Việt Nam cần 'thoát Trung' hay không?
25.06.2014
Nhiều nhà quan sát tình hình Việt Nam hồi gần đây cho rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa đã làm tan vỡ ảo tưởng của một số người có lẽ không nhiều ở Việt Nam về mối quan hệ “bốn tốt” với nước láng giềng khổng lồ ở phương bắc. Sự tan vỡ đó xảy ra đồng thời với sự hình thành của một cuộc vận động tư tưởng trong giới trí thức Việt Nam nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc trong các lãnh vực văn hóa, chính trị và kinh tế. Ban Việt Ngữ đài VOA đã tiếp xúc với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, để tìm hiểu thêm về diễn tiến đáng chú ý này. Mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.
VOA: Thưa giáo sư Đoàn Viết Hoạt, trước hết chúng tôi xin cám ơn ông đã có nhã ý dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Và câu hỏi thứ nhất chúng tôi xin hỏi là nội dung chính của chủ trương Thoát Trung là gì.
Đoàn Viết Hoạt: Đây là vấn đề thời sự và đang được cả trong nước lẫn hải ngoại cũng như quốc tế quan tâm. Xét trên vấn đề thời sự như vậy, vấn đề Thoát Trung nó khá rõ về nội dung. Tức là, hiện nay chúng ta thấy quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Trung Quốc rất là chặt chẽ; nhất là từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định gắn chặt với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thành ra, Thoát Trung đầu tiên là thoát ra khỏi cái sự gắn chặt đó. Cái mà bình dân người ta gọi là “cái vòng kim cô Thành Đô.” Tôi nghĩ đấy là cái quan trọng nhất, và làm sao Thoát Trung thì là vấn đề khác, nhưng Thoát Trung đầu tiên là phải có tư tưởng độc lập và tìm cách ra khỏi những trói buộc mà chính Đảng Cộng Sàn Việt Nam đã tự đặt mình vào sự trói buộc đó với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Như vậy là thoát về đường lối, chính sách và về tư tưởng. Và điều đó đặt đến rất nhiều về những nội dung cụ thể về luật pháp, hành chánh và những vấn đề khác, nhất là vấn đề kinh tế.
VOA: Thưa giáo sư, chắc ông cũng biết là trong bài viết “Thoát Trung Luận” của ông Giáp Văn Dương, ông ấy đã kết thúc bài viết bằng khẩu hiệu “Thoát Trung hay là chết”. Nhưng, trong một bài viết “phản biện” bài viết đó của ông Dương, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, có nói rằng “nếu nhìn ở phạm vi ngay trước mắt thì Việt Nam cần phải xa rời Trung Quốc để hướng đến và thắt chặt với phương Tây, nhưng nếu nhìn ở phạm vi dài hạn thì vấn đề không phải là “Thoát Trung” hay không “Thoát Trung” mà vấn đề là đất nước phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để nhận ra được cần phải du nhập cái gì, tránh cái gì...Mà để có sự sáng suốt, tỉnh táo đó thì dân chúng và đặc biệt là giới trí thức phải có suy nghĩ độc lập, khoa học và có khả năng ảnh hưởng, tham gia vào các quyết định liên quan đến mọi vấn đề của quốc gia, xã hội. Khi đó mọi vấn đề “thoát” hay “nhập” với bất cứ cái gì không còn là vấn đề khó khăn, mông lung hay bế tắc nữa.” Ngoài ra, một nhà sử học có uy tín ở Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, mới đây cũng nói với báo chí trong nước là Việt Nam “không cần thiết phải ‘thoát Trung’, mà phải biết cách để sống cạnh Trung Hoa như thế nào.” Ông nghĩ sao về các nhận định đó?
