Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2012

Che sao được nhân dân, giấu sao được lịch sử!

Hình ảnh
Lê Chân Nhân Tại cuộc tiếp xúc cử tri TPHCM của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua, nhiều cử tri đặt vấn đề nhóm lợi ích là ai, ở đâu? Nhân dân cứ nghe nói một bộ phận không nhỏ nhưng chẳng biết đó là bộ phận nào, mặt mũi ra làm sao? Tham nhũng nhiều nhưng chưa thấy có vụ nào chống cho ra trò, như lời của cử tri Nguyễn Văn Nhơn, việc xử lý các vụ tham nhũng hiện nay đang theo xu hướng hành chính hóa. Nghiêm trọng biến thành không nghiêm trọng, to biến thành nhỏ…  Vị cử tri này nói đúng phóc. Những vụ tham nhũng được xử lý chỉ là loại con con như kiến, không chút “tên tuổi”. Còn các vụ to như con voi, nghe đến tiền muốn vỡ cả ngực, nhưng xử lý nhẹ tựa lông hồng. Dân không thể tin được tham nhũng, lãng phí, thất thoát đến hàng trăm nghìn tỉ đồng mà chỉ vài người bị xử lý.  Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng: “Ông nào dù chức to đến mấy cũng về nghỉ tại nhà của mình, không có việc gì qua mắt được nhân dân”. Tất nhiên, nhân dân thông minh, có thể thấy hết những chuyện ...

Góp một phân tích xung quanh sự kiện Hộ chiếu lưỡi bò TQ

Nguyễn Nghĩa650 (Danlambao) - Đặng Tiểu Bình có nói một câu, ít nổi tiếng hơn câu bình luận về mầu sắc lông của các con mèo. Đấy là câu: Người TQ không làm gì mà không tính toán. Trường hợp, TQ tung tin, báo cho thế giới biết tấm hộ chiếu của người TQ hiện nay, có in, giữa các trang số 8, 24 và 46, hình lưỡi bò, hình các vùng đất biên giới có tranh chấp với Ấn Độ, vùng biển thuộc lãnh hải Philippines... là một tính toán trước của TQ. Thực ra, TQ đã đưa vào sử dụng những hộ chiếu có hình lưỡi bò từ 5/2012, một cách lặng lẽ. Nhưng tại thời điểm những ngày giữa tháng 11/2012 vừa qua, Tân Hoa xã mới để lọt tin này ra ngoài. Vậy mục đích của TQ là gì? TQ muốn điều gì, khi tung tin này ra tại thời điểm: - Tổng thống Hoa Kỳ vừa đắc cử nhiệm kỳ 2, kết thúc chuyến công du sang Miến Điện, sang Phnom pêng; - Hội nghị thượng đỉnh tại Cămpuchia vừa thất bại, không có tuyên bố chung, với những phản đối nổi tiếng của Tổng thống Philippines bác lại Hun Sen ngay tại cuộc họp báo kết thúc hộ...

Đại sứ Úc tại VN thăm HT Thích Quảng Độ

Hình ảnh
Ỷ Lan, thông tín viên RFA 2012-11-30 Sáng thứ năm 29 tháng 11 năm 2012, ông Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam đã từ Hà Nội vào Sài Gòn vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. Courtesy IBIB Ông Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam (phải) và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện, sáng thứ năm 29 tháng 11 năm 2012. Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt nhân sự kiện này. Trình bày tình hình Giáo hội Ỷ Lan: Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Được tin ông Hugh Borrowman, Đại sứ Úc Đại Lợi tại Việt Nam, đến thăm Đức Tăng Thống hôm thứ năm 29.11 tại Thanh Minh Thiền Viện, kính xin Đức Tăng Thống hoan hỉ cho biết nội dung cuộc gặp gỡ này? HT Thích Quảng Độ: Thưa cô Ỷ Lan và quý khán thính giả của Đài Á châu Tự do. Hôm qua ông Đại sứ Úc Đại Lợi có đến thăm tôi. Hiếm khi được gặp các vị ngoại giao nước ngoài như thế. Do đó, khi gặp được những dịp may như vậy, tôi nói rõ về tì...

