Bình chọn của Foxnews: 7 tiêu đề tin tức lố bịch nhất trên truyền thông Mỹ năm 2021 --- (Tác giả : Cao Dương)
Tác giả : Cao Dương | Nguồn: NTD VN | Ngày đăng: 2021-12-27 |
“Chính sách chống COVID của Trung Quốc đã được chứng minh là đúng đắn” là một trong những tít tranh cử giải tiêu đề lố bịch nhất năm nay. (Nguồn: NTDVN tổng hợp)
“Chính sách chống COVID của Trung Quốc đã được chứng minh là đúng đắn” là một trong những tít tranh cử giải tiêu đề lố bịch nhất năm nay. Foxnews đã liệt kê 7 tiêu đề (bài báo) lố bịch đến mức khó tưởng tượng trong năm 2021 trong hệ thống truyền thông Mỹ.
Các đề cử cho giải tiêu đề lố bịch năm nay của Foxnews bao gồm những ý kiến gây tranh cãi về Tổng thống Biden, nền kinh tế chống chọi với cả tỷ lệ lạm phát cao và khủng hoảng chuỗi cung ứng, coronavirus, vấn đề giáo dục, và thậm chí là những thảm kịch chết người. Danh sách sau đây ghi nhận một số tin bài không được hoan nghênh nhất về những sự kiện trên, cũng như một số phản ứng từ độc giả.
Một số nhà quan sát truyền thông gọi những tít này là "Không phải ong", ám chỉ các tít của trang châm biếm nổi tiếng Ong Babylon. (Babylon Bee)
1. “Lạm phát có lợi cho bạn”
11/2021, khi lạm phát gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ, trang The Intercept đã nói với độc giả rằng, họ nên hoan nghênh lạm phát.
Nhà báo Jon Schwarz lý giải: “Vì lạm phát thường là tốt cho hầu hết chúng ta, nhưng nó thật kinh khủng đối với các chủ công ty truyền thông, hay ví dụ như các chủ doanh nghiệp sản xuất than”. “Và sự hoang mang của người dân trong lúc lạm phát diễn ra tạo điều kiện cho những chủ doanh nghiệp này làm suy yếu đi lực lượng của người lao động”.
Lạm phát của Mỹ tháng 11/2021 đã đạt mức cao nhất trong gần 4 thập kỷ, khiến các hộ gia đình Mỹ phải mua hàng với giá cả đắt đỏ. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
Bài viết của The Intercept chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ về việc truyền thông dòng chính ở Mỹ (thường là phe thiên tả) đang hạ thấp vấn đề khủng hoảng kinh tế.
2. “Thiếu hụt hàng hóa mùa Giáng sinh có lẽ chính là một món quà”
Rick Newman - Người phụ trách chuyên mục cấp cao của Yahoo Finance - tuyên bố, lạm phát là thời điểm tuyệt vời để bạn cân nhắc việc trải nghiệm một mùa mua sắm Giáng sinh với ít gánh nặng hơn.
“Thiếu hụt hàng hóa mùa Giáng sinh có lẽ chính là một món quà”: Tiêu đề của một bài báo trên Yahoo Finance (Ảnh: Pixabay)
Ông Newman viết: “Hãy tiết kiệm tiền bạc, thời gian, và giảm bớt sự bực bội bằng cách tận dụng việc thiếu hụt hàng hóa do đại dịch, để giảm bớt gánh nặng mua sắm của bạn”. Ông cổ súy việc ăn mừng “Giáng sinh bán phần”.
Ông Newman kết luận: “So với Giáng sinh quá mức, có lẽ Giáng sinh bán phần mới giống Giáng sinh thật sự hơn", “Các bậc cha mẹ nào dũng cảm có thể thử trải nghiệm Giáng sinh như thế xem”.
3. “Chính sách chống COVID của Trung Quốc đã được chứng minh là đúng đắn”
12/2021, Bloomberg đăng một bài tuyên bố rất nghiêm túc rằng, Trung Quốc đã được "chứng minh là đúng" nhờ omicron, chủng coronavirus mới nhất.
Bài viết lập luận rằng, các biện pháp phòng dịch của Trung Quốc là hiệu quả vì nước này dường như không bị ảnh hưởng bởi omicron như các quốc gia khác.
