Tin khắp nơi – 29/03/2019

Tin khắp nơi – 29/03/2019

TT Trump bác ý kiến của cố vấn,

ủng hộ ngân sách cho Thế vận hội Đặc biệt

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm, 28/3, bác bỏ ý kiến của nhóm cố vấn về ngân sách, và ủng hộ việc cấp tiền cho Thế vận hội Đặc biệt, sau khi đề xuất trước đó của ông về cắt ngân khoản cho chương trình thể thao này dẫn đến những chỉ trích gay gắt từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Bản đề xuất về ngân sách cho tài khóa 2020 của ông Trump, được công bố đầu tháng này, không có phần cấp tiền cho Thế vận hội Đặc biệt, trong khi tổ chức này được cấp 17,6 triệu đô la trong năm tài chính hiện nay.
Không có dấu hiệu nào cho thấy quốc hội Mỹ sẽ đồng ý ngưng cấp tiền cho chương trình Thế vận hội Đặc biệt nổi tiếng, bất chấp đề xuất của ông Trump. Hồi năm ngoái, ông cũng đã tìm cách cắt đi khoản tiền dành cho tổ chức đó, nhưng các nhà lập pháp đã đưa nó trở lại ngân sách.
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Betsy DeVos đã vất vả tìm cách bảo vệ đề xuất của ông Trump trong phiên điều trần ở quốc hội, còn cả đảng Cộng hòa của ông Trump lẫn đảng Dân chủ đối lập đều đã lên án động thái này.
Thế vận hội Đặc biệt là tổ chức thể thao lớn nhất thế giới dành cho trẻ em và người lớn bị thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật.
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Trump nói ông mới được biết về cuộc tranh cãi vào sáng 28/3.
“Tôi đã từng đến thăm Thế vận hội Đặc biệt, tôi nghĩ nó thật tuyệt vời và tôi vừa mới duyệt ngân quỹ. Tôi đã nghe nói về những tranh cãi sáng nay. Tôi đã bác bỏ ý kiến của các phụ tá. Chúng tôi sẽ cấp tiền cho Thế vận hội Đặc biệt”, ông Trump nói.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ngan-sach-the-van-hoi-dac-biet/4853431.html

‘Cuộc điều tra cáo buộc ông Trump thông đồng với Nga

vẫn chưa chấm dứt’

Nguyễn Quốc KhảiGửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ
Theo bản tóm tắt của ông Bộ trưởng Tư pháp William Barr, cuộc điều tra Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 của Hoa Kỳ để giúp ông Trump thắng cử nhưng ông Trump cũng như bất cứ ai trong chiến dịch tranh cử lại không âm mưu hoặc phối hợp với nước Nga trong cuộc tranh cử.
Ông Mueller nói: “Trong khi báo cáo không kết luận Tổng thống phạm tội, nhưng cũng không giải tội cho ông.” Ông Mueller từ chối không nói ông Trump phạm tội ngăn cản việc điều tra hay không mà để cho Bộ trưởng Tư pháp quyết định.
Báo cáo tóm tắt trên đây đã không thay đổi công luận về sự liên hệ giữa ông Trump và Nga. Theo cuộc thăm dò dư luận của SSRS/CNN đa số dân Hoa Kỳ (56%) nghĩ rằng Tổng thống và chiến dịch tranh cử của ông đã thông đồng với Nga để thay đổi kết quả của cuộc bầu cử.
‘Báo cáo Mueller’ liệu có kết thúc mọi việc?
Ông Trump ‘không đồng lõa với Nga’
Cựu giám đốc tranh cử của ông Trump lãnh thêm án
Tại sao công luận không tin vào bản báo cáo tóm tắt?
Tôi hơi ngạc nhiên về kết quả điều tra theo báo cáo tóm tắt. Có nhiều lý do đưa đến sự ngạc nhiên chính đáng đối với một người dân bình thường như tôi, không phải là một luật gia hay nhà chính trị.
Những sự kiện rõ rệt xảy ra trước, trong khi tranh cử và ngay cả sau khi ông Trump thắng cử khiến người ta phải nghi ngờ có sự thông đồng giữa ông Trump hay chiến dịch tranh cử với Nga.
Thật vậy, vào giữa năm 2016, FBI đã tình nghi như thế và đã tự động mở cuộc điều tra sau khi FBI dưới thời Giám đốc James Comey biết được ông George Papadopoulos, phụ tá chiến
dịch tranh cử của ông Trump tiết lộ riêng với một nhà ngoại giao cao cấp của Úc rằng Nga có hàng ngàn email về chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton.
FBI cũng đã biết cuộc họp vào tháng 6, 2016 tại Trump Tower ở New York của Donald Trump Jr, con trai của ông Trump, Jared Kushner, con rể của Trump, và Paul Manafort, Chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump lúc đó, với hai nhà vận động hành lang Nga làm việc cho chính phủ Nga.
Thật sự, FBI không phải là cơ quan đầu tiên điều tra ông Trump.
Theo báo Business Insider, chính những người trong Đảng Cộng hòa chống Trump đã bắt đầu cuộc điều tra trong thời gian bầu cử sơ cấp của Đảng Cộng hòa cho đến khi ông Trump được chọn chính thức làm ứng cử viên tổng thống. Cuộc điều tra sơ khởi này đã khám phá ra nhiều liên hệ mật thiết giữa ông Trump và Nga. Sau này, FBI và Ủy ban Tình báo Thượng viện đã sử dụng kết quả của cuộc điều tra sơ khởi.
Trong thời gian chuyển tiếp vào cuối năm 2016, ông Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia đầu tiên của ông Trump, đã bí mật liên lạc với Đại sứ Nga Sergey Kislyak và một số viên chức ngoại gia Nga lúc đó để thảo luận về việc những biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ.
Sau này khi bị điều tra ông Flynn đã nói dối FBI về những cuộc tiếp xúc người Nga. Hơn thế nữa, ông Trump đã khuyến cáo ông James Comey, Giám đốc FBI lúc đó, nên ngưng điều tra ông Flynn.
Vài tháng sau, vào 9/5/2017, ông Trump cách chức ngay chính ông Comey. Những lời tuyên bố mà ông Trump và Nhà Trắng cho thấy ông Comey đã gây quá nhiều áp lực lên Tổng thống qua vụ FBI điều tra Nga can thiệp vào cuộc bầu cử nên ông Trump muốn chấm dứt cuộc điều tra này.
Tổng thống Trump cũng tuyên bố như vậy trên truyền hình quốc gia. Báo New York Times tường thuật rằng ông Trump đã khoe khoang với hai nhà ngoại giao cao cấp Nga về việc cách chức Giám đốc FBI đã loại trừ được việc làm bệnh hoạn.
Trong hơn ba năm ông Trump liên tiếp phủ nhận không hề có một dự tính làm ăn nào tại nước Nga. Ông từng nói “Tôi không dính líu gì với nước Nga, không có thỏa hiệp, không có món nợ, không có gì cả.”
Nhưng đến cuối năm 2018, hai sự kiện không chối cãi được đã xảy ra: (1) ông Michael Cohen, cựu luật sự của ông Trump khai báo với ông Mueller về dự án xảy Trump Tower tại Moscow; (2) Ít ngày sau đó, CNN tìm được một tài liệu về dự án xảy cất này với chữ ký của ông Trump đề ngày 28/10/2015, bốn tháng sau khi ông Trump đã tuyên bố tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.
Theo Reuters, toán điều tra Mueller đặc biệt để ý đến dự án lớn Trump Tower mà ông Trump tiếp tục theo đuổi trong thời gian tranh cử.
Theo những cơ quan tình báo của Hoa kỳ, cùng lúc đó chính quyền Putin đang tuyên truyền để quảng cáo cho ông Trump. Dự án Trump Tower tại khu thương mại Moscow, bao gồm những condominium đắt tiền và một khách sạn sang trọng, đòi hỏi phải có giấy phép của chính quyền Nga. Nếu hoàn tất dự án này có thể mang lại cho Trump Organization hàng triệu Mỹ kim.
Đặc biệt hơn cả, toán điều tra Mueller đã buộc tội và kết án năm trong sáu cựu cố vấn của ông Trump. Người còn lại, Roger Stone, chờ ra tòa vào tháng 11 năm nay. Riêng hai ông Paul Manafort và Rick Gates, cựu chủ tịch và phó chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump đã phạm tội làm việc với chính phủ Ukraine, âm mưu chống lại Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump liên tiếp gọi cuộc điều tra của Mueller là “cuộc săn lùng phù thủy” và từng tuyên bố “Đáng lẽ không bao giờ nên có cuộc điều tra Mueller, bởi vì không bao giờ có gì sai trái cả.” Kết quả trình bày ở trên tuy rằng chưa đầy đủ, là câu trả lời rõ ràng.
Công luận trông đợi bản báo cáo đầy đủ
Tôi thật sự thất vọng nếu Quốc hội cũng như nhân dân Hoa Kỳ chỉ nhận được bản tóm tắt bốn trang của Bộ trưởng Tư pháp William Barr.
Trên nguyên tắc Bộ trưởng Tư pháp không bị đòi hỏi phải đệ trình toàn bộ báo cáo của Công tố viên Đặc biệt, nhưng để bảo đảm sự minh bạch, tôi hy vọng ông Barr sẽ đáp lại nguyện vọng của Quốc hội và của dân chúng là muốn có toàn bộ báo cáo về một cuộc điều tra nghiêm trọng đã kéo dài gần hai năm.
Không có lý do gì để Quốc hội không được thấy toàn bộ báo cáo này. Dân chúng có thể không được thấy những phần liên quan đến những cuộc điều tra còn đang tiếp diễn, bồi thẩm đoàn luận tội hay những điều bí mật không thể công khai hóa.
Hạ viện đã thông qua một nghị quyết với số phiếu 420-0 yêu cầu toàn bộ báo cáo Mueller. Nhưng rất tiếc, Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã không thông qua được nghị quyết do Lãnh tụ Thiểu số Chuck Schummer đệ trình vì ông Mitch McConnell, Lãnh tụ Đa số, đã ngăn cản.
Những nhà lãnh đạo của sáu tiểu ban Hạ viện gồm Tình báo, Tư pháp, Giám sát, Tài Chánh, Ngoại Giao, và Chuẩn Chi Ngân Sách đã gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp để yêu cầu toàn bộ báo cáo vào ngày 2/4/2019.
Ngoài ra hai viện Quốc hội cũng đang chuẩn bị yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp và Robert Mueller ra điều trần. Hy vọng rằng Quốc hội và người dân Hoa Kỳ sẽ được biết nhiều hơn là bản tóm tắt bốn trang của ông Barr, đặc biệt là cuộc điều trần ở Quốc hội sẽ cho biết lý do nào Bộ trưởng Tư pháp kết luận rằng Tổng thống không ngăn cản công lý.
Ngoài ra, báo chí Mỹ và quốc tế với hệ thống săn tin rộng lớn khắp nơi sẽ tìm tòi và phanh phui ra nhiều chi tiết hơn về báo cáo Mueller. Với bốn trang báo cáo, chúng ta chưa thể có một nhận định chính xác được.
Roger Stone: Một đồng minh của Trump bị bắt
Michael Cohen khai Trump chỉ đạo ông nói dối
Trump: tình báo Mỹ ‘ngây thơ’ và nên ‘đi học lại’
Điều hài lòng và thất vọng nhất trong bản báo cáo tóm tắt
Điều làm nhiều người hài lòng là cuộc điều tra của ông Mueller đã được hoàn tất.
Đối với ông Trump, một ông tổng thống với tính bất thường, người ta lo ngại ông có thể cách chức ông Mueller, như đã cách chức ông Comey. Đảng Dân chủ đã phải mở một chiến dịch vận động dư luận để bảo vệ toán điều tra Mueller trong suốt gần hai năm qua.
Ông Comey nhận định rằng “Nga thật sự đã can thiệp rộng rãi và sâu đậm vào cuộc bầu cử 2016 của Hoa Kỳ với mục đích làm hại một ứng cử viên và giúp đỡ người kia.” Việc giao du giữa các cố vấn của ông Trump và nhân viên ngoại giao và tình báo Nga xảy ra ngay trong nước Mỹ đã không bị khám phá kịp thời. Mãi đến giữa năm 2016, qua khỏi thời gian bầu cử sơ khởi đã lâu và chỉ còn năm tháng đến cuộc bầu cử chính thức, FBI mới khởi sự hành động, như thế là quá trễ.
Một điều khiến nhiều người khá thất vọng là ông Mueller đã tránh không làm tròn trách nhiệm của một công tố viên đặc biệt để phán xét Tổng thống Trump có ngăn cản công lý hay không mà để cho ông Barr, một người do ông Trump bổ nhiệm quyết định.
Ở vị trí này ông Bộ trưởng Tư pháp vừa đóng vai thẩm phán vừa đóng vai bồi thẩm đoàn, một chuyện chưa từng thấy trong lịch sử của ngành tư pháp Hoa Kỳ.
Một trong những lý do cần có một công tố viên đặc biệt trong những trường hợp vi phạm luật pháp nghiêm trọng như vụ Watergate, Trump-Nga là để có một cuộc điều tra độc lập và tránh chính trị đảng phái xen vào quyết định buộc tội. ông Mueller lại tránh né không làm quyết định thành ra tính cách độc lập đã mất đi và chính trị đã xen vào vụ án Trump-Nga.
Năm ngoái, chính ông Barr đang làm việc trong lãnh vực tư từ 1993, đã gửi thư cho Bộ Tư pháp, những luật sư của ông Trump và những luật sư đại diện một số người khác liên hệ tới việc Nga can thiệp. Trong thư này ông Barr nói rằng cuộc điều tra Mueller về ngăn cản công lý không có căn bản về mặt pháp lý và Bộ Tư pháp không nên hỗ trợ.
Có thể chính vì lập trường này mà ông Barr được mời trở lại Bộ Tư pháp sau 16 năm để làm nhiệm vụ xóa tội cho Tổng thống Trump.
Cuộc điều tra Trump-Nga chưa thực sự kết thúc
Sau khi bản tóm tắt của Bộ trưởng Tư pháp được phổ biến, nhiều người đã vội ăn mừng. Cuộc điều tra Mueller đã thực sự chấm dứt, nhưng cuộc điều tra về ông Trump và can thiệp của Nga không nhất thiết chấm dứt ở đây. Hiện tại còn nhiều điều tra và án tòa liên hệ khác đang tiếp diễn.
Thật vậy, văn phòng của ông Mueller đã chuyển giao một số vụ án cho các văn phòng khác của Bộ Tư pháp, phần lớn là ở Southern District of New York và Washington-DC vào đầu năm nay.
Những văn phòng này đang thực hiện những cuộc điều tra về những hoạt động của ông Trump và những cộng sự viên trong thời gian trước, trong khi và sau cuộc bầu cử.
Văn phòng Tư pháp tại Manhattan, New York, đang điều tra ông Trump về những món tiền được trả cho những phụ nữ có quan hệ với ông ta để bịt miệng những người này trong thời gian tranh cử. Những trường hợp mua chuộc như thế này nếu có thật đã vi phạm luật bầu cử của Hoa Kỳ. ông Cohen và một số viên chức của Trump Organization đang hợp tác với cuộc điều tra.
Những công tố viên ở New York cũng đang điều tra về tiền bạc của Ủy ban Lễ Nhậm chức của Tổng thống Trump, đặc biệt yểm trợ tài chánh nếu có của những chánh phủ ngoại quốc như Nga và United Emirates cho ủy ban hầu tạo ảnh hưởng đối với chính sách của Nhà Trắng.
Ủy ban Tình báo Hạ viện mới đây đã gửi cho Bộ Tư pháp lời khai của một số người mà những nhà lập pháp tin rằng họ nói dối Quốc hội, Trong số những người này có Donald Trump, Jr. và Erik Prince, một phụ tá của ông Trump.
Ủy ban Tư pháp Hạ viện cũng đã phát động một cuộc điều tra rộng lớn về mọi khía cạnh của ông Trump: cuộc sống riêng tư, giao dịch tài chánh, chiến dịch tranh cử tổng thống, ủy ban nhậm chức, và kinh doanh.
Vào đầu tháng này, Ủy ban Tư pháp Hạ viện yêu cầu 81 cá nhân, tổ chức và thực thể liên quan đến ông Trump và những cuộc điều tra đang diễn ra, cung cấp tài liệu. Dân biểu Jerry Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp cho biết trong cuộc phỏng vấn truyền hình của ABC rằng ông muốn điều tra việc ngăn cản công lý, tham nhũng và lạm dụng quyền lực của ông Trump.
Ông Michael Cohen trong cuộc điều trần sôi nổi trước Ủy ban Giám sát Hạ viện một tuần trước đã ám chỉ rằng ông Trump và những nhân vật chung quanh đã vi phạm những tội hình sự. Điều này đã khiến cho Ủy ban Tư pháp phải hành động.
Ông Roger Stone, một chiến lược gia lâu năm của Đảng Cộng hòa và là cố vấn lâu năm của ông Trump đã bị toán điều tra Mueller buộc vào bẩy tội bao gồm ngăn cản công lý, mua chuộc nhân chứng và gian dối, nhưng không nhận lỗi.
Ông Stone bị tình nghi móc nối với Wikileaks để thu thập những điện thư của Bà Hillary Clinton do Nga cung cấp. Văn phòng Tư pháp tại Washington DC sẽ tiếp tục sử ông Stone vào cuối năm nay.
Do đó, những rắc rối về pháp lý đối với Tổng thống Trump và một số người cộng tác với ông còn lâu mới thật sự chấm dứt. Ngoài ra, một khi toàn bộ báo cáo được phổ biến ít nhất cho Quốc hội, chúng ta sẽ có thêm tài liệu để suy nghĩ về báo cáo Mueller.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Quốc Khải, cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân Hàng Thế Giới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47743314

TT Trump cáo buộc phe ủng hộ điều tra Nga

 tìm cách tiếm quyền

Tại một cuộc vận động chính trị đầu tiên kể từ khi kết thúc cuộc điều tra về khả năng thông đồng với Nga, Tổng thống Donald Trump hôm 28/3 cáo buộc những ai hậu thuẫn cuộc điều tra cố gắng lật ngược cuộc bầu cử năm 2016 và tìm cách tiếm quyền một cách bất hợp pháp.
Tuyên bố rằng đất nước “bị tổn thương” vì cuộc điều tra, theo Reuters, ông Trump gọi các đối thủ của mình là “những kẻ thua cuộc” và ông vui mừng vì cuộc điều tra đã chấm dứt.
“Sau ba năm nói dối, bôi nhọ và vu khống, trò lừa bịp về Nga cuối cùng đã chết. Ảo tưởng về chuyện thông đồng đã kết thúc”, ông Trump nói với đám đông hàng nghìn người.
Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng “cuộc truy sát chính trị liên quan tới Nga là một kế hoạch của những kẻ thua trong cuộc bầu cử, muốn tìm cách tiếm quyền một cách trái pháp bằng cách quy chụp cho những người Mỹ vô tội, nhiều người trong số đó đã khốn đốn, với một trò lừa bịp tinh vi”.
XEM THÊM:
Ông Mueller: Chiến dịch của TT Trump không ‘âm mưu’ với Nga
Cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller không phát hiện ra rằng các thành viên chiến dịch tranh cử của ông Trump “âm mưu hoặc phối hợp” với chính phủ Nga để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Hãng tin AP đưa tin như vậy, trích dẫn bản tóm tắt dài 4 trang về kết quả điều tra của ông Mueller mà Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr gửi tới Quốc hội Mỹ chiều ngày 24/3.
Theo Reuters, tin đó đã khiến ông Trump và những người thân cận với ông vui mừng sau khi đã dành hai năm đầu nhiệm kỳ để đối phó với nhiều sự nghi ngờ về chuyện ông thắng cử.
Sau công bố trên, ông Trump gọi việc đối thủ ủng hộ cuộc điều tra là hành động phản quốc xấu xa.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-phe-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-nga-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-ti%E1%BA%BFm-quy%E1%BB%81n/4853211.html

Quan chức Mỹ, Triều Tiên có mặt ở Bắc Kinh:

Đường đến thượng đỉnh lần 3 phải qua TQ?

Cố vấn ngoại giao Triều Tiên đã đến Bắc Kinh thứ Ba (26/3) khi nhà đàm phán chính của Mỹ cũng đang có mặt, cho thấy Trung Quốc có vai trò trong giai đoạn đàm phán mới giữa 2 nước.
Truyền thông Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết ông Ri Su-yong, cựu ngoại trưởng Triều Tiên, Phó chủ tịch ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên, đã được Ji Jae-ryong, Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc, đón tại sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh cùng các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc sáng 26/3.
Trong khi đó, ông Stephen Beigun, đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên của Mỹ cũng có mặt ở Bắc Kinh. Theo thông tin chính thức của Đại sứ quán Mỹ, ông Beigun, đến Bắc Kinh vào cuối tuần trước, thực hiện nhiệm vụ tiếp tục phối hợp với Trung Quốc về các chính sách liên quan đến vấn đề Triều Tiên.
Chi tiết về lịch trình của hai nhà ngoại giao không được tiết lộ. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều thông tin suy đoán rằng Washington và Bình Nhưỡng đang tái đàm phán sau khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng trước không đem lại thỏa thuận.
Ông Boo Seung-chan, Giáo sư thỉnh giảng Viện nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, nói rằng các chuyến đi của ông Beigun và ông Ri đã nhấn mạnh quyết tâm thiết lập lại cuộc đối thoại của Washington và Bình Nhưỡng, cũng như vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc.
Có thể nhận thấy những rủi ro và hạn chế của mô hình đàm phán từ trên xuống hiện nay sau khi hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội không ghi nhận một thỏa thuận nào, ông Boo nói.
Ông Beigun lên đường tới Bắc Kinh chỉ vài ngày sau khi ông Trump tuyên bố trên Twitter rằng ông đã rút lại các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên do Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố – một cử chỉ thiện chí rõ ràng đối với Bình Nhưỡng.
Đáp lại, Bình Nhưỡng đã điều các quan chức trở lại văn phòng liên lạc liên Triều tại Kaesong – một vài ngày sau khi rút đi vì Bình Nhưỡng cho rằng Seoul đã quá ngần ngại trong việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt hoặc tham gia vào các dự án kinh tế.
Ông Kim Jong-un đang chịu áp lực ngày càng tăng để xây dựng nền kinh tế Triều Tiên kể từ khi ông tuyên bố đó là ưu tiên chính của ông vào tháng 4 năm ngoái. Nếu không dỡ bỏ lệnh trừng phạt, những tham vọng đó không thể thực hiện được.
Vấn đề kinh tế là lợi điểm lớn nhất của ông Trump trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với ông Kim. Trong lần gặp nhau đầu tiên ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái, ông Trump thậm chí còn chiếu một đoạn phim ngắn, đưa ra viễn cảnh về một nền kinh tế Triều Tiên hiện đại, năng động.
Mặc dù vậy, trong hội nghị thượng đỉnh lần 2 lại không có tiến triển nào được ghi nhận dựa trên sự hiểu biết chung về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên,
Tháng trước, hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa hai nhà lãnh đạo hai bên đã tiết lộ sự khác biệt lớn trong cách hiểu về vấn đề phi hạt nhân hóa và Mỹ cảm thấy Trung Quốc có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc thu hẹp khoảng cách đó, ông Boo nói.
Dù muốn hay không, tình trạng bế tắc có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa. Và Trung Quốc sẽ là một “lá bài” ngoại giao hấp dẫn để Washington sử dụng trong việc phá vỡ bế tắc, ông nói thêm.
Trong cuộc họp báo ở Hà Nội, Tổng thống Trump đã thừa nhận rằng Trung Quốc có thể hữu ích hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa.
Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan, Hồng Kông, cho rằng sự bế tắc có thể chỉ ra vai trò của Trung Quốc trong chương tiếp theo của cuộc đàm phán Mỹ-Triều Tiên.
Và, Zhang nói, Trung Quốc có lý do riêng để giữ mối quan hệ suôn sẻ giữa 2 nước.
http://biendong.net/diem-tin/27226-quan-chuc-my-trieu-tien-co-mat-o-bac-kinh-duong-den-thuong-dinh-lan-3-phai-qua-tq.html

Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc

hội đàm ngày 11/4 ở Washington

Reuters đưa tin như vậy hôm 29/3, dẫn lại nguồn từ hãng Yonhap của Hàn Quốc.
Trích thông báo của văn phòng tổng thống Hàn Quốc, hãng tin này cho biết rằng Tổng thống Trump và người đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ gặp nhau tại thủ đô Washington vào ngày 11/4.
Theo Yonhap, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về cuộc trao đổi bị ngưng trệ giữa Mỹ và Triều Tiên sau khi hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim Jong Un đổ vỡ ở Hà Nội cuối tháng Hai.
Đây là cuộc gặp đầu tiên của nguyên thủ hai nước đồng minh kể từ sau thất bại của cuộc đàm phán Mỹ – Bắc Hàn ở Việt Nam.
XEM THÊM:
ASEAN và Mỹ ‘hoan nghênh’ cuộc gặp thượng đỉnh ở VN
Theo AP, ông Moon đang ở trong tình thế khó khăn liên quan tới cách thức tiếp tục giao tiếp với Bắc Hàn và thúc đẩy ngoại giao hạt nhân.
Hãng tin Mỹ dẫn thông báo của Nhà Trắng và văn phòng của ông Moon nói rằng ông và phu nhân sẽ thăm Mỹ từ ngày 10 tới 11 tháng Tư.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc sẽ gặp ông Trump tại Nhà Trắng để thảo luận các diễn biến liên quan tới Bắc Hàn và các vấn đề song phương.
Hồi đầu tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Choe Son Hui nói rằng nước bà không có ý định thỏa hiệp hoặc tiếp tục đàm phán về hạt nhân trừ khi Mỹ có các bước đi tương xứng với những gì Bắc Hàn tiến hành.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-%C4%91%C3%A0m-ng%C3%A0y-11-4-%E1%BB%9F-washington/4853247.html

Bàn cờ chính trị của Donald Trump

 trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Tú Anh
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tiến đến đâu ? Tổng thống Donald Trump từng hứa sẽ đạt được thỏa thuận với chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 31/03/2019 nhưng ngay sau đó lại thay đổi. Rồi một cuộc họp thượng đỉnh được loan báo vào tháng Tư nhưng không ấn định ngày.
Không có gì bảo đảm là Washington và Bắc Kinh sẽ đạt được thỏa thuận giải quyết bất đồng và xung khắc thương mại trong tương lai gần.
Từ thứ Năm 28/03/2019, một phái bộ đàm phán Mỹ do bộ trưởng Tài Chính Robert Lighthizer dẫn đầu đến Bắc Kinh. Thông tin mới nhất là « có tiến triển nhưng còn quá nhiều chướng ngại phải vượt qua », theo phía Trung Quốc. Còn phía Mỹ thì tuyên bố : « Chúng tôi tiến… nhưng chưa đến ».
Đối với tổng thống Donald Trump, mục tiêu số một là phải tái lập quân bình trong cán cân thương mại với Trung Quốc và chủ nhân Nhà Trắng muốn thấy kết quả cụ thể trước năm 2020, năm bầu cử tổng thống.
Trên bàn cờ, trước những đòn phép tấn công của Mỹ, chính quyền Trung Quốc tìm mọi cách để giới hạn thiệt hại cũng như đẩy lùi càng xa càng tốt nguy cơ đe dọa kinh tế quốc gia và sẵn sàng nhượng bộ trước áp lực.
Áp lực để có được nhượng bộ
Xung khắc về thuế quan đã được thể hiện qua các biện pháp trừng phạt lẫn nhau liên quan đến hàng trăm tỷ đô la mà hồ sơ nổi bật nhất là thép và nhôm.
Để xoa dịu Washington, Bắc Kinh cho biết có thể gia tăng nhập khẩu hàng của Mỹ lên đến 1.200 tỷ đô la trong vòng 6 năm. Mặc khác, hai tuần trước khi mở lại vòng đàm phán, Trung Quốc thông qua một đạo luật mới về bảo vệ sở hữu trí tuệ, cấm một công ty ép buộc đối tác phải chuyển giao công nghệ, một vấn nạn mà giới doanh nghiệp phương Tây cực lực than phiền khi làm ăn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, những nhượng bộ trên đây của Trung Quốc không đủ để khai thông tiến trình đàm phán được hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới mô tả là « rất gay go ». Theo AFP, giới chuyên gia độc lập cũng không tin là Trung Quốc sẽ đồng ý giảm kiểm duyệt thông tin trên mạng.
Đối với tổng thống Donald Trump, những lời hứa từ phía Bắc Kinh, nếu có, chỉ là chiến thuật, thậm chí hứa hảo, từng làm cho nhiều lãnh đạo tiền nhiệm rơi vào bẫy. Ông muốn chính quyền Trung Quốc phải thay đổi thật sự, từ cấu trúc, chấp nhận một nền kinh tế thị trường tự do như Mỹ.
Cụ thể và quan trọng hơn hết là chấm dứt chính sách tài trợ cho các xí nghiệp quốc doanh xuất khẩu, một hình thức cạnh tranh bất chính. Điều kiện này khó có thể được ông Tập Cận Bình thực hiện bởi vì chẳng khác nào phủ nhận thậm chí khai tử chế độ Cộng sản.
Hoa Kỳ còn đòi Trung Quốc không được kềm giá đồng nhân dân tệ và muốn có một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt để theo dõi đối tác có tôn trọng hiệp định thương mại tương lai, trong giả thuyết đạt được kết quả.
Có được nhượng bộ, gây thêm sức ép để cụ thể hóa
Trên thực tế, Donald Trump không giấu mục tiêu sâu xa là luôn luôn đặt Bắc Kinh dưới áp lực thường trực. Các biện pháp áp thuế ban hành vào tháng 01/2018 tiếp tục có hiệu lực trong một thời gian dài cho dù có thỏa thuận hay không.
Matxcơva hiểu rõ trận thế này hơn ai hết trong quan hệ với Donald Trump nên chỉ phản ứng « chờ xem ». Báo cáo Muller « minh oan » cho Donald Trump trong nghi án « thông đồng » với Nga nhưng Matxcơva không có gì bảo đảm là chủ nhân Nhà Trắng sẽ bỏ trừng phạt.
Cứng rắn với Nga vì an ninh nước Mỹ, áp lực với Trung Quốc vì kinh tế, vì công ăn việc làm của dân Mỹ còn là hai lập luận thu hút cử tri. Trong bối cảnh chuẩn bị tranh cử nhiệm kỳ hai, tổng thống thứ 45 của Mỹ muốn chứng tỏ có bản lĩnh đa năng, chỉ có ông mới biết đâu là hư đâu là thực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190329-ban-co-chinh-tri-donald-trump-dam-phan-thuong-mai-my-trung

