Các chuyên gia: ‘EVFTA vẫn cực kỳ quan trọng với VN’

  • VOA Tiếng Việt

    • Trong bối cảnh EVFTA mới bị hoãn lại, mà theo lời một số nghị sĩ châu Âu thông báo qua các trang web của EU là do “trở ngại về nhân quyền” ở Việt Nam, bà Lan đưa ra lời tư vấn rằng Việt Nam nên nghiêm túc xem xét các khuyến nghị của EU ngõ hầu thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định.   Bà nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên xem những vấn đề về quyền của người lao động và nhân quyền do EU đặt ra là sức ép của ngoại quốc, ngược lại, họ nên coi đó là những nhu cầu tự thân, vì lợi ích của chính đất nước.
    … Trang web của Nghị viện châu Âu hồi tháng 2/2018 dẫn kết quả một nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA, cho thấy Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động, so với kịch bản không có EVFTA.
    Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ đô la, trong đó tổng lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU đạt 38,27 tỷ đô la, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
      
      Xuất hiện nhiều lời kêu gọi hoãn EVFTA cho đến khi Việt Nam cải thiện nhân quyền
      Sau khi một số thành viên Nghị viện châu Âu hồi tuần trước thông báo việc hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), một số nhà quan sát trong nước cho rằng không có hiệp định này cũng không “gây thay đổi gì nhiều” đối với tốc độ phát triển và độ mở của kinh tế Việt Nam.
      Tuy nhiên, hai nhà kinh tế giàu kinh nghiệm phản bác các nhận định kể trên. Chuyên gia Phạm Chi Lan và tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với VOA hôm 28/1 rằng Việt Nam vẫn rất cần EVFTA vì “các lợi ích được hưởng rất lớn” và những lợi ích đó “không chỉ là về mặt kinh tế”.
      Cuối tuần qua, một số nhà quan sát Việt Nam không muốn nêu danh tính bày tỏ quan điểm với VOA rằng đất nước này đã có độ mở cửa của nền kinh tế “quá lớn rồi, không còn dư địa nhiều để mở nữa”, vì vậy, khi hiệp định thương mại với EU bị hoãn, dẫn đến việc Việt Nam chậm “nới thêm độ mở”, điều đó cũng không phải là “quá dở”.
      Việt Nam được đánh giá “là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn trên thế giới” với tổng kim ngạch thương mại tương đương 200% [tổng sản phẩm quốc nội] GDP, theo lời phát biểu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại một diễn đàn về hợp tác kinh tế châu Á ở thành phố Bình Dương hồi cuối tháng 11/2018.
      Hoàn toàn không có chuyện là có hay không có [EVFTA] cũng không ảnh hưởng đến nến kinh tế Việt Nam.
      Nhà kinh tế Phạm Chi Lan

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      Xứ Sở Hận Thù

      Tin Việt Nam - Google VN

      Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?