Rất đông nhân viên chống dịch tập trung trên đường phố Tây An vào đêm 22/12/2021 trước ngày 'phong thành' (trái); và hình ảnh đường phố Tây An vắng tanh khi lệnh phong tỏa có hiệu lực (phải). (Nguồn ảnh: Weibo)
Các tác giả bài viết cho biết: “Sự xuất hiện của một biến thể cornonavirus mới đã minh chứng rằng chiến lược Không Covid của Trung Quốc là đúng đắn”, "trong khi những nơi khác loay hoay sống cùng virus, Trung Quốc đã ưu tiên việc loại bỏ đến tận cùng mọi ca lây nhiễm. Họ nói rằng sức khỏe của người dân là ưu tiên chính của mình, và lợi ích kinh tế sẽ theo sau".
Trên mạng xã hội, công chúng đã cáo buộc hãng thông tấn Bloomberg nhắc lại như vẹt các luận điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Đại dịch đã hai năm rồi, mà các hãng truyền thông lớn vẫn sẵn sàng thúc đẩy luận điệu của ĐCSTQ,” Jerry Dunleavy của tờ Washington Examiner nhận xét như vậy.
Như chúng ta đã biết, chính sách "không Covid" của Trung Quốc đã hoàn toàn thất bại. Số lượng lây nhiễm Covid-19 đã tăng cao nhất trong 21 tháng qua; Bắc Kinh đã phải phong thành Tây An vài ngày trước lễ Giáng sinh, nơi có 13 triệu dân số sinh sống.
4. “Waukesha hôm nay sẽ có một khoảnh khắc tĩnh lặng, để tưởng niệm một tuần kể từ khi một chiếc ô tô chạy qua cuộc diễu hành Giáng sinh của thành phố, đâm chết sáu người và làm bị thương nhiều người khác”
Kênh CNN đã khiến độc giả phẫn nộ khi đăng dòng tweet có nội dung gợi ý rằng một chiếc ô tô thể thao đa dụng đã tự đâm vào đám đông trong một cuộc diễu hành Giáng sinh ở Waukesha, bang Wisconsin và khiến 6 người thiệt mạng. Các nhà phê bình nói với CNN rằng, một tiêu đề phù hợp hơn sẽ đề cập đến thủ phạm đã bị cáo buộc - vốn là một tên tội phạm chuyên nghiệp.
Dòng tweet này đề cập đến việc một tên tội phạm người da đen đã chủ động đâm vào dòng người diễu hành Giáng sinh của thành phố. Nhưng tội ác này được báo chí dòng chính, trong đó có CNN, cố gắng giảm nhẹ đi vì kẻ giết người có màu da đen. Nếu đó là một người da trắng thì sao? Chắc chắn, truyền thông Mỹ sẽ không buông tha đơn giản như vậy; đó sẽ là vụ án kinh tởm về kỳ thị chủng tộc. Người da trắng, khi vừa sinh ra đã là kẻ kỳ thị chủng tộc. Đừng ngạc nhiên, đó chính là kết luận khoa học mà thuyết chủng tộc quan trọng (CRT) muốn truyền bá rộng rãi khắp trường học ở Mỹ; từ cấp tiểu học cho tới đại học.
Giáo sư danh dự Luật học Đại học Princeton - ông Robert P. George nói "Chà, xem kìa! Ô tô tự lái có vẻ đang chạy loạn cả lên", "rõ ràng là ai đã tiêm vào đầu cái ô tô đó ý muốn giết người, vì vậy nó mới 'lái xe xuyên qua một cuộc diễu hành Giáng sinh, giết chết sáu người và làm bị thương nhiều người khác'. Chúng ta nên trừng phạt chiếc xe đó để dạy cho người khác một bài học”.
Ảnh: Alex Wong/Getty Images
Ứng cử viên đại biểu quốc hội bang California - ông Buzz Patterson - đồng ý với quan điểm trên: "Một chiếc xe hơi đã làm điều này? Chứ không phải một người có ý định giết người và được bảo lãnh bằng 5 triệu USD?", "Các người (CNN) đúng là trò hề".
Dòng tiêu đề bây giờ là "Waukesha đã có một khoảnh khắc tĩnh lặng vào Chủ nhật, để tưởng niệm một tuần sau khi một người đàn ông đâm xe vào một cuộc diễu hành Giáng sinh."
Dòng tweet của CNN đã cung cấp rất nhiều tài liệu viết bài cho trang Ong Babylon. "FBI đưa tất cả ô tô thể thao đa dụng vào danh sách theo dõi chống khủng bố", một trong những tít ăn khách của Ong Babylon đã chế giễu dòng tweet của CNN như thế. Nhưng, biên tập viên Joel Berry của Ong Babylon không kết luận rằng thông điệp của CNN là kết quả của một "thuyết âm mưu". Mà ông cho là luận điệu của CNN đã được thúc đẩy bởi một mong muốn tự nhiên, đó là không đăng những gì có ngụ ý nói đến chính họ.