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung:

2 bên lại phải tiếp tục ở Washington

Mai Vân
Hôm nay, 29/03/2019, hai phái đoàn cao cấp Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc vòng đàm phán thương mại tại Bắc Kinh mà không thấy kết quả cụ thể nào.
Phía Hoa Kỳ tuyên bố rằng các cuộc thảo luận đã được tiến hành trên « tinh thần xây dựng », nhưng không nói gì về kết quả đàm phán và chỉ cho biết là « những cuộc thảo luận quan trọng» này sẽ được tiếp nối tại Washington vào tuần tới.
Các tuyên bố nói trên được đưa ra sau các cuộc gặp giữa đại diện Thương Mại Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin của Mỹ đích thân đến Bắc Kinh để thảo luận với giới lãnh đạo kinh tế cao cấp nhất của Trung Quốc là phó thủ tướng Lưu Hạc và lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước Dịch Cương.
Cả hai phái đoàn đều không nói gì về nội dung mà hai bên thảo luận cũng như kết quả đạt được tại Bắc Kinh. Sự việc cho thấy là bất đồng chưa hoàn toàn được san bằng, đặc biệt trên vấn đề Trung Quốc bị cáo buộc cạnh tranh bất chính khi ồ ạt trợ cấp trong nhiều năm cho các công ty của họ, và tìm cách chiếm hữu các bí quyết công nghệ của các công ty Mỹ.
Trong những ngày qua, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố lạc quan rằng hai bên đã tiến gần đến một thỏa thuận, nhưng các quan chức trong chính quyền của ông đã hạ thấp kỳ vọng về việc sớm đạt được kết quả.
Tại Washington, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, vào hôm qua đã nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán không « phụ thuộc vào thời gian », và có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng nếu cần thiết.
Một trong những khó khăn mới xuất hiện là đề nghị vào tuần trước của ông Trump theo đó một số thuế đã ban hành cần được giữ nguyên kể cả khi có thỏa thuận, để bảo đảm việc Trung Quốc thực hiện đúng các cam kết. Ông Kudlow hôm qua xác nhận rằng Mỹ sẽ không từ bỏ một số « đòn bẩy » để gây áp lực.
Theo hãng tin Pháp AFP, giới phân tích cho rằng biết, việc Mỹ khăng khăng giữ mức thuế 25% đối với 50 tỷ đô la hàng nhập khẩu bị áp thuế trong đợt đầu tiên có thể cản lực mới trên đường tiến tới thỏa thuận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190329-dam-phan-thuong-mai-my-trung-2-ben-lai-phai-tiep-tuc-o-washington

Cố vấn Trump cảnh báo Nga

về sự hiện diện quân sự ở Venezuela

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump hôm 29/3 cảnh báo Nga về sự hiện diện quân sự ở Venezuela, nói rằng bất kỳ động thái nào nhằm thiết lập hoặc mở rộng hoạt động sẽ bị coi là “mối đe dọa trực tiếp” đối với hòa bình quốc tế.
Reuters dẫn lời ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, nói: “Chúng tôi rất thận trọng với các yếu tố ngoại vi đối với Tây bán cầu chống lại việc triển khai thiết bị quân sự đến Venezuela hoặc các nơi khác trên bán cầu, với ý định thiết lập hay hoạt động quân sự”.
Ông Bolton nói thêm:
“Chúng tôi sẽ coi những hành động khiêu khích đó là mối đe dọa trực tiếp đối với hòa bình và an ninh quốc tế trong khu vực”.
Nga hôm 28/3 cho biết họ đã gửi các “chuyên gia” đến Venezuela theo thỏa thuận hợp tác quân sự, nhưng khẳng định họ không đề ra mối đe dọa nào đối với sự ổn định khu vực, gạt bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Trump đối với Moscow là hãy rút tất cả nhân viên quân sự ra khỏi nước này.
Ông Trump cho biết hôm thứ Tư rằng tất cả “các phương án” đã mở ra để buộc Nga phải rút quân ra khỏi Venezuela, sau khi hai máy bay của không quân Nga đáp xuống bên ngoài Caracas hôm thứ Bảy, mang theo gần 100 lính Nga, theo tường thuật của báo chí.
Hoa Kỳ công nhận lãnh đạo của phe đối lập, ông Juan Guaido-người đứng đầu quốc hội Venezuela, là tổng thống lâm thời vào đầu năm nay, sau cuộc bầu cử đầy tranh chấp.
Washington tuyên bố chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro là bất hợp pháp và đã phát động một chiến dịch để ông Guaido được công nhận là nhà lãnh đạo lâm thời. Nga đã nổi lên làm lực lượng ủng hộ chính cho chính phủ Maduro.
Tuyên bố của ông Bolton lên án “việc sử dụng nhân viên quân sự nước ngoài của ông Maduro trong nỗ lực duy trì quyền lực, bao gồm cả việc đưa nhân viên và thiết bị quân sự Nga vào Venezuela”.
Reuters dẫn lời ông Bolton nói:
“Ông Maduro sẽ chỉ sử dụng sự hỗ trợ quân sự này để đàn áp người dân Venezuela, kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế vốn đã tàn phá nền kinh tế Venezuela, và gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực”.
https://www.voatiengviet.com/a/co-van-trump-canh-bao-nga-ve-su-hien-dien-quan-su-o-venezuela/4854085.html

Mỹ gây ‘áp lực tối đa’ lên Venezuela

Hoa Kỳ đang gây “áp lực tối đa” lên chính phủ Venezuela của Tổng thống Nicolas Maduro.
Reuters đưa tin, trích lời một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phụ trách về các biện pháp trừng phạt nói hôm 29/3.
Bà Sigal Mandelker, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề khủng bố và tình báo tài chính, bình luận như vậy ở Singapore.
XEM THÊM:
Mỹ yêu cầu các công ty nước ngoài giảm giao dịch dầu mỏ với Venezuela
Bà chuẩn bị thảo luận các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong những ngày tới với các quan chức chính phủ ở Malaysia, Singapore và Ấn Độ, theo Reuters.
Một ngày trước đó, chính quyền của ông Maduro hôm 28/3 thông báo rằng lãnh đạo đối lập Juan Guaido bị cấm giữ chức vụ công trong vòng 15 năm.
Người tự xưng Tổng thống lâm thời của Venezuela và cũng là Chủ tịch Quốc hội bị cho là không nhất quán về việc tiết lộ tài chính cá nhân và hồ sơ chi tiêu không khớp với mức thu nhập của ông.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-g%C3%A2y-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-t%E1%BB%91i-%C4%91a-l%C3%AAn-venezuela/4853303.html

Mỹ yêu cầu các công ty nước ngoài

giảm giao dịch dầu mỏ với Venezuela

Hoa Kỳ yêu cầu các nhà giao dịch dầu khí và các công ty lọc dầu trên khắp thế giới tiếp tục giảm làm ăn với Venezuela nếu không họ cũng sẽ bị trừng phạt, ngay cả khi việc mua bán này không bị cấm trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã công bố, ba nguồn tin nắm rõ sự việc nói với hãng tin Reuters hôm 28/3.
Động thái này diễn ra trong lúc nỗ lực của Washington nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro để ủng hộ cho lãnh đạo đối lập Juan Guaido đang dậm chân tại chỗ và là bằng chứng nữa cho thấy Mỹ đang dựa vào các công ty không phải của Mỹ để đạt được mục tiêu chính sách ngoại giao của mình.
Mỹ đã áp đặt lệnh chế tài mới đối với ngành dầu mỏ của Venezuela hồi đầu năm nhưng một số công ty vẫn tiếp tục cung cấp năng lượng cho nước này từ Ấn Độ, Nga và châu Âu.
Washington đặc biệt đặt trọng tâm trong việc chấm dứt giao xăng dầu và các sản phẩm tinh chế dùng để pha loãng dầu thô của Venezuela để phù hợp cho xuất khẩu. Năng lượng và dầu diesel cho máy bay sẽ được miễn trừ vì lý do nhân đạo, các nguồn tin cho hay.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ (OFAC) hồi đầu tháng Hai đã công bố một lệnh cấm sử dụng hệ thống tài chính của họ trong các giao dịch dầu khí với Venezuela kể từ sau tháng Tư.
Nhưng ngay trong tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi cho các công ty nước ngoài để nói rằng phạm vi của các lệnh chế tài này còn rộng hơn.
Các nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói rõ rằng mọi hình thức giao dịch dầu khí, cho dù là trực tiếp, gián tiếp hay trao đổi hàng đều được xem là vi phạm.
Một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao cho biết ‘chúng tôi tiếp tục làm việc với các công ty trong lĩnh vực năng lực về những rủi ro tiềm tàng mà họ phải đối mặt nếu tiếp tục làm ăn với PDVSA (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Venezuela).
“Đó làm cách làm của nước Mỹ hiện nay. Họ đặt ra những quy định rồi sau đó họ gọi bạn để giải thích rằng có những quy định không được ghi ra nhưng họ vẫn muốn bạn tuân theo,” một trong những nguồn tin này cho biết.
Washington đang ngày càng tận dụng phạm vi quyền lực dầu khí của mình. Tại một sự kiện dầu khí lớn ở Houston trong tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã có sự xuất hiện hiếm hoi và trình bày tầm nhìn về việc làm việc với các công ty năng lượng để tăng cường cô lập Iran và Venezuela.
Tổng sản lượng dầu thô và nhiên liệu xuất khẩu của Venezuela đã giảm xuống 920.000 thùng một ngày trong tháng đầu tiên thực thi các lệnh trừng phạt từ mức trên 1,5 triệu thùng trong ba tháng trước đó, theo dữ liệu của Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela.
Tuy nhiên, Nga vẫn là một nước ủng hộ mạnh mẽ chính quyền của ông Maduro vốn đã đưa Venezuela vào khủng hoảng kinh tế và nhân đạo.
Trong một hành động leo thang căng thẳng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga rút tất cả binh lính ra khỏi Venezuela sau khi một phái đoàn quân sự Nga được đưa tới ngay bên ngoài thủ đô Caracas. Ông Trump nói rằng ông ‘để ngỏ mọi khả năng’ để buộc Nga làm điều này.
Nga phản hồi rằng họ gửi ‘chuyên gia’ đến Venezuela theo một thỏa thuận hợp tác quân sự đã được ký kết từ trước.
Các công ty giao dịch dầu mỏ lớn nhất có trụ sở ở châu Âu bao gồm Vitol, Gunvor, Mercuria, Trafigura và Glencore. Các công ty này chiếm khoảng 10% giao dịch dầu mỏ toàn cầu.
https://www.voatiengviet.com/a/my-yeu-cau-cac-cong-ty-nuoc-ngoai-giam-giao-dich-dau-mo-voi-venezuela/4852765.html

TT Trump lại dọa đóng cửa biên giới Mexico

Tổng thống Donald Trump một lần nữa lại đe dọa sẽ đóng cửa biên giới phía Nam Hoa Kỳ, nói rằng Mexico và ba quốc gia Trung Mỹ đã không làm gì để ngăn chặn con số người di dân không có giấy tờ hợp lệ ngày càng đông đảo đang di chuyển về hướng bắc để tìm cách vào nước Mỹ.
“Mexico KHÔNG làm gì để ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp vào đất nước chúng ta”, ông Trump phàn nàn hôm thứ Năm trên Twitter. “Tất cả đều là lời nói xuông, không có hành động. Honduras, Guatemala và El Salvador cũng thế, họ đã lấy tiền của chúng ta trong nhiều năm qua mà chẳng làm gì cả. Những người bên Đảng Dân chủ thì không quan tâm, luật pháp quá tồi tệ.
Lời đe dọa mới nhất của ông Trump là sẽ đóng cửa biên giới Mỹ-Mexico được tung ra một ngày sau khi quan chức đặc trách biên giới hàng đầu Hoa Kỳ, Ủy viên Bảo vệ Biên giới và Hải quan Kevin McAleenan, nhận định rằng làn sóng người di dân tại biên giới trong tháng này đã đến “mức khủng hoảng”. Ông nói sau khi kiểm tra lý lịch của những người di dân, nhà chức trách phải phóng thích họ vì thiếu nơi tạm trú ở tại vùng biên giới.
Ông McAleenan nói đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, giới hữu trách phải “miễn cưỡng” thả người di dân trên lãnh thổ Mỹ, với vỏn vẹn một thông báo yêu cầu họ phải có mặt tại một buổi xét xử quy chế tị nạn của họ.
Ông cho biết Đội Biên phòng đang trên đà bắt giữ hơn 55.000 thành viên gia đình trong tháng này, tăng hơn 500% so với con số tháng 3 năm 2018.
Tổng thống Trump trước đây đã tố cáo Honduras, Guatemala và El Salvador là lạm dụng viện trợ nước ngoài của Mỹ nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và kiềm chế tội phạm với hy vọng có thể ngăn chặn dòng người di dân rời khỏi các quốc gia này để đến Hoa Kỳ. Hồi tháng 12, ông đe dọa sẽ cắt khoản viện trợ đó.
Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ, bà Kirstjen Nielsen, đã gặp các nhà lãnh đạo đến từ các quốc gia Trung Mỹ trong cuộc để bàn về khoản tài trợ này, và nỗ lực cải thiện các điều kiện tại các nước đó để hạn chế số người bị cám dỗ để rời bỏ đất nước và tìm cách xin tị nạn ở Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-lai-doa-dong-cua-bien-gioi-mexico/4852468.html