Biển Đông và báo chí: một bước leo thang

Hình ảnh
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2012-11-30 Theo dõi thời sự trong nước trong hai tuần lễ vừa qua điều cảm nhận chung dễ thấy, báo chí dường như đã leo một nấc thang trong mặt trận truyền thông bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vạch trần tham vọng bá quyền của Trung Quốc.  RFA file Báo chí Việt Nam đã tận dụng thông tin nước ngoài đồng loạt phản đối Trung Quốc in hình bản đồ “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu Tải xuống - download Thay đổi? Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tồng Thư ký báo Doanh Nghiệp, từ Saigon nhận định: “Sau hội nghị vừa qua ở Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam có những thay đổi có thể dễ dàng nhận ra. Đó là những tuyên bố, những chọn lựa, những hành động cụ thể như không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào những hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò. Theo tôi đây là thái độ tích cực và cứng rắn hơn thời gian trước đây. Trên mặt trận báo chí, theo cá nhân tôi thì có mạnh hơn. Trước đây những vấn đề nhạy cảm như thế này, một bài hay một tin đăng trên báo chắc chắc ph...

Chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc tại Biển Đông lại bị phê phá

Hình ảnh
  Cờ Trung Quốc trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa, Biển Đông. Ảnh tư liệu chụp năm 1995. REUTERS/Stringer/Files Trọng Nghĩa Với âm mưu áp đặt chủ quyền bằng con đường hộ chiếu bị vạch trần, đòi hỏi chủ quyền quá bao quát của Trung Quốc tại vùng Biển Đông trong những ngày gần đây đã nổi cộm trên dòng thời sự quốc tế, với rất nhiều phân tích phê phán. Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 29/11/2012, giáo sư Pháp Jean Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc tại trường Đại học Baptist ở Hồng Kông, đã nhấn mạnh đến tính chất « khả nghi » trong lập luận của Bắc Kinh cho rằng họ có chủ quyền « lịch sử » trên Biển Đông. Giáo sư Cabestan đồng thời nêu bật thực tế là quyền kiểm soát mà Trung Quốc hiện có trên một số hòn đảo trong khu vực đều có được nhờ hành vi dùng võ lực đánh chiếm. Theo ghi nhận của AFP, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng có những hành động quyết đoán hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển hay hải đảo trong khu vực, ngay...
Hình ảnh
Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus hội đàm với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bắc Kinh, ngày 27/11/2012 REUTERS RFI Hãng tin Mỹ UPI ngày hôm nay, 30/11/2012, cho biết, chính quyền Washington sẽ chất vấn Bắc Kinh về thông tin báo chí nói rằng cảnh sát Trung Quốc, kể từ năm 2013, có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép vào vùng Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland, đã cho biết như trên. Trong cuộc họp báo tại Washington, trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc truyền thông Trung Quốc đưa tin là kể từ năm 2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu, chặn bắt các tàu bè nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển do tỉnh này quản lý, tức là Biển Đông, bà Victoria Nuland Bà Nuland nói : « Chúng tôi cũng đọc thấy những thông tin báo chí như quý vị. Chúng tôi sẽ đưa có một vài câu hỏi đối với chính phủ Trung Quốc về việc này, một cách thẳng thắn, để c...

Việt Nam 'sẽ tập trung vào cải tổ'

Roberto Herrera-Lim Hiện thật dễ chê bai Việt Nam, đất nước mà mấy năm qua đã sứt mẻ danh tiếng là biểu tượng của tiềm năng kinh tế ở các thị trường mới nổi. Lạm phát là đe dọa thường trực, tăng trưởng đang chậm lại, và các ngân hàng cùng doanh nghiệp nhà nước đang chống chọi với mức nợ xấu đe dọa gây bất ổn. Chưa hết, các lãnh đạo chính trị Việt Nam đang đánh nhau trong khi tình hình đòi hỏi có hành động cương quyết. Các bài liên quanChủ tịch Sang cảnh báo tồn vong chế độTham nhũng VN: 'Quan nào mặt cũng nhọ'Thủ tướng hết nắm chống tham nhũngChủ đề liên quanXã hội Việt Nam Kết quả là giới đầu tư nước ngoài gãi đầu, tự hỏi liệu Việt Nam có thể xây dựng những định chế và năng lực cần thiết để gia nhập hàng ngũ nhữg quốc gia thị trường đang nổi. Các định chế của Việt Nam không sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh. Điều này thể hiện rõ từ cuộc khủng hoảng diễn ra trong mấy năm qua: các định chế và lãnh đạo Việt Nam đã quản lý tồi dòng vốn chảy vào, gây nên lạm phát, quyết định ...

