mìn, 5 tàu đổ bộ, 3 tàu tiếp dầu, 2 tàu phá băng và 2 tàu địa lý thủy văn. Năm 2017, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tổng cộng 17 tàu chiến mới, ít hơn năm 2016 (không tính đến tàu ngầm), gồm: 2 tàu khu trục lớp 052D có trọng tải 7.000 tấn gồm tàu Tây Ninh số hiệu 117 và tàu Hạ Môn số hiệu 154; 2 tàu khu trục loại nhỏ (khinh hạm) lớp 054A có trọng tải 4.053 tấn gồm tàu Vu Hồ số hiệu 539 và tàu Hứa Xương số hiệu 536; 8 tàu hộ vệ chống tàu ngầm lớp 056A có trọng tải 1.340 tấn gồm các tàu mang các số hiệu 514, 551, 552, 553, 520, 556, 518, 535; 1 tàu tiếp dầu Hồ Hô Luân lớp 901 số hiệu 965 (trọng tải 50.000 tấn); 1 tàu đặt cọc tiêu quân sự lớp 744A (trọng tải 1.750 tấn); 1 tàu huấn luyện Thích Kế Quang lớp 927 số hiệu 83 (trọng tải 9.000 tấn); 1 tàu kéo ngoài khơi (trọng tải 6.000 tấn); 1 tàu tình báo điện tử lớp 815A số hiệu 856 (trọng tải 6.000 tấn).
Nếu so sánh với năm 2016, số tàu chiến mới đưa vào sử dụng năm 2017 giảm 32% về số lượng và giảm 33,13% về trọng tải (trọng tải 105.576 tấn năm 2017 so với 157.881 tấn năm trước đó). Ngoài ra, số tàu đổ bộ và tàu tiếp liệu cũng giảm. Ngược lại, các loại tàu hàng đầu đóng mới như tàu khu trục, tàu hộ vệ vẫn giữ nguyên. Việc Trung Quốc giảm số lượng tàu chiến đưa vào sử dụng trong năm qua chỉ đơn giản do các công xưởng hải quân Trung Quốc thay đổi chu kỳ sản xuất. Ví dụ nhà máy đóng tàu Đại Liên ở miền Bắc Trung Quốc sản xuất cùng lúc 1 tàu sân bay lớp 002, 2 tàu khu trục lớp 055 trọng tải 12.000 tấn và 5 tàu khu trục lớp 052D trọng tải 7.000 tấn. Hay như nhà máy đóng tàu Giang Nam Trường Hưng đã bắt đầu xây dựng cơ ngơi để chuẩn bị đóng tàu sân bay thứ ba. Nhà máy này đang đóng 3 tàu khu trục trọng tải 12.000 tấn, tối thiểu 4 tàu khu trục trọng tải 7.000 tấn, nhiều tàu ngầm tấn công diesel và tàu đệm khí. Năm nhà máy đóng tàu khác của Trung Quốc cũng đang hoạt động hết công suất.
Hiệp hội ngành đóng tàu quốc gia Trung Quốc mới cho biết nước này vẫn giữ vững vị trí đứng đầu trong lĩnh vực đóng tàu toàn cầu năm 2018. Cụ thể, số tàu mà các công ty của Trung Quốc đóng được trong năm 2018 chiếm 43,2% tổng số tàu được đóng mới trên thế giới, tăng so với tỷ trọng 41,9% được ghi nhận năm 2017, qua đó củng cố vị trí dẫn đầu của nước này trong lĩnh vực đóng tàu toàn cầu. Cũng trong năm 2018, Trung Quốc nhận được 43,9% lượng đơn đặt hàng mới và đang nắm giữ 42,8% số đơn đang thực hiện trên toàn cầu.