Đoàn Viết Hoạt: Tôi có đọc cả ba bài này. Tôi chia sẻ cái nhìn của anh Phạm Hồng Sơn cũng như là của ông Dương Trung Quốc. Tôi cũng nghĩ rằng ông Giáp Văn Dương muốn đề cập đến vấn đề một cách thời sự trước mắt, còn hai vị kia, nhất là Bá sĩ Phạm Hồng Sơn, nói đến cái vấn đề căn bản hơn. Tôi nghĩ rằng cũng cần phải chia sẻ với rất nhiều người, đặc biệt là giới trí thức và những người làm chính trị, về nền tảng lâu dài cho sự độc lập của Việt Nam. Thoát Trung chỉ là một dịp để chúng ta thấy sự lệ thuộc của Việt Nam nói chung vào nước ngoài – trước đây là Pháp, Mỹ rồi đến Liên Xô và giờ đây đến Trung Hoa. Thành ra, những vị có suy nghĩ lâu dài, muốn tìm ra một giải pháp bền vững cho nền độc lập của Việt Nam thì cần phải suy nghĩ xa hơn một chút về Thoát Trung.
Thật sự là đúng như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã nói, không phải chỉ vấn đề Thoát Trung mà chúng ta phải thoát ra khỏi tất cả những sự lệ thuộc vào nước ngoài, nhất là vấn đề về tư tưởng và đường lối. Thành ra việc Thoát Trung hiện nay đòi hỏi một cái lớn, đó là Thoát Cộng; và đòi hỏi một cái lớn hơn nữa là chấp nhận một hệ thống xã hội, chính trị như thế nào để chúng ta có thể thật sự độc lập và phát huy sức mạnh của người dân. Đây là vấn đề mà tôi nghĩ là các vị như ông Phạm Hồng Sơn hay ông Dương Trung Quốc muốn đề cập tới.
VOA: Thưa giáo sư, qua những gì mà giáo sư vừa nói, chúng tôi nhận thấy dường như “Thoát Trung” chỉ là một cái tên mới của những nỗ lực hiện đại hóa hay Tây hóa mà sĩ phu Việt Nam đã thực hiện hay hô hào từ rất lâu. Xin ông cho biết cuộc vận động Thoát Trung hiện nay có gì khác với những nỗ lực của trí thức Việt Nam từ Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ cho tới Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lý Đông A … để hiện đại hóa Việt Nam? Và phải chăng cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại quân đội Bắc Việt cũng chính là một nỗ lực Thoát Trung?
Đoàn Viết Hoạt: Nếu chúng ta đặt vấn đề Thoát Trung không thì nó có thể là khác. Nhưng nếu ta nhìn như là thoát ra khỏi tất cả những ảnh hưởng ngoại lai, những gì đến với đất nứơc chúng ta bằng hình thức áp đặt, hay bị lệ thuộc, thì chúng ta thấy rằng nó là một cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc vá của đất nước, có lẽ là cả trăm năm nay rồi. Đặc biệt là từ khi bắt đầu tiếp cận với Tây Phương qua việc người Pháp đến và đô hộ nước ta. Cuộc đấu tranh đã bắt đầu từ đó, và nó tìm cách bắt đầu phục hồi niềm tin vào dân tộc và tìm ra con đường phát triển dân tộc mà không phải lệ thuộc ảnh hưởng quốc tế hay ngoại lai hay siêu cường nào, kể cả Á Đông lẫn Âu Mỹ. Con đường đó bắt đầu từ trăm năm nay và vẫn chưa hoàn tất.
Thoát Trung, theo tôi, là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình này và chúng ta phải tìm cho được lời giải đáp căn bản. Những người đi trước chúng ta mà tội đặc biệt chú ý tới là Lý Đông A, bởi vì ông đã nêu ra vấn đề đối với Tàu này từ năm 1943 và ông đã cảnh giác chúng ta về “Đại Họa Hán” sẽ đến trong những thập niên mà chúng ta đang thấy bây giờ, và ông cho đó là cái “đại địch cuối cùng” mà chúng ta phải thoát khỏi thì may ra mới vươn mình lên được. Nhưng mà có lẽ ông còn nói hơn nữa là tinh thần độc lập mà ông gọi là “độc lập siêu nhiên”, tức là thoát ra khỏi mọi cái ảnh hưởng. Không có nghĩa là chúng ta cô lập, bởi vì thời đại hiện nay chúng ta không thể cô lập được, nên phải độc lập cùng với các dân tộc khác trong khu vựa và trên toàn thế giới. Nhưng mà mình phải phát huy bản sắc của mình. Nếu không thì mình Thoát Trung nhưng lại lệ thuộc vào Mỹ chẳng hạn; cũng như trước đây lệ thuộc vào Liên Xô ở Miền Bắc và Miền Nam lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. Chúng ta cần phải thoát khỏi những cái đó để vươn mình lên, đồng thời tổng hợp được tất cả những tinh hoa để giúp cho đất nước phát triển. Tôi nghĩ đó là vấn đề căn bản mà nếu có thời giờ chúng ta có thể đề cập thêm.