Venezuela: Guaidó bị cấm giữ vị trí công 15 năm

Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó sẽ bị cấm giữ chức vụ công trong 15 năm, mức tối đa, cơ quan tài chính của chính quyền Tổng thống Nicolás Maduro tuyên bố.
Kiểm toán viên Elvis Amoroso cho biết báo cáo tài chính cá nhân của ông Guaidó không nhất quán.
Ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào tháng Một.
Máy bay Nga chở gì sang giúp ông Maduro?
Venezuela: Mỹ rút nhân viên tòa đại sứ ở Caracas
Venezuela: Mất điện và mất cả nước
Ông nhận được sự ủng hộ của hơn 50 quốc gia, bao gồm Mỹ.
Phóng viên Will Grant của BBC tại thủ đô Caracas của Venezuela cho biết quyết định ngăn chặn ông Guaidó giữ chức vụ công sẽ có hiệu lực nếu ông quyết định tái tranh cử vào cuối nhiệm kỳ hiện tại của Quốc hội.
Ông Guaidó từ chối tuyên bố của ông Amoroso, nói rằng ông “không phải là tổng kiểm toán viên”.
“Quốc hội hợp pháp là bên duy nhất có quyền chỉ định tổng kiểm toán viên,” ông nói.
Tuần trước, Chánh văn phòng của ông Guaidó, ông Roberto Marrero, 49 tuổi, bị buộc tội lên kế hoạch “các hành vi phá hoại” chống lại các quan chức sau khi bị bắt.
Bộ trưởng Nội vụ Venezuela Nestor Reverol nói rằng “vũ khí và ngoại tệ” đã được tìm thấy bởi các cơ quan tình báo trong một cuộc đột kích vào nhà của ông Marrero.
Ông Guaidó nói lực lượng an ninh đã thực hiện một hành động “bất hợp pháp và vi hiến”, đồng thời cho biết rằng ông tin rằng những thứ được cho là tìm thấy tại nhà của ông Marrero đã bị cài ở đó.
Với sự hậu thuẫn của chính quyền Trump, ông Guaidó dẫn đầu việc kêu gọi ông Maduro từ chức tổng thống vì sự bất mãn với chế độ xã hội chủ nghĩa của ông ngày càng tăng.
Việc bắt giữ ông Marrero khiến quốc tế lên án, với Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc gia Mỹ Latinh đều yêu cầu trả tự do cho ông Marrero ngay lập tức.
‘Hai tổng thống’ của Venezuela nói gì?
Ông Guaidó và ông Maduro đều tuyên bố là tổng thống lập hiến của Venezuela.
Ngay sau khi ông Guaidó tuyên bố mình là lãnh đạo lâm thời, tài sản của ông đã bị đóng băng và Tòa án tối cao, bị chi phối bởi những người trung thành với chính phủ, đã ra lệnh cấm đi lại đối với ông.
Nhưng nhà lãnh đạo phe đối lập 35 tuổi đã bất chấp lệnh cấm đó vào tháng trước khi ông đi thăm các nước Mỹ Latinh để kêu gọi sự ủng hộ.
Ông Guaidó đã tiếp tục kêu gọi Tổng thống Maduro từ chức và kêu gọi các lực lượng an ninh, chủ yếu trung thành với chính phủ, đổi phe.
Tuần trước, công tố viên trưởng của Venezuela đã yêu cầu Tòa án Tối cao điều tra ông Guaidó vì cáo buộc phá hoại hệ thống điện của đất nước sau vụ cắt điện trong tháng này.
Ông Guaidó đã được hầu hết các quốc gia ở Mỹ Latinh công nhận là nhà lãnh đạo của Venezuela.
Ông Maduro, người vẫn có sự hỗ trợ của Trung Quốc và Nga, cáo buộc phe đối lập là một phần của cuộc đảo chính do Mỹ dàn xếp.
Phản ứng mới nhất từ ​​Mỹ và Nga
Hôm thứ Năm, Moscow đã trả lời các bình luận của Tổng thống Trump sau khi ông nhấn mạnh rằng Nga nên “ra khỏi” Venezuela.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Nói với Nga rằng ‘Hãy ra khỏi Venezuela’ sẽ là hơi quá. Đây là một sự thô lỗ quy mô toàn cầu.”
Phát biểu của ông Trump được đưa ra sau khi có báo cáo rằng quân đội và thiết bị của Nga đã được triển khai tới Venezuela. Hai máy bay quân sự của Nga đã được phát hiện tại sân bay chính của Venezuela vào thứ Bảy.
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nói chuyện qua điện thoại với người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, kêu gọi Moscow “chấm dứt hành vi vô văn hóa” tại Venezuela.
Nga là một đồng minh quan trọng của Venezuela, cho họ vay hàng tỷ đô la và ủng hộ ngành công nghiệp dầu mỏ và quân sự của nước này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47743671

Mexico phản pháo Trump về vấn đề di dân

Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm 28/3 tuyên bố quyết tâm ngăn chặn di dân bất hợp pháp sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục lên Twitter chỉ trích, nhưng ông nói rằng vấn đề chủ yếu là để Mỹ và Trung Mỹ giải quyết.
Di cư bất hợp pháp qua biên giới Mỹ đã gây ra căng thẳng song phương dai dẳng kể từ khi ông Trump ra tranh cử Tổng thống bốn năm trước. Ông nói rằng Mexico đã ‘đẩy những kẻ hiếp dâm và buôn ma túy’ vào Mỹ.
Với cuộc vận động vào Nhà Trắng vào năm 2020 đã bắt đầu, ông Trump đã lên Twitter vào sáng ngày 28/3 để một lần nữa công kích Mexico về vấn đề di dân.
“Mexico không làm gì cả để giúp ngăn chặn dòng di dân bất hợp pháp đến đất nước chúng ta,” ông Trump viết. “Họ chỉ toàn là nói mà không có làm. Tương tự, Honduras, Guatemala và El Salvador đã nhận tiền của chúng ta trong nhiều năm mà không làm gì.”
Ông Trump một lần nữa đe dọa sẽ đóng cửa biên giới phía nam của Mỹ.
Tại cuộc họp báo sáng thường kỳ, ông Lopez Obrador đã được đặt câu hỏi về dòng tweet của ông Trump và trả lời rằng ông đang tập trung giải quyết nguyên nhân gốc rẽ của di dân. Ông lặp lại rằng ông muốn có quan hệ thân thiện với ông Trump.
“Chúng tôi tôn trọng lập trường của Tổng thống Trump, và chúng tôi sẽ giúp đỡ trong vấn đề này. Vấn đề là đó là chuyện của Mỹ hay đó là chuyện của các nước Trung Mỹ. Nó không tùy thuộc vào người Mexico chúng tôi. Không hề,” ông Lopez Obrador nói với các phóng viên.
“Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng dòng di dân Mexico đến Mỹ hiện nay đang rất thấp, thấp hơn rất nhiều,” ông nói. “Người dân Mexico không còn tìm kiếm việc làm ở Mỹ nữa. Đa số di dân là người dân các nước Trung Mỹ.”
Lời công kích gay gắt mới nhất của ông Trump xảy ra một ngày sau khi Hoa Kỳ, Honduras, Guatemala và El Salvador đồng ý tiến hành phối hợp hoạt động của lực lượng cảnh sát ở các nước Trung Mỹ để cải thiện an ninh biên giới và đối phó di dân bất hợp pháp.
Ba nước này là nơi bắt nguồn của phần lớn di dân đã bị bắt giữ khi đang cố vượt biên bất hợp pháp vào lãnh thổ Mỹ.
Lời chỉ trích này của ông Trump được đưa ra sau khi có những lời kêu gọi trên mạng xã hội để tạo nên một đoàn di dân mới ở Honduras.
Trong cuối tuần qua, một nhóm khoảng 1.200 di dân, đa số từ các nước Trung Mỹ, đã di chuyển về biên giới Mỹ từ phía nam Mexico.
https://www.voatiengviet.com/a/mexico-phan-phao-trump-ve-van-de-di-dan-/4852758.html

Liên Hiệp Quốc chỉ trích

thành tích nhân quyền của Việt Nam

Ủy ban chuyên trách theo dõi vấn đề nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào ngày 28 tháng 3 lên tiếng kêu gọi Việt Nam chấm dứt biện pháp bỏ tù những nhà hoạt động, nhà báo vì lên tiếng chỉ trích các chính sách của nhà nước. Ủy ban này cũng bày tỏ quan ngại về số lượng lớn các án tử hình và hành quyết áp dụng đối với những tội nhẹ hơn sau những phiên xử đầy sai phạm.
Reuters loan tin ngày 28 tháng 3, theo đó Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào hai ngày 11 và 12 tháng 3 có cuộc kiểm điểm việc tôn trọng các quyền tự do dân sự và chính trị của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam giải trình về vấn đề này trước Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2002.
Bà Marcia Kran, một thành viên của Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phát biểu tại cuộc họp báo rằng có sự gia tăng đáng kể về tình trạng đàn áp những nhà bảo vệ nhân quyền. Những người này bị sách nhiễu, tấn công, bị biệt giam trước khi ra tòa. Theo bà này thì một số người bị tuyên án nặng với cáo buộc theo những điều khoản mơ hồ; họ còn bị bạc đãi tại nơi giam giữ.
Một số nhà hoạt động bị lưu đày như trường hợp Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger và nhà hoạt động bảo vệ môi trường.
Ủy Ban kêu gọi Việt Nam ngưng việc sử dụng rộng rãi án tử hình cho những tội trong đó có các tội liên quan ma túy và kinh tế mà theo ngưỡng của luật quốc tế thì chưa phải là những tội phạm nghiêm trọng nhất.
Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trình bày thêm rằng luật pháp Việt Nam có những điều khoản về tội vi phạm an ninh quốc gia mà  gộp cả những hoạt động hợp pháp như thực thi quyền tự do biểu đạt.
Việt Nam vẫn giữ bí mật số lượng và danh tính những tử tù; điều này hàm nghĩa những nhà bất đồng chính kiến có thể là đối tượng bị kết án tử mà không theo đúng qui trình pháp lý.
Một thành viên của Ủy ban dẫn nguồn từ các báo cáo công khai rằng có 85 người bị xử tử vào năm ngoái tại Việt Nam.
Tại cuộc kiểm điểm vào hai ngày 11 và 12 tháng 3 vừa qua, Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Việt Nam, Ông Nguyễn Khánh Ngọc, lại trình bày rằng Việt Nam nỗ lực bảo vệ quyền con người trong tiến trình phát triển đất nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-cri-vn-hr-03292019093716.html

Liên Hiệp Quốc lên án

cách Ả Rập Xê-út xét xử vụ sát hại Khashoggi

Các phiên xử kín của Ả Rập Xê-út đối với 11 nghi phạm bị cáo buộc sát hại nhà báo Jamal Khashoggi đã vi phạm luật pháp quốc tế và cần phải được mở cửa cho công chúng và các quan sát viên, các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết hôm 28/3.
Bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết ngoài vòng pháp luật và hiện đang dẫn đầu một cuộc điều tra quốc tế về vụ sát hại nhà báo Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập Xê-út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi năm ngoái, lên án điều mà bà gọi là ‘sự thiếu minh bạch trong các cuộc điều tra và tiến trình pháp lý của nước này’.
Bà kêu gọi chính quyền Ả Rập Xê-út tiết lộ danh tính các bị cáo, cáo trạng và số phận của 10 người khác bị bắt lúc đầu.
“Tiến trình tố tụng hiện đi ngược lại những điều luật nhân quyền quốc tế mà theo đó quyền có được phiên tòa công bằng bao gồm quyền được xét xử công khai,” bà Callamard nói trong một thông cáo.
“Chính quyền Ả Rập Xê-út đã sai lầm nghiêm trọng nếu họ tin rằng những tiến trình như hiện nay có thể thỏa mãn được cộng đồng quốc tế, cho dù là xét về tính công bằng theo tiểu chuẩn quốc tế hay là về tính hợp lý của phán quyết,” bà nói.
Các công tố viên Ả Rập Xê-út đã truy tố 11 nghi phạm không rõ danh tính hồi tháng 11, trong đó có 5 người có thể đối mặt với án tử hình với cáo buộc ra lệnh và thực hiện vụ sát hại.
Ông Saud al-Qahtani, một trợ lý hàng đầu của Thái tử Mohammed vốn đã bị sa thải sau vụ sát hại, không nằm trong số 11 nghi phạm bị đưa ra xét xử mặc dù Riyadh đã cam kết đưa tất cả những người chịu trách nhiệm ra trước công lý, một nguồn thạo tin nói với Reuters.
Các quan chức cấp cao Ả Rập Xê-út phải ‘chịu trách nhiệm hình sự’ nếu họ không điều tra và truy tố những người đã sát hại nhà báo Khashoggi, bà Callamard nói.
Ông Louis Charbonneau, giám đốc phụ trách Liên Hiệp Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói rằng hệ thống tư pháp hình sự Ả Rập Xê-út có ‘thành tích vô cùng tồi tệ’ với những vụ bị cáo bị giam giữ rất lâu mà không có cáo trạng hay không được đưa ra xét xử và thường không được có luật sư.
Ông Charbonneau nói thêm rằng chính quyền Ả Rập Xê-út nên công khai phiên tòa về vụ sát hại ông Khashoggi cho các quan sát viên của Liên Hiệp Quốc, các nhà hoạt động và truyền thông quốc tế và rằng các nước có nhà ngoại giao giám sát phiên tòa nên công khai phát biểu.
https://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-len-an-cach-a-rap-xe-ut-xet-xu-vu-sat-hai-khashoggi/4852763.html