Một số thành tựu nổi bật trong ngành chế tạo tàu chiến của Trung Quốc
Tàu khu trục Type 055, được mệnh danh là lớn nhất châu Á. Type 055 dài 180m, lượng choán nước hơn 13.000 tấn, được lắp radar mảng pha quét điện tử tương tự loại AN/SPY-1D trên các tàu sử dụng hệ thống phòng Aegis của Mỹ. Type 055 sở hữu năng lực tấn công và phòng thủ mạnh mẽ với 128 ống phóng thẳng đứng (VLS) có thể bắn đi nhiều loại tên lửa khác nhau. Số lượng ống phóng VLS của Type 055 thậm chí còn nhiều hơn tàu tuần dương mạnh nhất hiện nay của Mỹ là lớp Ticonderoga (122 ống phóng). Sự xuất hiện của Type 055 có thể lấp vào khoảng trống phòng không nhóm tác chiến tàu sân bay theo mô hình của Mỹ. Nhiệm vụ này trước đó được giao cho các tàu khu trục Type 052D, đã bị Type 055 “soán ngôi” chỉ sau 5 năm được phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt. Trung Quốc hiện đang vận hành ít nhất 6 tàu khu trục Type 052D, trong đó 4 chiếc được biên chế cho Hạm đội Nam Hải hướng ra Biển Đông.
Tàu khu trục Type-052D bắt đầu được chế tạo từ năm 2011. Type-052D có lượng giãn nước từ 4.200 – 7.000 tấn; dài 144m – 157m, rộng 16m – 19m, mớn nước 5,1m – 6m; các tàu Type 052 được trang bị động cơ 2 turbine hơi nước 67.000 mã lực và 2 động cơ diesel 10.420 mã lực; vận tốc các tàu từ 28 – 32 hải lý/h; tầm hoạt động từ 4.500 – 6.000 hải lý; quân số biên chế trên tàu từ 280 – 300 binh lính, trong đó sỹ quan chỉ huy chiếm 7% tổng binh lính biên chế trên tàu. Các tàu Type 052 được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có tầm bắn và khả năng sát thương cao như: Trang bị 08 bệ phóng tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, 01 bẹ phóng phòng thủ tầm gần Type 730, 1 bệ phóng tên lửa HQ-10, 02 bệ phóng ngư lôi chống ngầm, trang bị trực thăng săn ngầm… Đa phần các tàu Type 052 được trang bị hệ thống radar phòng không đa công dụng 3D, hệ thống radar tầm xa Type 71H, hệ thống radar đối không, choosmg hạm, hệ thống vệ tinh, hệ thống radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực có tầm quan sát tối đa 450km, có khả năng bám sát 50 mục tiêu; radar quan sát trên không và trên biển, radar điều khiển hỏa lực, radar điều khiển pháo và nhiều hệ thống sóng âm sonar. Trung Quốc đã biên chế 06 tàu Type 052 cho Hạm đội Nam Hải; từng triển khai phi pháp , 01 tàu chiến Type 052 và 01 tàu Type 052C tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; 02 tàu Type 052B tại đá Chữ Thập và 01 tàu Type 052C tại đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã nhiều lần cử các tàu chiến thuộc lớp Type 052 tham gia tuần tra, tập trận phi pháp ở Biển Đông.
Tàu khu trục lớp Type 051 có lượng giãn nước từ 3.250 – 7.100 tấn; dài 132m – 150m, rộng 12,8m – 17m, mớn nước 4m – 6m; các tàu Type 051 được trang bị động cơ 2 turbine hơi nước; vận tốc các tàu từ 28 – 32 hải lý/h; tầm hoạt động từ 2.900 – 5.000 hải lý; quân số biên chế trên tàu từ 260 – 300 binh lính, trong đó sỹ quan chỉ huy chiếm 7% tổng binh lính biên chế trên tàu. Các tàu Type 051 được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, có tầm bắn và khả năng sát thương cao như: Trang bị 02 bệ phóng tên lửa chống hạm YJ-83 có tầm bắn khoảng 150km, 06 bệ phóng tên lửa phòng không S-300FM, 02 bệ phóng ngư lôi chống ngầm, trang bị trực thăng săn ngầm… Đa phần các tàu Type 051 được trang bị hệ thống radar cảnh giới có tầm quan sát tối đa 300km, có khả năng bám sát 40 mục tiêu; radar quan sát trên không và trên biển, radar điều khiển hỏa lực, radar điều khiển pháo và nhiều hệ thống sóng âm sonar. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã biên chế 5 trong tổng số 13 tàu Type 051 cho Hạm đội Nam Hải; cũng từng triển khai tàu Type 051C và tàu 051B tham gia tập trận ở Biển Đông.
