-Tin Tức và Bình luận,


Nhật Báo Ba Sàm

Gió quá xa không còn biết lối về


Posted by adminbasam on 01/10/2016
Bùi Quang Vơm
30-9-2016
Trong “Trịnh Xuân Thanh, đường xa vạm dặm”, phần năm, Gió tiết lộ mấy chuyện, hoàn toàn đúng những điểm mà dư luận thắc mắc và phán đoán. Điều đó có thể cho thấy rằng chuyện Trịnh Xuân Thanh chưa hề kết thúc, và Gió chưa thể bỏ cuộc. Ở bài này, thấy Gió đang chìm sâu, đang mất hướng. Nếu Thanh bị bắt thì Gió sẽ bị buộc phải tắt, vì Thanh gây ra Gió. Nguồn gây biến thì Gió tất tắt.
Thứ nhất, những người đang tìm cách giải thoát cho Thanh theo kiểu đường đường chính chính, tức là đánh đảng và cho Thanh mặc bộ áo chính trị, là chuyện chưa thể làm được. Gió cho biết những người này đang chuẩn bị cho Thanh ra họp báo công khai. Không nghi ngờ rằng Thanh sẽ công bố một số tài liệu. Nhưng là tài liệu gì? Có thể là loại tài liệu gì? Trọng tham quyền thủ đoạn và vô liêm sỉ? Trọng đã cùng Sang lừa Dũng và lật lời hứa? Chuyện này thì ai cũng biết, tuy nhiên, nếu Thanh và sau Thanh là Thăng, Dũng, nếu đưa ra được bằng chứng thì rất tốt, thiên hạ hoan nghênh. Nhưng không có giá trị để hiểu rằng Thanh là con dê tế thần của trò chơi đơn thuần chính trị, Thanh là con dê tế, thì đúng, nhưng là nạn nhân của trò chính trị là sai. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 01/10/2016
30-9-2016
h1Vụ Nhà báo Quang Thế bị đánh trên cầu Nhật Tân có thể nói là rất “được mùa”. Tính sơ sơ cho đến giờ phút này đã có hàng trăm bài báo viết về sự kiện này. Công an Hà Nội, mà đại diện là Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội công bố kết quả điều tra và giải quyết vụ việc. 
Theo đó, kỷ luật khiển trách Ngô Quang Hưng vì anh này chỉ “gạt tay trúng má”. Nguyễn Văn Thuyên chỉ bị kiểm điểm phêbình rút kinh nghiệm vì chưa có hành động cụ thể. Hơn nữa ông Ngọc còn gọi việc công an đuổi đánh nhà báo là “xô xát”. Còn Nhà báo Quang Thế thì bị phạt trên 14 triệu đồng vì vi phạm tới 6 lỗi; báo chí lại ồ lên, lại viết. 
Thể loại rất phong phú. Nhiều nhất là tường thuật, tiếp theo là bình luận, phỏng vấn, chuyên luận (các luật sư vào cuộc nói về khía cạnh pháp luật), và có cả phiếm luận (ví dụ bài “Gương mặt và Quả đấm” – Bút Bi, báo Tuổi Trẻ), bài “Vở tuồng kiểm điểm” – Báo Pháp Luật TP.HCM). Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 01/10/2016
1-10-2016
Vậy là, sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Chính phủ đã đưa ra phương án bồi thường cho người dân miền Trung bị thiệt hại trong thảm họa cá chết hàng loạt, lấy từ khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa đã đóng.
Từ những điều được biết ở thực địa xin có một số nhận xét với phương án này:
1. LIỆT KÊ CHƯA ĐẦY ĐỦ ĐỐI TƯỢNG NHẬN BỒI THƯỜNG.
Phương án liệt kê 7 nhóm đối tượng thiệt hại bao gồm “Khai thác hải sản; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất muối; Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; Dịch vụ hậu cần nghề cá; Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; Thu mua, tạm trữ thủy sản” dù khá đầy đủ, song vẫn không thể nào bao trùm được hết tất cả những người chịu ảnh hưởng.
Posted by adminbasam on 30/09/2016
Thạch Đạt Lang
30-9-2016
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Mặt trận Trọng – Thanh mấy ngày qua yên ắng, sau khi Thanh lặn thật sâu, không còn lên tiếng đã chuyển sang một hướng khác. Chiến sự trở nên dữ dội, ác liệt hơn khi Cả Trọng đẩy mạnh chiến dịch Đã Hổ Diệt Ruồi. Mấy ngày qua tin chiến sự sôi động hẳn lên, khi bất ngờ một chiến xa T-54, trang bị đại bác 100 ly, do trưởng xa kiêm pháo thủ nổi tiếng Huy Đức, tác giả Bên Thắng Cuộc đã bất chợt nhắm vào Vũ Đức Thuận, một tiền đồn của Đinh La Thăng, ngoại thành của Ba Ếch khai hỏa tới tấp.
Cuộc chiến bùng nổ lớn cùng lúc tin tức – khoảng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tập trung đến tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khởi kiện tập đoàn Formosa, yêu cầu bồi thường thiệt hại về việc hủy hoại môi trường ở bờ biển 4 tỉnh miền Trung, gây thất nghiệp cho ngư dân, đồng thời đòi Formosa phải đóng cửa, rút khỏi Việt Nam – khiến nhiều người tự hỏi: Pháo thủ Huy Đức là người của ai? Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 30/09/2016
