Người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc phản đối tại Quốc hội
Những tình nguyện viên tự vệ xếp hàng bên ngoài Quốc hội ở Kyiv, 28/3/2014.
28.03.2014
KYIV — Tổng thống Ukraine lâm thời Oleksandr Turchynov đã lên án phong trào dân tộc cực đoan được gọi là “Cánh Hữu” sau khi họ biểu tình phản đối bên ngoài quốc hội, và nói rằng nhóm người này có khuynh hướng “gây bất ổn.” Các nhóm chủ nghĩa dân tộc đã lặp lại những lời lẽ tuyên truyền của Nga rằng nhóm quốc xã và phát xít kiểm soát Kyiv, một lý do mà Moscow sử dụng để bào chữa cho hành động sáp nhập Crimea. Nhiều người muốn thấy những người này rút khỏi các đường phố và mau chóng hội nhập với các định chế dòng chính.
Các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc tại Ukraine biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội đòi Bộ trưởng Nội vụ từ chức vì vụ bắn chết một trong những người lãnh đạo tranh đấu của họ.
“Lực lượng Tự vệ” của Ukraine được thành lập trong các cuộc biểu tình chống chính phủ mới đây, đã xếp hàng để ngăn ngừa khiêu khích khi cuộc biểu quyết để lật đổ viên bộ trưởng này bị hủy bỏ.
Nhưng người đứng đầu tổ chức “Cánh Hữu Đông” Kiva Ilya nói rằng họ chỉ muốn công lý:
“Nhiệm vụ của chúng tôi là duy trì sự bình ổn và không làm cho chính phủ Nga thấy rằng tình hình tại Ukraine là vượt ra khỏi tầm kiểm soát. 'Cánh Hữu' đứng về phía luật pháp trong tất cả mọi hành động của chúng tôi.”
Nhưng nhiều người ở đây không đồng ý và e ngại là các tổ chức quốc gia cực đoan có thể trở thành bạo động nếu họ không sớm hòa nhập với các lực lượng phòng vệ và chính trị Ukraine.
Một giáo sĩ Chính Thống Giáo Ukraine, ông Vasil Korus nói rằng, nhóm này sẽ nằm trong tay Điện Kremlin. Ông nói tiếp:
“Hôm qua, chúng tôi đã cầu nguyện rằng tất cả các chuyện này sẽ không đem lại lợi ích nào cho Putin. Bởi vì chúng tôi biết, và chúng tôi hiểu rằng nếu hành động một cách quá khích thì sẽ có lợi cho Putin.”
Trong khi đó, những người cực đoan tiên phong trong các vụ đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn khiến Tổng thống Viktor Yanukovych được Moscow hậu thuẫn chạy lánh sang Nga, vẫn còn đóng trại tại quảng trường trung tâm ở Kyiv bởi vì họ không tin tưởng ở chính phủ Ukraine lâm thời.
Đại biểu quốc hội Ukraine Inna Bogoslovska nói rằng đây là cảm giác chung:
“‘Cánh Hữu’ có trách nhiệm rất to lớn. Bởi vì nếu họ muốn trở thành một đảng chính trị, và đây là việc đúng phải làm, thì điều đầu tiên là bảo đảm rằng không không gì có thể lợi dụng để giật giây họ. Họ phải biết chắc rằng không ai có thể ảnh hưởng tới họ và sẽ không có những kẻ khiêu khích cũng như các tên tội phạm.”
Các tổ chức chủ trương chủ nghĩa dân tộc, trong đó có “Cánh Hữu,” đã tham gia lực lượng phòng vệ Ukraine.
Nhưng, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, nhà lãnh đạo “Cánh Hữu” và cũng là ứng cử viên Tổng thống Dmitry Yarosh nói rằng họ không có ý định giải giới.
“Về phương diện vũ khí, đừng quên những nguy hiểm mà nhân dân Ukraine giờ đây đang phải đối mặt. Đó là sự gây hấn từ bên ngoài cũng như việc bộ nội vụ hoàn toàn không được cải tổ, trở nên khác biệt bằng các chiến dịch bắt cóc và khủng bố chống lại chính nhân dân Ukraine."