Tàu đổ bộ Type 071 là loại tàu đổ bộ đa chức năng lớn, có khả năng tham gia tác chiến đổ bộ, vận chuyển binh lính, xe tăng. Type 071 có lượng giãn nước khoảng 17.000 tấn – 25.000 tấn, dài 210m, rộng 28m, mớn nước 7m; trang bị 4 động cơ diesel 47.000 mã lực, vận tốc 22 hải lý/h, tầm hoạt động 6.000 hải lý. Type có khả năng chở 500 – 800 quân, 4 xuồng đổ bộ Type 726, 15-20 xe tăng thiết giáp. Hiện Hạm đội Nam Hải được trang bị 3 trong tổng số 4 tàu Type 071. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã 5 lần điều phi pháp tàu Type 071 ra đá Chữ Thập, đá Vành Khăn, đảo Phú Lâm của Việt Nam.
Trong số tàu ngầm của Trung Quốc, tàu Type 094 có lượng giãn nước khoản 9.000 tấn – 11.000 tấn, dài 133m, rộng 12,5m, trang bị 01 lò phản ứng hạt nhân trên tàu, tốc độ đạt khoảng 20-35 hải lý/h. Type 094 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi, 12 ống phóng tên lửa thẳng đứng, 12 tên lửa Cự Lang JL-2 SLBM, 12-16 tên lửa JL-2 SLBM (type-2), 20-24 tên lửa JL-2 SLBM (type 3). Type 094 được trang bị 03 hệ thống sonar đặt lần lượt ở mũi tàu, bên sườn tàu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cải tiến 01 phiên bản Type 094A được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-3 có tầm bắn lên đến 12.000km. Theo thông tin từ truyền thông phương Tây, Trung Quốc đang chế tạo và đưa vào sử dụng thêm 01 phiên bản tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba (Type 096), loại tàu ngầm này được xây dựng và phát triển dựa trên mẫu Type 094. Tuy nhiên, Type 096 được trang bị 24 tên lửa JL-2 SLBM.
Type-001A là tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc, với hình dáng tương đồng với Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này. Type-001A được thiết kế để hoạt động với vai trò chiến lược, tương tự các tàu sân bay Mỹ. Type-001A sẽ được triển khai với các tàu hộ tống, tàu khu trục và các tàu khác tạo nên nhóm tác chiến tàu sân bay có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền, trên biển và trên không. Tàu sân bay này có lượng giãn nước 70.000 tấn, dài 315m; có thể mang được tối đa 36 máy bay J-15 (trong khi chiếc Liêu Ninh chỉ có thể mang tối đa 24 chiếc). Type-001A có thiết kế tháp chỉ huy mới nhỏ hơn so với tàu sân bay Liêu Ninh. Tháp chỉ huy được trang bị radar băng tần S, loại sử dụng trên tàu khu trục Type-052D với 4 mảng ăng ten bố trí xung quanh tháp chỉ huy cho phép bao quát 360 độ. Đường băng trên tàu sân bay Type-001A có độ dốc 12 độ, so với 14 độ trên tàu sân bay Liêu Ninh, cho phép máy bay rút ngắn khoảng cách cất cánh, tiết kiệm nhiên liệu và tăng tải trọng vũ khí. Về phòng thủ, Type-001A được trang bị 4 hệ thống tên lửa hải đối không tầm thấp HQ-10 với 24 ống phóng/hệ thống bố trí xung quanh tàu. Tuy nhiên, Type-001A vẫn sử dụng hệ thống turbine chạy bằng nồi hơi đốt dầu và máy bay chiến đấu cất cách bằng phương thức cầu nhảy (ski jump), đây được coi là hai điểm yếu chết người của Type
001A. Dự kiến, Type-001A có thể sẵn sàng bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào ngày 1/10/2019, nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.
Trung Quốc vẫn còn khoảng cách so với Mỹ
Carl Schuster, cựu sĩ quan Trung tâm Tình báo Liên quân thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, cho rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận trả bất cứ giá nào để cạnh tranh sức mạnh với hải quân Mỹ. Ông dự đoán PLAN sẽ chế tạo khoảng 20 tàu Type 055 và đưa chúng vào biên chế trong 4 nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ hình thành vào năm 2030. Nước này cũng sẽ chế tạo các tàu đổ bộ tấn công để vận chuyển và triển khai các lữ đoàn hải quân đánh bộ. Trung Quốc đang thực sự phát đi tín hiệu rằng họ vừa tăng số lượng tàu chiến vừa trang bị cho chúng năng lực tác chiến hiện đại không thua kém gì hải quân Mỹ.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt nhận định, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Số lượng đơn hàng đóng tàu mới, sản phẩm hoàn thiện và năng lực tổng thể ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đang ở vị trí hàng đầu trên thế giới. Ông Li tin rằng, mặc dù có trình độ công nghệ tiên tiến nhưng ngành công nghiệp đóng tàu của Mỹ trong những năm gần đây không phát triển với tốc độ nhanh chóng. Khả năng xây dựng ụ khô nhìn chung yếu hơn Trung Quốc.
