Venezuela, một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới
Biểu tình, bạo động, một cảnh tượng diễn ra hầu như hàng ngày tại Caracas, thủ đô Venezuela, gần một tháng nay. Ảnh chụp ngày 07/03/2014.
Reuters
Venezuela, đất nước giàu tài nguyên dầu mỏ, nơi mà đồng đô la được đổi chác trên đường phố với giá cao gấp mười lần so với tỉ giá chính thức, có thể là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới. Hoặc là ngược lại, rẻ nhất thế giới, tùy theo khả năng sở hữu những đồng đô la Mỹ.
Tại thị trường chợ đen hôm qua 28/03/2014, đô la được trao đổi với giá 67 đồng bolivar ăn một đô la, so với giá chính thức là 6,3 bolivar một đô la. Mặc cho một loạt biện pháp linh hoạt hóa việc kiểm soát giao dịch ngoại hối, trong đất nước đang rung chuyển bởi phong trào biểu tình chống đối chính phủ - chủ yếu do nền kinh tế èo uột, hình ảnh dòng người dài bất tận xếp hàng trước các quầy hàng hầu như trống rỗng đã trở nên chuyện dài thường nhật.
Chẳng hạn, một lon nước ngọt có gaz bán trên đường phố giá 25 bolivar, tương đương 3,9 đô la theo hối suất chính thức, nhưng theo tỉ giá chợ đen thì tương đương 0,37 đô la. Một phần ăn đầy đủ bán ra ở McDonald’s giá 200 bolivar, tương đương 34 đô la hay 2,9 đô la tùy theo giá nhà nước hay chợ đen. Tương tự, giá trị một chiếc xe hơi cũ luôn luôn được tính theo giá chợ đen, khiến xe hơi trở thành mặt hàng không thể với tới nổi đối với những người chỉ trả bằng nội tệ.
Trong đất nước có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới, nền kinh tế chủ yếu là nhập khẩu, nạn khan hiếm hàng hóa ngày càng trầm trọng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc trao đổi ngoại tệ, nhưng gần đây đã mềm dẻo hơn đôi chút để tránh việc các nhà đầu tư thoái vốn.
Do các doanh nghiệp thiếu ngoại tệ, hàng hóa trở nên hiếm hoi trên các quầy hàng, khiến lạm phát lên đến 57,3% trong vòng một năm qua – một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới.
Cùng với tình trạng mất an ninh tăng cao, tình hình này là một trong những nguyên nhân của các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc từ ngày 4/2 đến nay, mà theo con số chính thức đã làm cho 37 người chết và trên 550 người bị thương. Khởi đầu từ giới sinh viên, sau đó phong trào phản kháng được tiếp sức bởi phe đối lập với Tổng thống theo xu hướng xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro.
Các nhà nhập khẩu hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men…có thể xin mua ngoại tệ từ Ngân hàng Trung ương theo tỉ giá 6,3 bolivar một đô la. Những người khác có thể tìm mua trên hai thị trường song hành khác, nơi đồng đô la được bán với giá từ 10 đến hơn 50 bolivar. Tại một trong hai thị trường phụ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước mang tên « Sicad 2 », tỉ giá đồng nội tệ so với đô la khá sát với giá thương lượng ngoài thị trường chợ đen.
Với cơ chế thị trường song hành có hiệu lực từ tuần này, chính quyền Venezuela mong muốn « xóa bỏ thị trường đô la chợ đen ». Tuy nhiên 80% ngoại tệ vẫn được tính theo giá chính thức, và hệ thống mới này có vẻ chưa thể mang lại hiệu quả mong muốn.
Tình trạng hiếm hoi ngoại tệ là do chính phủ phải trả nợ nước ngoài, và sản xuất dầu lửa bị trì trệ do thiếu đầu tư. Trong khi đó dầu khí hầu như là nguồn thu nhập duy nhất của Nhà nước, và một phần trong sản lượng dầu được đem tặng cho các nước anh em hoặc bán rẻ, cho vay.
Nhà kinh tế José Guerra, cựu viên chức Ngân hàng Trung ương giải thích với AFP : « Sicad 2 không thể nào đáp ứng được nhu cầu, và những người không mua được đô la đành phải quay sang thị trường chợ đen ». Raul Huizzi, trưởng khoa kinh tế trường đại học Andes nhận xét : « Một số người cho rằng hệ thống này sẽ không bao giờ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la, nhất là do chính phủ rất chậm chạp trong việc chuyển tiền cho nhiều khu vực ».
Nhưng có một yếu tố khác càng làm tăng thêm tính bất ổn : chính quyền vốn sử dụng một cách tùy tiện và không kiểm soát nhiều « quỹ ngoài kế hoạch » trong ngân sách Nhà nước được nuôi dưỡng bằng nguồn lợi từ trên trời rơi xuống là dầu lửa, không bao giờ thông tin về số lượng tiền mặt mình có, cũng như việc bơm vào bao nhiêu ngoại tệ cho thị trường Sicad.
Một người không muốn nói tên thổ lộ với AFP : « Chính phủ quản lý nền kinh tế một cách hết sức thiếu minh bạch, và với hệ thống này cũng sẽ không có gì khác. Hôm thứ Ba tôi xin mua 2.000 đô la, nhưng họ chẳng bán cho tôi đồng nào cả ».
Hệ thống ngoại hối song hành cho phép mua bán đô la tiền mặt hay chuyển khoản, thông qua hệ thống ngân hàng, các cơ sở đổi tiền hay các tư nhân buôn bán ngoại tệ, với giá cả do « quy luật cung cầu » ấn định, theo như quy định hiện hành.
Nhưng đối với những người làm công ăn lương thu nhập trung bình, không có được những đồng đô la do thân nhân từ nước ngoài gởi về, hay do xoay sở làm ăn, Venezuela vẫn là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó Nhà nước vẫn hào phóng cấp học bổng và trợ cấp cho những người nghèo nhất, đảm bảo sự ủng hộ của giới bình dân cho đến nay đối với Tổng thống Maduro, người thừa kế của Hugo Chavez.
Chẳng hạn, một lon nước ngọt có gaz bán trên đường phố giá 25 bolivar, tương đương 3,9 đô la theo hối suất chính thức, nhưng theo tỉ giá chợ đen thì tương đương 0,37 đô la. Một phần ăn đầy đủ bán ra ở McDonald’s giá 200 bolivar, tương đương 34 đô la hay 2,9 đô la tùy theo giá nhà nước hay chợ đen. Tương tự, giá trị một chiếc xe hơi cũ luôn luôn được tính theo giá chợ đen, khiến xe hơi trở thành mặt hàng không thể với tới nổi đối với những người chỉ trả bằng nội tệ.
Trong đất nước có trữ lượng dầu lửa hàng đầu thế giới, nền kinh tế chủ yếu là nhập khẩu, nạn khan hiếm hàng hóa ngày càng trầm trọng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc trao đổi ngoại tệ, nhưng gần đây đã mềm dẻo hơn đôi chút để tránh việc các nhà đầu tư thoái vốn.
Do các doanh nghiệp thiếu ngoại tệ, hàng hóa trở nên hiếm hoi trên các quầy hàng, khiến lạm phát lên đến 57,3% trong vòng một năm qua – một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới.
Cùng với tình trạng mất an ninh tăng cao, tình hình này là một trong những nguyên nhân của các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc từ ngày 4/2 đến nay, mà theo con số chính thức đã làm cho 37 người chết và trên 550 người bị thương. Khởi đầu từ giới sinh viên, sau đó phong trào phản kháng được tiếp sức bởi phe đối lập với Tổng thống theo xu hướng xã hội chủ nghĩa Nicolas Maduro.
Các nhà nhập khẩu hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men…có thể xin mua ngoại tệ từ Ngân hàng Trung ương theo tỉ giá 6,3 bolivar một đô la. Những người khác có thể tìm mua trên hai thị trường song hành khác, nơi đồng đô la được bán với giá từ 10 đến hơn 50 bolivar. Tại một trong hai thị trường phụ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước mang tên « Sicad 2 », tỉ giá đồng nội tệ so với đô la khá sát với giá thương lượng ngoài thị trường chợ đen.
Với cơ chế thị trường song hành có hiệu lực từ tuần này, chính quyền Venezuela mong muốn « xóa bỏ thị trường đô la chợ đen ». Tuy nhiên 80% ngoại tệ vẫn được tính theo giá chính thức, và hệ thống mới này có vẻ chưa thể mang lại hiệu quả mong muốn.
Tình trạng hiếm hoi ngoại tệ là do chính phủ phải trả nợ nước ngoài, và sản xuất dầu lửa bị trì trệ do thiếu đầu tư. Trong khi đó dầu khí hầu như là nguồn thu nhập duy nhất của Nhà nước, và một phần trong sản lượng dầu được đem tặng cho các nước anh em hoặc bán rẻ, cho vay.
Nhà kinh tế José Guerra, cựu viên chức Ngân hàng Trung ương giải thích với AFP : « Sicad 2 không thể nào đáp ứng được nhu cầu, và những người không mua được đô la đành phải quay sang thị trường chợ đen ». Raul Huizzi, trưởng khoa kinh tế trường đại học Andes nhận xét : « Một số người cho rằng hệ thống này sẽ không bao giờ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu đô la, nhất là do chính phủ rất chậm chạp trong việc chuyển tiền cho nhiều khu vực ».
Nhưng có một yếu tố khác càng làm tăng thêm tính bất ổn : chính quyền vốn sử dụng một cách tùy tiện và không kiểm soát nhiều « quỹ ngoài kế hoạch » trong ngân sách Nhà nước được nuôi dưỡng bằng nguồn lợi từ trên trời rơi xuống là dầu lửa, không bao giờ thông tin về số lượng tiền mặt mình có, cũng như việc bơm vào bao nhiêu ngoại tệ cho thị trường Sicad.
Một người không muốn nói tên thổ lộ với AFP : « Chính phủ quản lý nền kinh tế một cách hết sức thiếu minh bạch, và với hệ thống này cũng sẽ không có gì khác. Hôm thứ Ba tôi xin mua 2.000 đô la, nhưng họ chẳng bán cho tôi đồng nào cả ».
Hệ thống ngoại hối song hành cho phép mua bán đô la tiền mặt hay chuyển khoản, thông qua hệ thống ngân hàng, các cơ sở đổi tiền hay các tư nhân buôn bán ngoại tệ, với giá cả do « quy luật cung cầu » ấn định, theo như quy định hiện hành.
Nhưng đối với những người làm công ăn lương thu nhập trung bình, không có được những đồng đô la do thân nhân từ nước ngoài gởi về, hay do xoay sở làm ăn, Venezuela vẫn là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó Nhà nước vẫn hào phóng cấp học bổng và trợ cấp cho những người nghèo nhất, đảm bảo sự ủng hộ của giới bình dân cho đến nay đối với Tổng thống Maduro, người thừa kế của Hugo Chavez.
Nhận xét
Đăng nhận xét