Giáo hoàng ban hành luật mới ngăn chặn lạm dụng trẻ em

Ngày 29/3, Đức Giáo hoàng Phanxicô ban hành luật mới nhằm bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng tình dục trong nội bộ Vatican và các tổ chức khác của Tòa thánh ở Rome, cũng như các đoàn ngoại giao của Tòa thánh trên toàn thế giới, theo Reuters.
Trước đây, lạm dụng trẻ vị thành niên thuộc phạm vi của nhiều quy định pháp lý khác nhau, một số trong đó được thiết lập dựa trên cơ sở tùy từng trường hợp cụ thể.
Trụ sở chính của Giáo hội Công giáo toàn cầu ở Rome là một quốc gia độc lập, với Đức Giáo Hoàng là nguyên thủ.
Luật mới được đưa ra giữa lúc Đức Giáo Hoàng đang yêu cầu các giáo hội Công giáo địa phương trên khắp thế giới đặt ra các chính sách nghiêm ngặt riêng để đối phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.
Uy tín của Giáo hội đã bị suy giảm ở nhiều nơi trên thế giới do các vụ bê bối lạm dụng tình dục ở các quốc gia, bao gồm Ireland, Chile, Úc, Pháp, Hoa Kỳ và Ba Lan, khiến Giáo hội phải tiêu tốn hàng tỷ đôla bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân và nhiều giáo xứ phải đóng cửa.
Các vụ bê bối đã lên đến hàng ngũ cấp cao của Vatican với việc Hồng y George Pell bị kết án 6 năm tù hồi đầu tháng này vì lạm dụng các cậu bé trong ca đoàn ở quê hương Úc. Ông từng là quản trị tài chánh của Vatican và là thành viên của Hồng Y Đoàn của Giáo hoàng cho đến khi bị truy tố hồi năm ngoái.
Các giới chức cấp cao khác của Giáo hội cũng bị cáo buộc cố tình che đậy những vụ lạm dụng, bao gồm Tổng giám mục Lyon, người đã bị kết án trong năm nay tại Pháp vì đã không báo cáo về các vụ lạm dụng.
Điều luật mới đánh dấu lần đầu tiên có một chính sách thống nhất và chi tiết cho việc bảo vệ trẻ em được soạn thảo cho Vatican.
Những thay đổi được Đức Giáo Hoàng ban hành sẽ buộc các cấp trên và những người cùng làm việc có nghĩa vụ phải báo cáo về các cáo buộc lạm dụng, bị xử phạt khi không báo cáo và cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình. Những người trưởng thành dễ bị tổn thương cũng sẽ được bảo vệ theo luật mới.
Luật mới quy định một giới chức hoặc nhân viên của Vatican bị kết án lạm dụng trẻ em sẽ bị sa thải, lập thủ tục để báo cáo nghi ngờ lạm dụng và áp dụng vào quy trình sàng lọc hồ sơ nhân viên tương lai nhằm ngăn chặn những kẻ lạm dụng tiềm tàng.
Những người vận động cáo buộc Giáo hội trước đây đã phản ứng quá chậm và không hiệu quả với cuộc khủng hoảng lạm dụng.
Các giám mục cấp cao từ khắp nơi trên thế giới đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vào tháng trước để vạch ra một chiến lược chấm dứt nạn lạm dụng. Các nạn nhân nói rằng hội nghị chỉ đơn thuần là lặp lại những lời hứa cũ.
Mặc dù chỉ có vài chục trẻ vị thành niên sống bên trong Vatican, nhưng báo chí đặc biệt đề cập đến một trường tại tiểu chủng viện ở Vatican, nơi một cậu bé cáo buộc vào năm 2017 rằng cậu đã bị một trẻ vị thành niên khác lạm dụng và đổ lỗi cho sự giám sát không chặt chẽ.
Luật mới cũng áp dụng cho các cơ quan ngoại giao của Vatican, vốn từng dính vào vụ bê bối trước đây. Năm 2013, Đức Tổng Giám mục Jozef Wesolowski, Đại sứ Vatican tại Cộng hòa Dominican, bị buộc tội trả tiền cho các bé trai để quan hệ tình dục. Ông đã bị triệu hồi và bị bỏ tù tại Vatican, nhưng đã chết vào năm 2015 trước khi bị đưa ra xét xử.
https://www.voatiengviet.com/a/giao-hoang-ban-hanh-luat-moi-ngan-chan-lam-dung-tre-em/4854048.html

Châu Âu tham gia Vành đai Con đường: Có đi, có lại?

Dù phê phán Ý nhưng vẫn Đức bày tỏ quan điểm sẽ tham gia vào sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc nhưng sẽ có điều kiện.
Vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/7 tại Paris (Pháp).
Chia sẻ sau hội đàm, Thủ tướng Đức đánh giá Vành đai Con đường của Trung Quốc là một dự án quan trọng mà các quốc gia châu Âu sẽ vui mừng khi cùng tham gia, nhưng mọi quyết định cuối cùng sẽ tùy thuộc vào thiện chí và cách tiếp cận vấn đề của Trung Quốc.
“Châu Âu chúng tôi muốn đóng vai trò tích cực và điều đó phải bắt nguồn từ sự có đi có lại, nhưng chúng tôi vẫn đang có chút băn khoăn với điều đó” – bà Merkel cho biết.
Ngày 23/3 vừa qua, Ý và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về việc Roma tham gia vào sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. Động thái này đã ngay lập tức vướng phải sự chỉ trích của các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức.
Thủ tướng Đức đã lập tức lên tiếng nhắc nhở về việc Roma đã quá vội vàng trong việc tham gia vào sáng kiến này với Trung Quốc mà quên đi “suy nghĩ của các quốc gia khác trong liên minh” và lo ngại Ý sẽ nợ chồng nợ khi tham gia các dự án với Trung Quốc.
Đồng quan điểm, Tổng thống Pháp Macron lên tiếng chỉ trích Ý đa tạo ra một tiền lệ xấu ngay trong lòng khối liên minh đoàn kết nhất thế giới. Tổng thống Macron kêu gọi Bắc Kinh có cách tiếp cận tổng thể hơn giữa chính quyền nước này và toàn bộ EU, thay vì cách làm việc theo kiểu đàm phán song phương.
Ngoài ra, cả Pháp và Đức đều thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm áp dụng bản danh sách 10 điểu khi ứng xử với Trung Quốc. Theo đó, Pháp – Đức muốn mọi đàm phán giữa Bắc Kinh và Brussel sẽ được thực hiện trên nguyên tắc đa phương, ngoài ra, các dự án của Trung Quốc vào châu Âu từ cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hay đầu tư tài chính đều phải thông qua một ủy ban kiểm duyệt nghiêm ngặt, thay vì tự phát đàm phán như trường hợp của Ý.
Thực tế, việc Đức đề phòng châu Âu sẽ gặp rủi ro trong các dự án hợp tác với Trung Quốc là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bản thân Berlin đã phải sửa luật đầu tư nước ngoài để hạn chế Trung Quốc tham gia thâu tóm các công ty kỹ thuật khoa học hàng đầu của mình.
Ngoài ra, Vành đai Con đường vốn là một chuỗi dự án có tầm cỡ quốc tế của Trung Quốc nhưng để lại nhiều điểm xấu ở tất cả mọi nơi mà dự án này đi qua, bao gồm các bẫy nợ, thôn tính các vùng đặc khu kinh tế hay các cơ sở hạ tầng trọng điểm của một quốc gia.
Chau Au tham gia Vanh dai Con duong: Co di, co lai?
Ý đã ký biên bản ghi nhớ sẽ tham gia Vành đai Con đường của Trung Quốc
Bản thân nhiều chuyên gia đang hoạt động tại châu Âu cũng đã bày tỏ lo ngại về quyết định này của Ý. Matteo Salvini, người đứng đầu đảng Lega theo chủ nghĩa dân túy, đại diện cho một nửa chính phủ liên minh Ý nhấn mạnh nước Ý sẽ trở thành thuộc địa của Trung Quốc và gánh thêm những khoản nợ khổng lồ đến mức Roma không thể trả nổi.
“Họ sẽ lấy đi cái gì của chúng ta? Cảng biển ra Địa Trung Hải, hay họ sẽ sở hữu cả đấu trường La Mã? Tham gia sáng kiến này của Trung Quốc là điều tồi tệ cho nước Ý” – Ông Salvini nhấn mạnh.
Trong khi đó, Steve Bannon, cựu cố vấn quốc gia Mỹ, đang hoạt động cho một tổ chức kinh tế của châu Âu bày tỏ sự băn khoăn về việc Ý sẽ đối mặt với các bẫy nợ. “Nó có lợi ích ngắn hạn, nhưng sẽ là nỗi đau dài hạn”.
Những quan ngại đó của các chuyên gia là điều mà Berlin thấu hiểu. Vì thế cùng với Pháp, họ tạo ra một trục vận hành cho châu Âu, và nỗ lực bằng mọi cách để chấm dứt tiền lệ nước Ý. Berlin và Paris không hề muốn sẽ có một chính quyền nào phải đàm phán song phương với Trung Quốc để làm ảnh hưởng đến toàn bộ liên minh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27191-chau-au-tham-gia-vanh-dai-con-duong-co-di-co-lai.html

Thỏa thuận Brexit bị phủ quyết gồm những nội dung gì?

Tom EdgingtonBBC Reality Check
Các dân biểu Anh biểu quyết lần ba chống lại thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May với 344 phiếu chống và 286 phiếu thuận, chênh lênh 58 phiếu
Nhưng lần này có một điểm khác biệt chính: các nghị sĩ chỉ biểu quyết về thỏa thuận ra khỏi EU, chứ không bỏ phiếu đối với phần tuyên bố chính trị. Trước đó, cả hai nội dung này đều được đưa ra Hạ viện và đều bị bác bỏ.
Vậy các nội dung được đưa ra biểu quyết hôm 29/3 gồm những gì?
Brexit: Hạ viện Anh lại bác bỏ thỏa thuận rời EU
Brexit: dân biểu Anh được yêu cầu biểu quyết lần ba
Thủ tướng Anh: Brexit ‘cần thêm một cú hích nữa’
Thỏa thuận rời EU
Đây là thỏa thuận mà chính phủ Anh đã đàm phán với Liên minh châu Âu trong suốt hơn 18 tháng qua, trong đó có các điều khoản về việc Anh rời khỏi EU.
Lần đầu tiên được công bố vào tháng Mười Một, thỏa thuận dài gần 600 trang và gồm một số lĩnh vực chính như sau:
Quá trình chuyển tiếp
Theo thỏa thuận ra khỏi EU, Vương quốc Anh sẽ bước vào gia đoạn chuyển tiếp kéo dài 21 tháng với EU sau Brexit.
Trong thời gian này, Vương quốc Anh sẽ tiếp tục tuân theo các quy tắc của EU và tiếp tục ở trong thị trường đơn nhất và liên minh thuế quan theo đó cho phép tiếp tục tiến hành thương mại không ma sát . Vương quốc Anh cũng sẽ mất tư cách thành viên trong các cơ quan điều hành, lãnh đạo EU.
Thời gian chuyển tiếp có thể được gia hạn, nhưng chỉ trong một hoặc hai năm.
Tiền
Được gọi là “hóa đơn ly hôn”, đây là số tiền mà Vương quốc Anh cần phải trả cho EU để giải quyết các nghĩa vụ của mình.
Mặc dù không có số liệu nào được nêu trong thỏa thuận giữa EU và Anh, nhưng dự kiến Anh sẽ phải trả ít nhất 39 tỷ bảng trong vài năm.
‘Chốt chặn’ Ireland
Phần gây tranh cãi nhất của thỏa thuận là vấn đề ‘chốt chặn’ với Ireland, là lý do chính khiến thỏa thuận không đạt được đa số ủng hộ tại Quốc hội.
‘Chốt chặn’ được đưa ra nhằm bảo đảm ngăn chặn được việc phải có đường biên giới cứng với Ireland hậu Brexit.
Nó sẽ có hiệu lực khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, nếu như tới lúc đó EU và Anh không đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện, là thỏa thuận sẽ không làm phát sinh nhu cầu phải có hoạt động kiểm tra tại biên giới giữa Vương quốc Anh với Ireland.
Brexit: Anh được hai ‘hạn chót’ treo trên đầu
Brexit: Anh nói sẽ ‘mở lại’ đàm phán với EU
Các điều khoản về ‘chốt chặn’ về mặt hiệu lực pháp lý sẽ khiến nước Anh ở vị thế có liên minh thuế quan tạm thời với EU.
Giới chỉ trích lo ngại rằng Anh có thể mắc kẹt giữa thỏa thuận này trong nhiều năm, khiến Anh không thể theo đuổi chính sách thương mại độc lập của riêng mình (chẳng hạn như ký thỏa thuận thương mại với các nước khác như Hoa Kỳ).
Quyền công dân
Trong giai đoạn chuyển tiếp, công dân Vương quốc Anh tại EU và công dân EU tại Anh sẽ tiếp tục được quyền cư trú và hưởng các chế độ phúc lợi sau Brexit.
Thỏa thuận cũng cho phép các công dân cư trú tại một quốc gia EU khác trong thời kỳ chuyển tiếp (tất nhiên gồm cả nước Anh) được cho phép ở lại quốc gia đó sau khi thời kỳ chuyển tiếp kết thúc.
Tuyên bố chính trị
Tuyên bố chính trị – cũng được công bố vào tháng Mười Một – nói về mối quan hệ trong tương lai giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu sau Brexit.
Tài liệu này ngắn hơn nhiều (chỉ gồm 26 trang) và, không như thỏa thuận ra khỏi EU, nó không ràng buộc về mặt pháp lý.
Một số lĩnh vực chính bao trong tài liệu này gồm:
Thương mại
Tài liệu yêu cầu quan hệ thương mại phải “càng gần gũi càng tốt” và tuyên bố rằng sẽ có một mối quan hệ hợp tác kinh tế “đầy tham vọng trên diện rộng và cân bằng”.
Tuy nhiên, nó không đưa ra kết quả cuối cùng là thương mại Anh-EU sẽ như thế nào.
Hải quan
Tuyên bố chính trị đề cập đến một “thỏa thuận hải quan đầy tham vọng”. Một số người quan ngại rằng điều này có thể biến thành một thỏa thuận vĩnh viễn mà có thể ngăn cản Vương quốc Anh theo đuổi chính sách thương mại độc lập của riêng mình.
Chính phủ bác bỏ quan ngại này, và lập luận rằng không có gì sai khi muốn thỏa thuận hải quan đầy tham vọng trong tương lai.
Biên giới với Ireland
Công nghệ và các thỏa thuận thay thế khác sẽ được xem xét để giữ cho biên giới Ireland mở ngỏ thay vì có các rào cản vật lý trên thực tế (ví dụ như việc đặt các chốt biên phòng).
Tuy nhiên, hiện tại thì không có đường biên giới nào EU có chung với một quốc gia ngoài EU là hoàn toàn mở. Liệu công nghệ có giúp xử lý được vấn đề đường biên giới với Ireland không?
Tự do đi lại
Vương quốc Anh, theo giấy tờ, sẽ lấy lại quyền kiểm soát biên giới, và quyền tự do đi lại của công dân EU sang Anh (và công dân Anh sang EU) sẽ chấm dứt.
Tài liệu nói rằng cả hai bên đều muốn duy trì du lịch miễn thị thực cho các chuyến thăm ngắn hạn (đừng lo lắng về kỳ nghỉ của bạn) nhưng nó tỏ ý rằng việc cấp visa sẽ được áp dụng với các trường hợp muốn ở lưu trú dài ngày.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47748527

