Tin Việt Nam – 31/01/2019

No sub-categories
Tin Việt Nam – 31/01/2019

Vụ Trần Huỳnh Duy Thức

và sự thiên kiến với tù nhân lương tâm

Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi đến BBC từ Hà Nội
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang thụ lý năm thứ 10 của bản án 16 năm tù giam về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trong khi hành vi của ông Thức chỉ đơn thuần là nêu chính kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội.
Từ lâu nay gia đình ông Thức đã gửi đơn đi nhiều cơ quan nhà nước và vận động ngoại giao quốc tế để ông Thức được trả tự do, nhưng tới nay vẫn chưa đạt được kết quả.
EVFTA: Còn cố gắng thông qua trước tháng 5/2019
Lũ Thanh Hóa: 700 tù nhân ‘cô lập nhưng an toàn’
Việt Nam: Đem sách vào cho tù nhân
Việt Nam cần học Anh cho tù nhân ‘thụ án tại gia’?
Trong một diễn biến khác, mới đây Bộ Chính trị ĐCS Việt Nam ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Nghị quyết do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành mặc dù có nội dung về phát huy các nguồn lực cho nền kinh tế nhưng lại có hai lần sử dụng đến từ “dân chủ”.
Một bộ phận nhân viên nhà nước do trình độ nhận thức thấp và kém lòng khoan dung cho nên luôn giữ cái nhìn lệch lạc, thiên kiến đối với dân chủ, trong khi chính họ lại lạm quyền coi thường pháp luậtNgô Ngọc Trai, Luật sư
Vậy dân chủ có liên quan gì đến phát huy nguồn lực cho nền kinh tế? Và phải chăng đã đến lúc Bộ Chính trị nhận ra dân chủ là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế?
Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội
Xem Nghị quyết số 39 thì thấy, trong đoạn nói về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu có nêu:
Nâng cao năng lực quản trị quốc gia. Thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng và dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội. Kiểm soát tốt quyền lực, đề cao trách nhiệm giải trình và đạo đức công vụ.”
Như vậy là Bộ Chính trị đã coi vấn đề “dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội” là một trong những yếu tố thuộc về giải pháp phát huy các nguồn lực cho nền kinh tế.
Theo nghĩa rộng thì điều này hoàn toàn đúng đắn, từ lâu nay nhận thức phổ quát của thế giới tiến bộ đã coi dân chủ nhân quyền là yếu tố khai phóng tiềm năng sáng tạo trong dân chúng, đó là nền tảng để tạo ra những sáng chế phát minh hay những đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Dân chủ, nhân quyền ngoài ý nghĩa là những ‘giá trị’ thuộc về con người, nó còn có ý nghĩa như một mô hình hệ thống thể chế, giúp bảo vệ quyền công dân, bảo vệ sở hữu, cái sẽ thúc đẩy gia tăng lượng của cải vật chất được làm ra trong xã hội.
Tuy vậy, ở Việt Nam lâu nay dân chủ lại là vấn đề nhạy cảm, bị trấn áp.
Và nhiều người mang tư duy cũ kỹ độc đoán cho rằng vẫn có thể phát triển kinh tế mà không cần quan tâm đến dân chủ.
Điều này có thể đúng trong một giới hạn phạm vi nào đó khi mà nền kinh tế Việt Nam mới mở cửa còn nhiều tiềm năng phát triển.
Nhưng khi đất nước đã hội nhập sâu, dư địa cho phát triển đã hết thì lúc này không còn cách nào khác là chính quyền phải tôn trọng các giá trị nhân quyền phổ quát, đưa đất nước trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng các quốc gia, để tìm kiếm các nguồn lực đầu tư vào Việt Nam.
Nguồn lực từ EU
Dân chủ hóa đúng là sẽ giúp gia tăng nguồn lực cho nền kinh tế, soi chiếu điều này vào việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) thì sẽ thấy rất đúng đắn.
Từ nhiều năm nay Việt Nam muốn khơi thông nguồn lực đầu tư và thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu cho nên đã đàm phán để ký kết EVFTA.
Sau nhiều năm thương thảo, EVFTA đã được Ủy ban Châu Âu và phía Việt Nam thông qua trong năm 2018, nhưng hiện tại Hội đồng Châu Âu còn đang xem xét và chưa thể trình Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn.
Nghị viện EU ‘không kịp xem xét’ EVFTA
Ủy ban châu Âu ca ngợi việc thông qua EVFTA
Về việc kêu gọi EU ‘hoãn FTA’ vì nhân quyền ở VN
Sự chậm trễ này được cho là do lịch trình nghị sự bận rộn của Hội đồng Châu Âu, nhưng nhiều ý kiến cho rằng một phần do vấn đề nhân quyền yếu kém của Việt Nam chậm được cải thiện theo như những đòi hỏi từ phía EU.
Theo quan điểm từ phía những nhà đàm phán thương mại Châu Âu thì vấn đề nhân quyền luôn là một nội dung quan trọng trong các thỏa thuận thương mại, bởi họ cho rằng thương mại tự do chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở con người tự do, không thể nào có thương mại tự do khi các quyền con người còn đang bị ngăn chặn cấm đoán.
Trước khi ký kết EVFTA các đoàn đàm phán Châu Âu cũng đã gặp gỡ và lắng nghe giới hoạt động nhân quyền Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự độc lập, để tiếp nhận thêm những kênh ý kiến nhằm nắm bắt được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Nếu nay chính quyền Việt Nam có những động thái cụ thể, tiến bộ thực chất, chấp nhận phần nào những đề nghị từ phía EU về nhân quyền, thì điều đó sẽ gỡ bỏ mọi vướng mắc còn sót lại, không còn rào cản gì nữa sẽ giúp cho việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do.
Những nhận thức hẹp hòi về chính trị cường quyền đã tạo ra môi trường không gian sinh hoạt chính trị kém dân chủ, không tương thích với tinh thần khoan dung của thương mại tự do.Ngô Ngọc Trai, Luật sư
Chính quyền cần trả tự do cho một số tù nhân lương tâm nổi bật được quốc tế quan tâm như ông Trần Huỳnh Duy Thức. Khi đó Việt Nam sẽ hưởng lợi từ đầu tư và xuất khẩu hàng hóa vào EU, mục tiêu của Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát huy các nguồn lực cho nền kinh tế sẽ đạt được, phản ánh tầm nhìn đúng đắn từ chính sách đến cuộc sống.
Nhân sự phải dân chủ hóa
Chính sách phương hướng đúng đắn đã có và thật ra là rất rõ ràng dễ hiểu, nhưng những điều đúng đắn vẫn không được thực hiện để đem lại thịnh vượng cho đất nước. Nguyên nhân nằm ở nhận thức của một bộ phận nhân viên nhà nước.
Lâu nay chính sách về an ninh quốc gia luôn coi những người đòi hỏi dân chủ là đối tượng thù địch, và từ quan điểm nhận thức như vậy người ta đã không ngừng bắt bớ bỏ tù những ai lên tiếng bày tỏ chính kiến của mình mà trái với đường lối chung.
Một bộ phận nhân viên nhà nước do trình độ nhận thức thấp và kém lòng khoan dung cho nên luôn giữ cái nhìn lệch lạc, thiên kiến đối với dân chủ, trong khi chính họ lại lạm quyền coi thường pháp luật.
Bằng chứng là nhiều vị cán bộ cấp cao trong ngành công an đang đối diện với xét xử tù tội về các sai phạm, trong khi họ là thành phần chính trong việc xây dựng lên các chính sách về an ninh quốc gia.
Những nhận thức hẹp hòi về chính trị cường quyền đã tạo ra môi trường không gian sinh hoạt chính trị kém dân chủ, không tương thích với tinh thần khoan dung của thương mại tự do.
Có lẽ do đã nhận ra được vấn đề nội tại của bộ máy nhân sự của mình như vậy không có lợi cho phát triển kinh tế, cho nên trong Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã có nội dung về giải pháp chủ yếu đối với nguồn nhân lực là giáo dục – đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế.
Vậy nay, nếu chính quyền trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức thì sẽ đạt được lợi đơn lợi kép, vừa giúp phát huy các nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là một động thái giúp giáo dục đào tạo cho khối nhân viên nhà nước về các giá trị dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, trưởng một văn phòng luật sư ở Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-47070683

