Thủ tướng Dũng 'sẽ nêu vấn đề Biển Đông'
Cập nhật: 12:14 GMT - thứ năm, 30 tháng 5, 2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ là diễn
giả chính của Đối thoại Shangri-La và dự kiến sẽ nêu vấn đề Biển
Đông tại phiên khai mạc của diễn đàn về an ninh khu vực vào ngày mai
31/05.
Ông Dũng đến Singapore với tư cách ‘khách mời đặc biệt’ của nước
chủ nhà và Ban tổ chức.Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Việt Nam được chọn làm diễn giả chính trong 12 lần Đối thoại Shangri-La được tổ chức tại Singapore.
Đối thoại năm nay diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng mới trên Biển Đông giữa Bắc Kinh với Hà Nội và Manila cũng như sự cố gần đây khi tàu Philipines bắn chết một ngư dân Đài Loan.
Trung Quốc năm nay ‘hạ cấp’ phái đoàn đi dự Shangri-La khi cho Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng Quân là ông Thích Kiến Quốc dẫn đầu, thay vì bộ trưởng Quốc phòng như năm ngoái.
Anh và Pháp gửi bộ trưởng Quốc phòng của họ dự Đối thoại còn châu Âu cử bà Catherine Ashton, trưởng đại diện đối ngoại của họ.
Ngoài các nước trên và toàn bộ các nước Asean, Đối thoại Shangri-La năm nay còn có sự tham gia của đại diện các nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Úc, Canada, Hàn Quốc...
‘Vì hòa bình, ổn định’
Ông Minh cũng ̣được dẫn lời nói phái đoàn Việt Nam đến Singapore với tinh thần ‘làm sao đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực’.
Thủ tướng Việt Nam là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ năm là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La theo truyền thống có từ năm 2009, sau các vị: Thủ tướng Úc Kevin Rudd, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.
Sau khi đọc diễn văn tại khách sạn Shangri-La, Thủ tướng Dũng cũng sẽ thăm chính thức Singapore và dự kiến sẽ có các cuộc tiếp xúc với Tổng thổng Tony Tan và Thủ tướng Lý Hiển Long của nước chủ nhà cũng như làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại đây.
Trong lúc này, phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng, dẫn đầu đã đến Singapore dự hội nghị. Ông Vịnh cũng là quan chức cấp cao nhất của Việt Nam dự Đối thoại năm ngoái.
Phóng viên BBC Martin Patience tới Tam Sa gặp ngư dân từng
bị Việt Nam 'tấn công' ở Hoàng Sa.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
Hiện không rõ ông Vịnh có lịch gặp ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và vị đại diện Trung Quốc bên lề diễn đàn hay không.
Năm phiên thảo luận toàn thể tại Đối thoại năm nay sẽ xoay quanh các chủ đề: cách tiếp cận của Mỹ đối với an ninh khu vực, bảo vệ lợi ích quốc gia đi đôi với ngăn ngừa xung đột, hiện đại hóa quân sự và minh bạch hóa chiến lược, các xu thế mới trong nền an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác quốc phòng trong khu vực.
Ngoài ra còn có sáu phiên họp đặc biệt vào chiều ngày 1/6 về các chủ đề nóng bỏng đối với an ninh khu vực hiện nay: ngăn ngừa sự cố trên biển, phòng thủ tên lửa, ngoại giao quốc phòng và ngăn ngừa xung đột, công nghệ quân sự mới, tình hình Afghanistan và sự phát triển của mạng với an ninh châu Á.
'Lập trường nhất quán'
Ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền Biển Đông khi trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội hồi tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội.
Tuy nhiên ông thủ tướng nói thêm Việt Nam cũng chủ trương "đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình".
Ông được truyền thông trong nước dẫn lời nói: "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này".
Theo ông, việc đàm phán đòi hỏi chủ quyền là phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước LHQ về Luật biển.
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, vào lúc đó nhận xét: "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa".
"Khác với Trường Sa, vốn được cho là khu vực tranh chấp, Hoàng Sa luôn được Trung Quốc coi là lãnh thổ của nước này một cách hiển nhiên và không bao giờ đặt Hoàng Sa vào trong nội dung các cuộc đàm phán."
Theo ông Thayer, do vậy vấn đề Hoàng Sa cũng không được lãnh đạo Việt Nam nhắc đến, và việc hai chữ Hoàng Sa được nhắc tới một cách chính thống những ngày này cho thấy một sự dịch chuyển trong chính sách
Nhận xét
Đăng nhận xét