Phe ly khai miền đông Ukraina tuyên bố ngừng bắn
Alexander Borodai, "Thủ tướng" của nước "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" tự phong bắt tay đại sứ OSCE Heidi Tagliavini, trong cuộc gặp tại Donetsk
REUTERS/Shamil Zhumatov
Hôm qua, 23/06/2014, một lãnh đạo lực lượng ly khai miền đông Ukraina bất ngờ tuyên bố ngừng bắn. Phương Tây tiếp tục hối thúc Nga ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraina, mang lại hy vọng chấm dứt cuộc xung đột bùng nổ từ tháng 4/2014, khiến gần 400 người thiệt mạng. Các Ngoại trưởng Châu Âu kêu gọi Matxcơva ngăn chặn các chiến binh và vũ khí xâm nhập vào Ukraina qua đường biên giới.
Kết thúc một cuộc họp của « nhóm tiếp xúc », bao gồm một cựu Tổng thống Ukraina, đặc phái viên của Nga tại Kiev và một đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), « Thủ tướng » nước « Cộng hòa Donetsk tự phong » Alexander Borodai tuyên bố : « Hai nước Cộng hòa Donetsk và Lougansk đồng thỏa thuận chấp nhận ngừng bắn đến ngày 27/06 ».
Quyết định của một lãnh đạo phe ly khai được đưa ra hai hôm sau khi Tổng thống Ukraina Porochenko thông báo lệnh đơn phương ngừng bắn trong một tuần, cùng một kế hoạch lập lại hòa bình ở miền đông. Quyết định này được coi là bất ngờ, vì ngay sau khi Kiev đơn phương ngừng bắn, phe ly khai đã cho rằng đây thực chất chỉ là một « tối hậu thư » để buộc phe nổi dậy phải hạ vũ khí và thông báo bác bỏ sáng kiến ngừng bắn.
Ukraina là chủ đề trung tâm của hội nghị 28 nước Liên Hiệp Châu Âu hôm qua. Theo các Ngoại trưởng Châu Âu, kế hoạch hòa bình do Tổng thống Ukraina đưa ra là « một cơ hội quan trọng để căng thẳng dịu xuống ». Sau cuộc họp này, Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Klimkine, một khách mời của hội nghị, tuyên bố 28 nước Châu Âu dành cho kế hoạch hòa bình của Ukraina một sự ủng hộ « vô điều kiện » và bảo đảm rằng chính quyền Kiev dốc toàn lực thực thi kế hoạch hòa bình. Ngoại trưởng Đức Franck-Walter Steinmeier, tới Kiev tối nay, nhận định rằng kế hoạch hòa bình của Tổng thống Porochenko là « một bước tiến quyết định » nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng.
Hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ và đồng nhiệm Nga đã có cuộc điệm đàm về tình hình Ukraina và lộ trình thực thi kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraina. Theo điện Kremlin, Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng « ưu tiên cần được dành cho nỗ lực ngừng các hoạt động quân sự và mở ra các đàm phán trực tiếp giữa các bên đối đầu ».
Tổng thống Ukraina trước áp lực phải đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo nổi dậy
Thương thuyết trực tiếp là đòi hỏi của Matxcơva từ nhiều tuần nay. Các tuyên bố của Vladimir Putin chắc chắn đã có ảnh hưởng đến lực lượng ly khai miền đông Ukraina. Hôm nay, Tổng thống Ukraina bị đặt dưới áp lực phải thương thuyết với các lãnh đạo quân nổi dậy sau quyết định chấp thuận ngừng bắn của lãnh đạo « Cộng hòa Donetsk ».
Hiện tại, theo AFP, ngoài « Thủ tướng » nước « Cộng hòa Donetsk tự phong » Alexander Borodai, không có lãnh đạo nào của các nhóm nổi dậy tuyên bố tham gia thỏa thuận ngừng bắn. Người phát ngôn quân đội Ukraina thông báo nhiều người có trang bị vũ khí vẫn tiếp tục tấn công vào binh sĩ chính phủ, đặc biệt tại các căn cứ của phe nổi dậy ở Donetsk và Slaviansk, sau tuyên bố trên của ông Alexander Borodai. Các cuộc tấn công không gây thêm tổn thất nào về nhân mạng.