Truyền thông nhà nước mô tả công an

dùng chân ‘tác động’ nhân chứng, gây tranh cãi

Một cuộc tranh luận đã nổ ra trên mạng xã hội sau khi truyền thông nhà nước Việt Nam mô tả hành động một người mặc sắc phục công an đạp vào một người dân thường nằm trên sàn nhà trong một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, là hành vi dùng chân ‘tác động’ vào người dân.
Truyền thông do Nhà nước quản lý hôm 30/1 đồng loạt đưa tin một phó trưởng công an phường ở tỉnh Phú Yên vừa bị tạm đình chỉ công tác do đã dùng chân đạp vào một nhân chứng trong vụ ẩu đả tại Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa. Trành cãi bùng ra sau khi tờ Tuổi Trẻ và một số báo, đài dùng từ “tác động” để tả hành vị bạo lực trên tiêu đề, mặc dù bài báo có đăng kèm video quay cảnh một công an đang đạp vào người dân.
Bắt đầu từ chiều tối 29/1, trên Facebook xuất hiện 2 đoạn video clip liên quan đến vụ việc này.
Tuổi Trẻ hôm 30/1 đăng tải một bài viết có tiêu đề “Tạm đình chỉ công an dùng chân ‘tác động’ vào người làm chứng” đi kèm với 1 clip ngắn khoảng 30 giây quay cảnh một người mặc trang phục cảnh sát, sau này được xác định là Trung tá Huỳnh Minh Lễ – phó công an phường Phú Thạnh, dùng chân phải đạp vào một người đàn ông đang nằm ngửa trong phòng làm việc.
Theo báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật, người đàn ông bị đạp vào ngực là Lê Hữu Quốc, một nhân chứng trong một vụ ẩu đả tại địa phương.
Tuổi Trẻ trích lời đại tá Nguyễn Văn Dũng, trưởng Công an Tuy Hòa nói: “Theo báo cáo ban đầu, anh Quốc có uống bia rượu, nói lớn tiếng nên khi ông Lễ nhắc nhở thì nằm vạ. Ông Lễ đã có hành vi không đúng khi lấy chân ‘tác động’ vào người anh Quốc. Chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Lễ để làm tường trình, xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định.”
Nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ bài viết của Tuổi Trẻ cũng như của VTC và chỉ trích cách dùng từ trong tiêu đề của bài viết khi cho rằng đó là một cách để làm giảm nhẹ bản chất hung bạo của công an.
Một Facebooker có tên Thuan To Van viết “đạp thì nói là đạp sao lại gọi là tác động.’ Nhiều người dùng mạng xã hội khác cũng đưa ra những ý kiến tương tự.
Nguyễn Lê Bằng, cũng là một người dùng Facebook, cho rằng “báo lề đảng vắt óc moi tim mãi mới ra cụm (từ) lấy chân tác động để đánh tráo khái niệm.”
Một số nhà báo tự do cho rằng Tuổi Trẻ đã tự kiểm duyệt khi đưa tin về vụ việc này. Tuổi Trẻ Online bị đình bản 3 tháng hồi năm ngoái và bị phạt 220 triệu đồng sau khi “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết ‘Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình’” đăng ngày 19/6.
Việt Nam phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế về cách đối xử tàn bạo của công an trong những năm gần đây.
Tháng 11 vừa qua, Việt Nam lần đầu tiên phải điều trần trước Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sỹ. Theo đánh giá của các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế, tình trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân hiện đang trở nên tràn lan tại Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/truyen-thong-nha-nuoc-mo-ta-cong-an-dung-chan-tac-dong-gay-tranh-cai/4765600.html