Thỏa thuận Brexit của chính phủ Anh

bị bác bỏ với 344 phiếu chống

Chiều 29/3, các dân biểu Hạ viện Anh biểu quyết lần ba về thỏa thuận rời EU, nhưng chỉ là biểu quyết từng phần đối với thỏa thuận đã được đàm phán với Liên hiệp châu Âu.
Cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng đem lại kết quả là 344 phiếu chống thỏa thuận Brexit của chính phủ Anh, và chỉ có 286 phiếu ủng hộ.
Đây là thỏa thuận chỉ gồm phần luật rời EU, các quyền dành cho công dân EU ở Anh, và quy định đảm bảo cuối cùng (backstop) về thông thương biên giới Bắc Ireland thuộc Anh và CH Ireland thuộc EU.
Nhưng phần tuyên bố chính trị liên quan tới tương lai mối quan hệ giữa Anh với EU không được đưa ra biểu quyết.
Sau khi thỏa thuận bị bác bỏ, Thủ tướng Theresa May đã nói trước Hạ viện Anh rằng cuộc bỏ phiếu “có hậu quả nghiêm trọng” và nếu không có gì thay đổi, Anh sẽ phải ra khỏi EU ngày 12 tháng 4 năm nay.
Brexit và băn khoăn của sinh viên châu Á
Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?
Bà May hứa từ chức nếu đề xuất Brexit được thông qua
Brexit: dân biểu Anh được yêu cầu biểu quyết lần ba
Điều đó có nghĩa là sẽ không có đủ thời gian để thông qua luật cần thiết để tránh Brexit không có thỏa thuận, bà nói.
Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn kêu gọi bà từ chức và tiến hành một cuộc bầu cử.
Đáp lại kết quả biểu quyết lần ba của Hạ viện Anh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã nhắn trên Twitter:
“Vì Hạ viện Anh không thông qua Thỏa thuận Rút khỏi EU, tôi quyết định triệu tập Hội đồng châu Âu họp vào ngày 10 tháng 4.”
Đây là thỏa thuận chính phủ Anh và EU đã đồng ý với nhau vào tháng 11/2018.
Lãnh đạo khối nghị sĩ Đảng Quốc gia Scotland (SNP) ở Quốc hội Anh, ông Ian Blackford nay nói rằng “ba lần thỏa thuận của thủ tướng bị đánh bại” và bà ta “cần tôn trọng sự thực đó”.
“Nay chúng ta cần xem xét nghiêm túc khả năng hủy Brexit và cần hãm phanh quá trình này lại.”
Hàng nghìn người đã kéo đến trước trụ sở Quốc hội ở Westminster, London để biểu tìn chiều thứ Sáu 29/03.
Một số người ủng hộ Brexit cho rằng Nghị viện Anh đã “phản bội” ý nguyện của cử tri và coi nền dân chủ ‘đã chết’ qua hình quan tài dán ảnh thủ tướng May
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47748526

Brexit: dân biểu Anh được yêu cầu biểu quyết lần ba

Các dân biểu Anh sẽ được yêu cầu biểu quyết lần nữa về Brexit vào thứ Sáu, 29/3, nhưng chỉ là biểu quyết từng phần đối với thỏa thuận đã được đàm phán với Liên hiệp châu Âu, chính phủ xác nhận.
Họ sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận rời khỏi EU, gồm phần “chi phí ly hôn”, các quyền dành cho công dân và phần nội dung “chốt chặn” ở Ireland vốn gây nhiều tranh cãi.
Nhưng phần tuyên bố chính trị liên quan tới tương lai mối quan hệ giữa Anh với EU sẽ không được đưa ra biểu quyết.
Bà May hứa từ chức nếu đề xuất Brexit được thông qua
Brexit: Thủ tướng Anh mất kiểm soát, Quốc hội tìm lựa chọn khác
Brexit: Anh được hai ‘hạn chót’ treo trên đầu
Nếu như các dân biểu bỏ phiếu ủng hộ, chính phủ nói Anh sẽ rời EU vào ngày 22/5.
Đề xuất của bà thủ tướng bao gồm một thỏa thuận rời khỏi EU, trong đó nêu số tiền Anh sẽ phải trả cho EU, chi tiết về giai đoạn chuyển tiếp, và các thỏa thuận ‘chốt chặn’; và một tuyên bố chính trị về tương lai quan hệ giữa Anh và EU.
Chính phủ phạm luật?
Việc biểu quyết sẽ không cho phép Quốc hội phê chuẩn phần nội dung rút lui khỏi EU, bởi quy định pháp lý về Brexit cho phép điều này nhưng chỉ sau khi cả Thỏa thuận Rút lui lẫn Tuyên bố Chính trị được thông qua bằng một lần “biểu quyết có ý nghĩa”.
Một số dân biểu đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc bỏ phiếu sắp tới. Dân biểu Valerie Vaz thuộc đảng Lao động nói “xét về hình thức là nó phạm luật”.
Cần người, Anh mời vào nhiều bác sĩ nước ngoài
Vì sao kinh tế Anh có vẻ tốt bất chấp lo lắng Brexit?
“Đây không thể nào là cách để điều hành một chính phủ,” bà nói với các dân biểu.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu bước đi của chính phủ có hợp pháp hay không, Tổng Chưởng lý Geoffrey Cox nói rằng đề xuất này “không chỉ hoàn toàn hợp pháp, hoàn toàn hợp lý, mà còn trao cho Hạ viện cơ hội thực hiện quyền mà EU đã trao cho chúng ta, để chúng ta có được việc gia hạn đến ngày 22/5.”
Đề xuất này không chỉ hoàn toàn hợp pháp, hoàn toàn hợp lý, mà còn trao cho Hạ viện cơ hội thực hiện quyền mà EU đã trao cho chúng ta, để chúng ta có được việc gia hạn đến ngày 22/5Tổng Chưởng lý Geoffrey Cox
Chủ tịch Hạ viện John Bercow nói đây là một bước đi “mới” và phù hợp với quyết định mà ông đã đưa ra, theo đó ông nói ông sẽ không cho phép có lần bỏ phiếu thứ ba nếu nội dung đưa ra “về căn bản là vẫn tương tự” như những gì các dân biểu đã từng hai lần bác bỏ.
Bà Andrea Leadsom, thành viên nội các chịu trách nhiệm thu xếp các hoạt động của chính phủ tại Hạ viện, nói với các dân biểu rằng Hội đồng châu Âu sẽ chỉ đồng ý gia hạn Điều 50 – tức là trì hoãn việc Brexit – cho tới 22/5, nếu như các dân biểu thông qua thỏa thuận rút khỏi EU muộn nhất là vào 23.00GMT thứ Sáu 29/3.
“Do đó, điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải nỗ lực mọi cách để quyết định của Hội đồng có hiệu lực và việc biểu quyết ngày mai sẽ đem đến cho Nghị viện cơ hội có được thời gian gia hạn đó,” bà nói.
“Tôi nghĩ là chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta không muốn rơi vào tình thế phải đi xin một lần gia hạn nữa và phải đối diện việc có thể phải tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu.”
Tuy nhiên, bà đã vấp phải sự giận dữ từ các dân biểu.
Bà Mary Creagh thuộc đảng Lao động mô tả việc này như một “sự đảo ngược vô cùng đặc biệt và chưa từng xảy ra đối với các cam kết đã đưa… vốn nói rằng chúng ta cần phải có tiếng nói với cả hai vấn đề đó”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47741054

Brexit: Thủ tướng Anh trả giá cho những sai lầm của mình?

Khi bà Theresa May trở thành Thủ tướng Anh, bà đã có những kế hoạch rất lớn. Nhiệm kỳ Thủ tướng của bà không chỉ tập trung vào việc đưa nước Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu mà còn là để đấu tranh với sự ‘bất bình đẳng mãnh liệt’ trong lòng nước Anh.
Nhưng vào tối ngày 27/3, cũng giống như người tiền nhiệm từng ngã gục trước Brexit (tức quá trình Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu), bà May đã thừa nhận rằng bà không thể làm gì hơn để đấu tranh với sự bất bình đẳng, tạo sức mạnh cho nữ giới và xây dựng một xã hội công bằng hơn.
Bà May đã nói với các nghị sỹ thuộc Đảng Bảo thủ của bà rằng bà sẽ ra khỏi dinh thự số 10 ở Phố Downing ngay sau khi Brexit xong xuôi và để lại mớ hỗn loạn trong việc xây dựng mối quan hệ tương lai với châu Âu cho một nhà lãnh đạo khác. Điều này nhiều khả năng sẽ dọn đường cho cuộc tranh đấu quyết liệt để chọn người kế nhiệm bà trong Đảng Bảo thủ.
Đó là một khoảnh khắc chua xót đối với bà May, người mà trong gần ba năm qua đã ‘cày ải’ trên một con đường đơn độc để đạt được thỏa thuận Brexit với EU. Sau hai thất bại nặng nề khi đưa thỏa thuận trên ra bỏ phiếu ở Hạ viện, bà đã đánh đổi nhiệm kỳ Thủ tướng để có được sự ủng hộ cần thiết cho thỏa thuận Brexit.
Điều mà bà trông đợi như là khoảnh khắc thắng lợi – hiện thực hóa được Brexit – đã biến chuyển thành một điều tủi hổ.
Cũng giống như cựu Thủ tướng David Cameron trước bà, bà sẽ phải rời Phố Dowing sớm hơn dự định và cũng là nạn nhân của sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ đảng về vấn đề châu Âu.
Bà lãnh nhiệm vụ Thủ tướng vào một lúc không may. Bà đã vận động để giữ nước Anh ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2016 – cho dù là lặng lẽ – và sau đó phải nhận lãnh trách nhiệm từ ông Cameron đưa nước Anh ra khỏi EU.
Bà May đã xác định phương hướng cho các cuộc thương thảo Brexit từ sớm khi bà quyết định sẽ không tìm kiếm sự hợp tác xuyên đảng phái cho mô hình Brexit mà bà muốn theo đuổi.
Thay vào đó, bà đưa ra một loạt những ‘lằn ranh đỏ’ mà bà thề sẽ không bao giờ vượt qua. Những lằn ranh đỏ này đã hạn chế lựa chọn của bà trong cuộc đàm phán chông gai với EU.
Bà quyết định rằng nước Anh sẽ rời thị trường chung và liên minh hải quan EU, cắt đứt nhiều mối quan hệ kinh tế vốn đã ngày càng gắn chặt Anh quốc với châu Âu lục địa hàng chục năm qua.
Việc bà chỉ một lòng theo đuổi những mục tiêu này cuối cùng cũng dẫn đến một thỏa thuận phức tạp, nhưng khi các chi tiết của thỏa thuận được công bố thì nhiều người trong Quốc hội – và nhiều nhân vật cổ súy Brexit mạnh mẽ nhất trong Đảng Bảo thủ của bà – đã nổi loạn. Chẳng mấy chốc bà đã phải chứng kiến hàng loạt các vụ từ chức của những nhân vật nổi bật trong nội các.
Cánh ủng hộ Brexit trong đảng nói rằng thỏa thuận này sẽ khiến nước Anh bị chi phối bởi các quy định của EU sau khi ra đi. Còn cánh thân EU thì chỉ trích bà May đã loại trừ khả năng ‘Brexit mềm’ mà theo đó Anh vẫn nằm trong thị trường chung và liên minh hải quan của EU, có lẽ sẽ giúp nước Anh tránh khỏi sụt giảm kinh tế do Brexit mà Ngân hàng Anh quốc đã cảnh báo rằng kinh tế Anh sẽ mất 8% chỉ trong vòng có vài tháng.
Khi nhiều tháng đàm phán kéo dài, bà May trên thực tế đã để mất phe chủ trương ‘Brexit cứng’ trong đảng của bà trong khi lại không đưa ra được ‘Brexit mềm’ vốn đáp ứng mong đợi của các cử tri Đảng Lao động mà bà cần để bản kế hoạch của bà được Hạ viện phê chuẩn.
Kết quả là: trì trệ, nhục nhã và từ chức sớm.
Đó là một kết thúc ngược đời sau một khởi đầu đầy hứa hẹn. Khi bà May lên nắm quyền hồi tháng 7 năm 2016, bà đi lên từ khối trung dung sau khi những nhân vật nổi bật hơn, bao gồm Thị trưởng London khi đó là ông Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove đã thất bại cay đắng.
Bất kỳ ý tưởng nào mà bà đều có thể dễ dàng thành công trước đó đã nhanh chóng tan thành mây khói khi bà đưa ra quyết định định mệnh về việc tổ chức tổng tuyển cử sớm hồi tháng Sáu năm 2017, ba năm trước thời hạn.
Bà dường như là đã tự mình đưa ra quyết định quan trọng này mà không có góp ý nhiều từ các trợ lý trong khi đang lang thang cùng phu quân, ông Philip, ở vùng thôn quê xứ Wales, trong một kỳ nghỉ.
Kết quả cuộc bầu cử đó là thảm họa đối với bà. Bà May thể hiện quá tồi tệ trong chiến dịch vận động đến nỗi Đảng Bảo thủ của bà mất thế đa số trong Quốc hội, khiến quyền lực của bà bị suy yếu nghiêm trọng. Điều đó cũng trực tiếp dẫn đến tình trạng khó khăn của bà hôm nay khi mà bà chỉ có thể thông qua được thỏa thuận Brexit nếu như bà có được sự ủng hộ của các đảng phái khác.
Vào lúc đó, một chính trị gia uyển chuyển hơn có thể quyết định rằng với vị thế thiểu số trong Quốc hội thì cần phải tiếp cận các đảng phái khác trên một vấn đề gây chia rẽ như thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên, bà May lại chọn con đường một mình.
Bà May, 62 tuổi, là một chính trị gia quả quyết và sắt thép. Bà đã thú nhận hôm 27/3 rằng bà không ứng phó tốt khi trong quán bar hay với tin đồn. Khi gặp phải trở ngại, cách làm của bà là phản công và phản công, lặp đi lặp lại một luận điệu, chẳng hạn như ‘Brexit có nghĩa là Brexit’ – gần như đến mức nhại bản thân.
Ít ai nghi ngờ sự ngoan cường và quyết tâm của bà với ý tưởng phục vụ công chúng đã ngấm vào máu do được nuôi dưỡng bởi một người cha là mục sư Anh giáo. Sự nghiệp của bà không hề bị hoen ố với những câu chuyện về lòng tham cá nhân hay tham nhũng. Bà cũng được khen ngợi là đã kiên trì ở một vị trí cực kỳ đòi hỏi mặc dù bà đang mắc tiểu đường tuýp 1.
Đó là một khoảnh khắc xúc động khi bà nói trước các thành viên cùng đảng hôm 27/3 rằng bà sẽ từ chức sớm mặc dù ý định công khai rất rõ ràng của bà là muốn được tại nhiệm.
Ông George Freeman, một cựu cố vấn của bà May, cho biết khi thừa nhận rằng ‘đã không đáp ứng được đòi hỏi’, bà May gần như muốn trào nước mắt.
Ông nói rằng bà May thừa nhận đã phạm ‘nhiều sai lầm’ và nói rằng bà ‘chỉ là con người’. Freeman kể rằng sau cánh cửa phòng họp đóng kín bà May đã nài nỉ: “Tôi van các vị đồng liêu hãy bỏ phiếu cho thỏa thuận Brexit và tôi sẽ ra đi.”
Cả căn phòng đông như thế bỗng chùng xuống trong im lặng.
“Bà ấy chết dưới chính lưỡi gươm của mình, đặt đất nước lên trước đảng phái và sự nghiệp và yêu cầu họ làm điều tương tự. Căn phòng im phăng phắc đến nỗi anh có thể nghe thấy tiếng muỗi bay qua,” ông Freeman nói.
https://www.voatiengviet.com/a/brexit-thu-tuong-anh-tra-gia-cho-nhung-sai-lam-cua-minh-/4852760.html

Hành trình đi lậu từ Vietnam City ở Pháp đến Anh Quốc

Tại Anh, thỉnh thoảng lại đưa có tin một số trẻ em mất tích ở vùng Đông Nam, mà đáng chú ý là tới phân nửa các trường hợp đều mang quốc tịch Việt Nam.
Vào tháng 11/2018, bốn trẻ Việt Nam bị thông báo mất tích chỉ vài ngày sau khi được địa phương nhận chăm sóc.
Phóng viên BBC Glen Campbell đã lần theo hành trình vào Anh bất hợp pháp của các em, và của người Việt nhập cư lậu nói chung, từ “điểm tập kết” của họ tại Pháp, và tìm hiểu lý do những người Việt này thường bỏ trốn khi được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, cũng như nguyện vọng của họ nếu tới được Anh.
Điểm bắt đầu của phóng viên Campbell là một thị trấn khai thác than cổ ở miền Bắc nước Pháp – Angres, nơi được gọi là ‘Vietnam City’.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-47741056