30-9-2016
"Ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện. Nguồn: internet
“Ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện. Nguồn: internet
Để kỷ niệm bốn năm ngày mất của người bạn tù lận đận long đong – 2 tháng 10 năm 2012
Nguyễn Chí Thiện tù cùng với tôi tại trại Phong Quang, Lào Cai.Tính về mức độ tàn bạo, nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi là Cổng Trời, ở Hà Giang.
Tôi ra tù trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng, hoặc nửa năm chi đó. Người ta thả tôi với điều kiện ngặt nghèo – phải được một cơ quan, xí nghiệp nhận vào làm việc. Gia đình, rồi bè bạn chạy xất bất xang bang, cuối cùng cũng gặp được một ông giám đốc dám làm cái việc không ai muốn làm. Tôi được ký hợp đồng tạm tuyển, tạm thôi, làm công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình. Nó là cái tỉnh mới, gồm Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, theo sáng kiến của ông tổng bí thư anh minh được ca ngợi là ngọn đèn 200 bougies soi đường cách mạng). Ông giám đốc tốt bụng cho phép tôi không phải ở nhà tập thể của công ty ở thị xã Hà Đông, hết ngày thì về nhà mình ở Hà Nội.
Nguyễn Chí Thiện được thả về nguyên quán Hải Phòng, ở đấy anh còn bà chị.
Chẳng khác gì tôi, anh không thể kiếm được việc làm. Trước khi đi tù lần thứ nhất, anh làm nghề dạy học. Sau lần đi tù thứ hai vì tội làm thơ phản động, anh thất nghiệp trăm phần trăm. Trở về nghề cũ, nghề duy nhất anh biết thì chắc chắn không được rồi. Làm thầy giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa nếu lý lịch không sáng như gương thì cũng phải là người không một lần vướng vòng lao lý. Các cơ quan, xí nghiệp nhà nước chỉ cần lướt qua lý lịch hai lần tù của anh là xua anh như xua tà. Anh sống vắt mũi bỏ miệng, lúc đói lúc no. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 30/09/2016
30-9-2016
Công an, "bạn dân" hay nỗi sợ hãi của dân? Ảnh: internet
Công an, “bạn dân” hay nỗi sợ hãi của dân? Ảnh: internet
Tìm trên mạng khái niệm “công an trị”, bạn sẽ thấy một định nghĩa có liên quan: “Nhà nước cảnh sát là từ được dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng cảnh sát để thực hiện các biện pháp độc đoán, kiểm soát cứng rắn và có tính áp bức đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của toàn dân…”.
Nói chung, định nghĩa này khá dài dòng. Mình thì chỉ muốn nói đơn giản như sau: Xã hội công an trị là xã hội mà trong đó công an đánh người, công an bắt người, công an điều tra, công an giám định, công an lên báo định hướng dư luận, công an chỉ đạo báo chí. Tới lúc người ta ra tòa, cũng là tòa án của công an xử, sau đấy người ta đi tù thì nhà tù cũng là do công an làm quản giáo, cai ngục nốt. Vòng tròn khép kín, trong đó mọi khâu, mọi công đoạn đều do công an nắm giữ, giật dây, chỉ đạo thực hiện.
Posted by adminbasam on 30/09/2016
30-9-2016
Bãi rác Đa Phước bốc mùi. Ảnh: internet
Bãi rác Đa Phước bốc mùi. Ảnh: internet
4g15 sáng nay tôi đã bị dựng ngược dậy dù mệt đừ vì trước đó gần như không ngủ được. Lý do: mùi thối kinh khủng lại tiếp tục tấn công. Nhiều tháng qua, không khí đặc quánh mùi thối chưa bao giờ dứt điểm. Nó đến rất nhanh và mùi nặng đến mức như thể quyện sệt vào không khí. Nó mạnh đến mức có thể làm bạn chóng mặt. 
Thế mà trong báo cáo gửi ông thủ tướng ngày 29-9, UBND thành phố nói rằng “đây không phải là sự cố môi trường do mức độ phát tán mùi hôi xảy ra không liên tục (theo mùa và hướng gió), ở vào từng thời điểm thời tiết nhất định” và “qua làm việc với Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam, công ty này đã áp dụng các biện pháp cần thiết nên trong thời gian gần đây tình trạng phát tán mùi hôi đã giảm hẳn” (VNE 30-9-2016). Chẳng giảm gì cả. Báo cáo ấy là báo cáo láo, làm cho xong chuyện. Xin mời xuống đây vừa cùng chúng tôi ngửi mùi vừa làm báo cáo!

