Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023

TIN TỔNG HỢP - 30/11/2023

 RFI (AFP) - Ukraina cáo buộc Nga ngăn chặn đàm phán trao đổi tù nhân . Hôm nay, 30/11/2023, ủy viên Nhân quyền của Ukraina, phát biểu trước Quốc Hội, tố cáo: ‘‘Mọi nỗ lực từ phía Kiev đều vấp phải thái độ bất hợp tác của Nga’’. Lần trao đổi tù binh cuối cùng giữa hai bên diễn ra vào tháng 8/2023. (AFP) - Tối cao Pháp Viện Nga quyết cấm phong trào của người đồng tính và chuyển giới hoạt động.  Phán quyết có hiệu lực ngay lập tức kể từ hôm 30/11/2023.  "Phong trào Xã hội Quốc tế LGBT"  bị tư pháp Nga xếp vào danh sách các tổ chức  "cực đoan" . (AFP) - Pháp : Bộ trưởng Tư Pháp được tuyên trắng án.  Tòa án đặc biệt chuyên xét xử các quan chức cao cấp của chính quyền Pháp (Cour de Justice de la République) hôm 29/11/2023  phán quyết rằng bộ trưởng Tư Pháp Eric Dupond-Moretti  ‘‘không phạm tội’’  trong vụ xử về  ‘‘lạm dụng quyền lực’’. (AFP) - Nạn nhân các đường dây buôn người tại Miến Điện bị ép bán nội tạng.  Tổ chức Blue Dragon h...

ĐIỂM BÁO

Hình ảnh
 RFI Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, đồng minh bất đắc dĩ của NATO Trong bối cảnh ngoại trưởng các nước thành viên NATO họp tại Bruxelles, Bỉ, trong hai ngày 28 và 29/11, Le Figaro nói về những căng thẳng trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương liên quan đến chiến tranh Ukraina. Báo Le Monde nhân dịp này nói về tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người mà NATO xem là « một đồng minh bất đắc dĩ ».  Đăng ngày:  29/11/2023 - 15:54 15 phút (Ảnh minh họa) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tại thượng đỉnh NATO Vilnius, ngày 12/07/2023.  © AFP / LUDOVIC MARIN Thùy Dương « Không tin tưởng, bất đồng và những lợi ích trái ngược nhau »  là những từ ngữ mà Le Monde dùng để mô tả quan hệ giữa Ankara và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Là thành viên NATO nhưng Thổ Nhĩ Kỳ dường như lúc nào cũng muốn nhắc nhở rằng họ là một đồng minh khó tính và khó bảo, lúc nào cũng chỉ muốn có lợi đến tối đa, vô hạn, thậm chí làm lộ ra những mâu thuẫn của chính mình và vắt kiệt...

Người Mỹ gốc Việt ‘không tiếc thương gì’ Henry Kissinger

Hình ảnh
01/12/2023 VOA Tiếng Việt Henry Kissinger bắt tay với Lê Đức Thọ sau khi ký kết Hiệp định Paris vào năm 1973 Những người Việt ở Mỹ thuộc chính thể Việt Nam Cộng hòa trước đây bày tỏ thái độ bàng quan trước sự ra đi của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và lên án ông đã gây ra sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam vào tay của quân cộng sản Bắc Việt, theo tìm hiểu của VOA. Tiến sỹ Kissinger là một trong những ngoại trưởng nổi bật nhất trong lịch sử nước Mỹ, từng phục dưới hai chính quyền Richard M. Nixon và Gerald Ford, và cũng từng là Cố vấn an ninh quốc gia. Ông là người có ảnh hưởng trên chính trường Mỹ và định hình chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều thập kỷ, kể cả từ sau khi ông rời chức vụ. Ông đã qua đời tại nhà riêng ở bang Connecticut hôm 29/11 khi tròn 100 tuổi, Kissinger Associates, công ty tư vấn do ông sáng lập, loan báo nhưng không cho biết nguyên nhân. Một trong những di sản đáng nhớ nhất của ông là Hiệp định Paris được ông ký kết với ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của phái...

Cảnh sát Anh bắt 16 người biểu tình 'làm ồn' ngoài tư dinh Thủ tướng Sunak

Hình ảnh
NGUỒN HÌNH ẢNH, JUST STOP OIL/PA Chụp lại hình ảnh, Việc gõ nồi xoong, hô khẩu hiệu nhằm mục tiêu không cho Thủ tướng Anh ngủ yên, theo nhóm chống dầu 'Just Stop Oil' 30 tháng 11 2023, 17:15 +07 Cảnh sát Anh cho biết họ bắt 16 người biểu tình ngoài nhà riêng của Thủ tướng Rishi Sunak ở Tây London. Vào đêm 29/11, một nhóm biểu tình của phong trào chống dầu ‘Just Stop Oil’ đã tổ chức biểu tình ngay ngoài căn nhà của Thủ tướng Anh Rishi Sunak ở khu Kensington, London. Theo tổ chức này, có cả thảy 18 người của họ đã mang biểu ngữ, gõ nồi và chảo để gây tiếng vang, theo cả nghĩa đen, và nghĩa bóng. Việc gõ nồi xoong bên ngoài nhà Thủ tướng Anh đi kèm thông điệp nói “những kẻ độc ác thì không được phép ngủ yên”. ‘Just Stop Oil’ nêu ra lời phản đối quyết định gần đây của ông Sunak cho phép khai thác thêm các giếng dầu và khí ở Biển Bắc, trên thềm lục địa của Anh ngoài khơi Scot...

Henry Kissinger: Người định hình thế giới đầy tranh cãi

Hình ảnh
  NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES 30 tháng 11 2023, 17:03 +07 Sự kiện nhà ngoại giao Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 một lần nữa làm dậy lên những ý kiến trái chiều. Một người theo chủ nghĩa "hiện thực" trong quan hệ quốc tế, ông Henry Kissinger được trao giải Nobel Hòa bình và cũng bị lên án kịch liệt, bị coi là tội phạm chiến tranh. Với vai trò là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ, ông đã theo đuổi mạnh mẽ chính sách hòa hoãn (détente) - giúp làm tan băng mối quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc. Đường lối ngoại giao con thoi của ông đã giúp chấm dứt cuộc xung đột giữa các quốc gia Ả Rập và Israel hồi năm 1973; hòa đàm để đạt được Hiệp định Paris giúp đưa Mỹ ra khỏi một cơn ác mộng kéo dài ở Việt Nam. Thế nhưng điều mà giới ủng hộ ông mô tả là "Chính trị thực dụng" (Realpolitik) thì phe chỉ trích lên án là vô đạo đức. Ông đã bị cáo buộc từ việc hậu thuẫn ngầm cho cuộc đảo chính đẫm máu, lật đổ chính phủ theo cánh tả ở Chile, và nhắm mắt làm ngơ trước...