Trước « Genève 2 », đối lập Syria bất đồng về số lượng đại biểu mới
Thành phố Homs hoang tàn đổ nát, trong khi quốc tế vẫn chưa tìm ra giải pháp cho hồ sơ Syria. Ảnh chụp ngày 24/05/2013.
REUTERS/Yazen Homsy
Cuộc họp của các phe nhóm đối lập Syria thoạt tiên dự dịnh diễn ra trong ba ngày. Tuy nhiên, cuộc thảo luận phải tiếp tục kéo dài qua ngày thứ tư, hôm nay, Chủ nhật 26/05/2013, vì nội bộ liên minh dân tộc Syria bị chia rẽ.
Kết thúc cuộc họp này, đối lập sẽ phải đưa ra quyết định có tham gia hay không vào hội nghị quốc tế « Genève 2 », dự kiến tổ chức vào tháng tới,theo sáng kiến của Mỹ và Nga, nhằm tìm ra giải pháp cho khủng hoảng Syria. Bất đồng chủ yếu liên quan đến trọng lượng của phe Huynh đệ Hồi giáo trong Hội đồng Dân tộc Syria. Thông tín viên Jérôme Bastion tường trình từ Istanbul:
Trong hậu trường của cuộc họp kéo dài đằng đẵng này, các nhà ngoại giao Châu Âu không giấu nổi sự sốt ruột, thậm chí nỗi bực dọc của họ. Nhiều tiếng nói yêu cầu : « Cần phải chấm dứt các cãi cọ nội bộ để thống nhất về điều cơ bản », tức hội nghị « Genève 2 ».
Tuy nhiên, để đi đến được quyết định căn bản ấy, trước hết liên minh đối lập Syria phải đạt được đồng thuận trong việc mở rộng thành phần lãnh đạo của liên minh - hiện gồm 63 thành viên - cho các đại biểu mới tham gia, dự kiến có thêm 21 người nữa. Ba nhóm mới góp mặt vào liên minh đối lập là các nhóm sắc tộc Kurdistan, Turkmen và nhóm cánh tả tự do. Các nhóm này yêu cầu có nhiều đại diện hơn. Ba nhóm mới được Phương Tây cũng như Ả Rập Xê Út ủng hộ, trong khi đó Qatar -một quốc gia tài trợ chính cho đối lập Syria - thì lại chủ trương duy trì ưu thế tuyệt đối của phe Huynh đệ Hồi giáo trong cơ cơ cấu lãnh đạo đối lập.
Sự việc tưởng như chỉ là một cuộc tranh cãi nội bộ nhỏ nhen sẽ có thể có những ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình đàm phán hòa bình sắp tới và đến các thương lượng với chế độ Bachar Al Assad có thể diễn ra. Trong tiến trình này, tiếng nói của phe Huynh đệ Hồi giáo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đối thoại hay không với chế độ Damas. Kể từ vụ thảm sát Hama năm 1982, sau cuộc nổi dậy của Huynh đệ Hồi giáo, phong trào này khao khát trả thù và không chấp nhận thỏa hiệp.
Chỉ cần nghe những tiếng dập cửa và những giọng nói ầm vang có thể thấy không khí tranh luận rất căng thẳng. Có khả năng cuộc họp của đối lập Syria sẽ còn tiếp tục vào đầu tuần tới.
Trong hậu trường của cuộc họp kéo dài đằng đẵng này, các nhà ngoại giao Châu Âu không giấu nổi sự sốt ruột, thậm chí nỗi bực dọc của họ. Nhiều tiếng nói yêu cầu : « Cần phải chấm dứt các cãi cọ nội bộ để thống nhất về điều cơ bản », tức hội nghị « Genève 2 ».
Tuy nhiên, để đi đến được quyết định căn bản ấy, trước hết liên minh đối lập Syria phải đạt được đồng thuận trong việc mở rộng thành phần lãnh đạo của liên minh - hiện gồm 63 thành viên - cho các đại biểu mới tham gia, dự kiến có thêm 21 người nữa. Ba nhóm mới góp mặt vào liên minh đối lập là các nhóm sắc tộc Kurdistan, Turkmen và nhóm cánh tả tự do. Các nhóm này yêu cầu có nhiều đại diện hơn. Ba nhóm mới được Phương Tây cũng như Ả Rập Xê Út ủng hộ, trong khi đó Qatar -một quốc gia tài trợ chính cho đối lập Syria - thì lại chủ trương duy trì ưu thế tuyệt đối của phe Huynh đệ Hồi giáo trong cơ cơ cấu lãnh đạo đối lập.
Sự việc tưởng như chỉ là một cuộc tranh cãi nội bộ nhỏ nhen sẽ có thể có những ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình đàm phán hòa bình sắp tới và đến các thương lượng với chế độ Bachar Al Assad có thể diễn ra. Trong tiến trình này, tiếng nói của phe Huynh đệ Hồi giáo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đối thoại hay không với chế độ Damas. Kể từ vụ thảm sát Hama năm 1982, sau cuộc nổi dậy của Huynh đệ Hồi giáo, phong trào này khao khát trả thù và không chấp nhận thỏa hiệp.
Chỉ cần nghe những tiếng dập cửa và những giọng nói ầm vang có thể thấy không khí tranh luận rất căng thẳng. Có khả năng cuộc họp của đối lập Syria sẽ còn tiếp tục vào đầu tuần tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét