Mối quan hệ giữa nhà báo và chính khách
David Brewer (Hoàng Lãng Tử dịch) - Nhà báo chân chính tự do với mọi mối dây đảng phái, có sự toàn vẹn và không bị ràng buộc vào cảm xúc khi thông báo/ gây ra những thảo luận cộng đồng, tìm kiếm sự thật, tường trình khách quan và công bằng và bao gồm cả những quan điểm đa dạng ngay cả khi chúng có thể khiến gây suy yếu mạch truyện. Họ sẵn sàng điều tra tất cả những gì họ thân cận, mật thiết. Họ nhìn nhận rằng không có bất cứ ai được phép loại trừ ra khỏi sự hổ thẹn và đó là thực tế về bản chất tự nhiên của con người. Nhà báo chân chính luôn tìm kiếm chân lý!...
*
Mối quan hệ giữa truyền thông và giới chính khách có thể có một tác động rất đáng kể đến sự hoạt động của một xã hội bình đẳng và công lý.
Các chính khách ra quyết định và hành động thay mặt cho cộng đồng.
Một trong những vai trò của nhà báo là rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng lại những quyết định của giới chính khách và báo cáo ý nghĩa, tầm ảnh hưởng của chúng cho cộng đồng biết.
Mối quan hệ ấy lại hóa ra thật là quan trọng và nguy hiểm biết bao!
Và các nhà báo cần bị/được ràng buộc bởi một quan niệm đạo đức báo chí nghiêm khắc để đảm bảo rằng họ không bị sử dụng hay lạm dụng như một công cụ.
Một hệ sinh thái phức tạp
Hệ sinh thái truyền thông/ chính trị là một trong những sự kiểm soát và cân bằng, giữa đúng và sai, giữa tin tưởng và nghi ngờ, giữa lừa dối và tiết lộ.
Trước những vấn đề phức tạp, con người thường yếu đuối rụt rè. Sự yếu đuối đó có thể là một loạt những biểu hiện một mặt từ việc yếu kém nghiệp vụ báo chí, rồi đến thỏa hiệp, đồng lõa, và mặt khác vận động cho những động cơ chính trị nào đó.
Tất cả những yếu tố này luôn diễn ra trong một bối cảnh sân khấu phức tạp của những sự kiện làm đưa đến một sự gia tăng về độ minh bạch và trách nhiệm, hoặc kết quả là sự lạm dụng và sụp đổ.
Sự đồng tồn (cùng nhau tồn tại) giữa truyền thông và chính trị hiếm khi đơn giản và ngay thẳng, minh bạch được!
Các thể loại nhà báo
Kinh nghiệm đương đầu với các chính khách của David Brewer (ảnh trái) có được khi ông làm phóng viên và biên tập nội chính và sau này là tư vấn chiến lược truyền thông cho những quốc gia đang chuyển đổi và hậu xung đột. David Brewer hòa hoãn với cả hai bên và đứng từ quan điểm của một nhà báo chứ không phải một chính khách. Vì ông cho rằng một bài báo viết ra với cái đầu của chính khách sẽ hoàn toàn khác biệt về điểm nhấn và kết luận. Để cố gắng hiểu được mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị, điều quan trọng là bạn phải quan sát những chức năng/ động lực đa dạng có thể tồn tại giữa một nhà báo và một chính khách. Sau đây là một vài ví dụ:
1/ Thợ săn: Họ sẽ theo sát các chính khách không ngơi nghỉ, lần dò mọi dấu vết cho đến khi nào tìm ra y như săn tìm một con mồi. Nhà báo thợ săn này thường có thể yếu kém về quan điểm và sự khách quan. Việc đóng góp của họ để làm tăng cường sự hiểu biết của độc giả cần phải được xem xét lại...
2/ Nhà hoạt động: Cam kết với một lý do nào đó và sẽ đấu tranh với bất kỳ chính khách nào chống lại lý do ấy và ngược lại sẽ hỗ trợ bất cứ chính khách nào ủng hộ lý do ấy. Nhà báo loại này có thể một chiều. Họ khó có sự cân bằng vì họ không thể định giá quan điểm khác biệt và vì họ nhận ra sự cân bằng sẽ làm suy yếu đi mạch truyện họ muốn đưa đẩy. Nhà báo hoạt động ưa thích được người khác nhìn nhận như một vị thánh tử đạo và thường có nguy cơ "trở thành" câu chuyện hơn là "theo đuổi" câu chuyện.
3/ Bạn bè: Trở thành bạn thân với giới chính khách và hiếm khi nghi ngờ về vị trì của họ, thường thể hiện lập trường rằng nhà chính khách là đúng đắn, không cần xem xét đến những chứng cứ đối lập làm chi. Loại nhà báo kiểu này sẽ ủng hộ chính khách, nhưng có giới hạn (thường khi họ nghĩ rằng mình được tri ân). Tuy nhiên, họ sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết nếu như họ cảm thấy sự che đậy/bảo đảm của họ mang lại lợi ích cho chính khách và cho chính họ. Nhà báo bạn bè có xu hướng gió chiều nào ngả chiều đó và dễ dàng bị lợi dụng.