Miến Điện có báo chí tự do hơn trước

Hình ảnh
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Thein Sein hôm 29/11 Hội đàm với Tổng thống Miến Điện, Thein Sein tại thủ đô Nay Pi Taw, Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hợp tác hai bên, từ quốc phòng, an ninh đến viễn thông, dầu khí, văn hóa và thể thao, du lịch. Ông Thein Sein, theo Thông tấn xã Việt Nam, cũng đề nghị Việt Nam “chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế” khi đón ông Trương Tấn Sang trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Miến Điện, bắt đầu hôm 29/11/2012. Trước đó, hồi đầu năm 2012, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Miến Điện, báo Bấm Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam có bài ca ngợi tiến trình dân chủ và hòa giải dân tộc ở Miến Điện. Ngược lại, sau một thời gian cải tổ chính trị, Liên bang Myanmar hiện nay được một số nhà bình luận coi là một ví dụ cho vùng Đông Nam Á về cởi mở với truyền thông và đáng cho Việt Nam học tập. Miến Điện cũng đang chuẩn bị thông qua luật báo chí mới, cho phé...

Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ

Hình ảnh
TQ 'coi trọng' tự do đi lại ở Biển Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói mọi quốc gia đều có tự do đi lại ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế. Xemmp4 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác Người đứng đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) tuyên bố kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát tàu qua lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng. Tổng thư k‎ý Surin Pitsuwan nói với Reuters rằng kế hoạch của Bắc Kinh “là sự kiện bước ngoặt”. Tờ China Daily hôm thứ Năm đưa tin quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/1, sẽ cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam khám xét tàu thuyền tiến vào vùng biển Trung Quốc “bất hợp pháp”. “[Sự việc này] chắc chắn là một bước cao hơn của sự việc vốn đã ngày càng căng thẳng,” ông Pitsuwan nói với Reuters. “Rất cần phải kiềm chế và xem xét diễn biến này một cách bình tĩnh và lắng nghe quan ngại ...

Mạnh dạn từ bỏ những gì không còn phù hợp đang cản trở con đường đi tới của đất nước.

Hình ảnh
Phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (Bản gốc) Việc Trung Quốc cho in “đường lưỡi bò” lên tấm hộ chiếu phổ thông điện tử đang gây ra những phản ứng ngược từ dư luận quốc tế và ngay chính trong xã hội Trung Quốc.  Trung Quốc luôn đặt họ ở vị trí siêu cường, điều ấy đòi hỏ họ cũng phải có những hành xử sao cho tương xứng. Theo ông, việc Trung Quốc cho in “đường 9 đoạn” lên hộ chiếu phổ thông điện tử vừa rồi có đáng mặt “anh hào” không? Trung Quốc là một cường quốc đang lên, có tiếng nói nhất định trên các diễn đàn quốc tế. Họ luôn luôn tận dụng mọi ưu thế của họ để theo đuổi tham vọng bành trướng mà trước mắt là ở Biển Đông, nơi được coi như chìa khóa để Trung Quốc bước ra thế giới để “rửa nhục” cho quá khứ (thời “Bát liên quân xâu xé Trung Hoa”). Các nước liên quan đến tranh chấp trên biển Đông như Việt Nam, Philippines rồi đến Ấn Độ và mới đây Mỹ cũng đã phản ứng một cách quyết liệt về việc Trung Quốc cho in “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu phổ thông điện tử của họ. Các họ...

Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?