Trước sự đầu tư sức và lực đáng kể của Trung Quốc tại các xưởng đóng tàu quân sự, ông Matthew Funaiole đánh giá lực lượng Hải quân Trung Quốc đang lớn hơn hạm đội Mỹ. Ông Funaiole đồng thời cảnh báo khoảng cách có thể nới rộng trong những năm tới. Tuy nhiên, nhà phân tích Ian Livingston và Michael O’Hanlon trong tháng 9/2018 nhận định rằng mặc dù Trung Quốc sở hữu hạm đội đông đảo hơn về số lượng nhưng Mỹ vẫn đóng những tàu chiến có kích cỡ và chất lượng tốt hơn so với Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/27171-tq-dang-dan-dau-the-gioi-ve-toc-do-va-cong-nghe-che-tao-tau-chien.html
Cải tổ WTO, TQ muốn tìm lực đấu Mỹ?
WTO chịu áp lực của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, buộc phải cải tổ để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp.Trung Quốc là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc cải tổ tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo Trung Quốc, các nhược điểm của WTO trước hết là khi chịu áp lực từ 2 phía: từ bên ngoài, WTO chịu áp lực từ những hiệp định thương mại khu vực đang cố thay thế vai trò của WTO trong việc thiết lập các quy tắc thương mại đa phương, đồng thời, WTO còn chịu áp lực từ chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.
Trong khi đó, từ bên trong, cơ quan này còn chịu thách thức sâu sắc khi chức năng nội bộ cũng chưa đầy đủ.
Ngoài ra, cơ chế rà soát chính sách thương mại của WTO cũng có những hạn chế.
Tổ chức WTO thực sự không có hiệu lực chính đáng, có nghĩa là nó không thể áp đặt các cam kết chính sách thương mại mới lên các thành viên của WTO, chưa nói tới việc phải thi hành các nghĩa vụ cụ thể đối với bất kỳ sửa đổi nào trong WTO, The Diplomat.
Vì vậy, tất cả những chỉ trích nêu trên đã biến thành một động lực để cải tổ WTO.
Trung Quốc toan tính gì?
Hơn một lần, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra thông báo chính thức ủng hộ cải tổ WTO.
Một trong số đó là báo cáo “Vị trí của Trung Quốc đối với công cuộc cải cách của WTO” được phát hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc. Tài liệu nêu rõ: “Trung Quốc ủng hộ sự cải cách cần thiết của WTO, để tăng cường thẩm quyền và hiệu quả của tổ chức, nhằm xây dựng nền kinh tế thế giới mở và hướng tới một tương lai chung cho nhân loại”.
Một trong những trọng tâm mà Bắc Kinh muốn can thiệp để cải tổ WTO là Cơ quan phúc thẩm nhằm củng cố và tăng cường các chức năng của WTO cũng như bảo vệ vai trò của tổ chức thương mại đa phương này.
Ngoài ra, Trung Quốc đã đồng bảo trợ cho đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) về cải cách WTO. Đây là một ý kiến hay. Sự hợp tác Trung Quốc-EU đại diện cho lợi ích của hai bên riêng biệt và có thể phát huy đầy đủ lợi thế tương ứng để điều phối các vị trí, từ đó tạo ra một hình mẫu cho sự hợp tác của tất cả các thành viên WTO. Từ đó, các nước đều có thể đạt được những lợi ích tích cực cho cả hai bên khi xảy ra tranh chấp.
Cai to WTO, Trung Quoc muon tim luc dau My?
Trung Quốc muốn lôi cả thế giới để chống Trump?
Thực tế, chương trình cải tổ WTO của Trung Quốc là có nguồn cơn sâu xa.
WTO cần Trung Quốc để tồn tại và ngược lại, Trung Quốc cần WTO để phát triển mạnh hơn. Theo các đánh giá mới nhất từ Hiệp hội Giải pháp thương mại tích hợp thế giới (WITS), mức độ phát triển thương mại của Trung Quốc là 2,43% mỗi năm, hơn thế giới 1,5%, và GDP của nước này tăng đáng kể từ khi gia nhập WTO, vọt lên gần gấp tám lần từ 1,339 nghìn tỷ USD lên 12,24 nghìn tỷ USD.
