5 giai đoạn sầu thảm của Trung Quốc ở Biển Đông (video)
29/08/2016
Trung Quốc không kiểm duyệt là chương trình châm biếm hàng tuần của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân. Quan điểm thể hiện trong bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của thời báo Đại Kỷ Nguyên.
Tác giả: Chris Chappell | Dịch giả: Trà Văn Kính\
28 Tháng Tám , 2016
Mỗi năm, một lượng hàng hóa trị giá khoảng 5 nghìn tỷ USD thông thương qua vùng Biển Đông. Đó là chưa tính thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, và đánh bắt cá. Và Trung Quốc thì lại đang đưa ra yêu sách cho gần như toàn bộ vùng biển này. Thực sự, điều này đã làm cho tất cả các quốc gia khác không hài lòng với những yêu sách kiểu như vậy. Do đó, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Toà trọng tài The Hague, Hà Lan đã ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Không chỉ đưa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, mà Toà trọng tài thường trực cũng khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines.
Thế thì, Trung Quốc đã đón nhận tình huống này ra sao? Theo các giai đoạn sau đây. Đầu tiên là…
Giai đoạn 1: Chối bỏ
Vì vậy, khi Toà trọng tài The Hague vừa đưa ra phán quyết, truyền thông nhà nước Trung Quốc liền cho rằng đây là “trò hề” và đây là một “phiên tòa lạm dụng luật pháp”. Lộng ngôn hơn, một quan chức Trung Quốc đã nói rằng, phán quyết “không gì hơn là một tờ giấy lộn”.
Và Ngoại trưởng Vương Nghị rất đáng thương của Trung Quốc thì vẫn một mực không chịu tin vào phán quyết đó: “Người dân Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết của tòa án. Vì phán quyết này hoàn toàn xa rời thực tiễn khi vận dụng pháp luật và các thủ tục tố tụng, đồng thời có hàng trăm lỗ hổng về chứng cứ và đánh giá thực tế. Tất cả những người duy trì công lý quốc tế sẽ không đồng ý với phán quyết đó”.
Wow…Vương Nghị có đáng trách không khi ông ta nói như thế? Những hòn đảo đó ở Biển Đông đã là một phần của lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc từ thời cổ đại, dựa theo…Vậy mà, Toà trọng tài thường trực ở Hague [nỡ lòng nào] ra phán quyết bác bỏ. Nhưng [Trung Quốc] không dễ gì mà chấp nhận đuối lý. Và chẳng bao lâu sau, chính quyền Trung Quốc đã chuyển sang…
Giai đoạn 2: Tức giận
Bằng cách tung ra một cuộc tập trận quân sự kéo dài 3 ngày tại vùng biển tranh chấp! Và khi một tàu đánh cá của ngư dân Philippines cố gắng giương buồm tiến vào khu vực mà Toà trọng tài The Hague đã tuyên bố là khu đặc quyền kinh tế của Philippines, thì tàu Cảnh sát Biển của Trung Quốc đã xuất hiện ngay tại đó để ngăn cản. Hãy xem những ngư dân này đã làm gì [khiến cho Trung Quốc tức giận dữ ] vậy? Thì ra là họ chỉ muốn đánh bắt cá thôi mà, họ không hề đến để cho cá ăn.
Thế thì, tức giận xong rồi, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì?
Giai đoạn 3: Mặc cả
Vậy là, thời gian gần đây, Philippines và Trung Quốc đã không thèm nhìn mặt nhau luôn. Thực tế thì, vị Tổng thống cũ của Philippines đã ví chính quyền Trung Quốc giống y như là Đức quốc xã. Và chắc chắn rồi, chính quyền Trung Quốc đã rất giận dữ khi Philippines đưa toàn bộ sự việc này ra tòa án quốc tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể diễn ra cuộc đàm phán song phương, phải vậy không?
Phía Philippines cho hay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng nếu “Philippines sẵn lòng nối lại cuộc đàm phán, xử lý thích hợp các tranh chấp và cải thiện những mối quan hệ, thì Trung Quốc có thể sẽ thoả hiệp được phần nào đó với Philippines”. Và bởi vì “phần nào đó”, nên Trung Quốc có ý là còn tùy từng điều kiện của riêng mình, nghĩa là Philippines sẽ không được phép và thậm chí không được đề cập đến toàn bộ nội dung phán quyết mà Tòa trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc vừa tuyên bố Philippines thắng kiện. Quá rõ ràng, làm sao mà Philippines có thể chấp nhận được!
Vì vậy, khi cuộc mặc cả đi đến thất bại, thì rất khó để mà ngăn chặn …
Giai đoạn 4: Quá nản
Giờ đây, dường như tất cả các nước cùng đồng loạt lớn tiếng với Trung Quốc. Giống như Bộ trưởng Ngoại giao của Úc đã phát biểu: “Úc sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không dựa trên luật pháp quốc tế, và cam kết hỗ trợ các nước khác thực hiện những quyền tương tự”. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Kháng rất cay cú: “Thật tình mà nói, tôi hơi sững sờ trước những ý kiến của bà Ngoại trưởng Bishop. Chúng tôi đã nói rất nhiều lần rằng, chúng tôi hy vọng một số nước, bao gồm luôn Úc, cần phải gia nhập vào phần lớn cộng đồng quốc tế, và đừng xem kết quả phán quyết bất hợp pháp của Toà trọng tài có giá trị như là luật pháp quốc tế.
Nhưng vẫn còn một thứ khiến cho Trung Quốc phải tìm cách đối phó. Đó là nội dung văn bản mà Trung Quốc đã ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, và một số chuyên gia cho rằng, điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc cần phải tuân thủ theo luật chơi của tòa án quốc tế. Có nghĩa là đã đến lúc Trung Quốc phải…
Giai đoạn 5: Chấp nhận
Chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đạt đến giai đoạn này.
Và có thể là họ chẳng bao giờ đạt đến giai đoạn này đâu. Bởi vì chính quyền Trung Quốc biết rằng, ngay cả khi họ không chịu nhún nhường, thì Mỹ và cộng đồng quốc tế cũng chẳng muốn khơi mào một cuộc chiến tranh. Thế thì, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ, mặc dù xét về mặt kỹ thuật ngoại giao, những tuyên bố theo kiểu như vậy thì nay còn bất hợp pháp hơn so với lúc trước. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu thuyền xuất hiện tại khu vực này để dòm ngó theo kiểu: “Bạn định chơi chiêu gì đây?”. Và Trung Quốc cũng sẽ làm giống như vậy, cũng dòm ngó theo kiểu: “Bạn định chơi chiêu gì nào?”.
Vậy bạn nghĩ gì về phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết của Toà trọng tài liên quan đến Biển Đông? Vui lòng để lại ý kiến của bạn tại mục comment dưới đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét