Ai Cập xử tù nặng 3 phóng viên của Al-Jazeera
Ba nhà báo truyền hình Al-Jazeera tại tòa án Cairo, Ai Cập, ngày 01/06/2014
REUTERS/Asmaa Waguih
Ba nhà báo truyền hình Al-Jazeera tại tòa án Cairo, Ai Cập, ngày 01/06/2014
REUTERS/Asmaa Waguih
Hôm qua, 23/06/2014, một tòa án Ai Cập đã kết án từ 7 đến 10 năm tù đối với ba phóng viên của kênh truyền hình Al-Zazeera, bị cáo buộc ủng hộ phong trào Hồi giáo. Ngay lập tức, Washington hối thúc chính quyền Cairo ân xá cho các nhà báo.
Phóng viên Úc Peter Greste và phóng viên mang hai quốc tịch Ai Cập-Canada Mohamed Fadel Fahmy, người phụ trách văn phòng của Al-Zazeera tại Ai Cập trước khi bị đóng cửa, đã bị kết án 7 năm tù. Phóng viên Ai Cập Baher Mohamed bị án 10 năm. Cũng trong vụ án này còn có hai nhà báo khác bị kết án vắng mặt, với 10 năm tù.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Navi Pillay cho biết bà « bị sốc và rất lo ngại ». Hà Lan, Luân Đôn và Paris lên án phiên tòa và triệu tập đại sứ Ai Cập. Tổ chức nhân quyền Amnesty International nói đến « một ngày đen tối với tự do báo chí », còn Human Right Watch tố cáo « các thẩm phán bị cuốn vào làn sóng bệnh hoạn chống phong trào Huynh đệ Hồi giáo, được ông Sissi cổ vũ ».
Nhiều cuộc tập hợp im lặng đã được tổ chức khắp nơi trên thế giới để ủng hộ các phóng viên bị giam cầm, đặc biệt tại trụ sở của BBC tại Luân Đôn, cơ quan cũ của phóng viên Greste, tại Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài ở Hồng Kông.
Hai mươi bị cáo trong vụ án này có thể yêu cầu xử phúc thẩm, và sau khi mọi con đường khiếu nại pháp lý đã được thực hiện, các bị cáo có thể yêu cầu Tổng thống Ai Cập ân xá. Trong khi Hoa Kỳ và Úc kêu gọi tân Tổng thống Sissi ân xá cho những người vừa bị kết án, thì một giới chức Phủ Tổng thống Hoa Kỳ cho AFP biết nguyên thủ Ai Cập không thể can thiệp trước khi xử phúc thẩm.
Về phần mình, đài Al-Jazeera – nơi cử các phóng viên làm việc tại Ai Cập, khi văn phòng đã bị đóng cửa – khẳng định bản án này là « bất công ». Theo giới quan sát, phán quyết với các án tù nặng nề này là một biến cố mới nhất trong cuộc đọ sức giữa Ai Cập và nước Qatar láng giềng. Tiểu quốc Qatar, dù chịu nhiều áp lực, vẫn tiếp tục duy trì quan điểm ủng hộ phe Huynh đệ Hồi giáo của Tổng thống bị hạ bệ Morsi.
Biến cố này cho thấy nhân quyền tại Ai Cập tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình chuyển tiếp chính trị. Ngày 22/06, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry có chuyến công du Ai Cập. Các giới chức phái đoàn Mỹ nhấn mạnh Washington « ý thức được Ai Cập đang trải qua một cuộc chuyển đổi rất khó khăn », nhưng « Hoa Kỳ hết sức hy vọng rằng đây sẽ là một thành công », bởi vì Mỹ có « những lý do thực sự để lo ngại về không khí chính trị », đặc biệt là « sự vắng mặt của một không gian cho đối lập chính trị, các phiên tòa xét xử hàng loạt và nhiều bản án tử hình ».
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Navi Pillay cho biết bà « bị sốc và rất lo ngại ». Hà Lan, Luân Đôn và Paris lên án phiên tòa và triệu tập đại sứ Ai Cập. Tổ chức nhân quyền Amnesty International nói đến « một ngày đen tối với tự do báo chí », còn Human Right Watch tố cáo « các thẩm phán bị cuốn vào làn sóng bệnh hoạn chống phong trào Huynh đệ Hồi giáo, được ông Sissi cổ vũ ».
Nhiều cuộc tập hợp im lặng đã được tổ chức khắp nơi trên thế giới để ủng hộ các phóng viên bị giam cầm, đặc biệt tại trụ sở của BBC tại Luân Đôn, cơ quan cũ của phóng viên Greste, tại Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài ở Hồng Kông.
Hai mươi bị cáo trong vụ án này có thể yêu cầu xử phúc thẩm, và sau khi mọi con đường khiếu nại pháp lý đã được thực hiện, các bị cáo có thể yêu cầu Tổng thống Ai Cập ân xá. Trong khi Hoa Kỳ và Úc kêu gọi tân Tổng thống Sissi ân xá cho những người vừa bị kết án, thì một giới chức Phủ Tổng thống Hoa Kỳ cho AFP biết nguyên thủ Ai Cập không thể can thiệp trước khi xử phúc thẩm.
Về phần mình, đài Al-Jazeera – nơi cử các phóng viên làm việc tại Ai Cập, khi văn phòng đã bị đóng cửa – khẳng định bản án này là « bất công ». Theo giới quan sát, phán quyết với các án tù nặng nề này là một biến cố mới nhất trong cuộc đọ sức giữa Ai Cập và nước Qatar láng giềng. Tiểu quốc Qatar, dù chịu nhiều áp lực, vẫn tiếp tục duy trì quan điểm ủng hộ phe Huynh đệ Hồi giáo của Tổng thống bị hạ bệ Morsi.
Biến cố này cho thấy nhân quyền tại Ai Cập tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình chuyển tiếp chính trị. Ngày 22/06, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry có chuyến công du Ai Cập. Các giới chức phái đoàn Mỹ nhấn mạnh Washington « ý thức được Ai Cập đang trải qua một cuộc chuyển đổi rất khó khăn », nhưng « Hoa Kỳ hết sức hy vọng rằng đây sẽ là một thành công », bởi vì Mỹ có « những lý do thực sự để lo ngại về không khí chính trị », đặc biệt là « sự vắng mặt của một không gian cho đối lập chính trị, các phiên tòa xét xử hàng loạt và nhiều bản án tử hình ».
Nhận xét
Đăng nhận xét