Chính quyền Kiev liên tục cáo buộc Nga ngầm cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy để gây bất ổn tình hình Ukraina, ít ngày trước buổi ký kết phần cuối cùng của thỏa thuận liên kết lịch sử giữa Châu Âu và Ukraina ngày 27/06. Về vấn đề này, trong cuộc họp tại Luxembourg hôm qua, Ngoại trưởng 28 nước Châu Âu đã kêu gọi Nga có biện pháp thích đáng để ngăn chặn vũ khí và chiến binh xâm nhập vào miền đông Ukraina qua biên giới. Cùng với Châu Âu, Hoa Kỳ đe dọa có các trừng phạt mới đối với Matxcơva, nếu Nga không thực sự ủng hộ các sáng kiến hòa bình của Kiev.
Nhiều nỗ lực ngoại giao vẫn tiếp tục hôm nay với hy vọng đi đến một thỏa thuận hòa bình cho Ukraina.
Quyết định của một lãnh đạo phe ly khai được đưa ra hai hôm sau khi Tổng thống Ukraina Porochenko thông báo lệnh đơn phương ngừng bắn trong một tuần, cùng một kế hoạch lập lại hòa bình ở miền đông. Quyết định này được coi là bất ngờ, vì ngay sau khi Kiev đơn phương ngừng bắn, phe ly khai đã cho rằng đây thực chất chỉ là một « tối hậu thư » để buộc phe nổi dậy phải hạ vũ khí và thông báo bác bỏ sáng kiến ngừng bắn.
Ukraina là chủ đề trung tâm của hội nghị 28 nước Liên Hiệp Châu Âu hôm qua. Theo các Ngoại trưởng Châu Âu, kế hoạch hòa bình do Tổng thống Ukraina đưa ra là « một cơ hội quan trọng để căng thẳng dịu xuống ». Sau cuộc họp này, Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Klimkine, một khách mời của hội nghị, tuyên bố 28 nước Châu Âu dành cho kế hoạch hòa bình của Ukraina một sự ủng hộ « vô điều kiện » và bảo đảm rằng chính quyền Kiev dốc toàn lực thực thi kế hoạch hòa bình. Ngoại trưởng Đức Franck-Walter Steinmeier, tới Kiev tối nay, nhận định rằng kế hoạch hòa bình của Tổng thống Porochenko là « một bước tiến quyết định » nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng.
Hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ và đồng nhiệm Nga đã có cuộc điệm đàm về tình hình Ukraina và lộ trình thực thi kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraina. Theo điện Kremlin, Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng « ưu tiên cần được dành cho nỗ lực ngừng các hoạt động quân sự và mở ra các đàm phán trực tiếp giữa các bên đối đầu ».
Tổng thống Ukraina trước áp lực phải đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo nổi dậy
Thương thuyết trực tiếp là đòi hỏi của Matxcơva từ nhiều tuần nay. Các tuyên bố của Vladimir Putin chắc chắn đã có ảnh hưởng đến lực lượng ly khai miền đông Ukraina. Hôm nay, Tổng thống Ukraina bị đặt dưới áp lực phải thương thuyết với các lãnh đạo quân nổi dậy sau quyết định chấp thuận ngừng bắn của lãnh đạo « Cộng hòa Donetsk ».
Hiện tại, theo AFP, ngoài « Thủ tướng » nước « Cộng hòa Donetsk tự phong » Alexander Borodai, không có lãnh đạo nào của các nhóm nổi dậy tuyên bố tham gia thỏa thuận ngừng bắn. Người phát ngôn quân đội Ukraina thông báo nhiều người có trang bị vũ khí vẫn tiếp tục tấn công vào binh sĩ chính phủ, đặc biệt tại các căn cứ của phe nổi dậy ở Donetsk và Slaviansk, sau tuyên bố trên của ông Alexander Borodai. Các cuộc tấn công không gây thêm tổn thất nào về nhân mạng.
Chính quyền Kiev liên tục cáo buộc Nga ngầm cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy để gây bất ổn tình hình Ukraina, ít ngày trước buổi ký kết phần cuối cùng của thỏa thuận liên kết lịch sử giữa Châu Âu và Ukraina ngày 27/06. Về vấn đề này, trong cuộc họp tại Luxembourg hôm qua, Ngoại trưởng 28 nước Châu Âu đã kêu gọi Nga có biện pháp thích đáng để ngăn chặn vũ khí và chiến binh xâm nhập vào miền đông Ukraina qua biên giới. Cùng với Châu Âu, Hoa Kỳ đe dọa có các trừng phạt mới đối với Matxcơva, nếu Nga không thực sự ủng hộ các sáng kiến hòa bình của Kiev.
Nhiều nỗ lực ngoại giao vẫn tiếp tục hôm nay với hy vọng đi đến một thỏa thuận hòa bình cho Ukraina.
Nhận xét
Đăng nhận xét