VOA: Giáo sư vừa nói tới lời cảnh cáo ông Lý Đông A đưa ra năm 1943 về “hiểm họa nòi Hán”. Xin giáo sư nói rõ thêm.
Đoàn Viết Hoạt: Lý Đông A là người có thể nói là người chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt là vì những tài liệu của ông bị cấm đoán trong tất cả các chế độ, nhất là chế độ độc tài và đặc biệt là chế độ Cộng Sản. Chưa kể rằng bản thân ông cũng như nhiều nhà yêu nước khác như Trương Tử Anh hay Huỳnh Phú Sổ đã bị Cộng Sản giết hoặc thủ tiêu. Những người nào đọc tài liệu của ông Lý Đông A sẽ biết ông đã nói từ năm 1943 về tình hình thế giới hậu Đệ Nhị Thế Chiến. Ông đã tiên liệu Nhật và Đức sẽ thua trong vòng 45, 46. Và ông nói rằng sau đó, hiểm họa hiện nay của Anh, Mỹ là Nhật, Đức, nhưng hiểm họa, “đối địch”, sau đó là nước Nga và sau nước Nga là nước Tàu. Và ông nói rất rõ trong những tài liệu đó và mong rằng quí vị tìm đọc cái đó. Nhưng mà riêng về Việt Nam thì ông nói điều mà ông gọi là “đại địch tối hậu”, tức là cuối cùng, là Tàu; Ông viết khá dài về hiểm họa đó và ông nói rằng nó đang bộc lộ bằng chính những tuyên bố của Tưởng Giới Thạch tại hội nghị quốc liên khi Thế Chiến Thứ Hai chưa thật sự chấm dứt. Tưởng Giới Thạch đã đòi lại những vùng đất mà Trung Hoa cho rằng trước đây thuộc họ. Ông Lý gọi đó là “chủ nghĩa Đại hán mới” và chúng ta cần phải cảnh giác. Rõ ràng là bây giờ chủ nghĩa này đang trở lại.
VOA: Giáo sư nghĩ như thế nào về cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại quân đội Bắc Việt trước đây? Phải chăng đó cũng là một nỗ lực Thoát Trung, thoát khỏi sự kềm kẹp hay sự xâm lăng của Trung Quốc?
Đoàn Viết Hoạt: Tất nhiên, trước hết là sự xâm lăng của Bắc Việt. bỞi vì Hiệp định Geneve chia đôi đất nước không cho phép việc xâm chiếm Miền Nam bằng quân sự. Do đó, quyền bảo vệ và tự vệ là đương nhiên. Đặc biệt là Việt Nam Cộng Hòa là nước đã bắt đầu phát triển chế độ tự do và chế độ dân chủ. Cho nên nó hoàn toàn ngược lại chế độ Miền Bắc. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là vì nó nằm trong cuộc chiến tranh Lạnh giữa hai ý thức hệ tư bản với cộng sản quốc tế. Thứ ba là rõ ràng lúc đó Trung Quốc hậu thuẫn cho Miền Bắc, cùng với Liên Xô, để phát triển chủ nghĩa Cộng sản cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc. Như chúng ta biết, Trung quốc có mục tiêu riêng của họ là phát triển tiếp cái Đại Hán của họ. Và vì vậy, quả nhiên là cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa có nhiều mục tiêu: thứ nhất là bảo vệ tự do dân chủ, thứ hai là chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản và thứ ba là chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
VOA: Cám ơn giáo sư rất nhiều. Chúng tôi rất mong có dịp hầu chuyện thêm với giáo sư về “Thoát Trung.”