Việt Nam : Những người nông dân đứng lên giữ đất

Thụy My
Mong muốn tăng trưởng, Việt Nam dựa vào đà tiến của kỹ nghệ với việc sử dụng nhiều nhân công và phát triển địa ốc, nhưng không quan tâm mấy đến hậu quả cho môi trường và đất nông nghiệp. Điều này gây phẫn nộ cho giới nông dân.
Cưỡng chế đất : Nguồn gốc gây căng thẳng trong xã hội Việt Nam
Tác giả Pierre Daum trên Le Monde Diplomatique dẫn ra một trường hợp độc đáo tại làng Đồng Tâm ở ngoại ô Hà Nội hồi tháng 4/2017. Hàng trăm người dân biểu tình từ nhiều tháng chống lại việc lấy đất cho một dự án địa ốc. Họ đã dám bắt giữ 38 cảnh sát cơ động được điều đến để cưỡng chế. Thay vì dùng đến vũ lực, chính quyền Việt Nam đã gởi chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến thương lượng với những người bắt con tin. Cuối cùng dân làng đã thả các « tù nhân », đổi lấy lời hứa bồi thường thỏa đáng.
Đọc thêm: Mỹ Đức : Chủ tịch Hà Nội kêu gọi thả con tin, hứa thanh tra toàn diện đất Đồng Tâm
Đây không phải là trường hợp duy nhất. Tại Nam Ô ở miền trung vốn nổi tiếng về nước mắm, nhiều gia đình hiện đang từ chối rời bỏ nhà cửa để nhường chỗ cho dự án xây dựng một khu du lịch rất lớn. Khu vực này nuốt trọn diện tích bờ biển, khiến ngư dân không thể ra biển đánh cá cơm, nguyên liệu thiết yếu để làm món nước chấm truyền thống.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh tức Saigon, thủ đô kinh tế của Việt Nam, vùng đất còn xanh cây duy nhất còn tồn tại là Thủ Thiêm, từ 20 năm qua vẫn chống chọi lại nạn bê-tông hóa. Một nhóm nông dân kiên trì liên tục thưa kiện chống lại lệnh trục xuất, vì các thủ tục không được tiến hành theo đúng quy định. Mà thật ra các vụ cưỡng chế tùy tiện diễn ra rất nhiều, do lợi dụng Luật Đất đai.
Những vụ phản kháng chống tịch thu đất nông nghiệp để làm dự án công nghiệp, du lịch hay địa ốc xảy ra như cơm bữa. Theo hai nhà nghiên cứu Marie Gibert và Juliette Segard, đây là « nguồn gốc chủ yếu gây ra căng thẳng xã hội trong một Việt Nam đương đại ». Đây cũng là dạng thức phản kháng chính trị duy nhất mà người dân có thể tiến hành được, trong một đất nước do đảng Cộng Sản cai trị.
Chỉ là phần nổi của tảng băng…
Báo chí dù bị kiểm soát chặt chẽ cũng đã phản ánh phần nào phong trào chống tịch thu đất, nhất là khi một quan chức đảng đến nơi để thương thảo với người dân. Những thông tin liên quan xuất hiện hàng ngày trên Facebook, vốn có đến 30 triệu người Việt đăng ký sử dụng trên 95 triệu dân. Một nhà báo của đài truyền hình nhà nước VTV nói : « Đó chỉ là một phần của thực tế, nhiều trường hợp người nông dân chống đối không được ai biết đến ». Theo nhà báo này, đó là vì đi điều tra khá nguy hiểm. Nhiều người cảnh báo : « Đừng đến làng đó, rất căng thẳng, sẽ bị công an bắt ». Trái lại người dân có khi từ chối tiếp xúc với phóng viên.
Chủ đề này lại càng nhạy cảm hơn khi việc cưỡng chế đất đi ngược lại với những tuyên bố cộng sản chủ nghĩa. Danielle Labbé, nhà nghiên cứu về đô thị hóa ở đại học Montréal vốn làm việc từ 15 năm qua về đề tài này tỏ ý tiếc là không thể có được số liệu cụ thể, cho rằng chính quyền không muốn cung cấp.
Tịch thu đất nông nghiệp trở thành vấn đề quan trọng tại Việt Nam do là trung tâm của phương thức phát triển mà đất nước này đã chọn lựa cách đây 30 năm. Hồi năm 1986, tin vào sự thất bại của kinh tế tập trung theo kiểu xô-viết – được áp dụng ở miền Bắc trong thập niên 50 và tại miền Nam sau khi thống nhất đất nước năm 1976 – các nhà lãnh đạo đã đưa ra chính sách Đổi Mới. Những hợp tác xã nông nghiệp dần dà biến mất, doanh nghiệp công phải làm ra lợi nhuận, cho phép thành lập công ty tư nhân và mở cửa cho đầu tư nước ngoài.
Trước nhu cầu khẩn thiết về thực phẩm, các nông trang được giải tán và đất được chia cho nông dân. Kinh tế gia Trần Ngọc Bích từng làm việc cho CNRS cho biết, tác động tích cực lập tức thấy ngay. « Chỉ trong vòng ba năm, nạn khan hiếm lương thực không còn nữa, lượng gạo sản xuất ra nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ ». Tuy nhiên việc mở cửa cho kinh tế thị trường không đi kèm theo việc xét lại một số nguyên tắc, như « sở hữu toàn dân » về đất đai. Thế nên chính quyền có thể « thu hồi » đất một cách dễ dàng.
« Sở hữu toàn dân » : Chủ đất chỉ được quyền sử dụng
Cho dù là sở hữu chủ, người nông dân chỉ có được quyền sử dụng cho mục đích nông nghiệp (và chỉ nông nghiệp mà thôi), được ghi trong « sổ đỏ ». Họ có thể bán lại quyền sử dụng, và con cái được thừa kế. Tuy nhiên Nhà nước giữ độc quyền việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang công nghiệp hay địa ốc. Dù có thủ tục tham vấn, luật giao cho các quan chức cao cấp quyền thông qua dự án.
Sau khi mở cửa, việc Mỹ bỏ cấm vận năm 1994 và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp đã chuyển thành kinh tế công nông nghiệp. Theo ông Vũ Đình Tôn, đại học Nông Nghiệp Hà Nội, nếu năm 1995 nông nghiệp chiếm 80% dân số hoạt động, thì ngày nay chỉ còn 40%. Năm 1988, nông nghiệp chiếm 46% GDB, đến 2017 chỉ còn 15%.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam chủ trương « hiện đại hóa », « phát triển ». Nhưng hai phần ba diện tích đất đai là đồi núi, những vùng đất có thể « hiện đại hóa » rất đông dân và được dùng để trồng trọt. Chính quyền bèn chuyển những vùng đất nông nghiệp rộng lớn thành khu đô thị (ở ngoại ô các thành phố), khu công nghiệp (xung quanh thành phố hay trục đường lớn), hoặc khu du lịch (dọc theo 3.000 km bờ biển), bất chấp cuộc sống của hàng triệu gia đình.
Từ 20 năm qua, Luật đất đai cho phép giao đất cho doanh nghiệp, đổi lại nhà kinh doanh phải cam kết tạo việc làm cho những người nông dân mất đất, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đầu cơ đất, hậu quả của chính sách địa ốc
Nhà kinh tế Nguyễn Văn Phú của CNRS cho rằng trên giấy tờ, chính sách này có thể chấp nhận được. Le Monde Diplomatique dẫn ra trường hợp một nông dân ở Viêm Đông, Đà Nẵng – một bãi biển ngày nay đã bị bê-tông hóa với những cái tên khách sạn quốc tế : Four Seasons, Hyatt, Pullman, Sheraton…Người này hài lòng khi được giữ lại hai sào đất, khi bán đi đã xây được nhà mới, một người con được vào làm việc ở hãng giày Rieker.