Tổng thống Rumani hỏi ý dân về cải cách tư pháp

Thùy Dương
Tại Rumani, một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức vào ngày 26/05/2019 để lấy ý kiến người dân về các cuộc cải cách tư pháp. Tổng thống thuộc phe trung hữu Klaus Iohannis hôm qua 28/03 thông báo như trên. Ông muốn các công dân khẳng định ủng hộ hay phản đối cải cách tư pháp.
Tổng thống Klaus Iohannis đang có những xung đột với chính phủ cánh tả vì chính phủ muốn tiến hành cải cách tư pháp để hạn chế quyền hành của các thẩm phán, một cuộc cải cách khiến Liên Hiệp Châu Âu lo ngại. Ngày 26/05 cũng là ngày bầu cử Nghị Viện Châu Âu.
« Chúng ta không thể tiếp tục như thế này được nữa ». Tổng thống Rumani đã dùng những từ ngữ nói trên để giải thích cho quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Từ năm 2017, bộ máy hành pháp Rumani bị chia rẽ về dự án cải cách tư pháp. Một bên là tổng thống Klaus Iohannis, thuộc phe trung hữu ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu. Ông Iohannis tố cáo các hành vi tấn công vào hệ thống tư pháp. Còn bên kia là chính phủ cánh tả, có lập truờng phê phán rất mạnh mẽ các định chế của Liên Âu. Đảng Xã Hội – Dân Chủ cầm quyền muốn khắc phục điều mà họ họi là « sự lạm quyền của các thẩm phán ».
Hai phe không thể tìm được tiếng nói chung. Do vậy, các công dân Rumani có tránh nhiệm giải quyết cuộc xung đột này.
Câu hỏi đặt ra cho người tham gia trưng cầu dân ý vẫn chưa được cho biết cụ thể. Nhưng điều cơ bản là người dân Rumani sẽ được kêu gọi cho ý kiến về chính phủ. Tổng thống Klaus Iohannis lưu ý là công dân Rumani có quyền quyết định liệu họ có muốn tham nhũng trở thành chính sách của Nhà nước hay không.
Nếu kế hoạch cải cách tư pháp được thông qua tại Rumani, những người bị cáo buộc tham nhũng có thể sẽ được ân xá ».
Trong khi đó, thẩm phán Laura Codruta Kovesi hôm qua 28/03 bị buộc tội tham nhũng. Bà Laura Codruta Kovesi là lãnh đạo Viện Công Tố chống tham nhũng của Rumani cho đến khi bị bãi nhiệm hồi tháng 07/2018. Thẩm phán Kovesi được coi là biểu tượng cho cuộc chiến chống tham nhũng tại Rumani và cũng là một trong những gương mặt nổi bật nhất có khả năng trở thành lãnh đạo Viện Công Tố của Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190329-tt-rumani-thong-bao-to-chuc-trung-cau-dan-y-ve-cai-cach-tu-phap

Algeri : Ngày biểu tình mới với nhiều thử thách

Thùy Dương
Hôm nay thứ Sáu 29/03/2019 là ngày biểu tình trong tuần thứ sáu liên tiếp tại Algeri. Theo dự kiến, cuộc biểu tình diễn ra trên khắp cả nước và là bài trắc nghiệm quan trọng cho phong trào phản kháng, trong bối cảnh cách nay vài ngày, tướng Ahmed Gaid Salah, tham mưu trưởng quân đội Algeri, đã yêu cầu Hội Đồng Bảo Hiến áp dụng điều 102 trong Hiến Pháp để tuyên bố là tổng thống 82 tuổi Bouteflika không còn khả năng lãnh đạo đất nước.
Từ Alger, thông tín viên RFI Lea-Lisa Westerhoff giải thích :
« Ngày thứ Sáu trong tuần phản kháng thứ sáu được coi là một bài trắc nghiệm mới về tinh thần quyết tâm của người biểu tình. Một cây bút xã luận gọi đây là thời khắc của sự thật, bởi vì trong tuần này, phong trào phản kháng trên đường phố đã đạt được thắng lợi quan trọng nhất kể từ đầu phong trào : Chính những người trong chính quyền đã yêu cầu tổng thống Abdelaziz Bouteflika ra đi.
Nhưng như vậy đã đủ hay chưa ? Vấn đề là liệu phong trào đấu tranh trên đường phố có huy động được đông đảo người tham gia sau chiến thắng vừa qua hay không ?
Đối với nhiều người biểu tình, điều 102 trong Hiến Pháp không còn là câu trả lời đầy đủ nữa, bởi vì theo điều khoản trên, giai đoạn chuyển tiếp quyền lực là do chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc (tức Thượng Viện) Algeri hoặc chủ tịch Hội Đồng Bảo Hiến lãnh đạo, nhưng đây là hai nhân vật trong bộ máy quyền lực và thân cận với tổng thống Abdelaziz Bouteflika. Trong khi đó, những người biểu tình lại muốn  tống khứ bộ máy quyền lực này.
Một vấn đề khác là theo quy định, giai đoạn chuyển tiếp quyền lực trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra chỉ kéo dài thêm tối đa 4 tháng rưỡi. Theo các đảng phái đối lập, thời hạn trên là quá ngắn. Họ sợ rằng tính minh bạch của lá phiếu cử tri sẽ không được đảm bảo.
Chúng ta sẽ cùng chờ xem liệu biểu ngữ được trưng ra trong ngày hôm qua « Bouteflika, ông sẽ ra đi, hãy đưa Gaid Salah đi theo ông » liệu có tiếp tục được giương lên trong ngày hôm nay hay không (tướng Gaid Salah là tham mưu trưởng quân đội Algeri) »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190329-algeri-ngay-bieu-tinh-moi-voi-nhieu-thu-thach

Đài Loan tiếp tục là điểm nóng trong quan hệ Mỹ – Trung

Từ đầu năm 2019 đến nay, Đài Loan tiếp tục là một trong những “điểm nóng” trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả phải dùng vũ lực. Bắc Kinh đã tăng cường áp lực với hòn đảo kể từ khi bà Thái Anh Văn nhậm chức năm 2016 do bà không thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc”. Trong khi đó, Mỹ công nhận chính sách “Một Trung Quốc” vào năm 1979 nhưng vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất và là đồng minh không chính thức mạnh nhất của Đài Loan.
Mỹ lại điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan
Bất chấp sự phản đối gay gắt từ phía Trung Quốc, Hải quân Mỹ (24/3) tiếp tục điều động các chiến hạm thực hiện các chuyến tuần tra tại eo biển Đài Loan. Theo thông tin từ quân đội Mỹ cho biết, lực lượng Hải quân và Tuần duyên Mỹ đã điều tàu khu trục USS Curtis Wilbur và tàu tuần duyên Bertholf đi qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở cửa và khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi qua và hoạt động ở bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép. Trong đó, tàu USCGC Bertholf (WMSL-750) thuộc lớp Legend có tải trọng 4.500 tấn đã rời Alameda thuộc bang California cùng với thủy thủ đoàn 170 người từ hồi tháng Một để tới hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Còn tàu khu trục USS Curtis Wilbur có chiều dài 154 m, rộng 20 m, mớn nước 9,4 m, lượng giãn nước toàn tải 9.000 tấn và thủy thủ đoàn 280 người.
Trước đó, Hải quân Mỹ (24/1) đã điều 2 tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan. Đây là lần đầu tiên hải quân Mỹ thực hiện một chuyến tuần tra qua eo biển Đài Loan trong năm nay. Theo Reuters, hành động này cho thấy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hỗ trợ Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa hòn đảo tự trị này với Trung Quốc đang gia tăng căng thẳng.
Trung Quốc gây sức ép để Mỹ ngăn Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh ở Hawaii
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn dự kiến (27/3) sẽ quá cảnh ở Hawaii trên đường công du 8 ngày bắt đầu từ 21/3 tới Palau, Nauru và Marshall Islands. Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc (21/3) thúc giục Mỹ không cho phép Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn được dừng chân ở Hawaii. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc đã đưa ra “quan điểm nghiêm khắc” về việc dừng chân đã lên kế hoạch của bà Thái ở Mỹ; đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc “cương quyết
phản đối Mỹ hoặc bất cứ nước nào khác có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cho phép việc quá cảnh này”, cho rằng Mỹ không “đưa ra tín hiệu sai cho các bè phái muốn Đài Loan đối lập”.
Được biết, chuyến công du của bà Thái Anh Văn diễn ra giữa lúc có các căng thẳng tăng cao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, điều đã làm tăng thêm áp lực về ngoại giao và quân đội để xác định chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan tự trị. Đài Bắc đang tìm mọi cách giữ 17 đồng minh còn lại của họ không bỏ Ðài Loan quay sang Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc thuyết phục Cộng hòa Dominic, Burkina Faso và El Salvador quan hệ với Bắc Kinh trong cái mà tổng thống Đài Loan gọi là hành vi “ngày càng mất kiểm soát.”
Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Sau khi hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên khẳng định Mỹ đã sẵn sàng phê chuẩn việc bán 60 máy bay chiến đấu F-16 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất cho Đài Loan, Người phát ngôn Cảnh Sảng (22/3) tuyên bố, “quan điểm phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là nhất quán và rõ ràng. Chúng tôi đã thúc giục Mỹ nhìn nhận đầy đủ về sự nhạy cảm của vấn đề và tác hại mà nó gây ra”.
Hiện chưa rõ phản ứng của Mỹ sau khi Trung Quốc đã thể hiện lập trường rõ ràng. Giới phân tích cho rằng, ông Trump có thể cân nhắc việc bán vũ khí cho Đài Loan để làm quân bài mặc cả với Bắc Kinh.
Được biết, Chính quyền Đài Loan đã hỏi mua máy bay Mỹ từ năm 2011, nhưng khi ấy tổng thống Mỹ Barack Obama đã chần chừ và quyết định từ chối. Thay vào đó, ông đề nghị giúp Đài Loan nâng cấp sản phẩm cũ. Đài Loan đang có khoảng 150 chiếc F-16A/B Block 20, và hiện đang được nâng cấp lên chuẩn F-16V. Theo Bloomberg, việc nâng cấp này giúp nhóm máy bay Đài Loan đang có tiến gần tới tiêu chuẩn F-16 Block 70 mà chính quyền Đài Bắc đang muốn mua. Đài Loan đã gửi yêu cầu mua một đội máy bay mới hồi đầu tháng 3/2019, nhưng hiện nay các cố vấn của Tổng thống Mỹ Trump được biết đã thúc giục chính quyền hòn đảo này gửi yêu cầu chính thức. Ngoài ra, được biết Mỹ đã từ chối một yêu cầu khác từ phía Đài Loan về việc mua tiêm kích F-35.
Bất chấp cảnh báo của Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump được đánh giá đã nhiều lần dùng Đài Loan làm “con bài” để mặc cả, gây sức ép với Bắc Kinh trên phương diện chính sách: từ vấn đề thương mại đến việc cảnh cáo Bắc Kinh bành trướng trên Biển Đông. Chính quyền Trump đã thông qua đạo luật Du lịch Đài Loan trong đó khuyến khích các quan chức Mỹ đến thăm hòn đảo này. Mỹ còn khánh thành văn phòng mới của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT). Giới chuyên gia nhận định, động thái này của Mỹ nhằm biểu thị thông điệp của Washington về việc các nước có quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế chiến lược và cam kết bảo vệ đồng minh trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc. Đài Loan hiện là một trong số những điểm nóng trong mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bao gồm cuộc chiến thương mại và tình trạng Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa Biển Đông. Trung Quốc trước nay luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ, sẽ sáp nhập về Đại lục trong tương lai. Bắc Kinh luôn bày tỏ quan ngại về các chính sách của Mỹ nghiêng về Đài Loan như bán vũ khí cho chính quyền Đài Bắc dù 2 bên đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức vì chính sách “Một Trung Quốc”. Bắc Kinh cũng từng dọa sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn Đài Loan đòi độc lập đồng thời tăng cường tập trận rầm rộ với máy bay ném bom chiến lược và tàu sân bay tại eo biển Đài Loan thời gian gần đây. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa phê chuẩn thỏa thuận bán các linh kiện chiến đấu cơ cho Đài Loan, còn nhà lãnh đạo Thái Anh Văn tuyên bố sẽ tăng cường ngân sách cho lực lượng phòng vệ.
Bất chấp sự đe dọa từ Bắc Kinh, chính giới Mỹ đã đưa ra nhiều tuyên bố thể hiện Washington sẽ tiếp tục hợp tác quốc phòng và bảo vệ Đài Loan.
Phát biểu sau cuộc gặp với cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho rằng các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc mang tính đe dọa và chuyến viếng thăm của Đô đốc Scott Swift “không chỉ cải thiện giao lưu quân sự mà còn thể hiện quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”, đồng thời kêu gọi “bình thường hóa” việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Chính phủ của bà muốn có thêm nhiều hoạt động trao đổi quân sự hơn giữa hai bên.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ (9/2018) cho biết Quốc hội Mỹ đã thông qua hợp đồng bán vũ khí, trị giá 330 triệu USD cho Đài Loan. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp nhiều khí tài lớn cho Đài Loan bao gồm tiêm kích F-16 và vận tải cơ C-130. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng với mức ngân sách quốc phòng 716 tỷ đôla, gồm các điều khoản kêu gọi cải thiện năng lực phòng thủ cho Đài Loan nhằm đương đầu với việc phô trương sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời tăng cường trao đổi quân sự cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan như mở rộng hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Ông Donald Trump cũng ký ban hành Đạo luật đi lại Đài Loan,
một đạo luật mang lại cho Tổng thống vỏ bọc chính trị nhằm thay đổi đáng kể chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Theo đó, Đạo luật cho phép các quan chức Mỹ ở mọi cấp có thể tới Đài Loan để gặp những người đồng cấp Đài Loan của họ và các quan chức cấp cao Đài Loan tới Mỹ để “gặp các quan chức Mỹ, bao gồm các quan chức từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng”.
Kể từ khi Mỹ không công nhận Đài Loan và thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) vào năm 1979, Washington đã chỉ duy trì quan hệ không chính thức với Chính phủ Đài Loan. Quan hệ Trung-Mỹ được củng cố bởi ba thông cáo báo chí chung (được nhất trí vào các năm 1972, 1979 và 1982), theo đó Mỹ đã “thừa nhận” nhưng không công khai chấp nhận lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ không chính thức với “người dân Đài Loan”, trong đó có những người trong Chính phủ Đài Loan, thông qua Học viện Mỹ ở Đài Loan, một thực thể giống như sứ quán được thành lập thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan vào năm 1979. Đạo luật này tuyên bố rằng quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc của Washington dựa trên sự mong đợi rằng tương lai của Đài Loan sẽ được định rõ bằng các biện pháp hòa bình. Nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình, Mỹ sẽ bán vũ khí mang tính chất phòng thủ cho Đài Loan và duy trì khả năng quân sự để chống lại sự ép buộc của Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/27211-dai-loan-tiep-tuc-la-diem-nong-trong-quan-he-my-trung.html