VOA: Thưa giáo sư Đoàn Viết Hoạt, trước hết chúng tôi xin cám ơn ông đã có nhã ý dành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Và câu hỏi thứ nhất chúng tôi xin hỏi là nội dung chính của chủ trương Thoát Trung là gì.
Đoàn Viết Hoạt: Đây là vấn đề thời sự và đang được cả trong nước lẫn hải ngoại cũng như quốc tế quan tâm. Xét trên vấn đề thời sự như vậy, vấn đề Thoát Trung nó khá rõ về nội dung. Tức là, hiện nay chúng ta thấy quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Trung Quốc rất là chặt chẽ; nhất là từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định gắn chặt với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thành ra, Thoát Trung đầu tiên là thoát ra khỏi cái sự gắn chặt đó. Cái mà bình dân người ta gọi là “cái vòng kim cô Thành Đô.” Tôi nghĩ đấy là cái quan trọng nhất, và làm sao Thoát Trung thì là vấn đề khác, nhưng Thoát Trung đầu tiên là phải có tư tưởng độc lập và tìm cách ra khỏi những trói buộc mà chính Đảng Cộng Sàn Việt Nam đã tự đặt mình vào sự trói buộc đó với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Như vậy là thoát về đường lối, chính sách và về tư tưởng. Và điều đó đặt đến rất nhiều về những nội dung cụ thể về luật pháp, hành chánh và những vấn đề khác, nhất là vấn đề kinh tế.
VOA: Thưa giáo sư, chắc ông cũng biết là trong bài viết “Thoát Trung Luận” của ông Giáp Văn Dương, ông ấy đã kết thúc bài viết bằng khẩu hiệu “Thoát Trung hay là chết”. Nhưng, trong một bài viết “phản biện” bài viết đó của ông Dương, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, có nói rằng “nếu nhìn ở phạm vi ngay trước mắt thì Việt Nam cần phải xa rời Trung Quốc để hướng đến và thắt chặt với phương Tây, nhưng nếu nhìn ở phạm vi dài hạn thì vấn đề không phải là “Thoát Trung” hay không “Thoát Trung” mà vấn đề là đất nước phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để nhận ra được cần phải du nhập cái gì, tránh cái gì...Mà để có sự sáng suốt, tỉnh táo đó thì dân chúng và đặc biệt là giới trí thức phải có suy nghĩ độc lập, khoa học và có khả năng ảnh hưởng, tham gia vào các quyết định liên quan đến mọi vấn đề của quốc gia, xã hội. Khi đó mọi vấn đề “thoát” hay “nhập” với bất cứ cái gì không còn là vấn đề khó khăn, mông lung hay bế tắc nữa.” Ngoài ra, một nhà sử học có uy tín ở Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, mới đây cũng nói với báo chí trong nước là Việt Nam “không cần thiết phải ‘thoát Trung’, mà phải biết cách để sống cạnh Trung Hoa như thế nào.” Ông nghĩ sao về các nhận định đó?
Đoàn Viết Hoạt: Tôi có đọc cả ba bài này. Tôi chia sẻ cái nhìn của anh Phạm Hồng Sơn cũng như là của ông Dương Trung Quốc. Tôi cũng nghĩ rằng ông Giáp Văn Dương muốn đề cập đến vấn đề một cách thời sự trước mắt, còn hai vị kia, nhất là Bá sĩ Phạm Hồng Sơn, nói đến cái vấn đề căn bản hơn. Tôi nghĩ rằng cũng cần phải chia sẻ với rất nhiều người, đặc biệt là giới trí thức và những người làm chính trị, về nền tảng lâu dài cho sự độc lập của Việt Nam. Thoát Trung chỉ là một dịp để chúng ta thấy sự lệ thuộc của Việt Nam nói chung vào nước ngoài – trước đây là Pháp, Mỹ rồi đến Liên Xô và giờ đây đến Trung Hoa. Thành ra, những vị có suy nghĩ lâu dài, muốn tìm ra một giải pháp bền vững cho nền độc lập của Việt Nam thì cần phải suy nghĩ xa hơn một chút về Thoát Trung.