Hình ảnh
Câu chuyện chống tham nhũng đến nay đã gần chục năm đến nay gần như chưa thu được kết quả nào đáng kể. Cách đây hai năm Trương Chủ Tịch đã than: “không phải một vài con sâu mà cả một bầy sâu”. Mới hôm qua, tiếp xúc với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Chủ Tịch lại than: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn…” Như vậy chục năm qua sâu năm sau nhiều hơn năm trước, từ vài con sâu đến một bầy sâu và bây giờ là cả một tập đoàn sâu, tham nhũng trở thành đại họa của Đất nước. Trước cuộc Chỉnh đốn Đảng, Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng nhận định: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”. Đương kim Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người phất cao ngọn cờ Chỉnh đốn Đảng đã nhận định: “một bộ phận không nhỏ đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. Những nhận định đó làm dân rất phấn khởi vì Đảng đã thấy được sự thật. Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho biết: “ bệnh đã...

Thái thú - Tượng đái Phành Quang Thung

Hình ảnh
Dân Làm Báo - Đọc sử nghìn năm nghe nhắc hoài đến từ thái thú mà không thể nào hình dung ra được. Cứ ráng tưởng tượng đó là một tên việt gian, răng nhuộm đen, mình xâm chàm, mang dòng máu tộc Việt nhưng có cái đuôi sam, lưng thì còng, đầu lúc nào cũng chúi nhủi về phương bắc. Ngày hôm nay, không cần lật lại sử xưa, chẳng phải tưởng tượng, thái thú đã và đang là một lũ bầy đàn đang... hiển thị khắp nơi. Một con trong bầy đang tiếp tục có những hành vi thái và thú là con (người) mà dân gian nói lái đặt tên: Tượng đái Phành Quang Thung. Giặc trương bảng hiệu Tam Sa. Giặc đóng dấu lưỡi bò vào bản đồ vào hộ chiếu khựa dân. Phành Quang Thung làm gì? Dạ thưa Phành tiếp đón thiếu tướng thiên triều Vương Tây Hân và còng lưng khẳng định: "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu trao đổi đoàn ở các cấp là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn n...

Quá thể, quá đáng, quá chừng, rồi gì nữa

Bùi Tín  29.11.2012 Đọc các blog tự do trong nước gần đây, tôi hay gặp những lời nhận định, nhận xét «quá thể», «quá chừng», «quá đáng» …    Một bạn trẻ nhận định việc tuyên án luật sư Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam, rồi nhà báo Điếu Cày 12 năm tù giam, cô Tạ Phong Tần 10 năm tù giam … - trong khi viên công an giết ông Trịnh Xuân Tùng chỉ bị 4 năm tù giam - là những «sự trả thù không thể tưởng tượng nổi», là «quá thể, là phi lý», từ một chính quyền tự cho là chính đáng, theo chế độ pháp quyền, nghiêm chỉnh theo pháp luật.    «Quá thể» ở đây có nghĩa là vượt qua giới hạn cao nhất của sự phi lý, của sự chà đạp luật pháp có khả năng xảy ra, bình thường rất ít ai nghĩ đến, rất ít ai dám làm.    Việc đối xử với sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên cũng được mạng Dân Làm Báo cho là «quá đáng». Nguyễn Phương Uyên bị lực lượng công an bắt cóc không có lệnh bắt giữ, không báo cho gia đình, đưa lên tỉnh Long An, biệt tích một tuần lễ rồi mới gửi lệnh truy t...

Con rối của người khổng lồ (phần 2)

Trần Vinh Dự 29.11.2012 Ảnh hưởng của Việt Nam với Campuchia Câu chuyện cách hành xử của Campuchia trong năm 2012 có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử của 3 nước trong khoảng 40 năm trở lại đây đã có nhiều giai đoạn thăng giáng đặc biệt phức tạp. Khmer Ðỏ được thành lập năm 1968 và ban đầu chỉ là một nhóm du kích nhỏ theo đường lối cộng sản. Cuộc lật đổ hoàng thân Shihanouk của thủ tướng Lon Nol vào năm 1970 và kèm theo đó là việc hoàng thân Shihanouk chạy tị nạn sang Bắc Kinh, liên minh với Khmer Ðỏ để lập ra một chính quyền tị nạn của Campuchia (gọi tắt là GRUNK) đã tạo sức bật khủng khiếp cho nhóm này. Theo Asia Times, chỉ trong một thời gian ngắn, đội quân của Khmer Ðỏ đã tăng từ 6,000 lên tới 50,000 chiến binh, chủ yếu là vì nhiều nông dân tham gia vào đội ngũ này với lòng tin rằng họ đang chiến đấu cho vị hoàng tử bị phế chuất Shihanouk. Nhờ sự phát triển vượt bậc này, Khmer Ðỏ đã dần dần dành được quyền kiểm soát Campuchia. Tới ngày 17 tháng 4...

