Quân đội Mỹ - Trung buộc phải bắt tay nhau
Khu trục hạm Trung Quốc Hải Khẩu - Haikou (T) và tàu hộ tống trang bị tên lửa Nhạc Dương - Yueyang, rời cảng Tam Á, Hải Nam, ngày 09/06/2014, để tham gia cuộc tập trận RIMPAC
REUTERS/Stringer
Trong tuần này, lần đầu tiên các chiến hạm của Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận chung do Hoa Kỳ chỉ huy ở ngoài khơi Hawai. Sự kiện này là một nỗ lực có tính chất biểu tượng của quân đội hai cường quốc buộc phải làm bạn với nhau, thay vì coi nhau như kẻ thù, theo nhận định của các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 24/06/2014.
Kể từ ngày 26/06/2014, bốn chiến hạm của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và 1.100 lính hải quân sẽ cùng với Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia tham gia cuộc tập trận chung mang tên « Rim of Pacific » ( RIMPAC ), kéo dài 6 ngày. RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần từ năm 1971, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia của Trung Quốc.
Cuộc tập trận chung này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Washington đang phần nào căng thẳng do Trung Quốc có những hành động cứng rắn hơn nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Hoa Đông và Biển Đông, trong khi đó Hoa Kỳ đang thi hành chiến lược xoay trục sang Châu Á, nhằm gia tăng ảnh hưởng lên các nước trong khu vực này.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc thường xuyên cáo buộc lẫn nhau là gây thêm căng thẳng trên vấn đề tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Gần đây nhất, tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri – La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án Bắc Kinh có những hành động « gây mất ổn định ». Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung liền phản pháo, chỉ trích lãnh đạo Lầu Năm góc là có những hành động « khiêu khích, thách thức » Trung Quốc.
Quan hệ quân sự Mỹ - Trung trong những thập niên qua vẫn thường xuyên bị gián đoạn, như sau khi Trung Quốc đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989, Washington đã đình chỉ quan hệ quân sự với Bắc Kinh. Sau đó, nhiều cuộc khủng hoảng khác cũng đã gây trắc trở quan hệ quân sự giữa hai cường quốc, như vụ Trung Quốc bắn thử tên lửa ở vùng eo biển Đài Loan những năm 1995-1996, vụ NATO ném bom vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, hay vụ máy bay do thám của Mỹ suýt đụng chiến đấu cơ của Trung Quốc trên Biển Đông vào năm 2001.
Đối với các nhà phân tích, thiết lập mối quan hệ thân hữu, hoặc ít ra là tạo sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, là yếu tố thiết yếu để ngăn ngừa mọi xung đột.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear cho rằng việc Trung Quốc tham cuộc tập trận RIMPAC là một « bước đi lớn » của Trung Quốc, nhất là vì đây là cuộc tập trận do một tư lệnh Mỹ chỉ huy.
Ông Michael O’Hanon, chuyên gia thuộc Viện Brookings ở Washington và là tác giả một cuộc sách về quan hệ Mỹ-Trung, cũng nhìn nhận đây là một « bước rất tốt », bởi vì, cho dù chưa mang lại điều gì lớn lao, việc Trung Quốc tham gia tập trận chung tạo cơ sở cho những bước kế tiếp.
Theo lời một chuyên gia về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, bước kế tiếp có thể là quân đội hai nước thiết lập những quy tắc để ngăn ngừa những đụng độ ngoài muốn leo thang thành xung đột. Chuyên gia này cho rằng cả hai nước đều thấy rằng cần phải tạo sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng họ cũng biết đây là một thách thức to lớn.
Cuộc tập trận chung này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh và Washington đang phần nào căng thẳng do Trung Quốc có những hành động cứng rắn hơn nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Hoa Đông và Biển Đông, trong khi đó Hoa Kỳ đang thi hành chiến lược xoay trục sang Châu Á, nhằm gia tăng ảnh hưởng lên các nước trong khu vực này.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc thường xuyên cáo buộc lẫn nhau là gây thêm căng thẳng trên vấn đề tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Gần đây nhất, tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri – La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án Bắc Kinh có những hành động « gây mất ổn định ». Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung liền phản pháo, chỉ trích lãnh đạo Lầu Năm góc là có những hành động « khiêu khích, thách thức » Trung Quốc.
Quan hệ quân sự Mỹ - Trung trong những thập niên qua vẫn thường xuyên bị gián đoạn, như sau khi Trung Quốc đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989, Washington đã đình chỉ quan hệ quân sự với Bắc Kinh. Sau đó, nhiều cuộc khủng hoảng khác cũng đã gây trắc trở quan hệ quân sự giữa hai cường quốc, như vụ Trung Quốc bắn thử tên lửa ở vùng eo biển Đài Loan những năm 1995-1996, vụ NATO ném bom vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, hay vụ máy bay do thám của Mỹ suýt đụng chiến đấu cơ của Trung Quốc trên Biển Đông vào năm 2001.
Đối với các nhà phân tích, thiết lập mối quan hệ thân hữu, hoặc ít ra là tạo sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, là yếu tố thiết yếu để ngăn ngừa mọi xung đột.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear cho rằng việc Trung Quốc tham cuộc tập trận RIMPAC là một « bước đi lớn » của Trung Quốc, nhất là vì đây là cuộc tập trận do một tư lệnh Mỹ chỉ huy.
Ông Michael O’Hanon, chuyên gia thuộc Viện Brookings ở Washington và là tác giả một cuộc sách về quan hệ Mỹ-Trung, cũng nhìn nhận đây là một « bước rất tốt », bởi vì, cho dù chưa mang lại điều gì lớn lao, việc Trung Quốc tham gia tập trận chung tạo cơ sở cho những bước kế tiếp.
Theo lời một chuyên gia về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, bước kế tiếp có thể là quân đội hai nước thiết lập những quy tắc để ngăn ngừa những đụng độ ngoài muốn leo thang thành xung đột. Chuyên gia này cho rằng cả hai nước đều thấy rằng cần phải tạo sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng họ cũng biết đây là một thách thức to lớn.
Nhận xét
Đăng nhận xét