Thật sự là đúng như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã nói, không phải chỉ vấn đề Thoát Trung mà chúng ta phải thoát ra khỏi tất cả những sự lệ thuộc vào nước ngoài, nhất là vấn đề về tư tưởng và đường lối. Thành ra việc Thoát Trung hiện nay đòi hỏi một cái lớn, đó là Thoát Cộng; và đòi hỏi một cái lớn hơn nữa là chấp nhận một hệ thống xã hội, chính trị như thế nào để chúng ta có thể thật sự độc lập và phát huy sức mạnh của người dân. Đây là vấn đề mà tôi nghĩ là các vị như ông Phạm Hồng Sơn hay ông Dương Trung Quốc muốn đề cập tới.
VOA: Thưa giáo sư, qua những gì mà giáo sư vừa nói, chúng tôi nhận thấy dường như “Thoát Trung” chỉ là một cái tên mới của những nỗ lực hiện đại hóa hay Tây hóa mà sĩ phu Việt Nam đã thực hiện hay hô hào từ rất lâu. Xin ông cho biết cuộc vận động Thoát Trung hiện nay có gì khác với những nỗ lực của trí thức Việt Nam từ Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ cho tới Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lý Đông A … để hiện đại hóa Việt Nam? Và phải chăng cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại quân đội Bắc Việt cũng chính là một nỗ lực Thoát Trung?
Đoàn Viết Hoạt: Nếu chúng ta đặt vấn đề Thoát Trung không thì nó có thể là khác. Nhưng nếu ta nhìn như là thoát ra khỏi tất cả những ảnh hưởng ngoại lai, những gì đến với đất nứơc chúng ta bằng hình thức áp đặt, hay bị lệ thuộc, thì chúng ta thấy rằng nó là một cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc vá của đất nước, có lẽ là cả trăm năm nay rồi. Đặc biệt là từ khi bắt đầu tiếp cận với Tây Phương qua việc người Pháp đến và đô hộ nước ta. Cuộc đấu tranh đã bắt đầu từ đó, và nó tìm cách bắt đầu phục hồi niềm tin vào dân tộc và tìm ra con đường phát triển dân tộc mà không phải lệ thuộc ảnh hưởng quốc tế hay ngoại lai hay siêu cường nào, kể cả Á Đông lẫn Âu Mỹ. Con đường đó bắt đầu từ trăm năm nay và vẫn chưa hoàn tất.
Thoát Trung, theo tôi, là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình này và chúng ta phải tìm cho được lời giải đáp căn bản. Những người đi trước chúng ta mà tội đặc biệt chú ý tới là Lý Đông A, bởi vì ông đã nêu ra vấn đề đối với Tàu này từ năm 1943 và ông đã cảnh giác chúng ta về “Đại Họa Hán” sẽ đến trong những thập niên mà chúng ta đang thấy bây giờ, và ông cho đó là cái “đại địch cuối cùng” mà chúng ta phải thoát khỏi thì may ra mới vươn mình lên được. Nhưng mà có lẽ ông còn nói hơn nữa là tinh thần độc lập mà ông gọi là “độc lập siêu nhiên”, tức là thoát ra khỏi mọi cái ảnh hưởng. Không có nghĩa là chúng ta cô lập, bởi vì thời đại hiện nay chúng ta không thể cô lập được, nên phải độc lập cùng với các dân tộc khác trong khu vựa và trên toàn thế giới. Nhưng mà mình phải phát huy bản sắc của mình. Nếu không thì mình Thoát Trung nhưng lại lệ thuộc vào Mỹ chẳng hạn; cũng như trước đây lệ thuộc vào Liên Xô ở Miền Bắc và Miền Nam lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. Chúng ta cần phải thoát khỏi những cái đó để vươn mình lên, đồng thời tổng hợp được tất cả những tinh hoa để giúp cho đất nước phát triển. Tôi nghĩ đó là vấn đề căn bản mà nếu có thời giờ chúng ta có thể đề cập thêm.
