Gò Cỏ May - Cái tội duy nhất của Trương tiên sinh là gì?
Gò Cỏ May
Theo nhận định của các blogger phò chính thống (xem ở đây) thì tội của họ Trương là “a dua, chửi đổng và ngứa mồm“. Nhưng theo tôi cái tội lớn duy nhất của Trương tiên sinh là tội “làm lộ bí mật quốc gia”. Bởi nếu “a dua chửi đổng và ngứa mồm” thì những người qui tội cho Trương Duy Nhất (TDN) còn mắc nặng hơn. Ví dụ nàng Beo, xưng xưng dám gọi Quốc hội của CHXHCN Việt Nam với một kiểu rất xếch mé là “cuốc hội” cơ mà. Nhưng nàng ta có dao găm súng lục bảo kê nên vẫn sống phây phây đó thôi. Ừ cứ cho là với cái kiểu “a dua chửi đổng và ngứa mồm” đã sinh oán cừu khiến mụ đã bị kỷ luật và mất chức TBT của một tờ báo quốc doanh thơm thảo đi chăng nữa. Nhưng so với TDN, Beo còn may chán.
Trở lại với cái tội của TDN dẫn đến từng bị cảnh báo, câu lưu thẩm vấn rồi cuối cùng là “bắt khẩn cấp”. Tôi thấy có ý kiến cho rằng TDN bị bắt vì lý do đã tự ý tổ chức “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog cá nhân “Một góc nhìn khác” với 12 chức danh chủ chốt của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội là có cơ sở.
Việc làm của TDN, nếu chiểu theo văn bản luật đã ban hành công khai của CHXHCN Việt Nam thì không sai. Nhưng như ai cũng biết, luật của “xứ thiên đường” nhà mình nó cũng hay bị lắt léo theo cách giải thích luật vòng vo tam quốc của những người có chức quyền. Bởi thế có khi cả rừng luật thật đấy lại thua một thứ “luật rừng” cũng là lẽ đương nhiên.
Việc làm của TDN, nếu chiểu theo văn bản luật đã ban hành công khai của CHXHCN Việt Nam thì không sai. Nhưng như ai cũng biết, luật của “xứ thiên đường” nhà mình nó cũng hay bị lắt léo theo cách giải thích luật vòng vo tam quốc của những người có chức quyền. Bởi thế có khi cả rừng luật thật đấy lại thua một thứ “luật rừng” cũng là lẽ đương nhiên.
Chức danh/ Tên | Tổng số phiếu bầu | Tín nhiệm cao (Tỷ lệ/Số người bầu) | Tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu) | Tín nhiệm thấp(Tỷ lệ/Số người bầu) | Không tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu) | |
1 | Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang | 958 | 13% (121 Votes) | 34% (327 Votes) | 30% (291 Votes) | 23% (219 Votes) |
2 | Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan | 817 | 1%(8 Votes) | 8%(69 Votes) | 24% (194 Votes) | 67% (546 Votes) |
3 | Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng | 777 | 1%(10 Votes) | 8%(66 Votes) | 31% (237 Votes) | 60% (464 Votes) |
4 | Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân | 687 | 8%(57 Votes) | 39% (266 Votes) | 32% (220 Votes) | 21% (144 Votes) |
5 | Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng | 629 | 1%(3 Votes) | 7%(45 Votes) | 34% (215 Votes) | 58% (366 Votes) |
6 | Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu | 532 | 2%(9 Votes) | 22% (118 Votes) | 40%, (212 Votes) | 36% (193 Votes) |
7 | Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn | 497 | 3%(11 Votes) | 22% (109 Votes) | 43% (216 Votes) | 32% (161 Votes) |
8 | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng | 820 | 4%(33 Votes) | 3%(25 Votes) | 17% (136 Votes) | 76% (626 Votes) |
9 | Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc | 625 | 2%(11 Votes) | 8%(50 Votes) | 29% (182 Votes) | 61% (382 Votes) |
10 | Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân | 627 | 3%(18 Votes) | 20% (126 Votes) | 39% (243 Votes) | 38% (240 Votes) |
11 | Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải | 594 | 1%(8 Votes) | 9%(52 Votes) | 25% (149 Votes) | 65% (385 Votes) |
12 | Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh | 583 | 1%(8 Votes) | 18% (104 Votes) | 40% (233 Votes) | 41%, (238 Votes) |
Nếu theo đúng tinh thần của nghị quyết “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội đã thông qua thì với kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do TDN thực hiện thì chỉ có ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ngược lại ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%). Kết cục chỉ có hai “thí sinh”: Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể để lại, chờ kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” năm tới. Còn lại tất cả các “thí sinh” nặng ký khác như: Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh đều phải trải qua cái vòng “bỏ phiếu tín nhiệm” để xác định có đủ điểm vượt qua cái vòng thi khắc nghiệt này hay không?