“Tôi luôn cho rằng, những gì xảy ra ở Waukesha thực ra là việc giới truyền thông đang trong tay dính máu”, ông Berry nói. "Cách họ mô tả sự việc đó, tất nhiên họ sẽ chôn vùi nó. Họ sẽ không kể những câu chuyện ngụ ý nói về chính họ, và về những gì họ đã gây ra cho ngành báo chí, cũng như cho danh tiếng của truyền thông và báo chí."
"Tôi không biết liệu họ có kéo nhau vào phòng và nói ‘Được rồi, chúng ta chôn vùi việc này như thế nào đây’, ông Berry sau đó trầm ngâm. "Tôi nghĩ đó gần như chỉ là một điều tự nhiên. Giống như là, OK, tôi không thực sự muốn nói về điều này bởi vì điều này khiến tôi cảm thấy không thoải mái."
5. “Truyền thông đối xử với Biden tệ như hay thậm chí tệ hơn với Trump. Đây là bằng chứng”
Nhà bình luận Dana Milbank của tờ Washington Post đã công bố cái mà ông gọi là "bằng chứng" cho thấy Tổng thống Biden thường bị đưa tin xấu nhiều hơn so với cựu Tổng thống Trump.
Ông trích dẫn nghiên cứu từ Forge.ai, một đơn vị phân tích dữ liệu của công ty dữ liệu FiscalNote. Nghiên cứu đã sử dụng các thuật toán tập trung vào các tính từ và vị trí của chúng trong hơn 200.000 bài báo để đánh giá các tin bài về Biden trong 11 tháng đầu 2021, và tin bài về Trump trong 11 tháng đầu 2020. Nghiên cứu cho thấy, Biden thường bị đưa nhiều tin xấu hơn trong bốn tháng qua. Nghiên cứu này được gọi là "phân tích cảm nghĩ".
BBC, New York Times, The Guardian, CNN, Washington Post, CNBC… Tất cả đều thuộc truyền thông cánh tả “chống Trump”. (Tổng hợp)
Ông Milbank đã sử dụng nghiên cứu này làm bằng chứng nói rằng, truyền thông nên xem xét lại bản thân trước khi suy nghĩ về những gì họ sẽ nói với khán giả
"Có điều rất thú vị là, bạn nghĩ rằng sẽ có sự ăn ý (giữa những người cùng phe cánh chính trị), truyền thông cánh tả sẽ tán thành Biden hơn. Nhưng thực ra nó lại không như thế", ông Milbank nói vậy trong lúc nhấn mạnh vào ý kiến của mình trên CNN. "Truyền thông cánh tả khó khăn với Biden quá. Họ nói ông ấy quá cấp tiến. Họ cũng lại nói ông ấy không đủ cấp tiến”.
Ông Milbank thừa nhận mình chỉ tin tưởng "phần nào" vào kết quả nghiên cứu. Nhưng ông cũng bào chữa cho việc ông dùng những số liệu đó "Thế này vẫn tốt hơn là không có con số nào hết".
Nghiên cứu trên bị chỉ trích gay gắt về phương pháp. Nate Silver - một chuyên gia thăm dò ý kiến người dân - nói nghiên cứu đó là "hoàn toàn tào lao". Các nhà phê bình lưu ý rằng một số tin bài trong nghiên cứu thậm chí không đề cập đến Biden. Ngoài ra, những từ như "cao" và "tăng lên" được nghiên cứu xếp vào dạng cảm nghĩ tích cực, nên khi tách ra khỏi ngữ cảnh sẽ tạo ra một bức tranh sai lệch.
6. ‘Toán học có phân biệt chủng tộc không? Vì nhiều học sinh da màu vật lộn với Toán, các trường học đang thay đổi cách giảng dạy - đôi khi trong bối cảnh tranh luận gay gắt. "
Sự thật là những người muốn thúc đẩy Dự án 1619 của New York Times, thuyết chủng tộc quan trọng đang làm hết sức có thể để chứng minh nước Mỹ là đất nước phân biệt chủng tộc từ trong xương tuỷ. Họ thậm chí còn đưa ra các nghiên cứu khẳng định trẻ da trắng 3 tháng tuổi đã có xu hướng thích người da trắng và 5 tháng tuổi đã là những những kẻ phân biệt chủng tộc.