VOA: Giáo sư vừa nói tới lời cảnh cáo ông Lý Đông A đưa ra năm 1943 về “hiểm họa nòi Hán”. Xin giáo sư nói rõ thêm.
Đoàn Viết Hoạt: Lý Đông A là người có thể nói là người chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt là vì những tài liệu của ông bị cấm đoán trong tất cả các chế độ, nhất là chế độ độc tài và đặc biệt là chế độ Cộng Sản. Chưa kể rằng bản thân ông cũng như nhiều nhà yêu nước khác như Trương Tử Anh hay Huỳnh Phú Sổ đã bị Cộng Sản giết hoặc thủ tiêu. Những người nào đọc tài liệu của ông Lý Đông A sẽ biết ông đã nói từ năm 1943 về tình hình thế giới hậu Đệ Nhị Thế Chiến. Ông đã tiên liệu Nhật và Đức sẽ thua trong vòng 45, 46. Và ông nói rằng sau đó, hiểm họa hiện nay của Anh, Mỹ là Nhật, Đức, nhưng hiểm họa, “đối địch”, sau đó là nước Nga và sau nước Nga là nước Tàu. Và ông nói rất rõ trong những tài liệu đó và mong rằng quí vị tìm đọc cái đó. Nhưng mà riêng về Việt Nam thì ông nói điều mà ông gọi là “đại địch tối hậu”, tức là cuối cùng, là Tàu; Ông viết khá dài về hiểm họa đó và ông nói rằng nó đang bộc lộ bằng chính những tuyên bố của Tưởng Giới Thạch tại hội nghị quốc liên khi Thế Chiến Thứ Hai chưa thật sự chấm dứt. Tưởng Giới Thạch đã đòi lại những vùng đất mà Trung Hoa cho rằng trước đây thuộc họ. Ông Lý gọi đó là “chủ nghĩa Đại hán mới” và chúng ta cần phải cảnh giác. Rõ ràng là bây giờ chủ nghĩa này đang trở lại.
VOA: Giáo sư nghĩ như thế nào về cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại quân đội Bắc Việt trước đây? Phải chăng đó cũng là một nỗ lực Thoát Trung, thoát khỏi sự kềm kẹp hay sự xâm lăng của Trung Quốc?
Đoàn Viết Hoạt: Tất nhiên, trước hết là sự xâm lăng của Bắc Việt. bỞi vì Hiệp định Geneve chia đôi đất nước không cho phép việc xâm chiếm Miền Nam bằng quân sự. Do đó, quyền bảo vệ và tự vệ là đương nhiên. Đặc biệt là Việt Nam Cộng Hòa là nước đã bắt đầu phát triển chế độ tự do và chế độ dân chủ. Cho nên nó hoàn toàn ngược lại chế độ Miền Bắc. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là vì nó nằm trong cuộc chiến tranh Lạnh giữa hai ý thức hệ tư bản với cộng sản quốc tế. Thứ ba là rõ ràng lúc đó Trung Quốc hậu thuẫn cho Miền Bắc, cùng với Liên Xô, để phát triển chủ nghĩa Cộng sản cũng như ảnh hưởng của Trung Quốc. Như chúng ta biết, Trung quốc có mục tiêu riêng của họ là phát triển tiếp cái Đại Hán của họ. Và vì vậy, quả nhiên là cuộc chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa có nhiều mục tiêu: thứ nhất là bảo vệ tự do dân chủ, thứ hai là chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản và thứ ba là chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
VOA: Cám ơn giáo sư rất nhiều. Chúng tôi rất mong có dịp hầu chuyện thêm với giáo sư về “Thoát Trung.”
Nhận xét
Đăng nhận xét