Việt Nam 'sẽ tập trung vào cải tổ'
Roberto Herrera-Lim
Hiện thật dễ chê bai Việt Nam, đất nước mà mấy năm qua đã sứt mẻ danh tiếng là biểu tượng của tiềm năng kinh tế ở các thị trường mới nổi.
Lạm phát là đe dọa thường trực, tăng trưởng đang chậm lại, và các ngân hàng cùng doanh nghiệp nhà nước đang chống chọi với mức nợ xấu đe dọa gây bất ổn. Chưa hết, các lãnh đạo chính trị Việt Nam đang đánh nhau trong khi tình hình đòi hỏi có hành động cương quyết.
Các bài liên quanChủ tịch Sang cảnh báo tồn vong chế độTham nhũng VN: 'Quan nào mặt cũng nhọ'Thủ tướng hết nắm chống tham nhũngChủ đề liên quanXã hội Việt Nam
Kết quả là giới đầu tư nước ngoài gãi đầu, tự hỏi liệu Việt Nam có thể xây dựng những định chế và năng lực cần thiết để gia nhập hàng ngũ nhữg quốc gia thị trường đang nổi.
Các định chế của Việt Nam không sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh. Điều này thể hiện rõ từ cuộc khủng hoảng diễn ra trong mấy năm qua: các định chế và lãnh đạo Việt Nam đã quản lý tồi dòng vốn chảy vào, gây nên lạm phát, quyết định đầu tư sai lầm và các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước bê bối.
Toàn bộ xảy ra dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và mặc dù ông vượt qua ít nhất hai lần thách thức sự lãnh đạo, vị thế của ông đã yếu đi và giảm sút.
"Các lãnh đạo nước này có thể đang cãi vã, nhưng họ hiểu rằng không cải cách là đe dọa lớn cho quyền uy của họ, lớn hơn cả sự bất trắc đi kèm với thay đổi."
Quyết định theo kiểu đồng thuận sẽ đóng vai trò lớn hơn trong những năm tới, trong khi các đối thủ của ông Dũng (bao gồm Chủ tịch Trương Tấn Sang) giảm bớt sự kiểm soát chính sách của Thủ tướng và thắt chặt giám sát. Hệ quả gần của diễn trình này là khả năng đấu tranh phe nhóm sẽ tạo ra các chính sách thất thường và tín hiệu mâu thuẫn.
Nhưng đừng vội bỏ qua Việt Nam. Trong lịch sử, các cuộc khủng hoảng đã giúp thúc đẩy các lựa chọn chính sách hiệu quả từ chính phủ (giống như cuộc lật đổ năm 2001 với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu).
Tình hình hiện nay sẽ không thể khiến ông Dũng ra đi, nhưng nó sẽ khiến người ta phải xem lại nghiêm túc chính sách kinh tế, đặc biệt là việc phân bổ đầu tư tốt hơn.
Dẫu sao trong giới tinh hoa Việt Nam nói chung vẫn có đồng thuận rằng các cải cách trước đây nên được giữ lại và rằng sự sống còn của Đảng Cộng sản phụ thuộc vào tăng trưởng lâu dài và cải thiện bình đẳng trong chất lượng cuộc sống.
Kinh tế Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ những yếu tố cơ cấu mà đang khuyến khích các nhà đầu tư xem xét việc chuyển địa điểm sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Các nhà sản xuất có thể thấy hấp dẫn khi nhìn về các nước khác ở châu Á, nhưng họ không nên đánh giá thấp khả năng Việt Nam sẽ trở lại là địa điểm đầu tư thuận lợi.
Các lãnh đạo nước này có thể đang cãi vã, nhưng họ hiểu rằng không cải cách là đe dọa lớn cho quyền uy của họ, lớn hơn cả sự bất trắc đi kèm với thay đổi.
Roberto Herrera Lim là giám đốc ban châu Á của Eurasia Group, một công ty nghiên cứu và tư vấn. Bài viết đã đăng lần đầu trên trang Bấm Foreign Policy.
Nhận xét
Đăng nhận xét