Song song với kế hoạch cải tổ WTO, Trung Quốc cũng đã bắt tay vào công cuộc cải cách thể chế trong nước thông quan việc soạn thảo luật bảo vệ sở hữu trí tuệ nước ngoài và cấm chuyển giao công nghệ bắt buộc, đồng thời giảm tổng mức thuế trong một loạt các sản phẩm.
Nếu được thực hiện đúng cách, các thay đổi này chắc chắn sẽ khuyến khích tất cả các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc, hơn nữa còn mở rộng quy mô đầu tư. Trong khi đó, sự chân thành và quyết tâm của Trung Quốc vì một môi trường thương mại toàn cầu tốt hơn có thể được phần còn lại của thế giới đánh giá cao.
Nếu kế hoạch này thành công, Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp ứng được mục đích thực sự của họ trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là cuộc đối đầu thương mại của Mỹ với hàng loạt các nền kinh tế Trung Quốc, EU, các nền kinh tế đang phát triển.
Chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump và việc sử dụng các biện pháp trừng phạt bằng thuế quan đã làm xáo trộn các mối quan hệ thương mại toàn cầu.
Đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc lôi kéo sự chung tay của cộng đồng quốc tế nhằm thay đổi chủ nghĩa đơn phương của Chính quyền Mỹ.
Hãng tin Reuters hồi đầu tháng 1/2019 dẫn nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho hay, dù Washington không mấy hào hứng về việc cải tổ WTO, Mỹ đã đề nghị thường xuyên giám sát việc cải tổ chính sách thương mại của Trung Quốc như một điều kiện của thỏa thuận thương mại đang đàm phán.
Rất có thể, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng đến biện pháp đánh thuế nếu Bắc Kinh vi phạm cam kết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27152-cai-to-wto-tq-muon-tim-luc-dau-my.html
TQ kiểm tra an toàn sản xuất
trên toàn quốc sau vụ nổ chết chóc
Trung Quốc sẽ tiến hành chương trình kiểm tra kéo dài một tháng trên toàn quốc về vấn đề an toàn hỏa hoạn và hóa chất nguy hiểm, sau khi xảy ra vụ nổ làm 78 người chết tại một nhà máy thuốc trừ sâu tuần trước.Reuters dẫn lời Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp nói trong một thông báo cuối ngày 27/3 rằng chính quyền cần “hiểu sâu” về các bài học từ vụ nổ làm hàng chục người chết ở tỉnh Giang Tô.
XEM THÊM:
Số người chết trong vụ nổ nhà máy hóa chất ở TQ lên tới 64
Các cơ quan phụ trách về an toàn được yêu cầu phải điều tra các doanh nghiệp “nhỏ và hỗn loạn” và đảm bảo rằng các công ty không đủ tiêu chuẩn phải bị đóng cửa.
Theo Reuters, họ cũng chịu áp lực phải trấn áp một loạt các hoạt động như lưu trữ bất hợp pháp hoặc quá mức các vật liệu hóa chất nguy hiểm.
Vụ nổ ở Giang Tô một tuần trước xảy ra tại một nhà máy nơi sản xuất hơn 30 hợp chất hóa học hữu cơ.
Truyền thông nhà nước nói rằng công ty sở hữu từng vi phạm về an toàn và đã nhiều lần bị phạt.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-ki%E1%BB%83m-tra-an-to%C3%A0n-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-tr%C3%AAn-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-sau-v%E1%BB%A5-n%E1%BB%95-ch%E1%BA%BFt-ch%C3%B3c/4851503.html
Chìm trong ‘núi’ nợ
vì tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường,
Maldives loay hoay tìm cách thoát khỏi bi kịch bị TQ ‘bòn rút’
Cố vấn chính của tân tổng thống cho biết các khoản nợ chưa được báo cáo có thể đẩy tổng số nợ lên 3 tỷ USD – đây là con số quá lớn đối với một đảo quốc chỉ có 400 nghìn dân.Thể hiện cho khoản nợ khổng lồ mà Maldives đang gánh đỡ chính là cây cầu hữu nghị Maldives – Trung Quốc cùng một cổng vòm màu xanh cao vút, 4 làn xe ở Ấn Độ Dương nối liền thủ đô của quốc gia này với sân bay quốc tế và hòn đảo nhân tạo Hulhumale. Chính thức khai trương vào năm ngoái, đây là dự án hàng đầu trong các khoản đầu tư đang ngày một tăng của Trung Quốc vào Maldives dưới thời cựu tổng thống Abdulla Yameen.
Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc nói về các dự án tại Maldives là ví dụ cho thấy Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của họ có thể thúc đẩy sự phát triển của những quốc gia nhỏ hơn như thế nào, thì chính phủ mới của đất nước này lại nhận thấy một viễn cảnh tăm tối hơn thế.
Họ tuyên bố rằng, chính quyền của ông Yameen đã ‘trói buộc’ cả quốc gia vào ‘núi’ nợ khổng lồ – chủ yếu là từ Trung Quốc – bằng các hợp đồng đầu tư liên quan đến lợi ích cá nhân của các quan chức tham nhũng.
Đảo quốc nhỏ bé cùng “núi” nợ không thể tưởng tượng
Trong 3 tháng qua, Maldives đã phải rất chật vật để công khai toàn bộ quy mô của khoản nợ với Trung Quốc, hầu hết là các khoản bảo lãnh của chính phủ đối với các khoản vay mà Trung Quốc cung cấp cho các công ty. Dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy, con số này đã lên tới 935 triệu USD, 600 triệu trong số đó là chính phủ nợ trực tiếp từ Bắc Kinh.
Mohamed Nasheed, cố vấn chính của Tân Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih và là cựu tổng thống, cho rằng các khoản nợ được bảo lãnh mà chưa được báo cáo có thể đẩy tổng số nợ lên tới 3 tỷ USD, ông trả lời tờ FT. Đây là một số tiền lớn đến mức không thể tưởng tượng được đối với một đất nước chỉ có 400 nghìn người, mà GDP năm 2017 đạt 4,9 tỷ USD.
Ibrahim Ameer, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết chính phủ mới sẽ yêu cầu Trung Quốc cắt giảm số tiền còn nợ, cũng như chỉnh sửa mức lãi suất và thời gian đáo hạn cho họ. Họ đưa ra lập luận rất thẳng thắn, đó là các chi phí dự án đã công bố và các khoản vay để ‘rót’ vốn đã bị ‘thổi phồng’ ở mức đáng kể, phần lớn số tiền chênh lệch đều được chính quyền ông Yameen ‘bỏ túi’.
Các khoản đầu tư của Trung Quốc bùng nổ tại đảo quốc Maldives bắt đầu từ năm 2014, khi ông Tập Cận Bình thực hiện chuyến thăm đầu tiên với tư cách nguyên thủ quốc gia đến đây. Kể từ đó, Bắc Kinh ngày càng chú ý tới Maldives bởi vị trí chiến lược của đảo quốc này, dù dân số là rất ít.
1 năm trước khi thực hiện chuyến thăm này, ông Tập đã công bố về trọng tâm mới cho chính sách đối ngoại của mình, đó là BRI. Chiến lược rõ ràng đã tạo ra ‘cú hích’ mới đối với các công ty nhà nước của Trung Quốc trong việc tài trợ và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn trên khắp châu Á và ngoài khu vực này.
Các kế hoạch đầy tham vọng của ông Yameen đối với Greater Male khiến địa điểm này trở thành mục tiêu ‘béo bở’ cho các dự án BRI. Chính phủ của ông này cho biết rằng họ không thể cung cấp các dịch vụ công cộng một cách đầy đủ cho tất cả 200 hòn đảo đều có người sinh sống, và rằng việc tập trung dân cư tại Male và đảo nhân tạo Hulhumale là hợp lý hơn.
Theo đó, các khoản cấp vốn từ Trung Quốc là trọng tâm của dự án này. Số liệu của Bộ Tài chính Maldives cho thấy hơn 1 tỷ USD các khoản vay đã được thỏa thuận trong vòng 4 năm, sau chuyến công du của ông Tập, tất cả đều được chính phủ Maldives trực tiếp vay hoặc bảo lãnh.