Hàn Quốc phát hiện 2 tàu cá TQ nghi đánh bắt trái phép

Hai tàu Trung Quốc có tải trọng 30 tấn đã xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Hàn Quốc trên vùng biển cách đảo Socheong khoảng 80km về hướng Tây Nam.
Một tàu cá Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển gần đảo Baengnyeong trên Biển Hoàng Hải, tháng 7/2018. (Nguồn: Yonhap)
Cảnh sát biển Hàn Quốc ngày 28/3 cho biết đã phát hiện và bắt giữ 2 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép trên khu vực gần đảo Socheong, thuộc vùng biển phía Tây Hàn Quốc.
Hai tàu Trung Quốc có tải trọng 30 tấn đã xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Hàn Quốc trên vùng biển cách đảo Socheong khoảng 80km về hướng Tây Nam. Đây là vùng biển thuộc địa bàn quận Ongjin, thành phố Incheon.
Tại thời điểm bị phát hiện, trên 2 tàu có 6 thuyền viên và khoảng 100kg các loại cá đã được đánh bắt. Cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ tiến hành điều tra cụ thể việc hai tàu trên có hoạt động đánh bắt hải sản trái phép hay không.
Đại diện lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc cho biết, mùa Xuân sắp đến cũng là mùa khai thác ghẹ ở vùng biển nước này, do đó Seoul đang tăng cường các hoạt động tuần tra nhằm ngăn chặn các hoạt động đánh bắt trái phép .
Đặc biệt, việc các ngư thuyền Trung Quốc thường xuyên có các hoạt động khai thác hải sản trái phép trên vùng biển Hàn Quốc diễn ra khá nhiều, do đó Hàn Quốc sẽ tập trung tăng cường tuần tra và kiểm soát các ngư thuyền Trung Quốc.
http://biendong.net/diem-tin/27224-han-quoc-phat-hien-2-tau-ca-tq-nghi-danh-bat-trai-phep.html

Ác mộng cho Trung Quốc

nếu Đài Loan để Mỹ dùng đảo Ba Bình ở Biển Đông

Trọng Nghĩa
Dù không chiếm lĩnh vị trí đầu trong dòng thời sự quốc tế trong những ngày gần đây, nhưng vấn đề Đài Loan tiếp tục gây xáo động trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc hai bên bước vào điều có thể gọi là giai đoạn cuối rất gay go của vòng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại. Giới quan sát ghi nhận một loạt động thái ngoại giao-quân sự của Washington mang dụng ý thị uy trên hiện trường, bên cạnh rất nhiều bài bình luận trên báo chí Mỹ cảnh báo Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan.
Một trong những phân tích đáng chú ý gần đây là của trung tâm tham vấn chiến lược Stratfor, trụ sở tại Austin (Texas – Hoa Kỳ), gắn liền hai điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc này là Biển Đông và Đài Loan để khẳng định rằng “Washington đang cân nhắc về khả năng hiện diện quân sự trên một hòn đảo Đài Loan”. Bài phân tích này đã được tạp chí bảo thủ Mỹ The National Interest đăng lại ngày 22/03/2019 dưới một tựa đề đầy ấn tượng : “Phải chăng ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Quốc là Hoa Kỳ hiện diện quân sự tại Đài Loan? - China’s Worst Nightmare: A U.S. Military Presence on Taiwan?
Mỹ tăng hiện diện hải quân ở eo biển Đài Loan và Biển Đông
Theo phân tích của Stratfor ngay từ cuối năm ngoái 2018, chiều hướng mà Mỹ đang theo đuổi là tiếp tục củng cố sự hiện diện hải quân của họ ở Biển Đông, và tiếp tục xây dựng các mối quan hệ quốc phòng và kinh tế với các láng giềng trên biển của Trung Quốc từ Đài Loan đến Đông Nam Á.
Trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn đẩy mạnh chiến lược cô lập Đài Loan, Washington sẽ tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ với Đài Bắc trong nỗ lực đối phó với Bắc Kinh trong khu vực.
Nhận định đầu tiên của Stratfor là hợp tác an ninh được tăng cường giữa Đài Loan và Hoa Kỳ có khả năng được mở rộng rất dễ dàng nhờ việc hai bên đều muốn cân bằng sự hiện diện quân sự gia tăng của Trung Quốc tại hai vùng eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Đài Loan sẵn sàng xem xét việc cho Mỹ tiếp cận đảo Ba Bình
Hai khu vực này đã được Đài Bắc đặt trong sự tương quan chặt chẽ với nhau gắn khi vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, tướng Nghiêm Đức Phát (Yen Teh Fa) xác định tại Nghị Viện Đài Loan rằng chính quyền Đài Bắc sẵn sàng xem xét việc cho phép Hải Quân Hoa Kỳ tiếp cận đảo Ba Bình (tên tiếng Hoa là Thái Bình) nếu Washington yêu cầu.
Nhận xét này theo Stratfor không hề có nghĩa là Đài Loan đã đồng ý, mặc dù bộ trưởng Đài Loan nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có thể được quyền ghé Ba Bình trong các hoạt động nhân đạo hoặc vì an ninh khu vực nếu phù hợp với lợi ích của Đài Loan.
Đối với Stratfor, việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng đảo Ba Bình có khả năng làm thay đổi nguyên trạng trong khu vực vào thời điểm Hải Quân Mỹ đang đẩy mạnh sự hiện diện tại vùng eo biển Đài Loan.
Ngay từ cuối năm ngoái, tàu hải quân Mỹ đã hai lần đi qua eo biển Đài Loan trong một nỗ lực được cho là nhằm áp đặt những cuộc tuần tra thường xuyên, thậm chí mở đường cho một hải đội tàu sân bay đi qua khu vực.
Các hoạt động khởi sự từ năm ngoái đã tiếp tục được đẩy mạnh trong ba tháng đầu năm nay. Ngày 25/02 vừa qua, hai chiếc tàu hải quân Mỹ, bao gồm khu trục hạm Stethem và tàu chở hàng và đạn dược Cesar Chavez đã đi qua eo biển Đài Loan, làm dấy lên những lời phản đối từ phía Trung Quốc.
Không đầy một tháng sau đó, ngày 24/03 vừa qua, lại có thêm hai chiến hạm Mỹ xẻ dọc eo biển Đài Loan. Trong chiến dịch tuần tra này, Hoa Kỳ đã có dấu hiệu gia tăng áp lực khi lần đầu tiên, tàu của lực lượng Tuần Duyên Mỹ được huy động vào chiến dịch tuần tra ở vùng biển nhạy cảm này.
Đây có thể được xem là một bước dấn thân mạnh mẽ hơn của Mỹ vào vùng biển quanh Trung Quốc, trước đây chỉ do Hạm Đội 7 phụ trách, sau này được thêm Hạm Đội 3 tiếp ứng, và bây giờ là Lực Lượng Tuần Duyên.
Giá trị chiến lược của Ba Bình
Theo nhận xét của Stratfor, đảo Ba Bình mà Đài Loan kiểm soát ở vùng quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, có một giá trị chiến lược quan trọng.
Đảo nằm giữa Biển Đông này là một địa điểm lý tưởng để đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển, và để thiết lập một sự hiện diện trong khu vực đang tranh chấp.
Ba Bình còn sở hữu nguồn thủy sản dồi dào và là hòn đảo duy nhất ở khu vực Trường Sa có nguồn cung cấp nước ngọt trên đảo.
Nhờ vào vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên đó, Ba Bình có thể đẽ dàng đóng vai một căn cứ hậu cần quan trọng.
Việc tiếp cận Ba Bình sẽ hỗ trợ đáng kể cho hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông, qua đó khuyến khích các nước như Việt Nam hay Philippines mạnh dạn hơn trong việc chống lại các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo Stratfor, một sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên Ba Bình hoặc trên đảo Đài Loan, sẽ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với Bắc Kinh, luôn luôn coi Đài Loan là một tỉnh ngỗ nghịch đòi ly khai, và coi quan hệ Washington – Đài Bắc là mối đe dọa đối với chủ quyền của Trung Quốc.
Phản ứng lo ngại của Trung Quốc
Bắc Kinh đã cực lực phản đối các động thái hậu thuẫn của Mỹ đối với Đài Loan, thâm chí từng đe dọa tấn công Đài Loan nếu để cho chiến hạm Mỹ ghé cảng.
Vào lúc này, Đài Loan và Trung Quốc là hai bên tranh chấp khác nhau ở Biển Đông. Hy vọng sâu xa của Bắc Kinh là trong tương lại, sau khi họ thống nhất được với Đài Bắc, Ba Bình cũng như một vài đảo đá khác trong tay chính quyền Đài Loan sẽ đương nhiên trở về dưới trướng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc rất lo ngại trước hai khả năng: Một là Đài Loan không đủ sức bảo vệ Ba Bình, để đảo này bị một đối thủ tranh chấp nào đó chiếm mất, và hai là Đài Loan bật đèn xanh cho các đối thủ của Trung Quốc như là Việt Nam hay là Mỹ sử dụng đảo Ba Bình.
Về phần mình, Đài Bắc trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực tang cường sức mạnh để kháng lại sức bành trướng của Bắc Kinh. Trong hai năm gần đây, áp lực của Trung Quốc trên Đài Loan không ngừng gia tang, thúc đẩy chính quyền Đài Bắc xem hợp tác với Hoa Kỳ là một phương án tốt bảo đảm quyền kiểm soát của Đài Loan trên đảo Ba Bình và kháng lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại Eo biển Đài Loan.
Một số học giả Đài Loan từng cho rằng chính quyền nên cho quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình, một động thái chắc chắn sẽ làm cho Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ làm cho tình hình căng thẳng leo thang.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190329-ac-mong-cho-trung-quoc-neu-dai-loan-de-my-dung-dao-ba-binh-o-bien-dong

Philippines: Maria Ressa,

người sáng lập trang Rappler lại bị bắt

Nhà báo nổi tiếng người Philippines Maria Ressa bị bắt tại sân bay ở Manila, bị cáo buộc vi phạm luật cấm sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông.
Bà Ressa, người sáng lập trang tin Rappler, đã bị bắt vào tháng trước với cáo buộc phỉ báng trên Internet.
Những người ủng hộ tự do báo chí nói rằng phóng viên kỳ cựu đang bị Tổng thống Rodrigo Duterte nhắm đến vì Rappler đăng bài chỉ trích chính phủ.
Quanh vụ Philippines bắt nhà báo Maria Ressa
Philippines: Trang tin Rappler bị rút giấy phép
Duterte nói phương Tây ‘đạo đức giả’
Time chọn các nhà báo bị hại là ‘Nhân vật của Năm’
11 vụ kiện đã được đệ trình chống lại Rappler kể từ tháng 1/2018.
Bà Ressa, người có tên trong danh sách “Nhân vật của năm 2018″ do tạp chí Time bầu chọn, đã nói chuyện với các phóng viên khi bà bị bắt.
“Rõ ràng đây là thêm một lần xâm phạm quyền lợi của tôi. Tôi đang bị đối xử như tội phạm khi tội duy nhất của tôi là trở thành một nhà báo độc lập,” bà nói.
Trong lần bị bắt hồi tháng trước, bà phải trải qua một đêm trong tù trước khi được tại ngoại.
Chuyện gì đã xảy ra?
Bà Ressa đã bị bắt giữ lúc vừa bước xuống máy bay sau khi trở về từ San Francisco, ABS-CBN tường thuật.
Trước khi hạ cánh, dường như biết rằng sẽ phải đối mặt với cảnh sát, bà viết trên Twitter: “Hạ cánh rồi đối mặt với lệnh bắt giữ mới nhất và đây là lần thứ bảy tôi sẽ yêu cầu nộp tiền bảo lãnh tại ngoại hầu tra.”
Tiếp đó, bà post một loạt tweet sau khi bị bắt, gồm một bức ảnh chụp từ bên trong xe cảnh sát.
Các vụ bắt giữ gây quan ngại
Việc bà Ressa bị bắt giữ liên tục khiến quốc tế lên án và làm dấy lên mối lo ngại về tự do báo chí ở Philippines đang xấu đi.
Rappler có nhiều bài tường thuật về cuộc chiến chống ma túy cứng rắn của Tổng thống Deterte, trong đó cảnh sát nói rằng khoảng 5.000 người đã bị giết trong ba năm qua. Vào tháng 12/2018, trang tin này tường thuật việc ông Duterte thừa nhận công khai rằng ông từng tấn công tình dục một người giúp việc nhà.
Hội Nhà báo Philippines (NUJ) kêu gọi tổ chức biểu tình vào ngày 15/2 này để phản đối vụ bắt bà Maria Ressa.
Được tạp chí TIME vinh danh là Nhân vật của năm 2018, cùng ba nhà báo khác, bà Maria Ressa bị bắt hôm 13/02 tại Manila.
Sau đó, sang hôm 14/2, bà được cho nộp tiền thế chân để tại ngoại chờ ra tòa.
Chính quyền Philippines đưa ra cáo buộc trong vụ ‘phỉ báng trên mạng’ nhắm vào bà, nhưng hiện Manila đang gặp nhiều chỉ trích quốc tế.
Các nhóm vận động, hội nhân quyền đều lên tiếng phản đối vụ bắt bà Maria Ressa, CEO của tập đoàn báo chí Rappler.
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói chính phủ của ông Duterte dùng pháp luật để đe dọa giới làm báo.
Cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Madeleine Albright nói vụ bắt bà Ressa là “kinh khủng” và cần bị mọi quốc gia lên án.
Các báo buộc nhắm vào bà Maria Ressa có thể đem lại án tù 12 năm.
Nhà báo Maria Ressa từng là trưởng văn phòng đài CNN ở Jakarta – Indonesia trước khi về nước thành lập trang Rappler vào năm 2012.
Bà từng được trao hai giải thưởng báo chí danh giá, giải Tự do Báo chí của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ, New York), và giải Báo chí quốc tế hiệp sĩ của Trung tâm Nhà báo quốc tế.
Trang Rappler nổi tiếng với các phóng sự điều tra nhắm vào cơ quan công quyền.
Cuối năm 2018, sang Oxford, Anh Quốc dự cuộc gặp mặt với các đồng môn về báo chí ở Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, bà có bài phát biểu về tình trạng nguy hiểm cho nhà báo ở Philippines khi họ dám đề cập đến các chủ đề nhạy cảm cho quan chức chính quyền.
Khi đó, bà đã cho hay chính quyền Philippines luôn sẵn sàng tìm cách bắt để bỏ tù bà vì các lý do khác nhau.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47716190

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?