Phe cánh tả ở Mỹ khao khát thúc đẩy Thuyết chủng tộc quan trọng này vào trường học, cấm các phụ huynh được can thiệp hay có ý kiến về nội dung con họ được học ở trường. Một chính sách thúc đẩy lòng thù hận.
Mọi người giơ các biển báo trong một cuộc biểu tình chống lại thuyết chủng tộc phê phán" (CRT) đang được giảng dạy trong các trường học tại trung tâm Chính quyền Quận Loudoun ở Leesburg, Virginia, vào ngày 12/6/2021. (Andrew Caballero-Reynolds / AFP qua Getty Images)
Và phân biệt chủng tộc, thật hài hước, còn lan sang cả môn toán học. Lý do là gì? Có vẻ người da đen (một tỷ lệ cao chăng?) khó khăn khi tiếp cận môn học này.
9/12/2021, tờ USA Today đã cho bài viết này thêm một tít vào phút cuối, khi họ đặt câu hỏi "Toán học có phân biệt chủng tộc không?"
Các tác giả bài viết trên USA Today tập trung vào "các khuyến nghị táo bạo hơn để làm cho toán học bao quát toàn diện hơn"
"Không, toán học không phân biệt chủng tộc. Tờ báo lớn như @USATODAY mà có thể đặt câu hỏi này là dấu hiệu của bệnh văn hóa. Sự khác biệt về chủng tộc có thể được giải quyết (một phần) bằng cách sử dụng các phương pháp sư phạm tốt nhất, dựa trên bằng chứng, để kích thích học sinh học tập. Xin hãy ngừng nói rằng môn toán có tính phân biệt chủng tộc”, giáo sư Peter Boghossian của Đại học Bang Portland nói.
Sau phản ứng dữ dội từ công chúng, tờ báo này đã đổi tiêu đề thành "Phương pháp dạy học Toán có phân biệt chủng tộc không? Các cuộc tranh luận diễn ra gay gắt về những thay đổi đối với cách dạy môn Toán ở Mỹ".
7. “Truyền thông vẽ ra ‘thất bại’ chính trị của Biden ở Afghanistan”
Biên tập viên Joel Berry của Ong Babylon cho biết, những câu chuyện hấp dẫn người đọc nhất của Ong Babylon trong năm qua là nói về việc Biden rút quân Mỹ khỏi Afghanistan một cách sai lầm. Hầu hết các hãng truyền thông đều tỏ ra đồng tình, chỉ trích tổng thống vì sai lầm trong chính sách đối ngoại, khiến Afghanistan thành mồi cho Taliban chiếm lấy.
Một số phụ nữ Afghanistan đã tung con qua hàng rào thép gai trong tuyệt vọng, cầu xin các binh lính Anh đưa chúng rời khỏi đất nước này. (Ảnh chụp màn hình video)
"Trump lén lút trở lại Twitter bằng cách ngụy trang thành người phát ngôn của Taliban", và "CNN ca ngợi Taliban vì đã đeo khẩu trang khi đánh nhau" là hai trong số những tít cực kỳ ăn khách của Ong Babylon. Tít thứ hai thậm chí còn được lên các trang xác minh tính chính xác của thông tin (fact check), vì nó được lan truyền quá rộng rãi bởi người dùng mạng xã hội.
Tuy nhiên, những lời chỉ trích về thất bại của Biden ở Afghanistan, hóa ra lại không được hoàn toàn nhất trí.
Eric Levitz - Cây viết của Tạp chí New York - ghi nhận công lao của Biden trong việc lãnh đạo việc rút quân với "khá ít hỗn loạn và thương vong" ra khỏi nơi đầy khó khăn ấy. Ông Levitz không thể hiểu tại sao rất nhiều kênh truyền thông khác lại không nghĩ thế.
Ông Levitz viết: “Nói cách khác, việc Joe Biden rút khỏi Afghanistan là một sự ‘thất bại’ ‘thảm hại’ và ‘nhục nhã’, theo cách nói của các nhà báo có vẻ khách quan, chuyên về chính sách đối ngoại, trên các phương tiện truyền thông chính thống", “tuy nhiên, sự thất bại chính trị này không phải là một diễn biến tự nhiên, mà thực ra nó được tạo ra bởi giới truyền thông”.
http://bacaytruc.com/index.php/11782-binh-ch-n-c-a-foxnews-7-tieu-d-tin-t-c-l-b-ch-nh-t-tren-truy-n-thong-m-nam-2021-tac-gi-cao-d-ng
Cao Dương
(Theo Fox News)
(Theo Fox News)
Nhận xét
Đăng nhận xét