Các công ty nhà nước Trung Quốc đã cho vay 547,9 triệu USD để xây dựng 11 nghìn căn hộ cho các tòa nhà được thi công trong giai đoạn thứ 2 của Hulhumale. Sau đó, họ tiếp tục cho vay 180,9 triệu USD để phát triển mạng lưới điện đến hòn đảo mới và 421 triệu USD nhằm mục đích mở rộng sân bay phục vụ di chuyển cho Male và Hulhumale.
Dự án nổi tiếng nhất chính là Cây cầu Hữu nghị 210 triệu USD, trong đó 126 triệu USD đến từ chính phủ Trung Quốc và khoản vay 68 triệu USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ 2 tuần sau khi các loại phương tiện chính thức lăn bánh trên cây cầu này vào tháng 9 năm ngoái, thì ông Yameen mất đi vị trí tổng thống với kết quả bầu cử gây shock, sau đó là sự giám sát chặt chẽ của chính quyền mới đối với các khoản vay từ Trung Quốc.
BRI vấp phải sự phản đối từ nhiều nước
Tranh cãi xung quanh các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Maldives là một trong những điều gây lo ngại cho sáng kiến này của Bắc Kinh. Gần đây, các chính phủ mới của nhiều quốc gia đã tìm cách hủy bỏ hoặc sửa đổi những thỏa thuận với Trung Quốc.
Tháng trước, thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad phát biểu trước truyền thông rằng nước này sẽ trở nên “nghèo đói” nếu họ tiếp tục tiến hành dự án xây dựng đường sắt với Trung Quốc trị giá 20 tỷ USD do người tiền nhiệm của ông ký kết.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh vào tuần trước, ông Mohamad đã cảnh báo về nguy cơ của “một chủ nghĩa thực dân mới”. Theo đó, Pakistan, Sri Lanka và Myanmar cũng đưa ra quan điểm tương tự.
Trung Quốc đã có phản hồi về những ý kiến cho rằng BRI đang đẩy các quốc gia vào “cái bẫy nợ”, họ cho biết chương trình này cho phép các quốc gia đang phát triển hưởng lợi từ các khoản tài trợ và kỹ năng về chuyên môn của mình.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Le Yucheng nói: “BRI đã được hưởng ứng nồng nhiệt, vượt xa sự mong đợi của chúng tôi”, ông gọi đó là “nỗ lực để xây dựng trật tự quốc tế công bằng và bình đẳng hơn.”
Cuối tháng 1/2016, Wang Fukang, sau này là Đại sứ Trung Quốc tại Maldives, đã đích thân di chuyển tới hòn đảo cách thủ đô 36km về phía nam để chứng kiến việc ký kết thỏa thuận xây dựng khu nghỉ dưỡng lớn nhất Maldives từ trước tới nay.
Tại đó, một đại diện của Công ty Kiến thiết Giao thông Trung Quốc (CCCC) đã ký hợp đồng với Ahmed Siyam Mohamed – lãnh đạo một trong các đảng thuộc liên minh cầm quyền của ông Yameen, và là một “ông trùm” ngành du lịch của đảo quốc này.
Một thông báo được cập nhật trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc cho biết các công ty đã đồng ý xây dựng khu resort lớn nhất Maldives, với 509 phòng và lần đầu tiên được xây dựng bởi một công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên thông báo này không đề cập đến các điều khoản của thỏa thuận, tất cả đều là “bí mật” cho đến khi chính phủ mới “phanh phui”. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, công ty của ông Siyam “rót” vốn cho dự án này bằng khoản đi vay từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, các khoản vay được chính phủ Maldives bảo lãnh là 127,5 triệu USD.
Chính phủ mới nỗ lực thoát khỏi thảm cảnh bị Trung Quốc “hút cạn”
Mối lo ngại lớn nhất của chính phủ mới liên quan đến khoản vay được bảo lãnh 646 triệu USD từ Trung Quốc cho Tập đoàn Housing Development Corporation, một công ty nhà nước của Maldives chịu trách nhiệm phát triển Hulhumale.
Trong đó, 85% được dùng để sử dụng cho dự án xây dựng 11 nghìn căn hộ trên đảo này vào giai đoạn 2. Hiện tại, những dự án dân cư này, bao gồm việc xây dựng 16 tòa nhà 25 tầng của China State Construction Engineering, vẫn đang được thực hiện.
Những ý kiến phản đối từ phía Maldives là sự “tiếp sức” cho nhiều quan điểm trước đó đã cảnh báo BRI chỉ là “cái bẫy nợ”.