Xung quanh làng, cứ mỗi 100 mét lại thấy một tấm bảng rao bán đất xây biệt thự. Người bán không thể trả lời câu hỏi chừng nào bắt đầu xây dựng, nhưng cho biết đa số người mua để bán lại kiếm lời.
Nạn đầu cơ chính là hệ quả của chính sách tất cả cho xây dựng. Đất hiếm hoi, nên các nhà đầu tư nhanh chóng hiểu rằng chỉ nên thực hiện một phần dự án được cấp phép hoặc không làm gì cả, rồi chia nhỏ đất ra bán lại.
Bà Nhung, một nông dân ở làng Dương Nội, ngoại thành Hà Nội giận dữ cho biết chính quyền chỉ bồi thường với giá rất rẻ, và sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, đất có giá cao gấp 100 lần ! Từ tám năm qua, dân làng liên tục phản đối dự án xây dựng khu biệt thự sang trọng. Một bệnh viện và trường học cũng được dự kiến, trên lý thuyết.
Đọc thêm: Việt Nam: Bước đường cùng của dân oan Dương Nội mất đất
Những chữ ký hái ra tiền
Từ chối nhận tiền đền bù, kiện ra tòa, kiến nghị, tuần hành ở trung tâm thành phố, biểu tình ngồi trước trụ sở ủy ban, tập hợp lại ngăn các xe ủi đất, thông tin trên Facebook : người dân Dương Nội đã làm tất cả để cất lên tiếng nói. Các video trên internet cho thấy hàng trăm công an ập vào đánh đập dân làng, một chiếc xe ủi lao vào đám đông khiến một người biểu tình bị bất tỉnh phải nhập viện.
Cha của bà Nhung đã trên 60 tuổi, cựu chiến binh trong chiến tranh chống Trung Quốc năm 1979, bị bỏ tù 18 tháng nhận định : « Hồi còn trẻ, việc cầm súng chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc là điều tự nhiên. Nhưng nay thật khủng khiếp là tôi phải chống lại đất nước mình, vì chính quyền thối nát từ bên trong ».
Tất cả những người mà nhà báo Pháp gặp được, từ nông dân, giáo sư đại học cho đến nhân viên bình thường đều khẳng định nạn tham nhũng lan tràn cùng với xu hướng đô thị hóa quá trớn. Các quan chức cao cấp chỉ cần một chữ ký, một con dấu đã có được rất nhiều tiền. Nhà nghiên cứu Kimberly Kay Hoang, đại học Chicago thu thập được khoảng 100 lời chứng. Các doanh nghiệp được giao đất phải biết « gõ đúng cửa ».
Bị mất đất, người nông dân còn phẫn nộ vì bản thân và con cái không có được việc làm như đã hứa. Ông Đào Thế Anh, Viện Nông Nghiệp Việt Nam nhận định dù sao đi nữa, kỹ nghệ Việt Nam còn yếu, khó thể hấp thu được tất cả những người nông dân thất nghiệp.
Tham nhũng lan tràn, ô nhiễm khắp nơi
Một vấn nạn nữa là ô nhiễm. Tại khu du lịch Sầm Sơn, ngư dân từ lâu vẫn đấu tranh để giữ lại 300 mét chiều dài bờ biển để neo thuyền, trong khi tập đoàn FLC chuẩn bị xây một phức hợp du lịch nhìn ra biển với khách sạn 5 sao, biệt thự, sân gôn. Công trình này đã đi vào hoạt động từ hai năm qua, « nhưng chúng tôi tiếp tục biểu tình trước ủy ban vì họ cho đường cống xả ra biển » - một nhóm ngư dân mà nhà báo Pháp gặp trên bãi biển cho biết. « Ngày nay cá ít hơn, và con nào còn sống cũng nhiễm độc ».
Nếu trong hợp đồng, doanh nghiệp cam kết tôn trọng môi trường, thì thực tế để có giấy chứng nhận chỉ cần đưa bao thư cho thanh tra hoặc tặng túi xách Hermès cho vợ sếp – như một trong những nhân chứng nói với Kimberly Kay Hoang. Năm 2016 xảy ra nạn cá chết hàng loạt tại bờ biển miền Trung do nhà máy Formosa của Đài Loan xả thải thẳng ra biển, dẫn đến những cuộc biểu tình quy mô trên cả nước.
Bà Liên, một giảng viên đại học về hưu khẳng định : « Người ta nói nhiều lãnh đạo địa phương đã nhận hối lộ. Nhưng tệ hại nhất là sự xâm lăng của Trung Quốc ! Phía sau những công ty lớn Việt Nam là tiền từ Trung Quốc. Họ mua hẳn nhiều đoạn bãi biển của chúng tôi, vốn là những địa điểm chiến lược về quốc phòng. Và nếu chính quyền chẳng nói gì cả, đó là do đã nhận được những phong bì dày cộp ». Những lời đồn đãi như thế hiện diện đầy trên mạng xã hội và trong những cuộc nói chuyện riêng tư.
Hậu quả của đô thị hóa bừa bãi, tham nhũng lan tràn, không chỉ là các cuộc nổi dậy của nông dân hay nỗi lo bị Trung Quốc xâm lược từ nhiều đời nay. Nhà địa lý học chuyên về Việt Nam Sylvie Fachette thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển nhắc nhở : « Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều rất sát mực nước biển. Sông Hồng ở Hà Nội nhiều khi tràn bờ. Việc bê-tông hóa mặt đất nhất thiết phải gắn liền với nỗ lực to lớn về thoát nước, nhưng hoàn toàn không có. Một đợt gió mùa tạo thành mưa lớn cũng đủ gây ra thảm họa ».
Theo tổ chức phi chính phủ Germanwatch, Việt Nam hiện đứng thứ năm trong danh sách các nước dễ bị ảnh hưởng nhất do biến đổi khí hậu.
Nông dân luôn thiệt thòi khi đấu tranh giành lại đất
Trước sự bất bình của những người nông dân mất đất, chính quyền thường bắt đầu bằng việc thương thảo. Các quan chức cấp trung cố giải thích cho họ là nhân dân cần thông cảm, phải hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy hiếm khi thuyết phục được người biểu tình, chính quyền vẫn có thể trông cậy vào giai cấp trung lưu đang tăng lên : từ 13% dân số, trong năm năm tới sẽ là 20%.
Một trong những dự án gây ấn tượng nhất là Ecopark, khu dân cư sang trọng mới được xây lên sau nhiều năm kháng cự bất thành của nông dân. Một phụ nữ trẻ giàu có, chủ một chuỗi cửa hàng hoa, có ngôi nhà vườn 190 mét vuông ở Ecopark thổ lộ, có một hôm người giúp việc tiết lộ là ngôi biệt thự này được xây lên ngay chỗ nông trại mà bà đã bị cưỡng chế. Cô chủ trẻ có hơi xấu hổ, nhưng một chủ nhà khác lại cho rằng người nông dân phải chấp nhận thiệt thòi để phát triển.
Việt Nam được phương Tây trầm trồ vì tỉ lệ tăng trưởng từ 20 năm qua vẫn là 6 đến 7%. Nhưng việc tịch thu đất vẫn không ngừng lại, giúp quan chức địa phương chóng giàu, và trút vào thị trường lao động hàng trăm ngàn thanh niên nông dân trẻ.
Dù phong trào phản kháng lan rộng, nhưng nông dân thường thua cuộc, và trong trường hợp khả quan nhất chỉ có thể làm chậm lại dự án. Nổi lên rải rác khắp nước, nhưng không có quyền tổ chức phong trào một cách hợp pháp, họ không thể đối phó với chính quyền. Báo chí luôn bị kiểm soát chặt chẽ, chỉ còn Facebook để đoàn kết những tiếng nói. Nhưng từ ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng buộc các trang web trong vòng 24 giờ phải xóa tất cả những lời bình « đe dọa đến an ninh quốc gia ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190131-viet-nam-nhung-nguoi-nong-dan-dung-len-giu-dat