Đến đây một câu hỏi được đặt ra là: Những vị đại diện của cử tri cả nước (Nghị sĩ do đảng cử dân bầu) sẽ nghĩ gì khi đa số các chức danh chủ chốt do Quốc hội bổ nhiệm (với số phiếu tín nhiệm khá cao) trước đây lại có một kết qủa khiêm nhường nếu không muốn nói là qúa tệ như vậy?
Với một Quốc hội do đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối. Trong đó trên 90% là đảng viên. Chỉ lọt được vào một số hiếm hoi (như Nghị Quốc; Nghị Phước là ví dụ) thì việc đảo ngược cái kết qủa ở lần “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” thì có khăn gì?
Đúng là chẳng khó khăn gì. Nếu như ở cái thời “tao là đảng mà đảng cũng là tao” hồi thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Nhưng nay, với sự ra đời của các “nhóm lợi ích” khiến sự phân hóa trong đảng cũng lớn lắm rồi. Mặt khác sức ép của dư luận lên các kết qủa phiếu bầu/ ấn nút ở nghị trường cũng rất đáng kể. Bài học về bỏ phiếu cho Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam còn sờ sờ ra đó. Hay như bài học về kết qủa (trái ý muốn) của TBT đảng trong Hội nghị 7 vừa qua đã cho thấy cái xu thế “dĩ hòa vi qúy” để bớt sinh oán thù của bác Cả Trọng là hoàn toàn không thể linh nghiệm trong tình thế hỗn quan hỗn quân hiện nay.
Chính vì vậy để bưng bít thông tin, những người chỉ đạo các cuộc lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đã nghĩ ra mẹo cấm không cho báo chí tham dự các cuộc sát phạt này. Đề phòng trường hợp hết thảy đều bị “lấm” cả thì còn dễ bề mua bán hay điều chỉnh phiếu bầu để “cùng tồn tại” trên “chuyến tàu vét” này.
Trương Duy Nhất và nguyên CT nước Nguyễn Minh Triết.
Nay TDN bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” được qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự (rất mơ hồ), như hàng loạt các tờ báo lớn của quốc doanh đã loan.
Nhưng cái thiên nan vạn nan cho các quan tòa là nếu đem ra xử công khai thì tòa có dám mời các “bên bị hại” (ngồi ở chiếu trên) như 10 vị tai to mặt lớn là chị Doan, anh Hùng, chị Phóng, anh Lưu, anh Sơn, anh Dũng, anh Phúc, anh Nhân, anh Hải, anh Ninh ra tòa tranh biện và đối chất công khai với “kẻ thủ ác”- Trương Duy Nhất hay không?
Nhiều ý kiến bình luận cho rằng, vì đã biết được cái khó của bên bị (thập đẳng quan quyền) nên bên nguyên (TDN) tỏ ra rất dung dụng tự tại chứ không hề có bất cứ điều gì tỏ ra sợ hãi hay phản kháng cả.
Thiết nghĩ một anh nhà báo bị “thất sủng”? Hay chán chường cái kiếp “ăn cơm chúa múa tối ngày“?, bạch vệ (không đảng viên), bỏ nghề báo quốc doanh ra làm cái việc “vô công dồi nghề” là viết blog phản biện chả được đồng xu cắc bạc nào… Nay lại được vào trận chung kết “đá“ với đội hình ngoại hạng có máu mặt trên thượng tầng như vậy liệu còn gì sướng bằng. Vì bất kể với kết qủa nào Trương Duy Nhất vẫn thắng. Cái thắng đó được cả loài người tiến bộ công nhận. Bởi tội duy nhất của Trương tiên sinh là tội làm “lộ bí mật…” – lộ mặt thật lấm láp của một thể chế luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân”!
Vĩ thanh
Kỷ niệm của Gocomay với đất và người Đà Nẵng (biển Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng – 8/1983)
Mặc dù vậy cái quyền bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của mình đã được các xã hội văn minh và cả luật pháp Việt Nam đương thời (như Điều 69) công nhận và bảo vệ. Vậy mà Trương Duy Nhất lại lâm nạn vì những chính những điều tưởng rằng hai năm rõ mười như thế?
Nếu Trương tiên sinh vẫn giữ được chí khí và sự tỉnh táo như giới thạo tin nhận định. Thì hình tượng đẹp của Nhất ở phiên tòa sắp tới (nếu có) chắc chắn sẽ đi vào lịch sử cũng chưa biết chừng?!
Gocomay
Nhận xét
Đăng nhận xét