4/ Sở hữu: Bị các chính khách làm chủ bởi sự phụ thuộc xuất bản thông qua sự thỏa hiệp và quá thân mật. Có lẽ họ đã đánh mất đi sự vẹn lành, thanh liêm của một nhà báo thời gian trước đó. Họ xuất bản bất cứ thứ gì chính khách muốn mà không hỏi han chi cả. Loại nhà báo này hơn thành viên không trả tiền của đội PR cho chính khách một chút. Họ ưa thích được nêu tên và được nhìn nhận là có liên hệ với những nhân vật có thế lực.
5/ Thành viên đảng phái: Nhà báo loại này sẽ dành rất nhiều thời gian để làm rác rưởi đi những ý kiến chính trị của những kẻ mà họ không đồng tình. Họ có thể bị phát hiện bởi sự nhiệt tình dành cho một câu chuyện mà những người khác không thỏa hiệp sẽ không thể nhận ra. Họ sẽ ra sức bảo vệ cho sự lựa chọn câu chuyện đó đến cùng chống lại tất cả mọi nguyên do hợp lý. Do đó, dù họ có khéo che giấu sự đồng thuận, ủng hộ cho đảng phái của họ nhưng giọng điệu, sự lựa chọn câu chuyện, khả năng kiếm tìm theo đuổi sự thật... sẽ tố cáo họ.
6/ Tiện lợi: Tôi sẽ gãi lưng anh, và anh gãi lại lưng tôi. Tại sao lại đấu nhau trong khi cả hai đều có thể có một cuộc sống lợi ích và dễ dàng? Nhà báo loại này xem nghề báo chỉ như một công việc nhà lặt vặt để phục vụ cho mục đích cung cấp cho họ những phương tiện để tồn tại trong cuộc sống này. Họ thường thích rượu ngon và thức ăn hảo hạng. Và do đó, họ rất dễ bị tất cả mọi đảng phái lôi kéo. Đối với nhà báo tiện lợi thì họ sẽ xem đây là một việc hợp lý, công bằng và không đảng phái.
7/ Nhà báo chân chính: Tự do với mọi mối dây đảng phái, có sự toàn vẹn và không bị ràng buộc vào cảm xúc khi thông báo/ gây ra những thảo luận cộng đồng, tìm kiếm sự thật, tường trình khách quan và công bằng và bao gồm cả những quan điểm đa dạng ngay cả khi chúng có thể khiến gây suy yếu mạch truyện. Họ sẵn sàng điều tra tất cả những gì họ thân cận, mật thiết. Họ nhìn nhận rằng không có bất cứ ai được phép loại trừ ra khỏi sự hổ thẹn và đó là thực tế về bản chất tự nhiên của con người. Nhà báo chân chính luôn tìm kiếm chân lý!
Vai trò của nhà báo
Trong xã hội dân chủ, vai trò của nhà báo là đưa ra những tranh luận, phản biện xã hội để độc giả có thể có một sự chọn lựa kỹ càng, có trình độ. Vai trò của chính khách là đại diện cho những người đã lựa chọn họ và chắc chắn rằng những mối bận tâm của quần chúng được lắng nghe, xem xét nhận định và chỗ nào thỏa đáng sẽ được thực hiện.
Trong một hệ thống chính trị như vậy, nhà báo nên hành động thay mặt độc giả để chắc chắn rằng những chính khách sẽ làm đúng công việc của họ. Nhà báo cần phải khám phá và theo đuổi những vấn đề liên quan nhất đến độc giả/thính giả/ khán giả của họ. Để làm như thế, họ cần bao gồm một sự đa dạng về giọng điệu và quan điểm chính trị để cung cấp một khả thể phì nhiêu và trọn vẹn nhất. Nếu họ làm được như vậy thì họ sẽ mang lại một nền báo chí tăng cường sự hiểu biết và khuyến khích sự đối thoại và tranh luận/phản biện xã hội.
Cơ quan quyền lực thứ tư
Báo chí thường được ví như một "cơ quan quyền lực thứ tư", nhân tố quyết định để có được một xã hội giàu mạnh và công bằng. Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã nhấn mạnh rằng: "nếu bắt tôi phải chọn lựa chúng ta nên có một nền chính quyền không báo chí hay là có một nền báo chí không chính quyền thì tôi không hề do dự chọn lựa ngay cái thứ hai".
Có lẽ Tổng Thống Thomas Jefferson đã đúng khi có ý rằng nhà báo thì quan trọng với xã hội hơn là chính khách. Có lẽ trong một vài xã hội, chính khách biết và sợ điều đó. Có lẽ đó chính là nơi mà sự biến chứng và thỏa hiệp đã khởi phát...
Nguồn: The relationship between journalists and politicians
David Brewer (Hoàng Lãng Tử dịch)
http://hoanglangtu.multiply.com/journal/item/454/454
Nhận xét
Đăng nhận xét