Hai em trai của tín đồ Hòa Hảo

 Nguyễn Hữu Tấn đến Mỹ tị nạn

Hai em trai của tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn nghi bị chính quyền sát hại tại tỉnh Vĩnh Long đã đến Hoa Kỳ tị nạn.
Trong một thông cáo hôm 30/1, Uỷ ban Cứu trợ Người vượt biển (BPSOS) cho biết hai em trai của tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn đã đến phi trường thành phố Atlanta, bang Georgia vào tối ngày 30/1.
Một video của BPSOS cho thấy hai người em của ông Nguyễn Hữu Tấn là ông Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Hữu Vũ được gia đình và người thân tại Mỹ chào đón.
Trong video, người thân cầm chân dung của tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, người được cho là bị cắt cổ chết tại một đồn công an ở tỉnh Vĩnh Long vào tháng 5/2017, sau khi bị bắt tạm giam về hành vi “tuyên truyền chống nhà nước.”
Ông Thắng nói thêm rằng hai người em của ông Tấn đã đến lánh nạn tại vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn, nhưng may đã chạy thoát khỏi khu nhà này trước khi bị cưỡng chế vào ngày 8/1/2019.
Bà Trần Minh Thi, một cư dân ở Vườn rau Lộc Hưng, chia sẻ với VOA về hai anh em Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Hữu Vũ.
“Hai người này từng thuê nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Trong khoảng thời gian xảy ra vụ cưỡng chế thì họ đã chạy trốn. Họ rất là tốt, là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nhưng thuộc kinh của Công giáo. Họ sống chan hòa với bà con Lộc Hưng.”
Trang Mạch sống Media trích lời ông Thắng nói: “Chúng tôi tin rằng vụ cưỡng chế phá nhà và chiếm đất của xóm đạo Công Giáo này sẽ được đưa vào bản phúc trình của USCIRF (Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ) sẽ được công bố vào tháng 3.”
Trang này còn cho biết thêm rằng hai anh em của ông Tấn sẽ làm nhân chứng của vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng trước các cuộc tiếp xúc với giới chức của Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/hai-em-trai-cua-tin-do-hoa-hao-nguyen-huu-tan-den-my-ti-nan/4766821.html

Công an VN khoe phá vỡ

được âm mưu trước tết của Việt Tân

Mạng Báo Công an Nhân dân (CAND) ngày 30/1/2019 loan tin, Công an Việt Nam “đã phát hiện và ngăn chặn thành công đối tượng là thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân xâm nhập, tìm cách hoạt động chống phá” trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, qua đó thừa nhận đã bắt ông Châu Văn Khảm, đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt và ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em dân chủ và Dân chủ Việt.
Cụ thể là vào lúc 23 giờ ngày 12/1/2019, Cục An ninh nội địa Việt Nam phối hợp với Công an TPHCM tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi) và ông Châu Văn Khảm (70 tuổi) khi đang lưu trú tại khánh sạn Vàng Anh, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tờ báo là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam tiết lộ, tại cơ quan điều tra ông Khảm khai nhận nhập cảnh vào Việt Nam ngày 10/1/2019 bằng đường bộ từ Campuchia theo chỉ đạo của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân.
Trước đó ông Châu Văn Khảm được cho là đã gửi lại toàn bộ hành lý gồm 1 hộ chiếu, 1 điện thoại và 1 thẻ tín dụng cho một thành viên Việt Tân khác tại Campuchia cất giữ và sử dụng một chứng minh nhân dân Việt Nam mang tên Chung Chính Phi để qua cửa khẩu Hà Tiên với nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức huấn luyện cho ông Nguyễn Văn Viễn; khảo sát tuyến xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới đường bộ từ Campuchia về Việt Nam.
Quá trình gặp gỡ, ông Viễn được ông Khảm bồi dưỡng các kiến thức về Việt Tân và được cho 300 USD. Sau khi huấn luyện, Ông Nguyễn Văn Viễn được kết nạp vào tổ chức Việt Tân.
Theo Mạng báo Công an Nhân dân, ông Châu Văn Khảm dự kiến vào ngày 14/1 trở lại Campuchia để xuất cảnh về Úc, cùng với đó đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt cũng khai nhận đã liên lạc với ông Viễn đầu năm 2018 khi đang tham gia Hội Anh em dân chủ và đề nghị ông này kiếm người cho Việt Tân nhưng không được.
Hôm 25/1/2019, trang web của đảng Việt Tân đăng tải Thông cáo báo chí cho biết ông Châu Văn Khảm, đảng viên Việt Tân đã bị bắt cùng với ông Nguyễn Văn Viễn vào ngày 13/1.
Theo thông cáo, ông Châu Văn Khảm là một khuôn mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc châu và mặc dù biết rằng việc đi về Việt Nam của ông sẽ “có nhiều rủi ro và bị chế độ CSVN ngăn chặn, ông Khảm vẫn không ngần ngại trở về để thu thập dữ kiện và lượng định thực trạng nhân quyền tại quê nhà.”
Mạng Báo Công an nhân dân cũng cho biết ông Khảm có nhiều hành động gần đây, cụ thể là vào tháng 6/2018, Đảng bộ Việt Tân Úc Châu liên kết cùng Cộng đồng người Việt tự do tổ chức biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra.
Cũng theo CAND tại buổi biểu tình, “Châu Văn Khảm đại diện ban tổ chức phát biểu, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ra dự án luật nhằm phục vụ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.”
Hay trong buổi tưởng niệm “31 năm anh hùng đông tiến”, ông Châu Văn Khảm đã phát biểu, “ca ngợi hoạt động chính nghĩa của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn”.
Bài báo ký tên tác giả Xuân Mai quy kết rằng, hiện nay Việt Tân “tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại. Đồng thời tán phát lên mạng Internet các tài liệu kích động biểu tình, hoạt động khủng bố, phá hoại…”
Hôm 31/1, trên trang mạng change.org xuất hiện Thư ngỏ gửi Thủ tướng Úc Scott Morrison với đề nghị “Hãy Đoàn Tụ Ông Châu Văn Khảm Với Gia Đình” đồng thời kêu gọi chính phủ Úc can thiệp để trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho công dân Úc Châu Văn Khảm cũng như ông Nguyễn Văn Viễn quốc tịch Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-police-boasts-preventing-sabotage-scheme-by-viet-tan-01312019083138.html