Theo đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc thành lập một công ty phát triển tài chính quốc tế vào tháng 10 vừa rồi. Cơ quan này sẽ cạnh tranh với BRI bằng cách mở rộng các khoản cho vay ở châu Á và châu Phi, dù mức giới hạn 60 tỷ USD vẫn nhỏ hơn nhiều so với các khoản vay được gia hạn theo BRI.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ đã “đưa ra các khoản vay ưu đãi cho một số dự án phát triển phù hợp với mong muốn của Maldives”, và cả hai quốc gia “đều đã cân nhắc về những yếu tố như khung nợ bền vững.”
Hồi tháng 2, cảnh sát Maldives cho biết rằng họ đã yêu cầu công tố viên buộc tội ông Yameen, do cung cấp thông tin sai lệch trong một cuộc điều tra về những khoản tài trợ bất thường xung quanh việc cho thuê đảo để xây dựng khu resort. Các tài khoản ngân hàng của ông Yameen cũng bị cảnh sát đóng băng hồi tháng 12, với tổng số tiền là 6,5 triệu USD.
Ông Yameen không đưa ra phản hồi về sự việc. Tuy nhiên, một phát ngôn viên đã đưa ra tuyên bố, phủ nhận mọi hành vi sai trái và các cộng sự chính trị cũng bảo vệ ông trước những cáo buộc tham nhũng.
Chính quyền của thủ tướng Ấn Độ, Narenda Modi, đã nắm bắt cơ hội để tái xây dựng mối quan hệ khăng khít với Maldives. Hồi tháng 12, ông Solih đã có một chuyến thăm Ấn Độ và chấp nhận khoản hỗ trợ tài chính là 1,4 tỷ USD.
Mối quan hệ với một nước láng giềng lớn của họ, hiện cũng đang “tranh giành” tầm ảnh hưởng với Trung Quốc, sẽ mang đến cho chính phủ mới của Male động lực khi họ thuyết phục Bắc Kinh điều chỉnh mức nợ.
Dù các quan chức cho biết rằng họ vẫn sẽ coi Trung Quốc là một đối tác quan trọng, nhưng cũng khẳng định rằng những thương vụ trong tương lai sẽ được cân nhắc cẩn trọng hơn so với những năm gần đây.
Ông Narsheed cho biết: “Chúng tôi nghĩ thật sai lầm khi Trung Quốc đẩy chúng tôi đến tình thế gặp khó khăn khi giải quyết số tiền mà họ đã tài trợ. Chúng tôi không muốn bị Trung Quốc ‘bòn rút’.”
http://biendong.net/diem-tin/27182-chim-trong-nui-no-vi-tham-gia-vao-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-maldives-loay-hoay-tim-cach-thoat-khoi-bi-kich-bi-tq-bon-rut.html
Dầu cọ : Indonesia đe dọa rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris
Trọng ThànhMột bộ trưởng Indonesia hôm 27/03/2019, tại một diễn đàn về dầu cọ, tuyên bố Jakarta có thể rút khỏi Thỏa thuận về Khí hậu Paris 2015, nếu Liên Hiệp Châu Âu vẫn duy trì dự án loại dầu cọ ra khỏi danh sách các thành phần dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học của châu Âu từ đây đến năm 2030.
Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư và nhà sản xuất dầu cọ số một thế giới.
Thông tín viên Joel Bronner tường trình từ Jakarta :
« Tại Indonesia, ngành sản xuất dầu cọ được coi như một lợi ích quốc gia, gắn liền với phát triển. Chính quyền Jakarta thường chống lại các tấn công nhắm vào ngành trồng cọ bằng mọi giá, hàng năm tạo ra hơn 30 triệu tấn dầu, chủ yếu tại hai đảo lớn Sumatra và Kalimantan.
Trong khi lĩnh vực này là nguồn sinh kế của hàng triệu người Indonesia, thì ngược lại ở châu Âu, người ta nhấn mạnh đến hình ảnh xấu của việc trồng cọ, khiến rừng nhiệt đới Indonesia bị phá hủy hàng loạt trong mấy thập niên trở lại đây. Việc phá rừng được sử dụng như một luận điểm chính trong chủ trương gạt dầu cọ ra khỏi các thành phần chế tạo nhiên liệu sinh học tương lai của Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190328-dau-co-indonesia-thoa-thuan-khi-hau-paris
Nhận xét
Đăng nhận xét