Vụ công an Đông Anh hành hung nhà báo: LIỆU CÔNG AN CÓ THỂ ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN?


Posted by adminbasam on 30/09/2016
Nhà báo Võ Văn Tạo
30-9-2016
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, PGĐ kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Nguồn: internet.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, PGĐ kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Nguồn: internet.
Bình thường và bất bình thường
Những vụ công an hành hung, thậm chí sát hại người dân tại đồn, trong trại giam xảy ra như cơm bữa lâu nay đã làm không ít người dân không mấy ngạc nhiên trước vụ công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đấm hộc máu miệng phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ sáng 23-9-2016 tại cầu Nhật Tân. Điều bất thường đối với nhân loại văn minh đã trở thành bình thường ở Việt Nam lâu nay.
Thế nhưng, một tuần sau vụ việc, tuyên bố chính thức với báo chí chiều 29-9 của đại tá Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội Nguyễn Duy Ngọc đã thực sự gây sửng sốt, kinh ngạc cho báo giới cùng dư luận xã hội. Theo đó, kết luận điều tra ban đầu của Công an Hà Nội đây là một vụ “xô xát” (?). Hai cán bộ, chiến sĩ công an Đông Anh bị Công an Hà Nội chỉ đạo Công an Đông Anh tiến hành kiểm điểm, xử lý vì vi phạm quy tắc ứng xử của công an nhân dân. Công an Ngô Quang Hưng “có dùng tay gạt trúng vào má của nhà báo Quang Thế và có hành vi giơ chân đá, mặc dù không trúng”, bị khiển trách. Công an Nguyễn Văn Thuyên (gạt máy quay) “do chưa có hành động cụ thể gây ra  tác hại cụ thể đối với ai, đã yêu cầu kiểm điểm phê bình rút kinh nghiệm”. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 30/09/2016
30-9-2016
Số người sử dụng Facebook. Nguồn: FB MVT
Người Việt sử dụng Facebook. Nguồn: FB MVT
Đúng ra phải nói “Mạng xã hội – Mặt trận nhân dân trong cuộc chiến truyền thông”, nhưng vừa qua TS Đoàn Hương nói trên VTV3 rằng, “50% nhưng người chơi FB là vô công rồi nghề” và “Dân ta chưa có văn hóa FB”… gây nên những phản ứng ghê gớm, nên ở đây chỉ nói về FB.
Trước hết phải nói ngay, “văn hóa FB” không thể có ở ngoài FB, phải qua chơi FB, con người bộc lộ quyền tự do tư tưởng, tự do biểu đạt (cứ coi là tự phát đi), bản tính cá nhân được khách quan hóa, cụ thể hóa ra, dư luận tác động, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, tự mình rút kinh nghiệm, mà dần hình thành nên văn hóa FB. Các thứ văn hóa khác đều cơ bản được hình thành như vậy cả.
Thứ hai là, ¾ số người chơi FB là từ 18 đến 34 tuổi, số này chắc không phải do “vô công rồi nghề”, mà chơi FB là nhu cầu sống của con người. Con người có nhu cầu được thể hiện bản thân, kết bạn, chia sẻ tâm tình, trao đổi thông tin, tò mò, tìm hiểu sự thật, tố cáo bất công, lên án cái ác, nói lên niềm vui, nối buồn, sự phẫn uất trong lòng, động viên, an ủi người khác… Đó đều là những nhu cầu sống cơ bản của con người, cũng cấp thiết như ăn uống, hít thở khí trời… Tất nhiên, người có nhiều thời gian rỗi thì la cà trên FB nhiều hơn, nhưng rất nhiều người có thể bận việc hơn TS Đoàn Hương, lại chồng con ríu rít, mà ngày nào cũng ghé qua FB như là một lúc thư giãn, gặp gỡ bạn bè, chia sẻ đôi điều gì đó, làm cho cuộc sống thi vị hơn… Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 30/09/2016
30-9-2016
Tiếp theo phần 1phần 2phần 3 và phần 4
– Có đi vắng được một tháng không?
Câu đầu tiên người đàn ông hỏi khi tôi đặt mình xuống ghế đối diện ông. Bây giờ ban đêm ở Berlin trời lạnh. Chúng tôi ngồi bên hiên một quán. Đấy là điều kiện tôi đặt ra khi họ gặp tôi. Nếu điều kiện thì hơi quá, chỉ là yêu cầu để câu chuyện chất lượng tôi cần phải có chỗ hút thuốc lá.
Người đàn ông đến trước, anh ta chọn chỗ ngồi để phù hợp cho tôi.
Tôi lấy những gì ở bên Budapes đưa để ông ta chuyển lại cho Thanh. Đọc tiếp »

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?