Bộ Công thương ‘đang xem xét sai phạm’

 vụ dùng xe công ở sân bay

Bộ Công thương Việt Nam nói vẫn đang xem xét sai phạm trong vụ dùng xe biển xanh đưa đón người nhà Bộ trưởng Bộ Công Thương tại chân cầu thang máy bay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu hôm 31/1 tại một buổi họp báo của chính phủ ở Hà Nội.
Trước đó Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh ngày 8/1 công bố thư xin lỗi, nói ông “sẽ rà soát, kiểm tra lại toàn bộ vụ việc để đảm bảo không xảy ra sự việc tương tự trong tương lai”.
Lá thư nói về việc “văn phòng Bộ Công thương dùng xe của Bộ vào đón người trong gia đình tôi ở khu vực sân bay Nội Bài ngày 4/1″.
Dư luận tin rằng người được đón này là vợ ông Tuấn Anh.
Hôm 31/1, ông Đỗ Thắng Hải phát biểu: “Đây là vụ việc hết sức đáng tiếc, trước hết đối với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng như Bộ Công Thương.”
“Bộ Công Thương đã có chỉ đạo Văn phòng Bộ Công Thương tiến hành kiểm điểm, rà soát thông tin và có báo cáo đến lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương.”
“Sai phạm của từng cá nhân, tập thể có liên quan đang được xem xét và chúng tôi khẳng định sẽ xử lý theo đúng quy định hiện hành với mục đích không để các sự việc tương tự diễn ra.”
Có mặt tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói thêm: “Khi nhận được thông tin của dư luận, báo chí về vụ việc này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã tự giác thực hiện liên quan đến trách nhiệm nêu gương, trực tiếp có thư xin lỗi nhân dân, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
“Đây là bài học rút kinh nghiệm chung đối với các đồng chí cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng xe công.”
“Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là rất nghiêm khắc,” ông Dũng nói.
Trong bức thư xin lỗi, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết khi đó ông đang nằm điều trị tại Khoa Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai.
“Với tư cách là người đứng đầu Bộ Công Thương, đồng thời, người trong gia đình có liên quan, tôi xin được nhận lỗi trước công luận vì đã để xảy ra sự việc này,” ông Trần Tuấn Anh nêu trong thư.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47075765

Đường dây bán nội tạng người lớn nhất Việt Nam

vừa bị xóa sổ

Một đường dây bán nội tạng người được cho lớn nhất Việt Nam vừa bị công an triệt phá vào ngày 21 tháng 1 năm 2019; đồng thời 5 thành viên của tổ chức này đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố.
Truyền thông trong nước, vào ngày 31 tháng 1, dẫn nguồn từ Cục Cảnh sát Hình sự, thuộc Bộ Công An cho biết tin vừa nêu.
Theo thông tin từ Đại tá Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự thì đường dây bán nội tạng người xuyên quốc gia hoạt động từ tháng 5 năm 2017, do Tôn Nữ Thị Huyền, 44 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh cầm đầu cùng 4 thành viên khác, tuổi từ 20 đến 28 bao gồm Hoàng Đức Tùng, Huỳnh Linh Tâm, Phạm Quang Cảnh và Nguyễn Minh Tâm.
Nhóm này được nói hoạt động bằng việc tìm kiếm người mua bán thận trên mạng xã hội và liên kết với các môi giới người Việt tại nước ngoài, đã thực hiện được gần 100 vụ buôn bán thận, thu về hàng chục tỷ đồng.
Các nạn nhân là những thanh niên bán thận được tổ chức này tuyển chọn, đưa ra nước ngoài để thực hiện quá trình mổ thận và mỗi nạn nhân được trả 200 triệu đồng.
Đại tá Phan Mạnh Trường cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công An vào ngày 25 tháng 1 khởi tố hình sự và khởi tố 5 bị can của tổ chức bán thận vừa bị triệt phá này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-nation-wide-ring-of-illegal-human-organ-trade-busted-01312019082935.html