Các cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho thấy các tổ chức cực đoan có rất ít sự ủng hộ của công chúng, và một số người e ngại là tới thời gian bầu cử, những nhóm cực đoan này sẽ đòi hỏi nhiều hơn cho những hy sinh mà họ bỏ ra.
Một số người tranh đấu cho cuộc cách mạng ở Ukraine có thể trở thành một gánh nặng nguy hiểm.
Các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc tại Ukraine biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội đòi Bộ trưởng Nội vụ từ chức vì vụ bắn chết một trong những người lãnh đạo tranh đấu của họ.
“Lực lượng Tự vệ” của Ukraine được thành lập trong các cuộc biểu tình chống chính phủ mới đây, đã xếp hàng để ngăn ngừa khiêu khích khi cuộc biểu quyết để lật đổ viên bộ trưởng này bị hủy bỏ.
Nhưng người đứng đầu tổ chức “Cánh Hữu Đông” Kiva Ilya nói rằng họ chỉ muốn công lý:
“Nhiệm vụ của chúng tôi là duy trì sự bình ổn và không làm cho chính phủ Nga thấy rằng tình hình tại Ukraine là vượt ra khỏi tầm kiểm soát. 'Cánh Hữu' đứng về phía luật pháp trong tất cả mọi hành động của chúng tôi.”
Nhưng nhiều người ở đây không đồng ý và e ngại là các tổ chức quốc gia cực đoan có thể trở thành bạo động nếu họ không sớm hòa nhập với các lực lượng phòng vệ và chính trị Ukraine.
Một giáo sĩ Chính Thống Giáo Ukraine, ông Vasil Korus nói rằng, nhóm này sẽ nằm trong tay Điện Kremlin. Ông nói tiếp:
“Hôm qua, chúng tôi đã cầu nguyện rằng tất cả các chuyện này sẽ không đem lại lợi ích nào cho Putin. Bởi vì chúng tôi biết, và chúng tôi hiểu rằng nếu hành động một cách quá khích thì sẽ có lợi cho Putin.”
Trong khi đó, những người cực đoan tiên phong trong các vụ đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn khiến Tổng thống Viktor Yanukovych được Moscow hậu thuẫn chạy lánh sang Nga, vẫn còn đóng trại tại quảng trường trung tâm ở Kyiv bởi vì họ không tin tưởng ở chính phủ Ukraine lâm thời.
Đại biểu quốc hội Ukraine Inna Bogoslovska nói rằng đây là cảm giác chung:
“‘Cánh Hữu’ có trách nhiệm rất to lớn. Bởi vì nếu họ muốn trở thành một đảng chính trị, và đây là việc đúng phải làm, thì điều đầu tiên là bảo đảm rằng không không gì có thể lợi dụng để giật giây họ. Họ phải biết chắc rằng không ai có thể ảnh hưởng tới họ và sẽ không có những kẻ khiêu khích cũng như các tên tội phạm.”
Các tổ chức chủ trương chủ nghĩa dân tộc, trong đó có “Cánh Hữu,” đã tham gia lực lượng phòng vệ Ukraine.
Nhưng, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, nhà lãnh đạo “Cánh Hữu” và cũng là ứng cử viên Tổng thống Dmitry Yarosh nói rằng họ không có ý định giải giới.
“Về phương diện vũ khí, đừng quên những nguy hiểm mà nhân dân Ukraine giờ đây đang phải đối mặt. Đó là sự gây hấn từ bên ngoài cũng như việc bộ nội vụ hoàn toàn không được cải tổ, trở nên khác biệt bằng các chiến dịch bắt cóc và khủng bố chống lại chính nhân dân Ukraine."
Các cuộc thăm dò ý kiến mới đây cho thấy các tổ chức cực đoan có rất ít sự ủng hộ của công chúng, và một số người e ngại là tới thời gian bầu cử, những nhóm cực đoan này sẽ đòi hỏi nhiều hơn cho những hy sinh mà họ bỏ ra.
Một số người tranh đấu cho cuộc cách mạng ở Ukraine có thể trở thành một gánh nặng nguy hiểm.
Nhận xét
Đăng nhận xét