Bà Clinton: chính sách chuyển trọng tâm Châu Á không nhắm vào Trung Quốc

Hình ảnh
Scott Stearns  29.11.2012 Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm thứ Năm nói rằng việc chính phủ của Tổng Thống Obama chuyển trọng tâm quân sự, ngoại giao và thương mại sang châu Á không phải là một mối đe dọa đối với Trung Quốc. Thông tín viên Scott Stearns của Đài VOA tường trình từ Bộ Ngoại giao ở Washington. Ngoại trưởng Clinton nói các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc lên nắm quyền lực vào một thời điểm đầy thách thức với một nền kinh tế đang chậm lại và các tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Biển Nam Trung Hoa, mà người Việt Nam gọi là Biển Đông. Ngoại trưởng Clinton nói: "Sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc thế giới đang bước tới một ngã rẽ. Hướng đi tương lai của Trung Quốc sẽ được xác định tùy theo Bắc Kinh xử lý các thách thức kinh tế mới như thế nào, giải quyết các khác biệt quan điểm với các nước láng giềng ra sao, và những khúc mắc trong hệ thống chính trị và kinh tế của họ như thế nào." Bắc Kinh đã nhiều lần bày tỏ quan...

Hộ chiếu "lưỡi bò" Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam?

Hình ảnh
Khánh An, phóng viên RFA 2012-11-29 Khi tin tức về mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có in hình bản đồ với đường lưỡi bò trên vùng Biển Đông được loan đi, thế hệ trẻ Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ, đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có phản ứng cứng rắn hơn. AFP photo Một công nhân đang đứng máy in hộ chiếu điện tử mới tại Trung Quốc hôm 08/5/2012 Trung Quốc gây hấn  Góp phần không nhỏ trong việc ký tên và truyền tải bản “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân” của gần 200 nhân sĩ trí thức Việt chính là những cư dân mạng trẻ tuổi. Đi kèm với hành động trên là việc nhất loạt thay đổi hình phản đối đường lưỡi bò, bày tỏ quan điểm cá nhân và loan tải những thông tin liên quan đến sự kiện này trên các trang mạng xã hội. Nói với Đài Á Châu Tự Do về tấm hộ chiếu có in hình lưỡi bò của Trung Quốc, Tuynh, một bạn trẻ từ Phan Thiết, cho biết: Khi em biết tin là Trung Quốc in hình lưỡi bò vào hộ chiếu cho công dân Trung Quốc thì...

LHQ mở chiến dịch truyền thông xã hội về nhân quyền

Hình ảnh
Việt Hà, phóng viên RFA 2012-11-29 Văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc mới đây thông báo sẽ thực hiện một loạt các cuộc hội thoại trực tuyến trên Google plus nhân ngày quốc tế nhân quyền 10 tháng 12 sắp tới.   AFP photo Bà Navi Pillay, người đứng đầu văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Việt Hà phỏng vấn bà Esther Lam, phụ trách truyền thông xã hội thuộc văn phòng cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chủ đề hội thoại Việt Hà: Thưa bà, trước hết xin bà cho biết về nội dung chương trình hội thoại trực tiếp trên Google Plus mà Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện trong thời gian tới? Esther Lam: Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm đến chương trình hội thoại trực tiếp Google Plus của chúng tôi. Hoạt động này là một phần trong chiến dịch truyền thông của chúng tôi về nhân quyền trong năm nay. Mục đích là để thu hút tiếng nói của mọi người về vấn đề này. Chúng tôi nghĩ là những diễn đàn như thế này với sự tham gia của nhiều người sẽ làm cho tiếng nó...