Hơn 10 ngàn công nhân Việt bị sa thải

do đối tác Mỹ Payless nợ tiền

Hôm 31/1, UBND tỉnh Trà Vinh ra thông báo nói rằng Công ty Giày da Mỹ Phong sẽ cho hơn 10 ngàn công nhân nghỉ việc do đối tác là công ty Payless của Mỹ nợ tiền hàng, đối mặt với nguy cơ bị phá sản.
Báo Lao động trích lời ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh phát biểu tại một buổi họp báo ngày 31/1 cho biết do đối tác còn nợ gần 100 triệu đôla tiền hàng nên hơn 10.000 công nhân lao động tại Công ty giày da Mỹ Phong đối mặt nguy cơ mất việc ngay trước ngày nghỉ Tết Nguyên đán.
“Hiện công ty Payless còn nợ công ty Mỹ Phong gần 100.000.000 USD, gây tổn thất lớn trong hoạt động kinh doanh. Điều này khiến công ty phải thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến phải giảm bớt 10.142 lao động,” báo Lao động trích lời ông Út nói.
Báo Dân trí trích lời ông Trần Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Sau khi xảy ra vụ việc, doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các ban ngành liên quan của địa phương. Đây là việc bất khả kháng bắt buộc doanh nghiệp phải xử lý như thế này.”
Truyền thông trong nước cho biết công ty Payless chiếm hơn 70% tổng số lượng đơn hàng của công ty Mỹ Phong.
Trước đó, vào chiều ngày 29/1, Công ty Giày da Mỹ Phong chính thức công bố cho 10.142 công nhân lao động thôi việc, bắt đầu từ ngày 1/2 tới đây, theo báo VNExpress.
Công ty Giày da Mỹ Phong có 100% vốn đầu tư của Đài Loan, được thành lập năm 2005, chủ yếu sản xuất giày nữ xuất khẩu qua thị trường Âu Mỹ với 3 phân xưởng đặt tại huyện Tiểu Cần và huyện Trà Cú, nơi có khoảng 28 ngàn công nhân làm việc vào mùa cao điểm.
CNBC cho biết công ty Payless ShoeSource đã lập hồ sơ phá sản từ tháng 4/2017.
Ra đời từ năm 1956, Payless ShoeSource là thương hiệu giày dép gia đình lớn tại Mỹ, có trụ sở ở thành phố Topeka, bang Kansas.
https://www.voatiengviet.com/a/hon-10-ngan-cong-nhan-viet-bi-sa-thai-do-doi-tac-my-payless-no-tien/4766688.html

Bộ Công an khởi tố Út trọc tội ‘trục lợi’

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triển khai thi hành các quyết định khởi tố bị can đối với ông Đinh Ngọc Hệ (hay còn gọi là Út trọc) với cáo buộc ‘Lợi dụng chức vụ và quyền lợi gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’ theo điều 358 Bộ luật hình sự năm 2015.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 31/1, trích dẫn từ phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao một ngày trước.
Ông Đinh Ngọc Hệ là cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng. Công ty này là chủ của nhiều dự án BOT, BT trong cả nước trong đó có dự án BOT cầu Việt Trì bị nhiều người dân phản đối.
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 31/7/2018, ông Hệ bị tuyên án 12 năm tù giam, bao gồm 10 năm về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và 2 năm tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.
Theo cáo trạng, ông Hệ và đồng phạm hưởng lợi 6 tỷ đồng từ việc mua các xe quân sự, xe biển xanh 80A và thế chấp 29/38 xe quân sự, 15 xe biển xanh cho các ngân hàng khác nhau.
Ông Hệ cũng làm giả giấy tờ để không bị phạt 1,5 tỷ đồng vì cây xăng của Công ty Thái Sơn thiếu giấy tờ hợp lệ và tồn hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng… dẫn đến bị niêm phong cột bơm.
Ngoài ông Đinh Ngọc Hệ, ba đồng phạm của ông cũng bị tuyên án về tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.’
Ông Trần Văn Lâm bị tuyên 5 năm tù, ông Trần Xuân Sơn 18 tháng tù treo và thử thách 36 tháng, ông Bùi Văn Tiệp 24 tháng tù treo, thử thách 48 tháng.
Riêng ông Phùng Danh Thắm, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, bị cáo buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng Hội đồng xét xử thấy nhân thân tốt và do lần đầu phạm tội nên chỉ cần giáo dục và khấu trừ một phần thu nhập.
Sau đó, vào ngày 1/11/2018, sau 2 ngày xét xử phúc thẩm ông Đinh Ngọc Hệ cùng với ông Trần Văn Lâm và Phùng Danh Thắm, Tòa án Quân sự Trung ương đã không chấp nhận kháng cáo và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm cho các bị cáo.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dinh-ngoc-he-prosecuted-with-another-crime-01312019075246.html

EVFTA: Còn cố gắng thông qua trước tháng 5/2019

Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu nói với BBC rằng ông vẫn hy vọng Nghị viện nhiệm kỳ này sẽ thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA).
Ông Jan Zahradil, cũng là Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị EU – Việt Nam của Nghị viện châu Âu, trả lời BBC ngày 30/1.
Trước đó, BBC đã hỏi hai nghị sĩ trong Nghị viện châu Âu, những người cho rằng Nghị viện nhiệm kỳ này sẽ không kịp thông qua EVFTA.
Nghị viện EU ‘không kịp xem xét’ EVFTA
Davos vắng hẳn vì nhiều lãnh đạo phải trông nhà
Ông Jan Zahradil theo dõi sát EVFTA vì ông giữ cương vị ủy viên thường trực về EVFTA tại Nghị viện châu Âu.
Trả lời BBC, ông nói: “Mục tiêu của tôi luôn là hoàn tất quá trình thông qua tại Nghị viện nhiệm kỳ này.”
Về thủ tục của EU, người ta biết rằng EVFTA được tách làm 2 Hiệp định, Hiệp định Thương mại (FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA).
Tháng 10 năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã đệ trình FTA và IPA lên Hội đồng châu Âu xem xét và xin ủy nhiệm ký.
Nếu một khi Hội đồng châu Âu đã ký xong, thì FTA sẽ được trình Nghị viện châu Âu để bỏ phiếu phê chuẩn.
Ông Jan Zahradil xác nhận đến giờ này (30/1/2019), cả FTA và IPA còn đang do Hội đồng châu Âu xem xét chứ chưa chính thức gửi cho Nghị viện.
Ông Jan Zahradil nói: “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể bỏ phiếu trước tháng Năm 2019.”
“Tuy nhiên, nghị trình của Hội đồng châu Âu có vẻ trễ một chút, và Romania, chủ tịch luân phiên của Hội đồng, cho thấy lịch làm việc dự kiến chỉ đưa Việt Nam vào nghị trình trong tháng Năm.”
Ông Jan Zahradil nói tiếp rằng ông đã liên lạc với 28 bộ trưởng thương mại trong EU, và Chủ tịch Hội đồng Donald Tusk.
“Tôi thúc giục họ nỗ lực kết thúc thủ tục càng nhanh càng tốt.”
“Tôi tin rằng việc này vẫn có thể hoàn thành trước tháng Năm 2019,” ông Jan Zahradil nói với BBC.
‘Không kịp thông qua’
Hôm 25/1, Văn phòng của một dân biểu EU, bà Jude Kirton-Darling cho BBC biết Romania đã ghi trong chương trình làm việc tạm thời là Hội đồng châu Âu chỉ có thể ký FTA và IPA sớm nhất là cuối tháng 5/2019.
Điều này có nghĩa là FTA và IPA sẽ không kịp đưa ra cho Nghị viện châu Âu nhiệm kỳ này để bỏ phiếu.
Một người đại diện cho một dân biểu EU khác, Ramon Tremosa, cũng xác nhận hôm 25/01 với BBC rằng Nghị viện châu Âu khóa này đang “quá bận rộn”.
“Không phải là đình hoãn, mà là Nghị viện khóa này còn quá nhiều việc, trong đó có vấn đề Brexit với Anh.”
“Đến tháng Năm, có lẽ Hội đồng châu Âu sẽ ký FTA, rồi để Nghị viện châu Âu khóa sau có thể bỏ phiếu.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-47042907

Quê hương của ai?

Mạnh Kim
Trong chương trình “Xuân Quê hương 2019” ngày 26-1-2019, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại ngân nga “bài chèo” mùi mẫn rất cũ: “Bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của tổ quốc”. Không có gì mỉa mai bằng ý nghĩa của hai từ “máu thịt” này, khi có rất nhiều “máu thịt” năm nào cũng nhìn về quê hương từ xa với tâm trạng rũ buồn…
Có bao nhiêu người Việt năm nay, như nhiều năm trước, không được về cúi đầu thắp nén nhang cho ông bà trên chính mảnh đất quê hương mình? Chưa ai thực hiện thống kê này nhưng chắc chắn con số những “Việt kiều máu thịt” nằm trong “danh sách đen” của Bộ Công an không ít. Nhiều “máu thịt” đã bị khước từ nhập cảnh ngay từ sân bay và gần như vĩnh viễn không thể trở về chừng nào chế độ này còn tồn tại. Đó là chưa kể những người bị “trục xuất” bằng cách này hay cách khác: những nhân vật đấu tranh dân chủ bị gán ghép tội “phản động”. Họ không thể trở về và không biết chừng nào mới “được phép” trở về. Quê hương, với nhiều người, trở thành nỗi khắc khoải đến đau lòng. Quê hương, nhiều khi nhớ quá, đặc biệt những ngày giáp Tết, trở thành nỗi nhớ cồn cào ruột gan, nỗi nhớ chảy nước mắt, nỗi nhớ ngậm ngùi đau xé, đến mức không chịu nổi buộc phải thốt lên để cho vơi lòng. “Năm đầu tiên sau 28 năm ở Mỹ nhớ nhà quá nên cũng chưng diện tìm một chút tết. Tranh voi Thái Lan, mai Nhật Bản, dưa hấu, mứt Cali, phong lì xì và cúc vàng của Mỹ cộng với nỗi buồn rất Việt Nam, vậy là Tết nhé” – tâm sự của nhà báo Mặc Lâm. “Nhớ nhà”, chỉ hai từ thôi, nặng như thiên cân vạn lạng.
Quê hương giờ như thuộc “sở hữu” của chế độ cai trị. Nó trở thành “cái nhà” của những kẻ muốn đuổi ai thì đuổi, cho vào thì mới được vào. Quê hương không còn là mái ngói, sân đình, bụi tre, buồng chuối. Quê hương bây giờ là sự ngạo mạn chiếm hữu của một nhúm người cai trị. Quê hương, mỉa mai đến tột cùng, là hình ảnh mà người ở xa muốn về mà về không được; và người “ở gần” thì muốn thoát nhưng đi không xong. Quê hương là hình ảnh mà những kẻ tha hương luôn ôm chặt như một thứ “căn cước tính”, trong khi người đang sống trên đó thì mang tâm trạng của những người “tạm dung” và “lưu vong”. Nước Việt của thế kỷ 21, sau vô vàn biến động lịch sử, sau bao nhiêu năm chiến tranh huynh đệ tương tàn đầu rơi máu chảy, và sau hơn 40 năm “thống nhất”, đã trở thành một nước Việt nặng trịch nỗi buồn chất nặng lên hai chữ “quê hương”. Có dân tộc nào trên thế giới đang chịu cảnh này, như Việt Nam?
Quê hương tôi, quê hương bạn, quê hương chúng ta… Quê hương luôn có một. Dân tộc nào cũng có một quê hương và dân tộc nào cũng hãnh diện với quê hương mình. Nhưng quê hương này đang thuộc về ai? Có chế độ cai trị nào trên thế giới đang tước đoạt cả quê hương của những người cùng một dân tộc? Làm thế nào có thể xây dựng nên một dân tộc vĩ đại khi chế độ cai trị “chiếm hữu” quê hương như một phần thưởng “chiến thắng” và tự cho mình có quyền định đoạt “ai phải đi” và “ai được về”?
Bất luận thế nào, có một điều chắc chắn rằng, người Việt, trong nước hay lang bạt tha hương bất kỳ đâu trên thế giới, cũng có duy nhất một hướng nhìn khi ngắm quê hương: quê hương chúng ta còn đó. Nó luôn ở đó. Nó tồn tại. Vĩnh hằng. Chẳng gì có thể xóa được định tính quê hương trong lòng người Việt. Chế độ cai trị là nhất thời. Quê hương là vĩnh cửu. “Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò/ Khoai nước thơm hương tình ruộng đồng/ Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần/ VN là Việt Nam kiêu hùng” – lời ca khúc Anh vẫn mơ một ngày về của ca sĩ Nguyệt Ánh nhắc rằng hai chữ “VN” nó gần gũi và thiêng liêng thế nào. Nó gắn liền với “hồn thiêng sông núi” và tâm thức Việt, chứ không phải với chế độ cai trị. Nó cho thấy chế độ cai trị có làm gì đi nữa khiến người Việt phải ly tán xa rời quê hương thì hai chữ “VN” ngạo nghễ kiêu hùng vẫn khắc sâu trong tâm khảm, đủ để nuôi dưỡng niềm tin cho một ngày mai tươi sáng hơn…
https://www.voatiengviet.com/a/tet-que-huong-c%E1%BB%A7a-ai/4765792.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Thời sự Trong nước - https://www.moitruongvadothi.vn